Lịch sử lưu truyền lời dạy của Thích Ca Mâu Ni Phật

Thứ ba - 18/02/2014 22:55 - Đã xem: 7196

Lịch sử lưu truyền lời dạy của Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật giáo là một tôn giáo dựa vào những điều thuyết giáo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong suốt 45 năm trong cuộc đời của Ngài. Chính vì thế, những lời dạy của Ngài có một quyền uy tuyệt đối đối với Phật giáo. Thí dụ như điều nói rằng Phật giáo có tám vạn bốn nghìn pháp môn, nhiều tôn chỉ và tôn phái là những điều không xa rời với những điều thuyết pháp của Đức Phật. Trong những điều ghi chép để lại và thành những bộ kinh, có những bộ nối tiếng như bộ Nhất thiết kinh và Đại tạng kinh.
     Đức Phật chủ trương rằng mọi người đều bình đẳng. Ngài đã dùng thứ ngôn ngữ bình dị hàng ngày để nói cho bất cứ ai cũng có thể hiểu được những giáo lý thâm sâu của Phật giáo. Ngài đã liên tục đi thuyết pháp cho chúng sinh, cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời này vào năm được  80 tuổi.
Khi Đức Phật qua đời, chúng đệ tử đem những điều ngài dạy nói cho người đời. Nhưng mỗi người nghe và hấp thụ có thể khác nhau, hoặc có thể nhớ sai. Tuy nhiên, lời của Đức Phật dạy thì phải được truyền lại một cách chính xác.

 
      Để mọi người đều được bình đẳng có cơ hội tiếp xúc với đạo Pháp và để có thể truyền lại lời của Đức Phật dưới hình thức chính xác, các vị trưởng lão trong đạo liền tụ họp lại và chỉnh lý lại những điều đã hấp thụ được. Điều này trong đạo Phật gọi là Kết tập. Các vị trưởng lão kết tập lại, nói những điều mà mình đã được nghe, kiểm điểm lại với nhau xem có chỗ nào sai sót, có điều nào cần gia tâm thảo luận cho sáng tỏ, cuộc kết tập này đã kéo dài hàng mấy tháng trời. Từ đó mọi người càng hiểu hơn là cần thận trọng và khiêm cung trong việc truyền lại những lời dạy cao sâu của Đức Phật. Sau khi đã chỉnh lý lại xong thì ghi chép lại bằng chữ viết, những lời dạy được ghi lại này sau này lại được các cao tăng giải thích và chú giải cho dễ hiểu, cho rõ ràng hơn. Điều này gọi là “ Luận “. Như vậy là ngoài những điều dạy của Đức Phật cón có các bộ Luận và giới luật gọi ba điều này là “ Tam Tạng”. Tam tạng là Kinh tạng, Luật tạng, và Luận tạng. Tạng có nghĩa là vật gì để cất cái gì. Có nghĩa là quyển kinh gom góp lời dạy của giáo lý Phật giáo. Kinh là lời dạy của Đức Phật và Luật là những giới luật trong Phật giáo còn Luận là những lời chú giải của các cao tăng.


 
      Người ta nói rằng Phật giáo bắt đầu truyền đến Trung Quốc vào năm thứ 10 Vĩnh Bình của Minh đế thời Hậu Hán, nhưng theo sách dịch từ những bộ kinh thì chính xác là sau đó 84 năm, tức vào năm thứ nhất của Hằng đế thời Hậu Hán (151). Từ đó trải qua khoảng 1700 năm, Trung Quốc đã cố gắng dịch các bộ kinh qua tiếng Trung Quốc. Các bộ dịch gồm cả thảy là 1.400 bộ kinh, gồm 5.586 quyển. Người ta đã cố gắng gom góp các bộ kinh này để cất giữ vào thời Ngụy. Tuy nhiên chúng chỉ được mang in lại là từ thời Bắc Tống. Vào thời này thì các bộ kinh đều có các lời chú giải của các  cao tăng Trung Quốc nên từ gọi là Tam Tạng chẳng còn thích hợp nữa vào thời  nhà Tùy, người ta gọi là “ Nhất thiết kinh “, vào thời nhà Đường, người ta gọi là “ Đại tạng kinh “.
      Mặt khác tại Tây Tạng, vào thế kỷ thứ 7 tây lịch, Phật giáo được truyền đến đây, từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 11 gần 150 năm người ta đã liên tục phiên dịch hoàn toàn kinh qua tiếng Tây Tạng.
      Ngoài ra, các nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Xri-lan-ca, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ… toàn thể các nước Đông Dương và những nơi khác, đã dịch kinh Phật qua tiếng nước mình, ngoài ra ngày nay còn được dịch ra tiếng La tinh, tiếng Pháp, tiếng Thanh, tiếng Đức, tiếng Ý… Chúng ta có thể nói ân huệ của Đức Phật đã được truyền khắp nới trên thế giới cũng chẳng phải là quá lời. Tuy nhiên nói về  mặt nội dung thì, trải qua 2.000 năm phát triển và biến chuyển, vì lượng kinh đã lên hơn một vạn cuốn, dù bộ Đại tạng kinh có hoàn hảo thế nào chăng nữa nhưng cũng khó mà nói lên trung thực được ý tứ sâu xa của Đức Phật. Vì vậy điều yếu quyết của kinh Đại tạng là chính lòng tin của mỗi người.
      Trong Phật giáo, lời dạy của Đức Phật là lời nói tối cao. Vì thế chúng ta cần phải hoạt dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống và coi lời dạy đó lúc nào cũng gần gũi với mình. Nếu không như vậy thì có đến hàng vạn quyển kinh chăng nữa cũng chẳng làm chuyển tâm của mình. Trên ý nghĩa đó mà kinh điển ít ra là phải gần gũi, gắn bó với cuộc sống, về lượng thì tinh giản, về chất thì không sai lạc mảy may, có thể làm đại biểu cho toàn bộ, nhưng phải chính xác, dùng những lời lẽ gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

 
Trích"Lời dạy của Thích Ca Mâu Ni Phật"
         Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh 
      Viện chủ chùa Pháp Bảo ấn tống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây