CHÚNG TA BỊ TAI NẠN, THIÊN TAI, NHÂN HỌA TỪ ĐÂU MÀ SINH RA?

Thứ bảy - 12/10/2013 03:23 - Đã xem: 3307

CHÚNG TA BỊ TAI NẠN, THIÊN TAI, NHÂN HỌA TỪ ĐÂU MÀ SINH RA?

CHÚNG TA BỊ TAI NẠN, THIÊN TAI NHÂN HỌA TỪ ĐÂU MÀ SANH RA???
Người thế gian chỉ thấy được lẽ đương nhiên của tai nạn, mà không biết được sở dĩ nhiên của tai nạn. Ngày nay Đông và Tây phương, người nay người xưa xem thấy tai nạn này rất nhiều. Việc này chúng ta rất rõ ràng, thế nhưng không có phương pháp gì giải quyết.
Phật dạy chúng ta làm thế nào giải quyết? Thay đổi tâm lý. Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, lúc trước giảng kinh thường hay khuyên bảo chúng ta "phải cải đổi tâm". Ý của cải tâm là cải ác hướng thiện. Thực tế tâm là gì? Chính là nói ý niệm. Đem ý niệm ác đổi thành ý niệm thiện, dùng chân thành thiện ý đối nhân xử thế tiếp vật, cải đổi từ nơi nhân. Khởi tâm động niệm là nhân, ngay trong cuộc sống thường ngày, đối nhân xử thế tiếp vật là duyên, cải đổi từ nơi nhân, cải đổi từ nơi duyên, không còn dùng thái độ ngày trước để đối nhân xử thế tiếp vật. Trong đối nhân xử thế tiếp vật, việc quan trọng nhất, Phật dạy chúng ta sáu nguyên tắc. Nhất định phải tùy thuận giáo huấn của Phật Đà, việc này tôi thường nói, không nên tùy thuận theo ý riêng của chính mình. Tùy thuận theo ý của chính mình nhất định tạo nghiệp, vì sao vậy? Ý của chính mình đều là tự tư tự lợi, khởi tâm động niệm việc đầu tiên là nghĩ cho chính mình, có lợi ích gì cho ta hay không? Các vị phải nên biết, loại quan niệm này mang đến cho chính mình họa hại vô cùng. Trên kinh Địa Tạng nói rất hay: "Chúng sanh cõi Diêm Phù đề, khởi tâm động niệm đều là tạo tội ". Ý niệm tốt nhưng cũng là vì lợi ích của ta, luôn là đem lợi ích của chính mình để ở hàng thứ nhất, đó chính là tội, đó chính là tạo nghiệp. Có mấy người biết được điều này? Người chân thật thông minh, người chân thật giác ngộ, người chân thật quay đầu, đem cách nghĩ cách nhìn của chính mình buông bỏ, tùy thuận giáo huấn của Phật Bồ Tát. Những gì Phật dạy chúng ta làm thì chúng ta chăm chỉ nỗ lực mà làm, những gì Phật nói không nên làm thì chúng ta quyết định không nên làm.
(Trích Kinh Vô Lượng Thọ, tập 113_ HT Tịnh Không giảng lần thứ 10) —

Tác giả bài viết: Cư sỹ diệu âm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây