Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Thứ hai - 19/11/2018 09:41 - Đã xem: 4343
BÁO CÁO TÂM ĐẮC HỌC TẬP NỮ ĐỨC
Tập 3
Các vị thầy cô giáo tôn kính, xin chào mọi người!
Hôm nay, tôi xin tiếp tục chia sẻ với mọi người về những thể hội trong quá trình  học tập “Nữ Đức”. Năm nay tôi bắt đầu căn cứ vào quyển “Nữ Giới” của Ban Chiêu thời Đông Hán để học tập đức hạnh của phụ nữ. Phụ nữ tốt là do dạy, do học mà ra. Kỳ thực bản thân tôi rất khó có thể ngộ ra được điều này.
Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)
Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Hai ngày trước chồng tôi có nói: Nếu sớm biết em là một học sinh ngoan như vậy thì anh đã tìm thầy giáo và tài liệu cho em rồi”. Sau khi tôi xem xong quyển “Nữ Giới” của Ban Chiêu, lúc mới bắt đầu thì ý niệm đầu tiên của tôi chính là làm không được, nó quá xa vời so với xã hội hiện nay. Bởi vì năm nay tôi ba mươi tám tuổi, trước khi chưa được huân tập văn hóa truyền thống tôi là một nữ doanh nhân khá hiện đại, nên đối với giá trị quan của Phương Tây tôi cũng khá tán thành  một số việc . Nhưng năm ngoái khi tôi bắt đầu tiếp xúc với văn hóa truyền thống, đặc biệt là năm nay, sau khi bắt đầu học tập “Nữ Đức”, bản thân tôi phát hiện ra rất nhiều thứ, đặc biệt là những lời giáo huấn của lão tổ tông đích thực có thể giúp chúng ta đạt được một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn. Hôm nay tôi xin chia sẻ với mọi người chương thứ ba của “Nữ Giới” là chương “Kính Thuận”.
Một gia đình có thể hưng vượng hay không, có thể hài hòa hay không, mấu chốt là phải xem gia đình này có thể giữ vững được chữ“kính” không? Giữa người với người thương kính lẫn nhau thì tự nhiên có thể hài hòa, gia đình tự nhiên liền có thể hưng vượng. Có câu: “Gia hòa vạn sự hưng”.
Gia đình hiện nay chủ yếu có ba mối quan hệ tương đối khó xử lý là: quan hệ vợ chồng, vấn đề giáo dục con cái, mẹ chồng nàng dâu. Nếu ba mối quan hệ này không hài hòa thì lý do căn bản nhất chính là ở chỗ thiếu tâm cung kính, ái kính và lễ kính. Ba mối quan hệ này phải bắt đầu làm từ người phụ nữ, vì phụ nữ là cái gốc của gia đình.
Trước đây tôi cũng không ý thức được điểm này, sau khi học tập “Nữ Đức” thì bản thân thực sự đã có sự thay đổi rất lớn. Chỉ cần bạn giữ tâm “kính” thì có thể xử lý ba mối quan hệ này rất hài hòa, ổn thỏa. Trước khi chia sẻ nguyên văn của “Nữ Giới”tôi xin chia sẻ với mọi người một câu chuyện xảy ra hai ngày trước trong gia đình tôi.
Hai ngày trước là sinh nhật của mẹ chồng tôi. Trước ngày sinh nhật của mẹ một tháng thì bà rất nghiêm túc nói với người trong nhà chúng tôi là bà kiên quyết không ra ngoài ăn cơm vì bà rất tiết kiệm, nhưng người trong nhà tôi đều phản đối. Bởi vì năm nay bà đã bảy mươi ba tuổi, chúng ta đều nói bảy mươi ba, tám mươi tư Diêm Vương không mời cũng tự mình đi, cho nên mọi người đều rất xem trọng việc này. Già trẻ trong nhà có khoảng hơn hai mươi người đều bất đồng quan điểm với bà. Bà nói: “Trong nhà có người giúp việc mà”. Nhưng lúc đó cô giúp việc có vẻ không vui lắm, bởi vì cô phải làm cơm cho nhiều người, vả lại đang là mùa hè nên thực sự tương đối khó khăn. Sau đó ở trước mặt bà, lúc đó có chồng tôi, chị chồng thứ hai của tôi đều hỏi tôi. Kỳ thực, phản ứng đầu tiên của tôi chính là sự “kính thuận” mà tôi đã học ở trong “Nữ Giới”. Tôi nói: “Mẹ nói rất đúng, chúng ta nên tiết kiệm, cứ làm theo ý của mẹ đi. Nếu không được thì chúng ta có thể xuống bếp mỗi người một tay”. Mẹ nghe vậy thì vô cùng vui mừng, sau đó liền nói: “Đúng vậy! Con xem Tịnh Du nói chúng ta sẽ ăn cơm ở nhà”. Sau đó không ai nói gì nữa. Khi trở về nhà, tôi bị chồng mắng cho một trận. Anh nói:“Nhiều người như vậy, cái bàn ăn nhỏ thế kia thì phải chia thành mấy nhóm ăn đây? Trời nóng như vậy, mẹ lại không cho bật điều hòa”. Bởi vì còn cách ngày sinh nhật gần một tháng, nên tôi nói: “Anh nói chuyện này trước hơn hai mươi ngày sẽ làm mẹ không thoải mái, tâm mẹ sẽ luôn nghĩ đến chuyện đó. Trước tiên chúng ta cứ thuận theo ý mẹ đi, đợi đến lúc đó sẽ tính tiếp, dù sao thì xe đến trước núi ắt sẽ có đường mà”. Chồng tôi nói: “Vậy đến lúc đó em chịu trách nhiệm giải quyết việc này nhé”. Tôi nói: “Được!”.
Trước ngày sinh nhật của mẹ một ngày, chồng tôi, chị chồng của tôi đều gọi điện thoại cho tôi nói: “Em chẳng phải nhận lời xử lý việc này hay sao? Vậy em nói với mẹ sao để mẹ đến nhà hàng ăn cơm đi, dù thế nào thì chúng ta cũng không ăn ở nhà”. Tôi nói: “Được! Để em nói”. Sau đó tôi nghĩ đi nghĩ lại rồi gọi điện thoại cho mẹ nói: “Mẹ à! Ngày mai đến sinh nhật mẹ rồi. Đúng lúc có người tặng cho con một thẻ ưu đãi ăn cơm ở nhà hàng, trong thẻ này đã có sẵn tiền rồi. Mẹ xem, nếu chúng ta không dùng thì thẻ ưu đãi đó sẽ hết hạn, bởi vì nó có kỳ hạn ạ. Hay là lúc tổ chức sinh nhật cho mẹ chúng ta sẽ dùng nó. Còn một điều nữa là, nhiều người như vậy ngộ nhỡ làm cô giúp việc mệt, có thể sau này cô ấy làm việc sẽ không thấy thoải mái”. Mẹ tôi nghe thấy thẻ ưu đãi này được ăn cơm miễn phí, thì rất vui vẻ nói: “Dù sao thì tiền ăn nhà hàng chúng ta cũng không phải trả, vậy thì đi thôi!”.
Sau đó toàn bộ chúng tôi rất vui vẻ tụ họp ở một gian phòng lớn của nhà hàng để dùng cơm. Sau khi chồng tôi và chị chồng thứ hai đến, họ đều rất kinh ngạc nhìn tôi. Tôi nói: “Mọi người đừng nhìn em nữa, dù sao thì mẹ cũng rất vui vẻ đến đây ăn cơm rồi”. Họ nói:“Em dùng cách gì vậy?”. Tôi nói: Đây là trí huệ. Sau đó mọi người đều ăn uống rất vui vẻ.
Bởi vì sinh nhật năm nay của mẹ chồng tôi cảm thấy không giống trước đây, đặc biệt là sau khi tôi học tập “Nữ Đức”. Trước đây sinh nhật thì tôi chỉ đơn thuần cho mẹ tiền, cảm thấy tuổi tác của mẹ lớn như vậy rồi cũng không biết nên mua gì, có khi mua đồ về còn bị nói. Năm nay, trước khi đến ngày sinh nhật tôi đã thương lượng với con trai rằng: “Con trai! Sinh nhật lần này của bà nội con rất quan trọng, chúng ta phải làm cho bà nội con vui vẻ, hài lòng, nếu chỉ mừng tiền cho bà thôi thì không được”. Sau đó con trai tôi nói: “Mẹ à! Con phụ trách hát một bài. Con sẽ hát chúng ta là người một nhà tương thân tương ái. Sau đó mẹ với Nhị Bảo (chính là con trai út của tôi) sẽ phụ họa”. Tôi nói: “Việc này mẹ không biết làm”. Con trai lớn của tôi nói: “Vậy con sẽ dạy hai người”. Tôi nói: “Được!”.
Sau đó chúng tôi ở nhà luyện tập một buổi chiều. Luyện tập xong rồi thì viết bao đỏ, lần đầu tiên tôi để con trai lớn viết. Tôi nói: “Con viết cho bà nội mấy câu để đại diện cho cả nhà chúng ta nhé”. Sau đó con trai lớn của tôi vô cùng nghiêm túc viết lên bao đỏ là: “Cháu nội Trương Khôn Bằng đại diện cho toàn thể thành viên gia tộc họ Trương chúc bà nội sinh nhật vui vẻ, thọ tỉ nam sơn, phúc như đông hải!”, viết rất là nghiêm túc. Nó vừa mới lên tiểu học, đang học lớp hai.
Hôm đó chúng tôi ăn cơm xong, khi chuẩn bị cắt bánh kem, tôi liền nói với mẹ chồng là: “Mẹ à! Trước đây đến sinh nhật thì chúng con chỉ tặng mẹ bao đỏ, hôm nay trước khi tặng bao đỏ thì chúng con muốn biểu diễn một tiết mục tặng cho mẹ”. Mẹ tôi rất bất ngờ, bởi vì bình thường tôi là một người khá hướng nội, không biết hát, hát sai điệu. Mẹ tôi hỏi tiết mục gì vậy? Tôi nói: “Mọi người đứng nghiêm túc nhé, chúng tôi chuẩn bị biểu diễn đây”.Tôi cùng hai con trai biểu diễn. Con trai lớn thì hát, tôi và con trai út ở bên cạnh phụ họa. Tôi phát hiện có một dòng lệ trong khóe mắt mẹ, bà vô cùng vui vẻ. Sau đó hai con trai của tôi đã lạy bà ba lạy. Tiếp theo, con trai lớn của tôi lại đặt bao đỏ vào trong tay của bà. Bà rất hạnh phúc! Tôi cảm thấy điều này thực sự không có quan hệ gì với việc tặng bao nhiêu tiền.
Chồng tôi nhìn thấy cảnh này, vì đây là việc chưa từng xảy ra, nên lần đầu tiên anh đã chủ động xin phát biểu. Anh nói: “Con muốn nói hai câu”. Trước tiên, anh ấy phản tỉnh chính mình về những điều đã làm không tốt. Bởi vì anh mở công ty nên vô cùng bận rộn, rất nhiều việc trong nhà không thể chăm nom, đặc biệt nhiều năm nay ba mẹ chồng đều do tôi phụ trách chăm sóc. Sau đó chồng tôi đã nhận lỗi với ba mẹ và cũng xin ba mẹ có thể thông cảm. Thứ hai, cũng là lần đầu tiên trước mặt toàn thể người trong nhà anh đặc biệt tán thán tôi, nói tôi rất hiền đức, cho nên anh ấy làm việc tâm trạng rất vui vẻ, gặp rất nhiều áp lực nhưng khi về nhà thì không còn cảm thấy nữa. Quan trọng nhất chính là anh ấy đã tán thán văn hóa truyền thống rất tốt, bởi vì lúc mới bắt đầu anh ấy có chút không hiểu rõ nên không tán thành.
Sau đó mẹ chồng tôi đã nói: “Mẹ chưa bao giờ cảm thấy thoải mái như vậy, vui vẻ như vậy”. Tôi nói : “Mẹ à! Xã hội hài hòa trước tiên bắt đầu từ sự hài hòa của gia đình chúng ta, từ sự hài hòa từ thân tâm mỗi người chúng ta, như vậy thì chúng ta cũng xem như đã cống hiến cho quốc gia rồi”. Mẹ tôi vô cùng vui mừng. Lúc đó chị chồng thứ hai của tôi nói, bởi vì năm 2004 tôi tiếp xúc Phật Pháp thì chị ấy rất phản đối. Lúc đó chị nói: “Tịnh Du à! Chị luôn nghĩ em học Phật là rất mê tín, hiện tại chị mới cảm thấy học Phật thật sự rất tốt. Nhìn thấy em bây giờ rất thoải mái, rất vui vẻ, rất hạnh phúc”. Tôi nói: “Kỳ thực mục đích học Phật chính là vì muốn gia đình chúng ta hài hòa hơn, thân tâm đều khỏe mạnh hơn, quan hệ giữa người với người viên mãn hơn và không xảy ra xung đột”.
Sau đó, còn có một chi tiết nhỏ trong ngày sinh nhật mẹ chồng tôi. Mẹ chồng tôi hơn bảy mươi tuổi, còn mẹ tôi đúng sáu mươi tuổi, trước lúc sinh nhật mẹ chồng, tôi đã nói với mẹ ruột của tôi mấy câu là: “Mẹ à! Bởi vì mẹ nhỏ tuổi hơn mẹ chồng con, nên mẹ chồng con là chị của mẹ. Sinh nhật lần này người trong gia đình con rất xem trọng, nên con sẽ gói một bao đỏ, đó là tiền của con, mẹ cứ nói đây là bao đỏ của mẹ. Sau đó lúc ăn cơm mẹ đem cái bao đỏ này tặng cho mẹ chồng con, mẹ chồng con nhất định sẽ rất vui”. Mẹ tôi cũng rất vui, mẹ tôi nói: “Được! Dù sao thì cũng không phải tiền của mẹ, mẹ sẽ mượn hoa cúng Phật vậy”. Mẹ tôi liền nhận lấy. Kết quả, ngày hôm đó lúc sắp ăn cơm xong mẹ tôi liền lấy cái bao đỏ đó ra tặng cho mẹ chồng tôi. Chồng tôi lại đứng dậy phát biểu một đoạn cảm nghĩ, đặc biệt cảm ơn ba mẹ tôi. Cho nên, kỳ thực tất cả những điều này tôi cảm thấy đều xuất phát từ tâm cung kính. Nếu như bạn không có tâm cung kính đối với chồng, không có tâm cung kính đối với ba mẹ chồng, thì bạn sẽ không chân thành làm. Chỉ là hình thức trên bề mặt, như vậy thì bạn làm những điều này cũng không thể làm tâm họ cảm động. Lúc ban đầu tôi cũng không phải như vậy.
Do vậy, đoạn thứ hai trong chương “Kính Thuận” Ban Chiêu viết một câu rất quan trọng là: “Tu thân không gì hơn cung kính, tránh sự cang cường không gì bằng nhu thuận” (Tu thân mạc nhược kính, tỵ cường mạc nhược thuận), cũng chính là nói tâm cung kính của bạn là do tu mà sanh ra. Chúng ta thường nói, tánh đức nếu không tu thì nó sẽ không hiển lộ được, ngọc không mài thì không sáng được.
Vậy tu là gì? Tu kỳ thực chính là không ngừng sửa sai, không ngừng chuyển ý niệm, không ngừng chuyển tâm phiền não của mình thành tâm trí huệ, không ngừng đem những thứ mà mình mê hoặc chuyển thành thông suốt. Phương pháp duy nhất, tôi cảm thấy hơn nửa năm nay tôi đặc biệt được lợi ích, chính là do mỗi ngày nghe lời giáo huấn của Thánh Hiền. Ở nhà tôi nghe thời gian dài nhất là hơn mười giờ đồng hồ, thật sự là không ăn không uống. Nếu như bạn nghe ít, thời gian ít nhất là phải nghe bốn giờ một ngày, phải để tâm mình tịnh lại. Trong quá trình nghe, bản thân phải không ngừng hiểu, phải đi thể hội. Ví dụ, bản thân tôi có lúc ở nhà tôi luôn nghĩ đến chữ “kính” này. Tôi nghĩ, “kính” không đơn thuần thể hiện ở trong tâm, quan trọng hơn là thông qua tâm nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, hành vi của bạn.
Ví dụ trước đây tôi đã sai lầm, khoảng ba - bốn năm trước tôi vẫn còn như vậy. Chồng tôi gọi tôi vào trong thư phòng, anh ấy nói:“Việc này em làm sai rồi, em nói xem có phải vậy không?”. Tôi cũng biết mình sai nhưng tôi không có cái tâm cung kính đó, tương đối ngạo mạn, lại ngại ngùng không thừa nhận. Tôi liền gật đầu nói: “Đúng! Em sai rồi”, nhưng tôi lại không cho là như vậy. Sau đó anh ấy nói: “Vậy em nói xem, em sai ở đâu?”. Lúc đó tôi liền nói: “Chỗ nào cũng sai”. Anh ấy nói: “Làm sao có thể chỗ nào cũng sai. Em nói xem sự việc này sai ở đâu”. Tôi nói: “Xin lỗi em không nói được”. Sau đó anh ấy rất tức giận nói: “Thái độ này của em không nghiêm túc”. Tôi nói: “Chính là cái thái độ này đấy, anh còn nói nữa thì em sẽ không nói gì thêm”. Tôi từ chối trả lời, dùng im lặng để kháng cự. Sau đó anh ấy cũng không còn cách nào khác.
Hai ngày trước cũng như vậy. Tức là có một chuyện anh ấy cũng phê bình tôi, sau đó tôi thực sự cảm thấy mình sai, tôi liền rất nghiêm túc xin lỗi anh ấy. Tôi nói: “Thật sự xin lỗi anh, sự việc này em thật đã làm sai rồi, xin anh tha thứ, về sau em không tái phạm nữa. Sau này em nhất định sửa đổi”. Đó là một chuyện trong công việc có liên quan đến chính sách quyết định phát hành một loại sản phẩm mới và tôi đã quyết định không đúng. Tôi nói xong thì chồng tôi nói: “Thái độ hiện tại của em rất tốt, anh nghe rồi thấy rất thoải mái”. Thực ra, đó là dựa vào sự chuyển đổi ý niệm của bản thân, sau đó thông qua những lời giáo huấn của Thánh Hiền để huân tập, không phải tự động tự phát bạn có thể thay đổiđược. Căn tánh của tôi rất kém, không thể thay đổi ngay được.
Vậy thì trong quá trình cung kính, trong quá trình học tập, chúng ta cần phải tránh ba điều sai lầm. Sai lầm gì vậy? Đừng nên chỉ vì thích cái gì đó mà đi học. Ví dụ chúng ta rất thích nghe giáo huấn của Thánh Hiền, cũng rất thích ngồi đó để học tập, nhưng chúng ta nên nghĩ xem mục đích chúng ta học những thứ này là gì? Mục đích chúng ta học những thứ này không phải vì bản thân, mà vì để người trong nhà hạnh phúc hơn, để cuộc sống của con cái có được một nền giáo dục tốt đẹp hơn, đồng thời cũng có thể trợ giúp tốt cho chồng. Do vậy, khi mới bắt đầu học tôi không phải suy nghĩ như vậy. Ví dụ ba tôi muốn gọi tôi đi tản bộ, tôi liền nói: “Không được! Không thể đi tản bộ được, con còn phải học, con vẫn chưa học đủ”. Sau đó chồng tôi lại nói: “Em xuống đây nói chuyện với anh”. Bởi vì nhà tôi có mấy tầng lầu, tôi ở trên lầu. Tôi nói: “Em không xuống được, em còn phải học”. Chồng tôi nói: “Có phải em học thành ngốc rồi không?”. Sau đó có một ngày tôi tự mình ở đó nghĩ: “Mình học những thứ này là vì cái gì? Nếu mình học như vậy thì thành mọt sách rồi”. Có một hôm tôi tự mình ngồi đó suy nghĩ, sau đó tôi đã nghĩ thông. Ngày hôm sau, khi ăn cơm xong ba tôi nói: “Hôm nay con cùng mọi người ra ngoài tản bộ nhé, có hai đứa nhỏ cùng đi nữa”. Tôi nói: “Dạ được ạ!”. Tôi liền đem bát đũa thu dọn hết, vô cùng vui vẻ cùng ba mẹ tôi ra ngoài. Ba mẹ tôi rất là vui vẻ. Ba tôi nói: “Hôm nay sao con không ôm mấy quyển sách đó nữa, đã nghĩ thông rồi hả?”. Tôi nói: “Con đọc sách cũng chỉ vì muốn mọi người vui vẻ hơn, chỉ cần ba mẹ muốn thì bất cứ lúc nào con cũng có thể đi cùng mọi người”. Khi ba mẹ không cần thì chúng ta mỗi người đều tự mình học tập. Ví dụ ban ngày xem đĩa giảng của cô Lưu Tố Vân, tôi ở trên lầu nghe, mẹ tôi ở dưới lầu nghe. Đến buổi trưa lúc nấu cơm chúng tôi cùng nhau tụ hợp lại trong bếp, sau đó mẹ tôi nói những cảm nhận học tập của bà, tôi nói những cảm nhận học tập của tôi. Nói xong thì chúng tôi lại tự mình kiểm điểm xem còn chỗ nào làm chưa tốt. Buổi tối thông thường chúng tôi đều ra ngoài tản bộ hơn một tiếng. Do vậy chúng ta đừng nên chết cứng trong sách vở mà phải thường xuyên nghĩ mục đích học của chúng ta là gì? Ví dụ nói, chúng ta cho dù là niệm Phật cũng được, học kinh giáo cũng được, mục đích là gì? Nếu như chúng ta chỉ học, hoàn toàn quên mất mục đích là gì thì sẽ dễ dẫn đến sai lầm.
Sai lầm thứ hai là gì? Chính là không được đối lập. Sự đối lập này không chỉ đơn thuần là đối lập với người, có lúc chúng ta đối với những giáo huấn của lão tổ tông vẫn chưa học thì đã đối lập trước rồi. Ví dụ tôi quen rất nhiều bạn bè, họ căn bản chưa từng xem qua “Nữ Giới”, tôi vừa mới nhắc đến họ liền nói “đó là lễ giáo phong kiến, cái này cổ hủ rồi, đã thời đại nào rồi mà cô còn học cái này chứ”. Bạn vừa đối lập thì trên thực tế tâm cung kính của bạn đã mất rồi, tâm ngạo mạn sẽ khởi lên, bạn sẽ không đạt được lợi ích.
Tôi phát hiện văn hóa của cổ Thánh tiên Hiền trong xã hội hiện nay chúng ta có thể dùng một câu thành ngữ để biểu đạt, gọi là: “Tích phi thành thị” (sai riết thành đúng). “Tích” là tích trong từ tích cóp, “phi” là phi trong từ phi thường, “thành” là thành của thành tựu, “thị” là thị trong từ thị phủ. Ý nói những thứ không đúng, nhưng tích lũy quá nhiều rồi thì mọi người sẽ cho rằng nó là đúng. “Nữ Đức” cũng giống như như vậy. Rất nhiều người không học sẽ cảm thấy học xong “Nữ Đức” rồi thì sẽ giống như những phụ nữ chân nhỏ thời xưa, ở nhà vâng vâng dạ dạ, cái gì cũng không đúng, đó hoàn toàn đều là sai lầm. Cho nên khi bạn buông cái tâm đối lập xuống, bạn dùng tấm lòng rộng mở để tiếp nhận những lời giáo huấn của Thánh Hiền, của lão tổ tông, thì sự thọ dụng của chính bạn không cách gì có thể diễn tả được. Cũng giống như chữ “kính” trong phẩm này. Bởi vì sau khi học xong “ Nữ Giới” thì tôi lại cùng thầy Chung tiếp tục học “Nữ Luận Ngữ”. “Nữ Giới” chủ yếu giảng lý, “Nữ Luận Ngữ” chủ yếu giảng sự, từng phần trong các sách đó đều giảng cụ thể những việc nhỏ nên làm như thế nào.
Tôi có một thể hội rất lớn trong quá trình học tập. Cả đời này của tôi có thể không có bản lĩnh gì, cũng không có năng lực làm những chuyện vĩ đại, nhưng làm một người phụ nữ có thể dùng một phương thức vĩ đại để làm những chuyện nhỏ trong cuộc sống, đó chính là chúng ta giữ một cái tâm hết sức kiền thành và cung kính để làm tốt từng việc nhỏ nhất trong nhà. Đó là bắt đầu từ chính mình làm ra một tấm gương tốt, làm một người vợ tốt, thê tử tốt, người mẹ tốt, con gái tốt. Từ việc học tập “Nữ Đức” có thể tôi không thể ảnh hưởng đến toàn thế giới, toàn Trung Quốc, thậm chí những người bên cạnh, nhưng chí ít tôi có thể thay đổi bản thân mình, có thể khiến cho chính mình sống cuộc đời vui vẻ. Bởi vì từ sau khi học tập “Nữ Đức”, cảm xúc lớn nhất của bản thân tôi chính là những lời nói oán giận dường như không còn nữa, rất ít hoặc dường như không còn nữa. Bởi vì mỗi lần sắp nói ra thì tôi đột nhiên liền nghĩ“điều này không giống một người phụ nữ học tập “Nữ Đức” nên có”, tự nhiên liền chuyển trở lại. Sau khi chuyển trở lại thì tâm sám hối, tâm xấu hổ có thể sanh khởi. Do vậy, huân tập một thời gian lâu dài thực sự có thể làm cho con người biết hổ thẹn, khiến con người có thể dũng cảm sửa sai, khiến họ có thể không ngừng đổi mới.
Chữ “kính” này không chỉ đơn thuần là đối với người, mà còn bao gồm đối với vạn vật. Tôi xin lấy một ví dụ cho mọi người xem. Ví dụ trước đây khi tôi thu dọn đồ thì tôi chỉ thu dọn ở bên ngoài, còn những chỗ góc nhỏ thì tôi không chú ý, hoặc có lúc bỏ mặc không quan tâm. Nhưng sau khi học “Nữ Giới”, tôi liền bắt đầu thu dọn những góc nhỏ. Bởi vì nhà chúng tôi có một vườn hoa, sau đó tôi luôn nói với ba tôi rằng: “Ba à! ra ngoài ba đừng dẫm lên cỏ, mà hãy bước trên những tấm đá đó nếu ba muốn tỉa cành cho những hoa cỏ này thì...” .Bởi vì nhà tôi có rất nhiều cây, ở trước vườn có khoảng sáu cây đinh hương, phía sau vườn còn có cây hạnh, cây anh đào. Thời gian trước ba tôi muốn tỉa cành. Tôi nói: “Trước khi cha muốn cắt cành thì phải thương lượng, phải nói rõ với chúng. Nói là tôi cần phải cắt cành, chủ yếu muốn giúp bạn chỉnh sửa thông thoáng một chút, để quá dày như vậy không tốt”. Ba tôi liền cười và nói: “Con đang nói gì với nó vậy?”. Tôi nói: “Vạn vật đều có linh tánh nên phải nói rõ với nó”.
Hai ngày trước tôi đi tham gia một diễn đàn, vừa gặp mặt thì họ liền tặng tôi rất nhiều hoa. Nếu như trước đây, ví dụ họ tặng hoa cho tôi thì tôi sẽ không chăm sóc cẩn thuận cho chúng, bạn tặng xong rồi thì tôi liền đặt chúng ở trong phòng. Bởi vì không có nước, nên qua mấy ngày thì những bông hoa đó có thể sẽ khô héo hết. Hôm đó, tôi nhìn những bông hoa đó và nghĩ “chúng nhất định cũng có sanh mạng, chúng ta nên có tâm cung kính đối với chúng”. Tôi nói với một vị thầy giáo nghĩa công là: “Có thể giúp tôi tìm hai bình hoa được không”. Sau đó cậu ấy nói: “Những bông hoa này qua một hai ngày nữa thì sẽ héo hết, không cần bình hoa đâu”. Tôi nói: “Hay là chúng ta cứ tìm một bình hoa, bởi vì chúng cần nước”. Sau đó, cậu ấy tìm giúp tôi hai bình hoa lớn. Tôi liền cắt tỉa cành chỉnh sửa từng bông một rồi cắm chúng vào bình hoa. Kết quả, tôi ở lại buổi luận đàm khoảng ba - bốn ngày, đến hôm tôi về thì hoa vẫn nở rất đẹp. Buổi sáng tôi thay nước một lần, buổi tối thay nước một lần. Do vậy, hôm tôi đi vị thầy giáo nghĩa công còn nói: “Những bông hoa này tại vì sao lại nở đẹp như vậy?”. Tôi nói: “Bởi vì nó biết tâm ý của thầy mà, thầy đừng vứt đi nhé. Sau khi tôi đi thì thầy lấy chúng mang qua văn phòng của thầy nhé!”, chính là phòng riêng, phòng làm việc của thầy ấy. “Thầy hãy cầm sang phòng của thầy rồi lại đặt ở đó, chú ý mỗi ngày thay nước cho chúng”. Do vậy, tâm cung kính của bạn có thể sanh ra tình yêu thương đối với vạn sự vạn vật, tình yêu thương này cũng có thể giúp bạn sinh trí huệ mà không sinh phiền não.
“Tránh sự cang cường không gì bằng nhu thuận”. Vì sao “thuận” lại ở phía sau “kính”? Bởi vì bạn có cái tâm cung kính này rồi thì bạn vô cùng dễ dàng làm được thuận. Hơn nữa, trong quá trình bạn thuận thì nhất định không phải thuận một cách ngu ngốc, mà phải thuận một cách rất trí huệ.
Trước tiên chúng ta nói về “thuận” với chồng. Bởi vì chồng tôi là một người theo chủ nghĩa đại nam tử, khá là có chủ kiến. Chủ kiến của anh ấy rất kiên định. Thời gian trước có xảy ra một sự việc. Vào mùa hè thì có rất nhiều muỗi, muỗi thường xuyên đốt anh ấy. Tối hôm đó anh ấy trở về nhà thì không vui, anh ấy liền nói với tôi: “Em phải đuổi muỗi đi, đám muỗi này quá ngông cuồng rồi”. Bởi vì phía trước nhà tôi có vườn hoa nên nhất định sẽ có muỗi. Trước đây anh ấy cũng biết tôi không đập muỗi. Anh ấy nói: “Hôm nay em nhất định phải đập muỗi cho anh, chúng đốt anh không chịu nổi”. Sau đó tôi nói với anh ấy rằng: “Anh à! Anh có thể thương lượng với những con muỗi này”. Anh ấy vừa nghe nói thế liền cười rồi nói: “Đầu óc em có vấn đề rồi phải không?”. Tôi nói: “Không có, anh xem”, liền lấy quyển “Nước Biết Câu Trả Lời Về Cuộc Sống” của Tiến sĩ Giang Bổn Thắng (Masaru Emoto), vì nhà tôi có quyển sách này. Tôi nói: “Anh xem, những điều này nước đều biết. Dán cho nước những thông tin không giống nhau, nước đều có thể nhận được. Đây là thí nghiệm của một nhà khoa học người Nhật Bản không có tín ngưỡng tôn giáo. Đây là thực nghiệm khoa học”. Tôi nói: “Anh nghĩ xem, những con muỗi này thông minh hơn nước rất nhiều, nó biết bay, còn biết hút máu của anh, chắc chắn là máu của anh rất ngon”. Sau đó tôi nói:“Hơn nữa, em có thể chứng minh cho anh xem”. Bởi vì hai hôm lúc tôi nghe giáo huấn của Thánh Hiền thì muỗi đều bay ở đó, âm thanh của chúng rất lớn, tôi liền thương lượng với chúng. Tôi nói: “Các Bồ Tát muỗi, các vị có thể đừng bay quanh quẩn ở đây được không? Nếu các vị đói rồi thì các vị hãy đốt tôi một vết, nhưng với điều kiện là đừng đốt ở phía trên của tôi. Con người tôi vẫn còn khá chú trọng đến ngoại hình, các vị hãy đốt phía dưới chân đi, cắn chân không nhìn thấy. Ngoài đốt chân ra các vị đừng làm tôi bị ngứa, bởi vì ngứa thì tôi không có cách gì nghiêm túc nghe Kinh được”. Tôi nói xong thì sau đó muỗi cũng không bay nữa. Tôi cũng không chú ý. Đến sáng hôm sau tôi phát hiện hai chân tôi, mỗi một chân có hai nốt đỏ. Những nốt đỏ đó không có sưng lên. Nốt đó chính là do muỗi cắn, hơn nữa không ngứa một chút nào. Tôi vô cùng cảm ơn các Bồ Tát muỗi, tôi nói: “Vô cùng cảm ơn các vị! Nếu các vị muốn đốt thì có thể đốt nhiều một chút, dùng phương thức này để đốt thì không có vấn đề gì”. Sau đó tôi liền đem việc này kể cho chồng tôi nghe. Chồng tôi rất vui mừng nói: “Ừm, muỗi nhà mình cũng học văn hóa truyền thống rồi. Em có thể nói chuyện với đàn muỗi trong phòng của anh được không? Trước tiên phải giáo dục chúng mới được, nếu đốt như vậy thì anh cũng đồng ý”. Sau đó tôi nói: “Đúng rồi! Quan trọng là đốt anh hai vết anh cũng không bị sao. Chúng đói như vậy thì anh cứ để chúng đốt một chút”. Việc này sau đó anh ấy cũng không nói với tôi nữa.
Sau đó, ba tôi rất thương anh ấy liền mua một cái máy đuổi muỗi đặt ở trong phòng anh ấy. Đương nhiên trước khi đặt máy tôi đã vào phòng và nói với chúng. Tôi mở hết cửa ra và nói: “Mùi trong phòng này không tốt, các vị đổi sang phòng khác nhé! Sang phòng của tôi đốt tôi, còn phòng này thì nhường cho anh ấy”. Do vậy bạn nói xem, đây có thể xem là “thuận” không? Có lúc tôi cảm thấy, trong lúc“thuận” bạn nhất định phải tâm bình khí hòa. Bởi vì nếu bạn không tâm bình khí hòa, mà trước tiên đã đối lập và có một số những cảm xúc khác, vậy thì họ sẽ không chấp nhận cái “thuận” này của bạn, cho dù bạn “thuận” nhưng họ cũng không xem trọng bạn.
Chồng của tôi mở công ty làm kinh doanh, có thể là chồng của nhiều người bạn của chúng tôi cũng vậy. Tôi có một nguyên tắc lớn, bởi vì anh ấy mở công ty mười mấy năm rồi. Nguyên tắc của tôi trước khi chưa học văn hóa truyền thống đều là như vậy.
Thứ nhất, tôi chưa bao giờ hỏi qua bất cứ việc gì trong công ty của anh ấy. Tất cả những quyết định tôi đều không hỏi đến.
Thứ hai, tôi chưa bao giờ hỏi anh kiếm được bao nhiêu tiền, anh ấy đưa hay không thì tùy ý.
Thứ ba, tất cả những nhân viên, công nhân trong công ty của anh tôi không bình luận. Bởi vì từng có một số lãnh đạo cấp trung của công ty họ đã tìm riêng tôi, nói với tôi chuyện này chuyện nọ trong công ty, hy vọng tôi ở trước mặt Giám đốc Trương nói thế này thế nọ. Chồng tôi họ Trương. Sự việc này đại khái cũng có khoảng hai lần như vậy. Tôi liền nói với họ rằng: “Tôi không tham dự vào bất cứ việc gì trong công ty của chồng tôi, bản thân anh ấy có năng lực và trí huệ để xử lý. Tôi chỉ phụ trách quản việc trong nhà”.
Bởi vì, trước đây khi tôi chưa học văn hóa truyền thống thì chồng tôi đã quy định rất rõ ràng, anh ấy lo việc bên ngoài, tôi quản việc trong nhà. Tôi dùng điều này để nói vòng vo cho qua chuyện. Từ đó về sau không ai đến tìm tôi nữa, nhưng tôi cảm thấy công ty của chồng tôi càng làm càng lớn. Hơn nữa càng làm càng thoải mái, không có những lời to nhỏ, không có. Nhưng thỉnh thoảng anh ấy trở về cũng có hỏi ý kiến của tôi. Khi anh ấy hỏi tôi, tôi chỉ kiến nghị những điều có tính nguyên tắc.
Ví dụ, năm ngoái anh ấy bắt đầu xây dựng một viện dưỡng lão, anh ấy đã hỏi tôi một số ý kiến đối với viện dưỡng lão. Tôi liền lấy một đoạn khai thị đối với viện dưỡng lão của sư phụ thượng nhân. Sau khi mở đoạn khai thị ra tôi liền nói: “Kiến nghị tốt nhất chính là cái này”. Tôi nói: “Kiến nghị của em là không thể lấy tiền của người già, cần phải vì những người già này làm một số việc thiện. Toàn bộ là tích công lũy đức. Nếu như cần em làm nghĩa công, lúc nào em cũng có thể đến đó làm nghĩa công”. Sau đó anh ấy nhìn tôi và không nói gì nữa.
Sau đó tôi xem một chút, chính là trong quá trình học tập “Nữ Đức” tôi đã học được rất nhiều tấm gương tốt trong thời cổ đại. Giống như những câu chuyện “Giáo Dục Đức Hạnh” vậy, trong đó có một câu chuyện. Không phải trong những câu chuyện “Giáo Dục Đức Hạnh”, mà là câu chuyện tôi xem ở trên mạng nói về Trưởng Tôn Hoàng Hậu và Lý Thế Dân. Khi Trưởng Tôn Hoàng Hậu giúp đỡ Lý Thế Dân chính là như vậy, bà không bao giờ tham dự vào bất cứ công việc nào của quốc gia. Lý Thế Dân nếu như hỏi bà ý kiến liên quan đến bất cứ chuyện lớn nào của quốc gia, bà chỉ nói một câu. Ví dụ như: “Bệ hạ hãy tiếp nhận lời khuyên nhủ của hiền thần tài đức, thần thiếp chỉ biết điều này thôi”. Nhưng nếu khi Ngụy Trưng và Lý Thế Dân có mâu thuẫn thì bà liền dùng phương pháp vô cùng trí huệ để đi hòa  giải. Tôi vô cùng kính phục những phụ nữ như vậy. Mặc dù bà là hoàng hậu của một nước, nhưng tôi cảm thấy đối với những gia đình nhỏ của chúng ta kỳ thực cũng không có gì khác biệt, bởi vì nó đều cùng một đạo lý. Nam giới họ thực sự có thể chống đỡ được bầu trời ở bên ngoài, nhưng nếu như bạn luôn không tín nhiệm họ, bạn cứ muốn can thiệp vào việc của họ, vậy bạn cứ giúp đi, bản thân bạn cũng sẽ rất mệt. Mặt đất của bạn không có ai gánh vác nó sẽ vô cùng lỏng lẻo. Do đó chúng ta phải làm tốt bổn phận là“đất” của mình, để người nam đi làm “trời”. Giữ tốt bổn phận của mình như vậy thì rất tốt.
Trong quá trình học tập tôi cũng gặp rất nhiều phụ nữ vô cùng mạnh mẽ, tôi xin nêu một ví dụ cho mọi người. Ví dụ này cũng đã nhận được sự đồng ý của cô ấy. Cô ấy đã mắc một căn bệnh cực kỳ hiếm thấy trên toàn thế giới, mười một năm rồi. Đó là bệnh teo cơ mức độ cao, đại khái là một loại bệnh như vậy. Biểu hiện bên ngoài của cô ấy chính là triệu chứng toàn bộ thân thể từ trên xuống dưới đều không có sức lực, toàn bộ xương cốt đều bị mềm. Ví dụ cô ấy muốn ngồi xuống thì cô ấy không thể đứng lên được mà phải có người giúp cô ấy, đỡ cô ấy lên. Cô ấy muốn đứng dậy thì sẽ không ngồi xuống được, lại phải có người giúp cô ấy ngồi xuống. Bệnh này nếu mắc phải thì thông thường sau khoảng bốn năm, không tới bốn năm sẽ nằm liệt, sau đó nếu muốn đút cơm thì cần phải kéo miệng ra và đổ thức ăn lỏng vào. Nhưng ý thức của cô ấy vô cùng rõ ràng, lục phủ ngũ tạng tất cả các cơ quan đều rất tốt, nhưng cô ấy một chút cũng không thể động đậy được. Căn bệnh này rất đau khổ.
Bạn nghĩ xem, một người còn sống, thân thể rất tốt, lục phủ ngũ tạng đều rất tốt, ý thức rất rõ ràng, cô ấy cũng không phải người thực vật, nhưng cô ấy lại không thể có bất cứ một năng lực hành vi nào. Mắc bệnh này không bao lâu thì cô ấy học Phật. Cô bị bệnh này đến nay là mười một năm, nhưng sau khi học Phật cô vẫn có thể đi lại. Trạng thái mà tôi đang nói ở đây là đứng lên ngồi xuống được đều rất khó khăn, ở đâu cũng phải dựa vào người khác. Cô ấy nói với tôi, cô ấy rất mạnh mẽ, tất cả mọi việc đều do cô ấy làm chủ: chống đối với ba mẹ, chống đối với chồng. Cô đã ly hôn vài lần, chống đối với ba mẹ chồng, nhìn ai cũng không thuận mắt. Trong thời gian sinh bệnh, em gái nấu cơm cho cô ăn, có chút không vừa ý thì cô liền gạt đổ hết cả bát cơm xuống đất, một miếng cũng không ăn. Cô ấy vô cùng cang cường. Sau đó cô ấy khóc, nói với tôi là: “Cô Tịnh Du à! Nếu tôi học tập “Nữ Đức” thì tôi sẽ không như thế này. Đây có phải, đơn giản là vì tôi muốn làm đàn ông hay sao? Nhưng rõ ràng tôi là thân một người phụ nữ”“Ông trời thật tốt, ông ấy đã cho chị quả báo hiện tại chính là làm cho chị hoàn toàn mềm ra, chị muốn mạnh mẽ cũng mạnh mẽ không nổi”. Hiện nay, điều mạnh mẽ duy nhất chính là cô ấy đi vệ sinh phải đứng giống như nam giới vậy, vô cùng đau khổ. Sau đó tôi nói: “Chị hãy từ từ học, vẫn có thể chuyển hóa được từng chút. Cảnh do tâm chuyển, nhất định có thể chuyển được!”. Do vậy, phụ nữ nhất định phải học kính, học nhu, học thuận, để tâm và thân của chúng ta có thể thuận với tất cả các cảnh giới ở bên ngoài, không xảy ra xung đột.
“Thuận” với chồng chỉ là một phương diện. Trong nhà không chỉ có chồng, thể hội của bản thân tôi là đối với con cái cũng phải kính thuận. Chúng ta là bậc làm ba mẹ thường xuyên có chút không vừa ý, con cái không phù hợp với cách nghĩ của bạn thì hoặc chửi bới, mắng nhiếc hoặc ra tay đánh đập. Bởi vì tôi nhìn thấy rất nhiều phụ huynh ở trước mặt con cái, ở trước mặt rất nhiều người đều trách mắng và chửi bới con cái, không biết tôn trọng con trẻ. Đứa bé đó sau khi lớn lên tâm tình của chúng sẽ rất không tốt. Bởi vì có một số ví dụ đã xảy ra ngay bên cạnh tôi.
Vị phụ huynh đó ở trước mặt tôi chỉ vào đứa con trai của anh ấy nói những lời rất khó nghe, nên cậu bé đó đã biểu hiện tâm trạng không tốt. Lúc đó tôi đã xoa đầu cậu bé đó, tôi nói: “Đứa bé này rất tốt, thực sự rất tốt, anh đừng nói nữa, nó thật sự rất tốt mà”. Sau đó tôi nói với nó rằng: “Con nghe lời của cô, qua bên kia chơi, qua phòng bên kia chơi nhé”. Sau đó tôi nói với vị thầy giáo này là: “Thầy nhất định đừng mắng con cái như vậy, con trẻ chúng đều có lòng tự tôn”. Bởi vì tôi đã từng trải qua chuyện như vậy, đã nếm mùi tổn hại và đã nhận được một bài học kinh nghiệm rồi.
Trước đây tôi rất nghiêm khắc đối với đứa con trai lớn, bất luận là trước mặt đông người hay ít người. Thỉnh thoảng nếu như nó làm không tốt; trẻ nhỏ làm sao có thể gọn gàng ngăn nắp, tôi lại rất nghiêm khắc trách mắng nó. Việc này xảy ra vào khoảng năm - sáu năm trước. Chồng tôi nói nhưng tôi không nghe. Kết quả, lúc ba tuổi đứa con trai lớn của tôi đã mắc một trận bệnh, là bệnh nháy mắt liên tục, không ngừng chớp mắt. Sau đó chồng tôi vô cùng lo lắng nói: “Em xem! Cảm mạo, phát sốt đều có thể trị, em nói xem chứng nháy mắt liên tục này làm sao để trị đây?”. Tôi đã  hỏi qua rất nhiều bệnh viện ở Bắc Kinh, sau đó họ nói nguyên nhân của bệnh chính là tâm lý của đứa bé bị kiềm nén rất lớn, mà nó lại không có cách nào điều giải và giải tỏa. Bởi vì đứa trẻ còn rất nhỏ, nên sẽ phản ứng lên các cơ quan của nó, sẽ thông qua cách này để phản xạ, để điều giải. Nó hai - ba tuổi tôi đã đánh nó, dùng cây chổi lông gà để đánh nó rất là nghiêm khắc. Bởi vì lúc nhỏ tôi đã được giáo dục như vậy nên tôi cảm thấy trẻ nhỏ hiện nay cũng nên dạy như vậy, nhất định phải nghiêm, không thể vì gia đình có điều kiện tốt mà không nghiêm khắc với chúng. Sau đó tôi phát hiện mình sai. Sai lầm căn bản nhất mọi người biết là gì không? Bởi vì tôi là phụ nữ, nó là nam, nó là con trai, phụ nữ từ nhỏ nhất định phải được dạy nghiêm khắc. Bạn xem thiên thứ nhất trong “Nữ Giới”, sanh xong con gái thì đặt chúng xuống dưới đất cho chúng đùa nghịch với con thoi dệt vải, con trai thì không như vậy, con trai thì cho chúng viên ngọc làm đồ chơi. Nam - nữ không giống nhau. Đàn ông họ đại biểu cho trời, là tôn quý ở phía trên. Lúc đó tôi không biết, nhưng lúc đó thực sự là chí thành cảm thông, cũng là từ lúc đó tôi bắt đầu chăm chỉ học Phật, bởi vì lúc đó tôi đã cầu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhất tâm cầu Ngài, niệm danh hiệu Ngài hai mươi bốn giờ không gián đoạn. Tôi nói nếu Ngài thật sự có thể trị khỏi bệnh cho con trai tôi, tôi sẽ phát tâm chăm chỉ học Phật. Tôi tin tưởng có Phật Bồ Tát. Thực sự là con trai tôi đã khỏi bệnh, nhưng sau đó tôi đã nhận được một bài học, chính là không được quá nghiêm khắc như vậy đối với nó. Đặc biệt là sau khi học “Nữ Đức”, bạn phải hiểu được cách tùy thuận thiên tánh của chúng, sau đó mới biết cách để giáo hóa chúng.
Tôi xin kể cho mọi người một ví dụ hai ngày trước, đều là những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Tôi lại lấy ví dụ này bởi vì còn có một ví dụ của một cô giáo khác, lấy nó để so sánh một chút. Có người tặng cho con trai tôi mấy viên kẹo, nó liền đặt trên tủ trong phòng của nó. Nó đang ngồi  làm bài tập, nhìn thấy viên kẹo đó tôi liền nghĩ răng của nó không tốt, nên tôi không muốn để cho nó ăn. Tôi liền nói với nó: “Viên kẹo này chắc là rất ngon, mẹ lấy ăn nhé con”. Nó đương nhiên không nói gì. Nó nói “Được ạ! Mẹ ăn đi”. Tôi liền lấy và ăn viên kẹo đó. Ăn xong, kỳ thực tâm nó rất không thoải mái. Đợi đến buổi tối nó buồn buồn, không vui tới tìm tôi. Nó nói:“Mẹ à! Con muốn nói chuyện với mẹ một chút”. Tôi nói: “Được! Con nói đi, có chuyện gì vậy?”. Nó nói: “Mẹ học văn hóa truyền thống tại sao mẹ lại không có tâm cung kính vậy?”. Tôi nói: “Vì sao vậy?”. Nó nói: “Mẹ lấy kẹo của con nhưng mẹ không nói cảm ơn con,, sau đó ăn xong mẹ cũng không có phản hồi gì”. Lúc đó tôi đã sững người ra. Nếu như trước đây tôi nhất định sẽ nói: “Đúng, nên như vậy!”, nhưng hôm đó tôi cảm thấy không đúng. Sau đó tôi liền nghĩ, bởi vì “ Hiếu Kinh” nó đã học thuộc lòng rồi, nhưng tôi không để nó đọc thuộc tôi nói:“Con mở  quyển “ Hiếu Kinh” này ra, con đem chương một đọc qua một lần, mẹ ngồi đây nghe con đọc”. Nó cũng không biết ý của tôi là gì, nó liền đọc “Khai tông minh nghĩa chương đệ nhất”. Sau khi nó đọc xong, tôi nói con giải thích cho mẹ xem cái gì gọi là:“Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu”. Nó nói: “Chính là thân thể của con, tóc của con đều là nhận được từ mẹ, từ ba”. Tôi nói: “Thân thể của con đều là ba mẹ ban cho con, có viên kẹo con cho mẹ, mẹ có phải nói lời cảm ơn con không?”. Tôi nói: “Con có viên kẹo này, suy nghĩ đầu tiên của con nên làm gì? Mẹ mình có muốn ăn không? Bà ngoại ông ngoại mình có muốn ăn không? Mình trước tiên nên hiếu thuận họ, chứ không phải trước tiên nên bỏ vào trong bụng mình. Khi mẹ dạy dỗ con, con nên sanh tâm hổ thẹn”. Sau đó nó đứng đó không nói gì. Một hồi lâu nó nói một câu: “Được ạ! Mẹ à, sau này có đồ ăn ngon con sẽ đưa mẹ ăn trước, mẹ cũng không cần nói cám ơn con”.
Vì sao tôi lại nói ví dụ này cho quý vị? Bởi vì trong quá trình tôi dạy “Nữ Đức”, có một cô giáo khoảng năm mươi tuổi ở trước mặt tôi khóc nức nở cả một buổi sáng. Con gái của cô ấy làm việc tại một công ty nước ngoài, lương mỗi tháng rất cao, nhưng một đồng cô ấy cũng không cho mẹ. Mua đồ ăn ngon mang về nhà thì xách vào trong phòng, ngồi trong phòng ăn một mình. Nếu mẹ cô ấy vào nếm thử một ít thì cô ấy liền trách mắng mẹ mình là: “Ngay đến một tiếng cảm ơn mẹ cũng không biết nói hay sao?”. Mẹ cô ấy liền mau chóng nói: “Cảm ơn con con gái! Món này rất ngon”. Người mẹ này đã khóc và nói với tôi rằng: “Tại sao nó có thể như vậy chứ?”. Tôi nói: “Việc đó sao cô lại hỏi tôi, cô nên hỏi chính bản thân mình”. Tôi nói: “Ông bà mình chẳng phải đã nói hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ hay sao? Đứa con gái này của cô có phải từ nhỏ cô rất cưng chiều, chiều chuộng nó phải không?”“Đúng vậy! Tôi yêu thương nó, thương nỗi đến hơn hai mươi tuổi tôi vẫn còn giặt quần lót cho nó, việc gì cũng không để nó làm, không để nó phải lo lắng chuyện gì cả. Đối với nó vô cùng tốt, nhưng tại vì sao nó có thể đối xử với tôi như vậy chứ?”. Tôi nói: “Cô đã yêu sai rồi, cô đối tốt với nó, nhưng cách cô đối tốt với nó lại là sai, không phù hợp với giáo dục luân lý đạo đức. Bởi vì “mẹ nhân từ, con hiếu thảo”. Chữ “từ” này tuyệt đối không phải là cô chăm sóc cho nó từng li từng tí mọi mặt trong cuộc sống. “Từ” chân thật chính là cô làm thế nào để dẫn dắt con trẻ nâng cao linh tánh, để chúng có thể trong tương lai khi đối người, tiếp vật, đối nhân xử thế, khi đối diện với quan hệ ngũ luân, chúng hoàn toàn căn cứ vào ngũ luân để ứng xử. Cô phải làm gương cho chúng”.
Tôi xin kể thêm một ví dụ nữa cho mọi người, cũng là câu chuyện xảy ra giữa tôi và con trai tôi. Bởi vì bản thân tôi có sự thay đổi rất lớn, do đó tôi sẽ chia sẻ với mọi người. Có một lần vào buổi tối, tôi cũng dẫn con trai đi tản bộ (không phải ngày nào cũng vậy) qua nhà hàng xóm. Cô hàng xóm này không có con nên rất thích hai đứa con trai của tôi. Sau đó cô ấy lấy bánh ngọt, kẹo, kẹo mè rất ngon cho hai con trai tôi ăn. Hai đứa con tôi rất vui mừng, bởi vì những thứ này ở nhà chúng tôi đều không có. Sau đó chúng mỗi đứa ăn một cái, trên tay lại cầm thêm một cái rồi đi ra. Sau khi đi ra, cô hàng xóm muốn đưa cho chúng những thứ này cầm đi ăn, nhưng tôi ngăn lại, tôi nói: “Những thứ này cứ để ở nhà chị, đợi hôm nào đi tản bộ chúng muốn ăn thì lại tới ăn nữa, đừng để chúng tập thành thói quen ăn rồi lại còn mang về”. Sau đó chị hàng xóm này nói: “Được!”. Sau khi ra về, con trai lớn của tôi mau chóng ăn hai viên kẹo vào bụng. Kết quả bởi vì đứa út còn nhỏ, nó vẫn chưa ba tuổi, vừa ăn hết một viên kẹo mè, trong tay thì vẫn còn cầm một viên kẹo mè khác. Đứa con lớn liền đến nói với tôi: “Mẹ à! Mẹ xem Nhị Bảo còn nhỏ như vậy phải giữ gìn răng cho tốt, nên viên kẹo kia con ăn giúp em một nửa có được không ạ?”. Tôi nói: “Được!”. Tôi mới nói “được”, vẫn chưa nói xong, vẫn chưa nói câu tiếp thì nó đã bước nhanh xông tới dành viên kẹo của Nhị Bảo muốn bẻ làm đôi. Bạn nghĩ xem, trẻ con mà. Nhị Bảo nhỏ như vậy nó chắc chắn nắm chặt, chết cũng không chịu đưa. Sau đó đứa lớn bắt đầu khóc lớn, rồi nhảy dựng lên nói: “Mẹ nói rồi, phải chia mỗi người một nửa”. Lúc đó chúng tôi vẫn chưa rời khỏi sân nhà cô hàng xóm. Sau đó cả hai cũng không chịu, đều bắt đầu khóc, khuyên thế nào cũng không được. Cô hàng xóm liền chạy ra nói: “Đừng khóc nữa, mỗi người một hộp mang về nhà từ từ ăn nhé”. Nếu như trước đây tôi nhất định sẽ nổi nóng, bởi vì tôi cảm thấy rất mất thể diện, nhưng lúc đó cơn tức giận của tôi lại không nổi lên. Bởi vì tôi nghe đĩa giảng của cô Lưu Tố Vân, tôi nhớ một từ, đó là hoán đổi vị trí để suy nghĩ. Tôi nghĩ nếu tôi là đứa lớn, tôi có thể cũng sẽ như vậy, tôi nghĩ viên kẹo đó nhất định rất ngon nên nó mới có thái độ như vậy. Tôi liền cười và nói với đứa lớn rằng: “Con trai à! Con đừng kích động, sự kích động này chính là ma quỷ. Con vừa kích động thì mà quỷ sẽ xuất hiện đấy!”. Con trai lớn của tôi lớn tiếng nói: “Con chính là muốn để ma quỷ xuất hiện, ma quỷ không xuất hiện thì viên kẹo này có thể xuất hiện không?”. Sau đó tôi không nói gì nữa. Cô hàng xóm lấy hộp kẹo đưa cho chúng tôi, sau đó chúng tôi liền ra về. Sau khi trở về tôi rất nghiêm túc, tôi nói với mẹ tôi rằng: “Hộp kẹo này mẹ giữ lại mang về cho con của em trai con ăn, hai đứa chúng không được ăn nữa”. Hai đứa con tôi trở về nhà đều biết mình sai rồi nên không ai nói lời nào. Khi tôi nói câu này, hai đứa đều mở to mắt không dám nói lời nào. Mẹ tôi liền cầm lấy hộp kẹo rồi đi. Tôi nói: “Mẹ à! Mẹ khóa cẩn thận lại nhé, để vào trong tủ của mẹ ấy”. Sau đó tôi không nói gì, xuống chuẩn bị nước tắm. Sau đó tôi nói: “Nhị Bảo, đi tắm thôi!”. Sau đó, đứa con trai lớn đi theo sau nhưng tôi cũng không nói chuyện, giống như không nhìn thấy nó vậy. Tôi tắm xong cho Nhị Bảo rồi đi ra. Khi tôi lên lầu mặc quần áo cho Nhị Bảo thì tôi phát hiện trên bàn có một mẩu giấy. Trên mẩu giấy đó viết: “Mẹ thân yêu! Con xin lỗi, con sai rồi, sau này con sẽ không nói to hét lớn nữa. Con trai lớn của mẹ!”. Sau đó tôi giữ lại mẩu giấy đó. Sau khi giữ lại thì con trai lớn cũng xuống tắm. Nó tắm xong, đi lên lầu nhìn vẻ mặt của tôi vẫn không có gì thay đổi, nó liền nói: “Mẹ à! Mẹ có nhìn thấy thứ gì ở trên bàn không?”. Tôi nói: “Mẹ không thấy gì cả”. Tiếp theo nó nói: “Mẹ không nhìn thấy thì thôi vậy! Mẹ đừng giận nữa, sau này con sẽ không để ma quỷ xuất hiện nữa đâu”. Tôi nói: “Được. Con trai à! Con người phải có thể khống chế được chính mình. Đặc biệt là con trai, nếu một viên kẹo đã có thể lôi con đi, tương lai con lớn lên liệu có bị những thứ khác kéo đi mất không? Lúc đó con không còn là chính mình nữa đâu”.
Vì sao tôi lại kể ví dụ này cho mọi người? Với tính cách trước đây của tôi, nếu con cái như vậy thì tôi rất dễ nổi giận, đặc biệt là ở trước mặt người ngoài. Nhưng tôi cảm thấy nổi nóng không thể giải quyết được bất cứ vấn đề gì. Giống như có người nói oán hận, oán hận không thể đối trị được oán hận, mà chỉ có yêu thương mới có thể chấm dứt oán hận. Nhưng tình yêu thương này không chỉ đơn thuần nói trên miệng, mà phải chân thành từ tận đáy lòng tôn kính con trai mình, xem chúng chính là thầy của bạn. Tôi đã xem hai đứa con trai của mình thành thầy giáo của tôi, ngày ngày đưa ra đề thi, thật sự là càng ngày càng khó. Chúng thường xuyên ra đề thi cho bạn, đề thi vừa phát ra bạn phải nhìn vào đó mà làm. Sau đó, quay đầu nhìn lại chúng vẫn rất yêu bạn. Cho nên tôi nghĩ, rất nhiều phụ nữ có thể người mà cả đời họ qua lại nhiều nhất, thường không nhất định là ba mẹ, có thể là chồng mình, con mình, cho nên nếu giải quyết tốt hai vấn đề này thì có thể cả đời này họ sẽ rất hạnh phúc, rất thoải mái. Những chuyện này đều là những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, nhưng bản thân chúng ta phải điều chỉnh từng li từng tí một.
Chúng tôi đang chia sẻ chương “Kính Thuận” trong sách “Nữ Giới”, đoạn tiếp theo nói: “Phu kính phi tha”. Ý nói ngoài việc kính chồng ra thì không có gì khác. “Trì cửu chi vị dã”, mấu chốt là có thể kính trọng dài lâu. “Trì cửu giả, tri chỉ túc dã”, chính là bạn biết dừng lại, biết được đủ. “Trì cửu”, hai chữ này rất quan trọng. Cái gì là “chỉ”? Chính là cái gì cũng đều phải biết dừng lại đúng lúc.
Tôi xin lấy một ví dụ đơn giản nhất, như có đồ ăn ngon không thể ăn mà không biết dừng, có những thứ thú vị không thể chơi mà không biết chán, không thể vừa nổi giận thì giận mãi không nguôi. Thường khi phụ nữ nổi giận thì giống như hiệu ứng Domino vậy, vốn dĩ cãi nhau với chồng là vì chuyện này, nhưng cãi tới sau cùng đã lôi cả những chuyện mười năm trước ra nói. Bởi vì tôi từng nghe một phụ nữ ngồi đó than phiền với tôi, vốn dĩ là cô đang oán trách về chuyện này, đến cuối cùng sau khi nghe một giờ đồng hồ thì cô ta đã lôi cả những chuyện mấy năm trước ra kể. Thường thường đều là như vậy. Cho nên chúng ta phải đem hai chữ này học cho tường tận. Chữ “chỉ” này trong cuộc sống thực tế chỉ có hai loại hoàn cảnh mà chúng ta thường xuyên gặp phải, một loại là thuận cảnh, một loại là nghịch cảnh. Thuận cảnh chính là ngày hôm nay mọi việc đều hài lòng vừa ý, gặp thấy đều là những người mình thích, nghe thấy đều là những lời mình muốn nghe, làm việc gì cũng đều vui vẻ, ưa thích, hy vọng ngày ngày đều như vậy. Sai rồi! Bạn phải biết được dừng lại. Khi thuận cảnh không khởi tham luyến, không có tâm muốn chiếm hữu liên tục bất cứ thứ gì, như vậy là đúng! Tôi luôn dùng những lời trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” để đối trị với cái “chỉ” này.
Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” có sáu loại quán tưởng. Ví dụ khi số mệnh đương gặp lúc vinh hiển thì phải thường nghĩ đến lúc cô quạnh, bạn liền biết chừng mực. Khi trước mắt ăn uống sung túc thì phải thường nghĩ đến lúc bần hàn, nên cũng có thể dừng lại. Khi học vấn có phần cao phải thường nghĩ rằng mình còn kém cỏi, cũng có thể dừng lại. Bạn vừa dừng lại thì cái tâm ngạo mạn của bạn sẽ không sanh khởi, mà tâm cung kính sẽ sanh khởi, con người này liền có thể không ngừng tiến về phía trước. Khi gặp nghịch cảnh, ví dụ ngày hôm nay đều là những việc không thuận ý, bạn nhất định đừng nổi nóng, mà ngay lúc đó phải biết đem ý niệm này toàn bộ chuyển trở lại.
Tôi xin chia sẻ với mọi người, kỳ thực trong cuộc sống có một câu nói, đó là “chuyện không vừa ý thường chiếm đến tám - chín phần”. Trong mười việc thì có đến tám - chín việc không như ý muốn, vậy phải làm sao? Bạn phải nghĩ tất cả theo chiều hướng tốt đẹp. Nếu bạn nghĩ theo chiều hướng tốt đẹp thì tâm thái của bạn chẳng phải đã khác rồi sao? Ví dụ như trước đây tôi luôn nghĩ là mình chỉ cần ở nhà, tôi nghĩ tôi không cần đi làm, ở nhà học “Nữ Đức” thật thoải mái, việc trong nhà xử lý tốt là được rồi. Nhân viên của công ty rất nhớ tôi, thường gọi điện thoại cho tôi, lúc đó tôi rất phiền toái, tôi nói tại sao họ cứ gọi điện thoại làm phiền tôi như vậy, trong lòng khởi lên phiền não. Vì tôi xem việc này là nghịch cảnh nên tôi đã khởi lên tâm sân giận. Sau đó tôi liền chuyển ý niệm. Tôi nghĩ, họ có duyên với mình như vậy, quý mến mình từ tận đáy lòng như vậy, mình nên quý trọng, quý tiếc cái duyên này, mến tiếc cái phước này, không nên đối lập với họ. Sau đó, có một lần tôi đến chỗ các nhân viên, tôi nói: “Hiện nay các bạn đều đã công tác được mấy năm rồi, mọi việc ở công ty cũng đều bình thường, kỳ thực bản thân các bạn đều có thể làm tất cả mọi việc rất tốt, đừng cứ mãi coi tôi là chỗ dựa, coi tôi là một cái gậy chống, cần vứt bỏ thì phải vứt bỏ. Nhưng nếu các bạn thực sự không vứt nổi, muốn tôi đến giúp các bạn giải quyết vấn đề, thì lúc nào các bạn cũng có thể gọi điện thoại cho tôi. Một tuần tôi sẽ cố định đến công ty để nói chuyện với các bạn về những chuyện trong công việc, những chuyện trong cuộc sống và nhiều việc khác nữa”.
Nhân viên trong công ty đều gặp phải những sự việc như thế này, ví dụ như có một cô nhân viên quen bạn trai nhưng không vừa ý, sau đó gọi tôi đến công ty. Tôi liền đến đó nói chuyện với cô ấy một buổi chiều, giải quyết vấn đề tình cảm yêu đương của cô ấy. Còn có một nhân viên có tình cảm không tốt với chồng, tôi cũng đến giải quyết vấn đề này. Còn có một lần, hai nhân viên xích mích với nhau, bên này gọi điện thoại cho tôi đòi khiếu nại, bên kia cũng gọi điện thoại khiếu nại. Sau đó khi tôi đến, tôi liền cười và nói: “Cả hai bạn đều nên dùng cách hoán đổi vị trí để suy nghĩ cho người khác. Bạn đứng ở góc độ của cậu ấy mới nhận thấy cậu ấy cũng không dễ dàng gì. Bạn lại đứng ở góc độ của cậu ấy để nghĩ xem có phải cậu ấy cũng không dễ dàng gì phải không? Chẳng phải là không có chuyện gì rồi sao?”. Con người mỗi một ngày đều sống rất vui vẻ, không cần thiết phải làm cho bản thân mình căng thẳng như vậy. Nhìn cái này không vừa mắt, nhìn cái kia không thuận mắt, chính là vì đã không làm tốt chữ “chỉ” này. Làm tốt chữ “chỉ” này thì bạn lúc nào cũng có thể ngăn được cơn thịnh nộ trong tâm mình, không để nó phát triển thành một cơn sóng biển, sóng lớn, sóng thần. Tôi từng nhìn thấy sóng, bởi vì tôi sống ở ven biển Đại Liên. Bạn nhìn thấy những cơn sóng nhỏ, gợn sóng nhìn rất đáng yêu, nhưng khi có cuồng phong sóng lớn thì thật sự rất đáng sợ. Do vậy không nên để cái tâm mình khởi cuồng phong sóng lớn, mà hãy dần dần dập tắt nó.
Thời gian trước đây, nhân viên của chúng tôi nói rằng: “Giám đốc Trần à! Những lúc cần thiết cô phải thường xuyên đến nói chuyện trị liệu một chút”. Nói chuyện trị liệu, “liệu” trong từ trị liệu. Tôi nói: “Được! Nếu các bạn cần thì chúng ta sẽ nói chuyện để trị liệu”.
Từ “chỉ” này là gì? Trong “Đại Học” cũng có nói: “Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tịnh, tịnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc”. Tôi cảm thấy từ “chỉ” này chính là bước đầu tiên, vô cùng quan trọng, đặc biệt là phụ  nữ. Còn “túc”đương nhiên chính là “tri túc thường lạc” rồi.
Hôm trước tôi đã chia sẻ cùng mọi người rồi, tôi đã tổng kết ra có năm loại tình yêu. Tổng kết xong tôi còn rất vui. Tôi căn cứ vào việc học đĩa giảng của cô Lưu Tố Vân mà tổng kết ra. Sau đó tôi liền chạy đến chỗ chồng tôi chia sẻ với anh ấy. Tôi nói: “Anh à! Em đã tổng kết ra là tình yêu có năm loại, hợp năm loại này lại chính là một loại tình yêu mà con người cần phải có, là tình yêu giữa vợ chồng cần phải có”. Anh ấy rất tán thán.
Tôi nói: “Thứ nhất, yêu chính là cảm ơn. Con người không có tâm cảm ân thì sẽ không có tâm yêu thương”. Nếu bạn không biết cảm ân chồng bạn đã cho bạn một mái nhà, cho bạn một chỗ dựa, thì bạn cũng không có tâm yêu thương. Bạn nói bạn vì tiền của anh ấy, vì quyền của anh ấy, vì danh của anh ấy mà bạn kính anh ấy, bạn yêu anh ấy, nếu một ngày những thứ đó không còn nữa thì sao?
“Thứ hai, yêu là biết đủ”. Biết đủ thường vui. Những thứ bạn đang có chính là những thứ tốt nhất, đừng đi ngưỡng mộ người khác nữa, ngưỡng mộ cũng không có được. Đặc biệt có rất nhiều người rất thích đem so sánh chồng mình với chồng người khác, so tới so lui kết quả bản thân mình là kém nhất, những thứ tốt đẹp đều rơi vào tay người khác.
Bởi vì thời gian trước có hai vị giám đốc dẫn vợ mình đến Đại Liên chơi, chúng tôi cùng nhau ăn cơm. Vợ của họ chưa từng gặp mặt chồng tôi, nên họ đem hai người chồng của họ ra so sánh với tôi. Ngày thứ hai ăn cơm, có một vị giám đốc nói: “Bà xã tôi cứ luôn bảo tôi phải học tập cô, làm tôi rất phiền muộn”. Sau đó tôi nói: “Sai rồi, đàn ông phải học tập với đàn ông, phụ nữ phải học tập với phụ nữ, anh không cần học tôi. Mặc dù tôi là giám đốc nhưng tôi là phụ nữ, hai chúng ta nên cùng nhau học tập, học “Nữ Đức”. Nếu có cơ hội tôi sẽ giới thiệu chồng tôi với chồng các chị để họ cùng thảo luận xem nên làm đàn ông như thế nào. Việc này nhất định đừng nên nói nữa”. So sánh chồng mình với chồng người khác là chuyện không nên rồi, thế thì sao còn có thể đem chồng mình so sánh với vợ người khác được chứ? Đó là sai lầm lớn, rất là sai lầm. Cho nên tuyệt đối không nên so sánh, vì vừa so sánh thì tâm của bạn liền sẽ có cao thấp.
Tôi chưa từng so sánh, bởi vì trước đây có một lần duy nhất tôi đã nhận được một bài học. Đó là gì vậy? Lúc mới kết hôn, chồng tôi không biết làm việc nhà, vào phòng thì tất vứt một cái bên đông, một cái bên tây, sau đó nằm dài ở đó không làm gì. Tôi rất tức giận nhưng không dám nói với ba mẹ, lén lút gọi điện thoại cho cô của tôi. Cảm tình giữa tôi và cô rất tốt. Tôi vẫn chưa oán trách, chưa nói quá ba câu thì đã bị cô tôi mắng cho một trận. Cô nói: “Nó như vậy sao con còn lấy nó? Tầm nhìn của con thế nào vậy, không được vạch áo cho người xem lưng”. Tôi lập tức gác máy. Tôi đặt điện thoại xuống, từ đó về sau thực sự cho đến hôm nay tôi chưa từng than phiền với ai. Ví dụ như chồng tôi cái này hay cái kia không tốt, tôi tin là mọi người có thể chưa nghe qua. Bởi vì trước đây tôi thường buồn bực, cảm thấy anh ấy tại sao lại như vậy. Nhưng bình thường tôi rất thích xem sách, tôi thường lấy sách để điều chỉnh bản thân, hoặc là chuyển sự chú ý sang việc khác, như ra ngoài đi dạo, đi làm đẹp, tôi sẽ quên đi và không nhớ đến chuyện đó nữa. Hiện tại tôi biết cách đó là trị ngọn không phải trị gốc, bởi vì thật sự thuận là tâm bạn thuận, nếu thuận trên sự thì sẽ không thể trị được gốc.
Có một lần chồng tôi đã khai thị cho tôi. Chúng ta nói nhẫn nó có ba cấp bậc, có thể nhẫn thì chính là thuận. Anh ấy nói: “Thứ nhất gọi là nhẫn chịu, đây là tầng thấp nhất. Đây là mức tổi thiểu mà con người đều nên có, là mức tu dưỡng thấp nhất của một người. Anh ấy nói chữ nhẫn này chính là trên trái tim có một con dao, ý nói em nhìn thấy người khác làm sai, nhìn thấy người khác không thuận mắt em cũng phải nhẫn, chí ít thì em cũng phải bịt chặt cái miệng mình lại không được tùy tiện đi bình luận người khác, không được động một tý là đi tranh tới tranh lui với người khác. Anh ấy nói đây là tầng thấp nhất, tầng này nếu em không vượt qua được thì kết cục và kết quả của em chính là một thân bệnh tật. Bởi vì những thứ trong tâm em nghĩ đều có con dao, trong lòng em vừa uất ức vừa nổi giận thì em có thể không sanh bệnh được không?”. Anh ấy nói: “Thứ hai gọi là khoan dung. Khoan dung tức là đối phương sai, đối phương không đúng, đối phương lăng nhục em, nhưng em có thể tha thứ cho họ, tâm của em phải lớn. Tâm lớn lượng lớn thì phước liền lớn. Nên em phải đem những cái đó buông xuống”. Anh ấy nói đây là tầng thứ hai. Anh ấy nói tầng thứ ba là cao nhất, và cũng khuyên tôi cần phải đạt tới tầng này, gọi là bao dung. Anh ấy nói: “Bất cứ việc gì cũng không có đúng sai, chỉ là do đứng ở góc độ khác nhau. Nếu em đạt tới tầng này thì em sẽ không nhìn thấy lỗi lầm của người khác, làm gì có sai chứ? Cảnh giới của họ như vậy, sự tu dưỡng hàng ngày của họ như vậy, nên họ nói câu này, họ lý giải như vậy là có đạo lý, vì họ mê hoặc điên đảo nên cho rằng như vậy là được. Anh ấy lại nói cảnh giới này của em như vậy, hoàn cảnh này của em là như vậy, môi trường giáo dục này của em là như vậy nên em sẽ cho rằng như vậy là đúng, điều này cũng có thể lý giải”. Sau khi anh ấy nói với tôi xong, lúc đó tôi đã rất tán thán anh ấy, tôi nói: “Cảnh giới của anh cao hơn em, thảo nào thời xưa đều gọi chồng là tiên sinh”. Thực sự họ là cấp thầy giáo rồi mới có thể cả đời giáo hóa bạn.
Tôi vô cùng kính phục anh ấy, bởi vì anh ấy có thể dẫn dắt tôi trên rất nhiều phương diện, bao gồm cả việc học văn hóa truyền thống. Năm ngoái, anh ấy đã nói với tôi là: “Em học văn hóa truyền thống phải làm được nhân hậu mà không bảo thủ, nhìn xa trông rộng mà không gian xảo, theo kịp thời đại mà không theo kiểu nước chảy bèo trôi. Trước tiên bản thân em phải thực sự làm được, bản thân phải có thể ngộ sau đó mới đi nói. Nói hay không nói, có thể làm thầy người khác hay không không quan trọng, quan trọng nhất chính là bản thân em có làm được hay không”.
Do vậy, thật sự từ trong tâm tôi có một cảm giác hài lòng, có một sự tôn kính đối với anh. Trên sự bạn làm được, thì bạn sẽ cảm thấy rất tự nhiên. Ví dụ như khi anh ấy về nhà muộn, tôi thường ở trong thư phòng của anh ấy vì sau khi anh ấy về nhà thì thường sẽ dùng máy tính một lúc. Anh ấy thích chơi cờ tướng. Sau đó thông thường tôi sẽ chuẩn bị cho anh ấy một số thứ bao gồm như trái cây, sữa, trà, đồ ăn vặt, rồi nước rửa chân. Bởi vì chậu rửa chân của anh ấy có thể chỉnh thời gian cố định, độ ấm cố định, đến lúc anh ấy ngâm chân hay làm gì cũng đều được tôi chuẩn bị sẵn. Có một lần, bởi vì quá bận nên tôi đã sơ suất. Ngày hôm sau, sáng sớm hơn ba giờ tôi đi lên xem anh ấy (thông thường hơn ba giờ là tôi thức dậy, hiện tại buổi sáng học “Nữ Đức” nên canh năm, trước bốn giờ phải mau chóng dậy), thì anh ấy vẫn ngồi đó chơi cờ tướng, sau đó đặt hai cái chân lên bàn nhìn tôi. Cảm giác đầu tiên của tôi là quên lấy khăn lau chân, nên tôi nói: “Anh à! Em xin lỗi em quên lấy khăn lau chân cho anh”. Anh ấy nói: “Đúng vậy! Anh đã hong khô rồi”. Tôi nói:“Thật ngại quá, đây là sơ suất, sơ xuất nghiêm trọng, lần sau em nhất định chuẩn bị đầy đủ cho anh”. Khi bạn làm những việc này, bạn không nên có những cảm giác như bản thân mình hèn mọn, thấp kém hoặc là bản thân không thoải mái vì sao tôi phải làm những việc này chứ. Không có cảm giác như vậy, mà bạn phải nên hoan hỷ, vui vẻ, vô cùng vui thích đi làm cho anh ấy. Sau khi bạn làm xong rồi, bạn có thể nhận được hồi báo, thật đấy!
Trước đây chồng tôi là một đại nam nhân, anh ấy không chú ý đến những chuyện nhỏ nhặt, nhưng mùa hè năm nay vô tình tôi đã nói một câu là: “Quạt trong nhà mình đều là quạt lớn”. Mọi người chắc thấy qua loại quạt lớn đó rồi. Tôi nói: “Tay em nhỏ quá, sao không có cái quạt nhỏ nào nhỉ?”. Tôi chỉ thuận miệng nói câu đó. Kết quả buổi sáng ngày thứ hai, trên cái tủ trước đầu giường của tôi, anh ấy đã tự mình đi mua một cái quạt lụa nhỏ, là quạt đàn hương của Hàng Châu đặt ở đầu giường. Lúc đó tôi không ngờ của anh ấy mua, tôi còn đứng đó nhìn, “sao ở đây lại có cái quạt nhỏ nhỉ?”. Sau đó tôi liền cầm cái quạt đó, cũng rất thích nó. Sau đó anh ấy liền hỏi tôi:“Em có thích cái quạt đó không? Là anh mua đấy!”. Tôi vô cùng cảm động. Có thể nó chỉ đáng mấy đồng, khoảng mười đồng, hai mươi đồng, nhưng tôi cảm thấy chỉ cần bạn cống hiến một cách vô tư thì nó nhất định sẽ được báo đáp. Tôi nói điều này là “tình yêu chính là phụng hiến”. Chẳng phải tôi đã nói yêu là cảm ân, yêu là biết đủ hay sao? Yêu còn là phụng hiến. Thật sự bạn cống hiến một cách vô tư, không tính toán, thì bạn sẽ nhận được những sự báo đáp mà mình không hề nghĩ tới.
“Thứ tư, tôi tổng kết rằng, yêu chính là chuyên nhất”. Bởi vì tình yêu hiện nay đều không chuyên nhất, ba tâm hai ý. Yêu nhất định phải chuyên nhất, một lòng một dạ. Chúng ta chẳng phải nói: “Nhất môn thâm nhập trường thời huân tu sao?”. Môn học làm vợ chồng này bạn cũng phải “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, nếu bạn cứ thay đổi thì huân tu sẽ không thành. Do vậy, khi mười ba tuổi tôi đã quen biết chồng tôi, chúng tôi là bạn học cấp ba. Mười sáu tuổi tôi thi lên đại học nhân dân Trung Quốc, anh ấy thi lên đại học Cát Lâm. Năm hai mươi tuổi tôi tốt nghiệp, anh ấy lớn hơn tôi một tuổi, hai mươi mốt tuổi. Hai năm sau tôi hai mươi ba tuổi, tôi được gả cho anh ấy mãi đến bây giờ. Do vậy mà việc “nhất môn thâm nhập này” đến hiện nay chúng tôi đã huân tu mười lăm - mười sáu năm rồi. Chúng tôi huân tu cũng không tệ, nhưng ở giữa cũng có rất nhiều thăng trầm, thật sự là như vậy. Bạn thấy thời gian huân tu của cô Lưu Tố Vân còn dài hơn tôi, do vậy cô cũng thành tựu rồi. Cho nên, tôi tin tưởng một người phụ nữ chỉ cần một lòng một dạ tiếp tục huân tu thì nhất định sẽ đạt được chân đế của hôn nhân, chân đế của tình yêu, bạn sẽ thấu suốt. Khi bạn xử lý nó sẽ không phức tạp, sẽ làm tốt mọi việc.
Ngày mốt tôi có thể sẽ giảng chương thứ năm, chính là “chuyên tâm”. Tôi sẽ chia sẻ với mọi người những trọng điểm này.
Thứ năm, tôi cảm giác tình yêu chính là bao dung. Tâm của người phụ nữ phải lớn. Làm sao tâm mới có thể rộng lớn được? Chính là không nên quá để ý đến những thứ bên ngoài, đặc biệt là đừng nên quá quan trọng tiền bạc. Việc phụ nữ hay so đo tính toán phần nhiều đều là tiền bạc, thích chiếm những món lợi nhỏ. Khi ra ngoài mua đồ, bạn thấy cửa hàng giảm giá, tặng sản phẩm, đều là phụ nữ đổ xô vào mua. Mua món này thì được tặng thêm mấy sản phẩm nữa, nên một nhóm phụ nữ đều đổ xô đến mua. Vốn dĩ chuẩn bị mua loại mỹ phẩm này, đến cuối cùng mua cả túi mang về nhà.
Vì sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì tôi phát hiện rất nhiều mâu thuẫn, rất nhiều vấn đề trong gia đình đều là do tiền bạc gây ra, chính là quá quan trọng đến tiền bạc. Tôi nghĩ, hôm nay tôi có thể cùng chia sẻ với mọi người niềm hạnh phúc trong hôn nhân hoặc là những thể hội, những lợi ích của bản thân trong nhiều năm qua thực sự là do tôi không quá xem trọng đối với tiền bạc. Bởi vì cách nhìn nhận của tôi đối với tiền bạc là gì? Tôi từng có một cuộc đối thoại với chồng tôi ở Thượng Hải vào mùa hè năm ngoái. Anh ấy cùng hai vị lãnh đạo ở đại sảnh một nhà hàng ngồi uống trà, trong đó có một vị lãnh đạo đã nói với anh ấy. Bởi vì ban đầu hai chúng tôi có một công ty tư vấn chứng khoán, nếu là người làm chứng khoán thì sẽ biết công ty đó địa vị rất cao, rất khó tìm. Nhưng sau đó, vào năm 2002 tôi đã chuyển nhượng công ty, chuyển nhượng quyền nắm giữ cổ phần. Bởi vì lúc đó tôi kiên quyết không muốn bước chân vào thị trường cổ phiếu mà rút khỏi hoàn toàn. Năm 2000 thì tôi đã rút khỏi, đến năm 2002 thì tôi kiên quyết chuyển nhượng. Sau đó vị lãnh đạo đó đã nói với chồng tôi rằng: “Nếu như anh không chuyển nhượng, bây giờ anh bán hết quyền nắm giữ cổ phần công ty thì có thể bán được mấy mươi triệu tệ đó, vậy thì anh sẽ thu được rất nhiều tiền”. Chồng tôi vừa nghe thì ánh mắt liền thay đổi, sau đó nhìn tôi. Anh nhìn tôi, tôi liền nghĩ: “lúc đó quyết định đều là mình đưa ra, mình tìm người để chuyển nhượng. Mức giá lúc đó thấp hơn rất nhiều, rất nhiều so với hiện nay, chỉ là một số lẻ thôi. Tôi rất điềm nhiên nói rằng: “Anh à, anh phải nghĩ thoáng một chút. Tiền trong ngân hàng chỉ là một dãy số, tiền cầm trong tay chỉ là một đống giấy mà thôi. Sau khi có nhiều tiền rồi, nếu anh muốn sử dụng thì anh phải suy nghĩ sử dụng thế nào để không tạo nghiệp, phải dùng tiền cho phù hợp, còn phải có trí huệ nữa”. Đây là quan điểm đối với tiền của tôi. Sau đó ba người đàn ông nghe xong đều nhìn tôi, không ai nói gì. Sau đó có một vị lãnh đạo, bởi vì ông rất thích sưu tầm ngọc, ông sững người ra hồi lâu rồi nói: “Tịnh Du! Theo cách lý giải của cô thì số ngọc của tôi nếu như không bán thì chỉ là một đống đá bày ở nhà, còn nếu bán đi thì vẫn chỉ là một đống giấy vụn”. Sau đó tôi nói: “Đúng rồi!”. Tôi nói xong thì không dám ngồi lại đó nữa, sợ ba người họ sẽ nói tiếp. Tôi nói: “Mọi người cứ nói chuyện, tôi về phòng nghỉ ngơi”, liền chạy về phòng. Nhưng từ đó về sau, chồng tôi nói với tôi rằng: “Quan niệm này của em thật mới mẻ, rất nhiều người sẽ đi tuyên truyền điều này”. Tôi nói: “Đích thực là như vậy. Bởi vì nếu anh không thấu rõ việc này, anh sẽ luôn bị mệt mỏi vì những sự việc này đeo bám không buông được”.
Tôi xin nêu một ví dụ cho mọi người, là việc trong gia đình tôi. Bởi vì chị cả của chồng tôi  gia đình chịtương đối khó khăn, không được tốt lắm, con của chị từ tiểu học lên trung học, trung học lên cấp ba, cấp ba lên đại học, tất cả chi phí đều do tôi giúp đỡ. Tôi giúp đỡ chị với quan niệm gì? Chính là dù sao chị ấy có việc nên mới gọi điện thoại cho tôi. Sau đó tôi liền gửi tiền cho chị. Chị chưa bao giờ tìm em trai mình. Sau khi đứa cháu gái này của tôi lên đại học, mỗi tháng tôi đều cố định gửi tiền phí sinh hoạt vào thẻ ở trường đại học cho nó. Thời gian trước, bởi vì chồng tôi có một khoản tiền gửi vào trong thẻ của chị tôi, sau đó nói với chị ấy số tiền này tặng cho chị để chị nộp học phí cho con cái. Tôi không biết việc này, chị tôi cũng không  nói với tôi. Vốn dĩ tôi đang chuẩn bị tiếp tục gửi tiền học phí học kỳ mới cho nó, sau khi chồng tôi nói với tôi chuyện này, tôi  nói: “Thật khéo, vậy em không cần gửi tiền nữa”. Kết quả, hai ngày trước chị chồng tôi gọi điện thoại đến nói chị muốn để con chị xin học bổng. Tôi liền nói với chị: “Chị không cần phải làm như vậy, chẳng phải đã có tiền rồi sao? Điều kiện nhà mình đã có đủ rồi thì mình không cần xin khoản học bổng đó nữa, hãy nhường khoản tiền đó cho người khác”. Nhưng tôi nói lời này là có ý gì? Tức là chúng ta chung sống với tất cả người thân, bạn bè của mình, có thể giúp đỡ được thì nên giúp đỡ một tay. Nếu cảm thấy tài lực của bản thân không đủ thì chí ít có tâm niệm này cũng rất tốt, không nên quá xem trọng tiền bạc. Xem trọng tiền bạc nhất định sẽ làm tổn thương tình cảm, không xem trọng tiền bạc thì sẽ không làm tổn thương tình cảm.
Trong “Nữ Giới” có nói đến “thuận” cũng là như vậy: “Phu thuận phi tha, khoan dụ chi vị dã”. Ý nói “thuận” không có gì khác chính là“khoan” và “dụ”“Khoan” nghĩa là rộng trong từ rộng hẹp, “dụ” chính là phong phú. Nó hình dung cái tâm của bạn phải rộng lớn, tâm phải phong phú, có thể dung chứa vạn sự vạn vật. Còn sự phong phú này chính là người dưới cung kính người trên. Cung là cung kính, người dưới luôn luôn ở phía dưới, không nên cứ ở phía trên lớn tiếng la hét rồi đi bình luận. Ví dụ có một số bạn nữ rất có năng lực, còn có công việc rất tốt, hoàn cảnh điều kiện gia đình cũng rất tốt, sau đó điều kiện kinh tế của bản thân cũng không tệ thì bạn nên dùng số tiền đó đi giúp đỡ người thân trong gia đình nhà chồng hoặc là bạn bè của chồng thì trên miệng tuyệt đối đừng nên nhắc đến những chuyện đó nữa. Bạn không nhắc đến việc đó thì chồng bạn còn cảm ơn bạn, người thân bạn bè của bạn còn cảm niệm bạn. Nếu bạn ở trước mặt chồng thường nhắc đến những chuyện đó thì tâm cảm ân đó của anh ấy sẽ không còn nữa, cuối cùng sẽ biến thành bạn cầm tiền đi cho còn mua về một đống oán hận, người ta cũng không tin bạn, còn rất chán ghét bạn. Bởi vì bên cạnh tôi đã có người bạn như vậy.
Cô ấy nói cô cũng là một người vợ rất có tiền, cô giúp đỡ những bạn bè nghèo khó. Những người thân nghèo khổ cô giúp đỡ rất nhiều nhưng lại không có kết quả tốt. Sau đó cô ấy nói: “Vì cái gì mà tôi bỏ ra nhiều tiền như vậy?”. Tôi nói: “Chị đừng nói nữa, tiền thì chị cũng đã đưa rồi, đưa xong rồi thì chị phải quên hết đi, toàn bộ coi như không đưa thì họ còn cảm niệm chị. Nếu chị cứ thường nhắc thì người ta một chút cũng không cảm ơn chị đâu. Có một số chuyện chị đừng cho rằng nên hay không nên, chị đừng nghĩ đến nó nữa”.
Ví dụ năm ngoái tôi đi công tác ở bên ngoài, trước tiên là chị chồng thứ hai gọi điện cho tôi. Tôi có hai người chị chồng đều lớn hơn tôi mười mấy tuổi, nhưng nếu gia đình họ có chuyện thì tôi trở thành chị cả, còn họ đều là em gái. Tôi đang ở bên ngoài đi công tác, sau đó đi họp thì chị hai gọi điện thoại đến nói: “Hôm nào em về, mau về nhà đi”. Tôi nói có chuyện gì vậy ạ? Chị nói: “Cần phải tìm người giúp việc cho ba mẹ”. Tôi nói: “Em còn phải ở đây hai ngày nữa, nếu thực sự cần gấp thì chị đến chỗ dịch vụ nhờ tìm một người”. Chị nói: “Các chị không biết tìm, chờ em về rồi tính tiếp nhé!”. Cô liền đặt điện thoại xuống. Đến ngày thứ hai, chị cả của chồng của tôi lại ở bên ngoài gọi điện thoại đến nói: “Em mau về đi, việc tìm người giúp việc rất gấp, nhất định phải tìm rồi. Em không thể kết thúc chuyến công tác trước được hay sao?”. Tôi nói: “Các chị ở nhà có thể tìm được mà”. Chị nói: “Các chị không làm được”. Do vậy, gặp phải những chuyện này thì không có cái gì là nên hay không nên cả, bạn cũng đừng oán giận. Sau đó tôi nói với bên tổ chức ở đó: “Nhà tôi có chút chuyện gấp, tôi nhất định phải trở về để xử lý”, liền mau chóng chạy về. Sau khi trở về thì tôi sắp xếp tìm người giúp việc, đi nộp phí, làm xong thủ tục và dẫn họ về nhà.
Tôi nhớ khi tới Tết Trung Thu năm ngoái cũng vậy. Tôi đi công tác ở bên ngoài, lúc đó ba chồng tôi nhìn một vòng các con của ông rồi nói: “Sao không  thấy Tịnh Du? Tịnh Du không ở nhà thì chẳng có ý nghĩa gì, không đón Trung Thu nữa”. Họ khá là đau lòng, đặc biệt là chồng tôi. Anh nói: “Cô ấy không phải con gái của ba, chúng con mới là con gái, con trai của ba”. Sau đó ba chồng tôi không nói gì nữa. Bởi vì từ khi kết hôn tôi đã sống cùng với ba chồng, sống cùng cũng gần hai mươi năm rồi, có lẽ tôi đối với ông còn kính trọng, tôn trọng hơn cha ruột của mình. Ông cũng khá lớn tuổi, tám mươi tuổi rồi, thân thể cũng không được tốt lắm. Do vậy, bạn nói cái gì là nên, cái gì là không nên chứ? Ở nhà không thể có cái đạo lý này.
Phía sau chương “Kính Thuận” có nói, trong nhà “việc có cong thẳng, lời nói có đúng sai, thẳng thì đi tranh giành, cong thì kiện tụng nhau, đến cuối cùng thì sanh ra phẫn nộ”. Chương “Kính Thuận” nói, nếu trên mặt sự tướng bạn đi tranh chấp đúng sai, tranh chấp cong thẳng vậy thì bạn đã sai rồi. Cho nên tôi nói với mọi người, gia đình không phải là nơi nói lý lẽ, gia đình là nơi nói yêu thương. Bởi vì có một lần, con trai lớn chạy tới trước mặt tôi nói: “Mẹ à! Mẹ nói xem việc này rốt cuộc là con đúng hay Nhị Bảo đúng? Mẹ nhất định phải cho chúng con một lời bình luận”. Tôi nói: “Không có đúng sai, con phải nhớ lời giáo huấn trong “Đệ Tử Quy”: Anh thương em, em kính anh. Anh em thuận, hiếu trong đó”. Các con giữ vững nguyên tắc này thì đều đúng, nếu không giữ được thì mỗi người phải tự phản tỉnh. Một bàn tay không thể vỗ ra tiếng được”. Nó nói: “Vậy dựa vào cái gì chứ?”. Tôi nói: “Bởi vì chúng ta là một gia đình, chúng ta không phải là tòa án, con muốn nói lý đi kiện tụng thì con đến tòa án, đừng ở nhà, ở nhà con cũng không có cách gì tranh luận, mẹ chỉ có thể lấy “Đệ Tử Quy” ra để nói đạo lý với các con thôi”. Từ đó về sau, con trai lớn của tôi không đến tìm tôi nói những chuyện như vậy nữa. Do đó bạn xem phải “hòa”, chúng ta nói lục hòa kính điều đầu tiên là “kiến hòa đồng giải”, trong gia đình đều phải có gia quy. Vậy áp dụng “Đệ Tử Quy” vào gia đình chính là đồng giải, dựa theo “Đệ Tử Quy” để thực hành, có thể học tập và sử dụng linh hoạt “Đệ Tử Quy”.
Tại sao gọi là học tập và sử dụng linh hoạt? Bởi vì có một buổi sáng, cũng là con trai lớn của tôi (lúc đó nó tám tuổi, học “Đệ Tử Quy” một năm rưỡi rồi) rất thông minh, nó thức dậy muộn nhưng vẫn không nhanh chóng đi rửa mặt, mặc quần áo. Mẹ tôi có chút sốt ruột, mẹ tôi liền nói: “Cháu nhanh lên một chút”. Kết quả con trai tôi cứ từ từ, ung dung thong thả nói: “Chớ làm vội, vội sai nhiều”. Mẹ tôi không còn lời gì để nói, bà sững người một lúc lâu rồi đến nói với tôi: “Đã bảy giờ rồi mà nó còn nói chớ làm vội là thế nào đây?”. Lời này trong quyển “Đệ Tử Quy” có đạo lý. Sau đó tôi nói với nó: “Con trai à! “Chớ làm vội, vội sai nhiều” là ở phía trước hay ở phía sau của “Nhập Tắc Hiếu”? Con phải có trước, có sau chứ. Cái phía trước thì con phải làm được trước”. Nó nói: “Ở phía sau ạ!”. Tôi nói: “Nhập tắc hiếu ở phía trước nói như thế nào?”. Nó nói: “Ba mẹ bảo, chớ làm biếng. Ba mẹ dạy, phải kính nghe”. Tôi nói: “Vậy ba mẹ của ba mẹ có phải là càng phải kính nghe, càng phải chớ làm biếng hay không?”. Nó nói: “Đúng ạ!”. Tôi nói: “Đúng vậy! Vậy bà ngoại con chính là mẹ của mẹ, tức là lời nói của mẹ của mẹ con thì con phải nghe trước”. Sau đó nó nói: “ Ồ! Thế à!”. Dù sao nó cũng bị tôi khảo cho một vòng, liền nhanh chóng đi rửa mặt. Nó còn nói với bà ngoại là: “Sao bà không nói sớm chứ?”. Cho nên, bạn thấy trẻ nhỏ thực sự có lúc chúng rất đáng yêu, bạn cũng không nên sốt ruột với chúng, mà phải giảng đạo lý cho chúng. Bạn đem đạo lý giảng tường tận cho chúng nghe, vì người lớn và trẻ nhỏ đều giống nhau. Người lớn cũng như vậy, trẻ nhỏ cũng vậy.
Nhân viên công ty tôi cũng giống như trẻ nhỏ vậy. Thời gian trước tôi nói với họ: “Chúng ta làm kinh doanh nên cái miệng này phải đặc biệt chú ý, tuyệt đối không được làm người khác dao động, không được nói lung tung. “Nói nhiều lời, không bằng ít”. Câu phía trước tôi không biết, không nhớ lắm, nhưng câu cuối cùng tôi nhớ rất rõ ràng là: “Nói nhiều lời, không bằng ít”. Kết quả, hôm đó một vị quản lý cấp cao của tôi vô cùng tức giận gọi điện thoại cho tôi nói: “Chị nhanh chóng đến đây. Cái gì mà “nói nhiều lời, không bằng ít”. Tôi muốn hỏi cái gì cũng không hỏi được, làm việc đều không thể câu thông, vừa hỏi thì “nói nhiều lời, không bằng ít”, không thể làm việc”.“Được! Tôi đến liền”. Đến nơi tôi cũng như vậy, để mọi người ngồi xuống rồi tôi mới nói: “Phàm nói ra, tín trước tiên. Lời dối trá, sao nói được”. Sau đó mới: “Nói nhiều lời, không bằng ít”, có phải không?”. Tôi nói: “Các bạn nói câu: “Nói nhiều lời, không bằng ít”, nhưng các bạn phải tuân thủ câu phía trước “lời dối trá sao nói được”. Rõ ràng lãnh đạo hỏi bạn về công việc, bạn lại nói không biết, đây có phải là lừa gạt không? Có phải là nói dối hay không?”. Tôi nói: “Lời bạn nói ra phải tuân thủ ngũ luân và ngũ thường. Khi người với người giao tiếp với nhau thì bạn không được làm trái với ngũ thường”. Nhân viên và người quản lý đó chẳng phải là quân thần hữu nghĩa, quân nhân thần trung hay sao? Tôi nói với họ một lúc, cuối cùng không ai nói lời nào. Sau đó thì mọi người đều trở lại vị trí bình thường của mình.
Do vậy, học “Đệ Tử Quy” cũng được, học “Nữ Giới” cũng được, nhất định không được học một cách cứng nhắc. Nếu cái mà bạn học được đều biến thành một loại vũ khí, một loại dụng cụ để bản thân tự tư tự lợi, vậy thì bạn đã hoàn toàn chà đạp lên những thứ của lão tổ tông để lại rồi. Học xong rồi cần phải như thế nào? Bản thân vui vẻ, người khác cũng vui vẻ, hai bên đều vui vẻ. Không phải học xong rồi thì chỉ có bản thân tôi vui vẻ, người khác vui hay không tôi không quan tâm, hoặc học xong rồi thì tôi muốn người khác vui vẻ còn bản thân tôi thì rất đau khổ, học như vậy cũng sai rồi. Hai bên đều vui vẻ thì đúng. Cho nên, bạn phải tường tận những đạo lý này, vậy thì sẽ không có vấn đề gì.
Trong chương “Kính Thuận” này có nói: “Phu phụ chi hảo, chung thân bất ly, phòng thất chu hoàn, toại sanh tiết độc”. Trong tay mọi người có thể không có đoạn văn này, ý của đoạn văn này là nói giữa vợ chồng. Bởi vì đều ở trong một căn phòng, ở cùng nhau lâu ngày dài tháng thì rất dễ dàng sinh ra khinh nhờn. Đây chính là tâm khinh mạn. Vì sao lại như vậy? Có một câu nói tôi cũng không biết có gọi là thành ngữ hay không, gọi là “quen rồi sanh lờn mặt”. Không biết mọi người có cái cảm nhận này hay không? Ý nói, quá thân quen rồi thì sẽ không còn lễ nghĩa nữa. Bạn nghĩ thử xem, có phải như vậy không? Bởi vì giữa bạn bè quá thân thiết rồi, khi vừa gặp mặt thì “anh này tốt, anh kia xấu”, vậy thì không còn lễ tiết nữa.
Giữa anh em cũng như vậy. Đối với chồng thì không cần phải nói. Vì sao một số người chồng lại có chút xem thường đối với những phụ nữ ở nhà giúp chồng dạy con vậy? Có đấy! Tôi từng gặp qua rồi. Chúng ta không nên trách chồng mình, hãy phản tỉnh bản thân chúng ta. Bạn cung kính đối với chồng, kỳ thực cũng chính là cung kính bản thân mình. Bạn không khinh thường họ, cũng giống như bạn không xem thường bản thân mình. Bạn thử nghĩ xem, nếu cả ngày bạn ở nhà lôi thôi lếch thếch, bạn nói xem khi chồng bạn nhìn bạn thì anh ấy có thấy thoải mái hay không? Bình thường dù thế nào tôi cũng tương đối chỉnh tề. Do vậy có một hôm tôi ở nhà cũng mặc như vậy, chồng tôi buổi sáng thức dậy vừa nhìn thấy tôi đã giật mình nói: “Em không phải ở nhà hay sao? Em chuẩn bị ra ngoài à?”. Tôi nói: “Không phải, em ở nhà cũng phải như vậy”. Anh ấy liền cười. Bất luận người chồng như thế nào, thì người phụ nữ nhất định trước tiên phải chỉnh đốn bản thân gọn gàng sạch sẽ. Nếu chúng ta học “Nữ Luận Ngữ”, khi nói đến phần lập thân, hoặc là giảng đến những chi tiết rất nhỏ, bạn liền phát hiện phụ nữ cũng phải thu dọn ngăn nắp chỉnh tề tất cả môi trường xung quanh. Vệ sinh là điều đầu tiên. Một người phụ nữ lôi thôi thì không thể nào phục vụ và giúp đỡ chồng mình tốt được. Điều này chúng ta học tập “Nữ Giới”, học tập “Nữ Luận Ngữ” phải đặc biệt chú ý, bởi vì có rất nhiều phụ nữ có thể không chú ý đến điều này, ở nhà tùy tiện cẩu thả, không phải cái dáng vẻ này.
Còn khi chung sống với chồng, phía sau có nói:“Tâm khinh mạn một khi đã sanh, thì sẽ nói lời lầm lỗi. Một khi nói lời lầm lỗi, thì sẽ phóng túng ý tứ” (Tiết độc ký sanh, ngữ ngôn quá hỹ. Ngữ ngôn ký quá, túng tứ tất tác). Ý nói khi tâm khinh mạn của bạn vừa sanh khởi, thì trong ngôn ngữ sẽ dễ dàng nói lời quá đáng. Chúng ta có cảm thấy như vậy không? Không cảm thấy. Bởi vì khi một người ngạo mạn, thường xuyên xem thường người khác, thì bản thân họ hoàn toàn không có cảm giác. Nếu không tin, bạn hãy tịnh tâm lại suy xét, thì bạn sẽ có thể suy xét ra. Đây là một số vấn đề thường dễ phát sinh trong cuộc sống thực tế của chúng ta. Đặc biệt trong cuộc sống gia đình, người phụ nữ không chú ý đến ngôn ngữ, vừa nói ra những lời này thì đã sai rồi.
Cho nên, tôi nghe đĩa giảng của cô Lưu Tố Vân đã cho tôi một cảm xúc rất lớn. Cô ấy đã đề xuất “bốn không”, không biết mọi người còn nhớ không?
Thứ nhất, không tranh luận.
Thứ hai, không biện luận.
Thứ ba, không thảo luận.
Thứ tư, không giải thích.
Tôi muốn cùng mọi người trên cơ sở này thêm một điều nữa.
Thứ năm, không đánh giá.
Chung sống với chồng, không nên đánh giá bất cứ người nào trong gia đình chồng. Cha chồng như thế này, mẹ chồng như thế kia, chị của anh thế này, em trai anh thế kia, cũng không đánh giá bất cứ người nào ở bên ngoài, trừ khi bạn có thiện ý muốn nhắc nhở. Cũng không đi thảo luận, tranh luận và biện luận. Nói chuyện với chồng thì phải phù hợp với luân lý đạo đức văn hóa truyền thống. Bạn muốn có được sự tôn trọng của chồng thì đây là bước đầu tiên. Nếu khi nói chuyện mà bạn không chú ý, thì trong gia đình sẽ thường xảy ra tình trạng người vợ thì cứ ở đó nói luôn miệng, còn người chồng thì ở đó nghe, sau đó thì sẽ như thế nào vậy? Nếu bạn nói chuyện có rất nhiều sai sót mà bản thân bạn lại không hay biết, kết quả người chồng kỳ thực có lúc sẽ sanh tâm khinh mạn bạn trước tiên, sau đó bản thân bạn cũng có thể sẽ sanh ra cái tâm đó, xung đột giữa đôi bên sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Bản thân tôi cũng có thể hội này. Bởi vì trước đây tôi ở Hiệp hội giáo dục Phật Đà Hồng Kông, lần đầu tiên lên giảng bài tôi đã sám hối ba loại nghiệp chướng nặng. Đề mục là: “Học Tập “Kinh Hoa Nghiêm” Bồ Tát Tam Trọng Chướng”.
Thứ nhất chính là ngạo mạn.
Thứ hai là đố kỵ.
Thứ ba là tham lam.
Nói một cách chính xác thì chính là dục vọng. Điều này phụ nữ đặc biệt dễ phạm phải. Khi bạn ngạo mạn thì bạn rất dễ dàng khinh thường người khác. Đặc biệt là một số nữ doanh nhân, khi điều kiện công việc, hoàn cảnh sinh sống tương đối tốt, điều kiện gia đình tương đối ổn định, thì cô ấy sẽ không lưu tâm đến người chồng. Còn một loại người nữa, đó là chấp lý, bắt lỗi người. Ví dụ bạn nắm được cái lý này rồi, rõ ràng là chồng sai còn bạn thì đúng, bạn liền nắm lấy cái lý này nói mãi không thôi. Điều này rất làm tổn thương người khác. Đây cũng là thuộc vào điều phía trước đã nói, chính là không biết dừng, không biết đủ. Bởi vì bạn xem thường anh ấy, bạn lấy cái lý này để sống chết, đối đầu với anh ấy.
Tôi xin chia sẻ với mọi người một ví dụ sau. Năm ngoái, có một lần vào buổi tối nhà chúng tôi bị người ta dùng một cây gậy đập vỡ kính. Trước khi bị đập vỡ thì có người gọi điện thoại đến tìm tôi, họ nhắc đến tên tôi. Sau đó người trong nhà tôi đều cho đó là người mà tôi đã đắc tội nên họ mới đến đập phá. Bởi vì lúc đó đúng lúc tôi đi công tác nên tôi không biết. Sau khi tôi trở về nhà, chồng tôi rất tức giận. Bởi vì trước đây tôi không đi đâu khỏi nhà, tan ca là về thẳng nhà, nhưng năm ngoái sau khi học tập văn hóa truyền thống tôi thường xuyên ra ngoài tham học. Chồng tôi vô cùng tức giận nói: “Có phải em đi ra ngoài nói chuyện cũng không biết nói nên đắc tội với ai rồi không?”. Con người tôi kỳ thực có lúc rất đơn thuần, ví dụ sáng nay đến hiệp hội thì bị lạc đường, đi vòng vòng ở đó nửa ngày. Sau đó tôi đã suy nghĩ vô cùng nghiêm túc, tôi thật sự không nghĩ ra là ai đã đập cửa kính. Bởi vì tôi biết có thể mình làm vẫn chưa tốt, nhưng tôi vẫn không nghĩ ra ai lại oán hận tôi như vậy. Sau đó chồng tôi rất tức giận. Buổi tối hôm đó căn bản là cả đêm tôi không ngủ, nghiêm khắc ngồi đó phản tỉnh đến nửa đêm vẫn chưa nghĩ ra. Ngày hôm sau, anh ấy lại bắt tôi ngồi phản tỉnh. Tôi vẫn không phản tỉnh ra, nhưng tôi rất nghiêm túc suy nghĩ, “đó là ai nhỉ?”. Tôi vô cùng sám hối, tôi làm sao có thể như vậy được. Kết quả, khoảng ba ngày sau người đập kính đó gửi một bức thư đến nói rõ anh ta là ai. Họ chính là muốn mua một loại sản phẩm của công ty chồng tôi nhưng không mua được nên rất tức giận, bất mãn. Bức thư đó tôi cũng không xem kỹ. Sau đó tôi liền đưa bức thư đó cho chồng tôi. Chồng tôi vừa xem thì liền hiểu rõ. Bởi vì chồng tôi có một công ty dùng tên tôi để đăng ký, nên họ cho rằng chính là tôi làm, cho rằng chính tôi là bà chủ. Kỳ thực thì cái gì tôi cũng không biết. Sau đó chồng tôi cũng không nói gì. Lúc đó tôi còn nói với chồng tôi rằng: “Tốt quá, may mà dùng tên của em. Anh xem, dùng tên của em nên họ tìm em. Dù sao thì cái gì em cũng không biết nên cũng sẽ không việc gì. Nếu họ tìm anh, vậy thì không ổn rồi, anh ở bên ngoài bận như vậy”. Sau đó chuyện này cũng qua đi. Chuyện qua một năm rồi, đến hiện tại chồng tôi vẫn chưa bao giờ nhận mình đã sai, kể cả việc anh ấy bắt tôi phản tỉnh là sai lầm, nhưng trong tận đáy lòng thì anh ấy đã thừa nhận với tôi, bởi vì anh ấy từng nói với bạn bè bên cạnh mình như vậy.
Do vậy khi chúng ta xử lý công việc, cho dù bản thân không có chút sai lầm nào thì bạn cũng phải nghĩ, bởi vì bạn và họ là cộng nghiệp. Chỉ cần những tình huống này xảy ra thì bạn phải phản tỉnh, vì đức hạnh của bản thân có vấn đề. Chúng ta học văn hóa truyền thống đều học đến hai chữ chiêu cảm rồi. Tại sao người như vậy, việc như vậy lại đổ lên đầu của chúng ta chứ? Không có việc gì vô cớ, nhất định là do chiêu cảm. Đức hạnh của bạn vẫn chưa đạt đến mức đó nên bạn mới chiêu cảm ra sự việc như vậy. Nếu như bạn vô cớ bị hủy báng thì tốt, quá tốt! Nếu dùng lời trong Phật Pháp thì chính là tiêu nghiệp. Nếu dùng lời trong “Liễu Phàm Tứ Huấn”, thì đó là“khi bị hủy báng thì xem đó là cơ hội để tôi luyện bản thân”. Bản thân bạn không nổi nóng thì cũng giống như bạn cầm đuốc đốt không trung vậy, không có cảm giác gì, bản thân nó sẽ tự tắt.
Tôi cũng chưa đạt được đến mức 100 % không tức giận, không nổi nóng, nhưng so với ngày trước, so với trước đây thì đã giảm đi rất nhiều, rất nhiều rồi. Đặc biệt là một năm nay học tập “Nữ Giới” và “Nữ Đức”, những người bên cạnh tôi đều nói tôi đã thay đổi rất nhiều.
Có một người bạn từ Nhật Bản trở về, khoảng hai - ba năm chưa gặp lại tôi. Cô ấy nói: “Ồ! Tướng mạo của bạn thay đổi rồi, trở nên dịu dàng hơn so với trước đây”. Tôi cũng không biết, tôi hỏi cô ấy rằng: “Vậy trước đây tướng mạo của tôi như thế nào?”. Cô ấy nói: “Trước đây bạn là một nữ doanh nhân rất cang cường”. Cho nên bạn xem, thân thể của chúng ta không thể gạt được người khác. Tất cả ngôn ngữ, tất cả tâm niệm của bạn đã chuyển đổi, nó đều có thể biểu hiện trên tướng mạo của bạn. Kỳ thực không chỉ là những người này.
Thời gian trước có một vị thầy giáo nói tư thế ngồi của tôi không tốt lắm, bảo tôi đi khám chỉnh xương, chính là chỉnh hình xương khớp. Kết quả, vị bác sĩ này vừa sờ vào xương của tôi, chính là mấy đốt xương phía sau lưng tôi, sờ vào thì liền biết. Ông nói: “Con người cô khá là quy củ, rất giữ quy củ”. Lúc đó tôi không hiểu, tôi nói: “Làm sao vừa sờ vào xương mà anh có thể biết được?”. Bác sĩ đó nói: “Cô là phụ nữ, nếu cô không giữ quy củ, ví dụ như hành vi rất phóng túng, rất lười nhác, thì xương của cô sẽ bị vẹo”. Một dãy xương trên cột sống phía sau lưng đều có quan hệ rất mật thiết đến những hành vi thường ngày của bạn. Do vậy, mọi người khi có điều kiện có thể xem những đĩa giảng của Tiến sĩ Bành Hâm, ông nói về những lý luận trong Đông Y rất hay.
“Việc thì có cong  thẳng, lời thì có đúng có sai, thắng lý vẫn không tranh luậnđuối lý vẫn không kiện tụng. Chúng ta thường cho rằng mình còn có một ưu điểm, chính là tình tình thẳng thắn, cảm thấy bản thân chúng ta là người tốt, nếu việc này không nói ra thì không thoải mái, tôi nhất định phải giúp anh ấy, nếu không giúp thì tôi không làm tròn nghĩa vụ của một người bạn, không làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, phải như thế nào đây? Bạn sai rồi!
Sư phụ khi giảng Kinh đã từng nói, người hai mươi tuổi đến ba mươi tuổi, bạn nêu ý kiến về một sự việc mà họ làm sai, đối với cùngmột sự việc bạn có thể nhắc nhở họ ba lần; với người ba mươi đến bốn mươi tuổi thì nhắc nhở họ hai lần; bốn mươi tuổi đến năm mươi tuổi thì nhắc nhở họ một lần; người trên năm mươi tuổi thì một lần cũng không cần nhắc, bạn nhắc nhở họ thì chỉ làm họ khởi lên tâm oán hận mà thôi. Đạo lý này rất dễ hiểu.
Khi tôi đến Hàng Châu, tôi đã từng nhìn thấy cây cổ thụ 800 năm. Bạn nghĩ xem, bên ngoài có một cái cây nhỏ và một cái cây lớn, cây lớn đó đều rất cao, cành lá đan xen rất rậm rạp, bạn nói “cây à, tôi sẽ giúp bạn chỉnh sửa một chút nhé”. Cái cành cây này, cái gốc này, cái thân này đều không đúng, làm sao có thể chỉnh sửa lại được chứ? Thói quen xấu rất khó sửa. Hơn nữa, bạn còn nói năm lần bảy lượt, thẳng thắn khuyên răn thì chỉ có thể kết oán thù.
Trước đây tính cách của tôi chính là nghĩ sao nói vậy, chính là làm việc thiếu suy nghĩ. Tôi cảm thấy việc này nên làm như vậy thì tôi một phát liền nói ra những lời đó. Trước đây mẹ chồng tôi từng nói tôi rằng: “Tịnh Du nhà mình khá là thẳng tính”, nhưng lúc đó tôi cũng không thể hội được là như thế nào. Bây giờ tôi đã gần bốn mươi tuổi rồi, khi phản tỉnh bản thân mình tôi thấy đặc biệt điều này cần phải sửa đổi.
Gặp phải một số sự việc rõ ràng là không đúng, họ làm sai rồi, bạn cũng nên nghĩ xem bạn nhắc nhở rồi họ có thể tiếp nhận hay không? Tôi thực sự đã gặp phải một tình huống như vậy. Tôi không thể nói anh ấy là ai. Đó là một người bên cạnh tôi. Rõ ràng biết anh ta sai ở đâu, bạn thấy rất rõ ràng, nhưng bạn càng nói thì anh ta càng hận bạn. Sau đó tôi khống chế bản thân, chính là không nói nữa.
Còn có người rõ ràng họ đến hỏi bạn, nhưng bạn cũng không thể nói, vì sao vậy? Vì khi họ hỏi bạn, nhưng bản thân họ lại không có tâm cung kính, họ có thể cũng không hy vọng, cũng không mong đợi. Bạn có thể nói một, hai, ba lần, có lúc sau khi bạn nói xong thì những lời nói này ngược lại còn bị xuyên tạc, sau khi họ truyền đi thì lệch lạc không đúng. Tôi thật sự là, chính tôi rất chân thành nói chuyện với một người bạn chuyện này nên làm như thế này, như thế kia, bởi vì tôi nói không nhiều nên tôi nhớ rất rõ ràng tôi đã nói những gì. Kết quả chưa đến hai ngày, có một người khác truyền đạt lại rằng tôi nói thế này thế nọ, lời này đã hoàn toàn sai sự thật rồi. Sau đó tôi đã phản tỉnh chính mình. Sự sai lầm này nhất định không phải tại người khác mà ở bản thân tôi, tôi liền phản tỉnh. Chính là bạn lấy tâm chân thành để nghe những lời không chân thành của người khác nói chuyện, nhưng bạn nghe thấy đều là những lời tốt đẹp. Nói cách khác, ví dụ như bạn dùng trái tim của Phật Bồ Tát để nghe phàm phu nói chuyện, bạn sẽ nghe thấy đều là lời của Phật Bồ Tát; bạn lấy tâm phàm phu để nghe Phật Bồ Tát nói chuyện thì bạn nghe thấy cũng đều là những lời của phàm phu. Cho nên trước khi nói chuyện bạn cần phải vô cùng đặc biệt suy xét kỹ càng người này thuộc luân nào trong ngũ luân? Không thuộc mẹ hiền con hiếu, không thuộc phu phụ hữu biệt, không thuộc quân thần hữu nghĩa, không thuộc anh nhường em kính, nếu như rơi vào luân bạn bè thì trước tiên bạn phải phản tỉnh bản thân, bạn và họ có phải bằng hữu không? Nếu không phải bằng, cũng không phải hữu, thì còn lời gì mà nói chứ? Lời nói ra chính là tạo nghiệp.
Thực sự con người tôi có duy nhất một đặc điểm, chính là tôi tuyệt đối sẽ không rơi hai lần xuống cùng một cái hố. Thông thường khi tôi phạm một sai lầm, bản thân tôi sẽ ở đó suy nghĩ, “tại vì sao mình có thể phạm cái lỗi này được chứ?”. Thật sự là trước đây tôi còn oán hận người khác, hiện nay thì tôi tuyệt đối không oán giận nữa, mà tôi sẽ nghĩ nhất định là bản thân mình có vấn đề. Bản thân bạn chỗ nào có vấn đề, bạn cũng không nghĩ ra, thì đó chính là ngu si. Vì sao người ta lại đối đãi với bạn như vậy? Nếu không phải là dođức của bạn chưa tu thì là do bản thân bạn chiêu cảm đến. Bạn xem, tôi luôn phản tỉnh bản thân mình.
Tôi xin chia sẻ với mọi người, trước đây tôi rất nhiệt tình, nhìn thấy người ta mùa đông ở đây không có lò sưởi thì tặng họ một cái lò sưởi, thấy ở đó thiếu bánh thì tặng bánh trung thu, thấy ở đây thiếu cái gì đó tôi tặng tiền. Bản thân cảm thấy rất vui khi làm việc thiện. Thấy người ta thiếu sách thì tôi in sách tặng họ. Tặng một số lượng lớn rồi thì tôi bị một nhóm người chửi mắng. Không có gì tốt cả. Tôi liền phản tỉnh, mình làm sao vậy? Đây là giúp đỡ hay không phải là giúp đỡ, sao làm việc tốt mà lại rước lấy một đống tiếng xấuvậy? Sau đó tôi nghĩ, nguyên nhân căn bản là gì? Nếu bạn là người nghèo, bạn làm như vậy thì có thể người ta sẽ tán thán bạn, còn như điều kiện của bản thân bạn không tệ, vậy bạn có cái gì để khoe khoang chứ? Chính là khoe khoang bạn có tiền, khoe khoang bạn có thể làm gì đó.
Trước đây, có một câu chuyện kể một người, có lẽ là họ Bàng. Tôi nhớ đó là một cư sĩ vào thời xưa, ông muốn một lòng tu đạo. Ông có rất nhiều tiền, cuối cùng khi ông xuất gia tu đạo ông quyết định đem tất cả tiền tài gói lại đặt trên một chiếc thuyền, sau đó toàn bộ đều nhấn chìm xuống đáy biển, nhà cũng đốt đi. Vì sao lại như vậy? Ông nói: “Nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không có việc gì, hưởng phước thanh nhàn là quan trọng nhất”, còn tôi chính là phan duyên. Sau khi tôi phản tỉnh bản thân xong thì tôi không tặng nữa, cũng không dằn vặt nữa, tôi liền yên tĩnh ở nhà, chính mình tu tốt cái đạo này, cái lý này. Chí ít ở nhà tôi phải đóng ba vai trò là: làm vợ, làm mẹ, làm con gái. Phải làm cho thấu triệt.
Hôm nay thời gian có hạn, bản thân tôi cũng làm không tốt lắm, nhưng thông qua học tập “ Nữ Giới”, “Nữ Luận Ngữ”, giáo dục “Nữ Đức” truyền thống xa xưa, sau khi hiểu rõ những đạo lý này từng chút một thì cuộc sống gia đình tôi đã có thọ dụng, chồng tôi vui vẻ, con cái có tiến bộ, ba mẹ hài lòng. Tôi xin cùng chia sẻ lại với mọi người, nếu có chỗ nào không thỏa đáng xin các vị thầy cô có thể chỉ bảo, góp ý. Xin cảm ơn các vị đại đức, thầy cô giáo! Xin cảm ơn mọi người!
Báo cáo tâm đắc về việc học tập “Nữ Đức” – Tập 3
Chủ giảng: Cô Trần Tịnh Du
Giảng ngày 8/7/2010
Tại hiệp hội giáo dục Phật Đà Hồng Kông
Cẩn dịch: Ban Biên Dịch Tịnh Không Pháp Ngữ
Biên Tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây