Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt và cũng là ngày chính rằm rất quan trọng trong phong tục Việt Nam.
Cổng tam quan là một loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam, Cổng tam quan còn mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm: “hữu quan”, “trung quan” và “không quan”; thể hiện cái có, cái không và trung dung của cả hai.
Vào ngày 01-02-03/01/2021 ( tức 19-20-21/11/Canh Tý) vừa qua, đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam Chùa Khai Nguyên đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm chuyên hướng cầu quốc thái dân an và cầu siêu cho hương linh, lịch đại gia tiên, cửu huyền thất tổ của tín đồ Phật tử thập phương và nhân dân về tham dự, đồng thời cũng hồi hướng tri ân, báo ân cầu siêu cho hương linh các anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn, những người có công với tổ quốc qua các thời kỳ chống giặc ngoại xâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với sự tham dự của hơn 4500 quý vị liên hữu Phật tử gần xa.
Sáng ngày 29/12/2020 ( nhằm ngày 16/11/Canh Tý ) tại Chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông, tx.Sơn Tây, Hà Nội, Chư tôn đức, Tăng Ni, cùng các Tín đồ Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ Thượng Lương (cất nóc) cổng Tam Quan ngoại, thuộc khu ngoại viện chùa Khai Nguyên.
Ngày 27/12/2020 (nhằm ngày 14/11/Canh Tý), Sư Phụ đã trang nghiêm tổ chức Khóa Tu "Một Ngày An Lạc" lần đầu tiên tại Từ Bi Quán (số 28 Trần Bình, Mỹ Đình 2, Hà Nội).
Rạng sáng ngày 14 tháng 12 năm 2020 ( tức 1/11/Canh Tý), tại Chùa Khai Nguyên (thông Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ thế phát xuất gia cho 5 tịnh nhân đã phát nguyện xuất gia sau một thời gian dài tìm hiểu và học hỏi nếp sống chốn thiền môn.
Hậu quả để lại sau những ngày xảy ra lũ lụt ở miền Trung đối với ngừi dân miền trung vô cùng lớn, Trâu bò, lợn gà trôi hết theo dòng nước lũ, nước lên quá nhanh khiến người dân không kịp trở tay, người dân các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại, mất mát do mưa lớn kéo dài, ngập lụt sâu, sạt lở, lũ quét,…, cả về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất nhân dân.
Vào 19h00' ngày 24/08 năm Canh Tý, tại ngôi Tổ Đường Chùa Tản Viên, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã diễn ra lễ an vị các tôn tượng Chư Vị Lịch Đại Tổ Sư với sự tham dự của hơn 300 Phật tử gần xa.
Đối với văn hóa truyền thống dân tộc, dịp này còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết đoàn viên. Đối với văn hóa Phật giáo, Tết Trung thu tổ chức trong chùa là dịp lành để thanh thiếu niên vui chơi trong không khí đậm đà bản sắc dân tộc của lễ hội cổ truyền quê hương.
Ngày Tự tứ nhằm đúng dịp Vu Lan báo hiếu, đây là ngày lễ truyền thống trọng đại của cả dân tộc, mọi người có cơ hội tốt để báo đáp 4 ân sâu nặng. Các vị xuất gia được thêm một tuổi đạo, gọi là tuổi hạ. Hàng năm, sau 3 tháng kiết hạ an cư chư Tăng làm lễ Tự tứ vào dịp Vu Lan rằm tháng 7.Tự tứ dịch nghĩa chữ Phạn là Pravàrana, phiên âm là Bát-hòa-la. Từ này còn được dịch là tùy ý, thỉnh thỉnh. Nghĩa là sau khi kết thúc an cư mỗi Tỳ kheo phải tự nguyện đưa mình ra trước đại chúng, nhờ các vị đồng phạm hạnh, nếu thấy hoặc nghe, hoặc nghi ta phạm lỗi họ sẽ vui lòng chỉ bảo, để cho ta biết mà sám hối sửa đổi những lỗi lầm.
"Bất tịnh" nghĩa là không sạch sẽ, trong lành. Quán bất tịnh tức là quán sát một cách tỉ mỉ, cùng tột thân con người để nhận thấy biết rõ ràng nó là không trong sạch.
Tháng 7 không phải tháng của vận đen, bế tắc, ảm đạm như mọi người vẫn thường nghĩ về nó. Trái lại, tháng 7 là một tháng vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa bởi đó là tháng của tri ân và báo ân. Hiếu nghĩa là truyền thống và tinh hoa đạo đức từ ngàn đời nay của dân tộc Việt. Trong đó, “hiếu” là tri ân và “nghĩa” là “báo ân”.
Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Ở thế giới hiện đại, hình ảnh vị Phật này hiện hữu khắp mọi nơi.
Tọa lạc tại Căn số 3 Dolphin plaza- Đối diện số 158 Trần Bình, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm , Hà Nội. trên sứ mệnh “ ĐEM TÂM TỪ LAN TỎA ĐẾN MUÔN PHƯƠNG”, TỪ BI QUÁN luôn mong muốn quý Phật tử và các bạn trẻ được tiếp cận, học hỏi và áp dụng những giáo lý vô cùng quý báu của Đức Phật vào trong đời sống, để góp phần xây dựng cho bản thân mình cũng như mọi người xung quanh có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
Ngày 01 tháng 07 năm 2020, Đại Đức Thích Đạo Thịnh – Phó Thư kí Tránh văn Phòng BHDPTTW. Phó Trưởng BTS, trưởng ban kinh tế GHPGVN tỉnh Lào Cai, Trưởng Ban trị sự GHPGVN Huyện Ba Vì, Trưởng Đạo Tràng TTHH Việt Nam, Trụ trì chùa Tản Viên tổ chức khóa chuyên tu Phật thất, khóa thứ 2 trong năm 2020, cho 300 Phật tử khắp toàn quốc vân tập về chuyên tu tại độ cao 800m gần đến đỉnh ngọn núi tổ Tản Viên xã Minh Quang - huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành. Dĩ nhiên nương tựa Pháp và Luật để thẳng tiến đến các Thánh quả giải thoát là tối cần nhưng không phải ai cũng làm được điều ấy. Để gieo trồng phước duyên với Phật và Thánh chúng, hàng đệ tử luôn tâm thành hướng vọng về bốn Thánh tích, tưởng nhớ đến nơi Phật đản sinh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân và nơi Phật nhập Niết-bàn.