Thông bạch về việc xây dựng bảo tháp Báo Ân chùa Khai Nguyên

Được sự đồng ý của các cấp chính quyền địa phương và các cấp Giáo hội. Đại đức Thích Đạo Thịnh - trụ trì Chùa Khai Nguyên đã quyết định cho xây dựng bảo tháp Báo Ân để tôn trí di cốt của các tín đồ Phật tử có tâm nguyện sau khi xả bỏ báo thân muốn lưu gửi di cốt tại Bảo Tháp để nhà chùa và con cháu thành tâm tưởng nhớ, cầu nguyện cho hương linh của người quá vãng sớm được siêu sinh Tịnh Độ.
THỊ HỘI PHẬT GIÁO SƠN TÂY
CHÙA KHAI NGUYÊN
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HÀ NỘI

THÔNG BẠCH VỀ VIỆC XÂY DỰNG BẢO THÁP BÁO ÂN CHÙA KHAI NGUYÊN XÃ SƠN ĐÔNG - THỊ XÃ SƠN TÂY - TP. HÀ NỘI 
 
I.    Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH VIỆC XÂY DỰNG BẢO THÁP

Được sự đồng ý của các cấp chính quyền địa phương và các cấp Giáo hội. Đại đức Thích Đạo Thịnh - trụ trì Chùa Khai Nguyên đã quyết định cho xây dựng bảo tháp Báo Ân để tôn trí di cốt của các tín đồ Phật tử có tâm nguyện sau khi xả bỏ báo thân muốn lưu gửi di cốt tại Bảo Tháp để nhà chùa và con cháu thành tâm tưởng nhớ, cầu nguyện cho hương linh của người quá vãng sớm được siêu sinh Tịnh Độ. 

Mục đích xây dựng Bảo tháp Báo Ân để tôn trí di cốt các tín đồ Phật tử là một việc làm rất thiết thực, nó mang lại lợi ích to lớn đối với tín ngưỡng tâm linh trong hàng ngũ Phật tử tại gia, giúp cho các Phật tử tại gia có chỗ dựa tinh thần vững chắc để yên tâm tu học, luôn làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình ở thế gian. Đặc biệt sau khi quá vãng "Thân Trung Ấm" của quý Phật tử có được một thắng duyên thuận lợi để tu hành, niệm Phật, phát nguyện vãng sinh.

II.    LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG BẢO THÁP

1.     Để thực hiện tốt công văn số 07/2012/ QĐ-UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang trên địa bàn Thành phố. Nhận thấy công văn số 07/2012/ QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang rất phù hợp với giáo lý của đạo Phật nên Đại Đức đã quyết định cho xây dựng Bảo tháp Báo Ân để cho các Phật tử lưu gửi di cốt sau khi xả bỏ báo thân. Đây là việc làm đúng đắn, phù hợp với nếp sống văn minh của nhân loại. Đức Phật và chư thánh đệ tử xưa kia trong cuộc sống, sống rất thiểu dục và tri túc; sau khi xả bỏ báo thân phần lớn các Ngài đều an táng theo nghi thức hỏa táng. 

Nay chúng ta là Phật tử nên noi theo tấm gương và việc làm chân thiện của các Ngài. Sau khi xả bỏ báo thân, nếu chúng ta đem tấm thân tứ đại này để hỏa táng như pháp là chúng ta đang thuận theo ý Phật, phù hợp với nếp sống văn minh của nhân loại, không những vậy mà chúng ta còn góp phần để lại một phần tài sản quý báu cho con cháu ở đời sau.

 2.    Việc xây dựng Bảo tháp Báo Ân còn mang một ý nghĩa tâm linh tôn giáo rất lớn:

-    Thứ nhất: Để giải quyết những nhu cầu tâm linh chính đáng cho các tín đồ Phật tử sau khi xả bỏ báo thân. 

-    Thứ hai: Sau khi xả bỏ báo thân, thần thức của người quá vãng đang ở trong giai đoạn "Trung Ấm Thân" nên rất cần những nơi thanh tịnh, yên tĩnh để trợ duyên cho Trung Ấm Thân sớm được chuyển hóa, vãng sinh về các cảnh giới an lành Nhân, Thiên hay các cõi Tịnh Độ của mười phương chư Phật.

-    Thứ ba: Khi bảo tháp hoàn thành, nhà chùa sẽ luôn luôn cho mở các băng đĩa giảng về Tịnh Độ và niệm Phật để khuyến hóa các chân linh phát Bồ đề tâm, một lòng niệm Phật, cầu nguyện vãng sinh Tây phương Cực Lạc Thế giới... Đây là một việc làm rất thiết thực của Đại Đức trụ trì đối với tín đồ Phật tử ngay trong hiện tại và sau khi quá vãng.

III.    NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ ĐƯỢC LƯU GỬI DI CỐT TẠI THÁP BÁO ÂN.

1.    Phải là Phật tử đã chính thức Quy y Tam Bảo. Nghĩa là thiện nam, tín nữ đã phát khởi đại tín tâm nương theo Phật, Pháp, Tăng để bỏ ác làm lành, phát Bồ đề tâm... thụ trì Tam Quy, Ngũ Giới hay Bồ Tát Giới trong đạo Phật.

2.    Phải phát nguyện tín kính Tam Bảo, tự mình muốn lưu gửi di cốt tại tháp Báo Ân của Chùa; lập di chúc cho người thân và được người thân trong gia đình đồng ý trước khi xả bỏ báo thân.

3.    Phải phát nguyện hỏa táng sau khi xả bỏ báo thân, mọi thủ tục hỏa táng do người thân trong gia đình tổ chức (trừ trường hợp Phật tử không còn người thân hoặc đã đăng ký danh sách tu hành trọn đời trong chùa thì do nhà chùa tổ chức lễ hỏa táng và nhập tháp).

4.    Phải được đăng ký trước, được thầy trụ trì chấp thuận và được chính quyền địa phương đồng ý.

5.    Quý Phật tử đăng ký danh sách lưu gửi di cốt tại tháp Báo Ân, sau khi lâm chung người thân trong gia đình phải chủ động liên hệ với nhà chùa để được hướng dẫn các thủ tục và nghi lễ nhập tháp.

6.    Thủ tục làm lễ nhập tháp do thầy trụ trì và chư tăng trong chùa kết hợp với người thân của Phật tử vừa quá vãng tổ chức. Mọi lễ nghi dâng cúng trong buổi lễ nhập tháp do gia đình của Phật tử tùy tâm tu sửa, càng tiết kiệm càng tốt.

7.    Sau khi nhập tháp cho đến mãi về sau, người thân của quý Phật tử không phải bắt buộc đóng góp thêm bất cứ một khoản kinh phí nào.

8.    Trong các ngày lễ, ngày tết, ngày húy kỵ... người thân của các Phật tử có thể tới tháp để thắp hương tưởng niệm, tri ân và báo ân công đức của người thân đã quá vãng.

9.    Nhà chùa có trách nhiệm trông nom, lưu giữ và bảo vệ di cốt của các tín đồ Phật tử đã quá vãng lâu dài mãi về sau trong Bảo Tháp.

10.    Nếu trường hợp người thân trong gia đình muốn xin lại di cốt của Phật tử thì phải báo cho nhà chùa và phải được thầy trụ trì đồng ý.

Trên đây là thông bạch về ý nghĩa, mục đích và lợi ích của việc xây dựng Bảo Tháp Báo Ân dành để an trí nhục thân của các tín đồ Phật tử tại gia của Chùa Khai Nguyên - Xã Sơn Đông - Thị Xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội.


    
a Sơn Đông ngày 18/12/2012
T/M nhà chùa



Trụ trì: ĐĐ Thích Đạo Thịnh
 
a
 
NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH

Ghi chú: 
Quý liên hữu Phật tử có nguyện vọng nhập tháp Báo Ân khi lâm chung, xin liên hệ tới Nhà Chùa
Số điện thoại: DĐ:  0376 707 765


☸️ Đạo Tràng Tnh Tông Hc Hi Vit Nam - Chùa Khai Nguyên.
Địa ch: Thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, th xã Sơn Tây, thành ph Hà Ni.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây