HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Thứ ba - 01/04/2014 23:12 - Đã xem: 4458

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Vạn vật hài hoà, thiên hạ thái bình) Tập 2 DÂN TỘC TRUNG HOA ĐÃ ĐẾN LÚC NHẬN TỔ QUY TÔNG PV: Một người bắt đầu từ nhỏ cho đến khi kết thúc mạng sống sẽ không ngừng suy nghĩ về vấn đề là ta từ đâu đến, ta là ai, và ta sẽ đi về đâu? Tương tự như vậy, một quốc gia, một dân tộc cũng cần phải trả lời vấn đề này, nếu không thì họ sẽ không xác định được vị trí của mình và phương hướng phát triển sau này. Mười một năm trước, Trung Quốc có tổng cộng chín vị đại hiền đại đức, bao gồm những người như ngài Triệu Phác Sơ, đã cùng nhau đưa ra đề án chánh hiệp số 016. Đề án này đã kêu gọi khẩn cấp về giáo dục giá trị quan tư tưởng truyền thống Trung Quốc, họ nói rằng: giá trị quan và tư tưởng truyền thống là kết tinh trí tuệ của dân tộc chúng ta. Kinh điển truyền thống là chất truyền tải khổng lồ của tâm hồn dân tộc. Những điều này là nền tảng cho sự phát triển và sinh tồn của dân tộc chúng ta, là sức gắn kết của dân tộc mấy ngàn năm nay nên tuy nhiều lần gặp tai nạn mà không bị tan rã. Nếu như để di sản văn hóa đó bị tiêu diệt, thì chúng ta sẽ là tội nhân của dân tộc, tội nhân của lịch sử. Mọi người cầm cuốn sách xưa mà không hiểu gì cả là có lỗi với liệt tổ liệt tông, là có lỗi với nhân dân thế giới, có lỗi với nhân loại. Mười một năm đã trôi qua, những người đại biểu cho lương tâm của dân tộc như ngài Triệu phác Sơ đã lần lượt ra đi, nhưng vấn đề đó vẫn còn để đó, bây giờ chúng ta cần phải đem trí tuệ và dũng khí để tìm ra câu trả lời hay nhất.
DÂN TỘC TRUNG HOA ĐÃ ĐẾN LÚC NHẬN TỔ QUY TÔNG

PV: Vô cùng cảm ơn thầy đã tiếp nhận lời mời phỏng vấn của chúng tôi. Những người như thầy đã từng trải qua kháng chiến vào thập niên 30-40 của thế kỷ trước, lúc đó thầy khoảng mười mấy tuổi, lúc đó Trung Quốc đứng trước nguy cơ diệt chủng mất nước, toàn bộ dân tộc không còn nữa, mọi người là kẻ mất nước, không thể làm người Trung Quốc nữa, không thể còn truyền thống của mình nữa. Sự trả giá của chúng ta trong tám năm đó là Trung Quốc chúng ta máu chảy thành sông, xương trắng phơi đầy đồng, là sự đấu tranh giữa sống chết. Cuối cùng chúng ta vẫn tồn tại, chúng ta đã giữ vững được mạng mạch của mình, giữ vững được tư cách làm người Trung Quốc của chúng ta.

HT: Vâng.

PV: Nhưng bây giờ tôi đi ra đường thường phải suy nghĩ về vấn đề này, người dân bây giờ, đồng bào chúng ta bây giờ, đặc biệt là thế hệ trẻ, ngoài việc họ nói tiếng Hán, tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Hán, viết chữ Hán, thẻ chứng minh chứng minh họ là người Trung Quốc ra, thì làm cách nào chứng minh họ là con cháu của Hoa Hạ. Cái gì chứng minh họ là người Trung Quốc theo quan điểm truyền thống của người Trung Quốc?

HT: Nếu như lịch sử văn hóa truyền thống của chúng ta bị mất, thì dân tộc này sẽ diệt vong. Điều này vô cùng đáng sợ, chính quyền bị mất không sợ, bạn thấy Trung Quốc chúng ta vào triều Nguyên, chính quyền của chúng ta ở trong tay người Mông Cổ, nhưng văn hóa của chúng ta không hề bị tiêu diệt. Sau khi Mãn Thanh vào cai trị thì chính quyền của chúng ta bị mất, nhưng văn hóa của chúng ta không những không bị người Mãn Thanh tiêu diệt, mà còn phát huy rạng rỡ. Cuối cùng Mãn Thanh cũng bị đồng hóa, cũng biến thành dân tộc Trung Hoa. Cho nên muốn tiêu diệt một quốc gia, điều quan trọng nhất là phải tiêu diệt văn hóa lịch sử của họ, vì khi văn hóa bị tiêu diệt thì linh hồn quốc gia này không còn nữa, chỉ còn lại một cái xác, đây là điều vô cùng đáng sợ.

PV: Thế hệ trẻ sẽ nói: không sao cả, tôi có tiền.

HT: Có tiền cũng vô ích, có tiền không giữ nổi quốc gia của bạn, hơn nữa bạn không có địa vị gì trên quốc tế thì bạn càng có của cải, người ta sẽ coi khinh, sẽ không tôn trọng bạn. Nói cách khác, sự cao quí làm người của bạn không còn nữa, điều này không phải tiền bạc có thể mua được, cần phải biết rõ điều này. Sau khi nếm quả khổ thì họ sẽ biết thôi, đến lúc đó hối hận cũng không kịp.

PV: Thời chiến tranh chống Nhật, có phải đại bộ phận người Trung Quốc đều có thể cảm nhận được nguy cơ này?

HT: Vâng, cho nên thời kháng chiến, thời kỳ sĩ khí tràn trề đó, chúng ta cũng có thể khẳng định Trung Quốc sẽ không bị mất nước.

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Để bảo vệ quốc gia của chúng ta, các anh em tiền tuyến phải liều mạng sống của họ mà vào sinh ra tử, mỗi một giờ an toàn của dân tộc Trung Hoa đều phải đổi bằng xương bằng máu của các chiến sĩ tiền tuyến.

HT: Tôi đã từng nói rất nhiều lần, văn hóa lịch sử của Trung Quốc là tài sản trí tuệ của thế giới loài người, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể kế thừa, cũng có thể học tập. Người Trung Quốc không ích kỉ, không hề có sở hữu bản quyền, hoan nghênh lưu thông. Nên hủy diệt Trung Quốc chỉ có chính người Trung Quốc, chính người Trung Quốc hoài nghi, vứt bỏ đối với những di sản của tổ tông. Đó chính là người Trung Quốc tự hủy diệt mình, sức mạnh bên ngoài không thể làm gì được, điều này ngay cả người nước ngoài cũng thừa nhận.

PV: Hiện nay hiện đại hóa phát triển với tốc độ rất cao, nhưng Trung Quốc là một quốc gia tương đối đặc biệt của cả thế giới. Ấn Độ bị Anh Quốc đô hộ hơn 200 năm nhưng hơn 95% người Ấn Độ vẫn giữ tín ngưỡng của mình, họ vẫn có tín đồ Ấn Độ Giáo của họ. Quốc phụ của Singapore là Lý Quang Diệu, ông đã dùng tư tưởng nho gia truyền thống để quản lý, để cải tạo, để sáng lập nên Singapore. Còn Hàn Quốc, những quốc gia Á Châu khác thì không cần phải nói nữa. Hiện nay rất nhiều học giả đưa ra nhận định thế này: Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên toàn thế giới từ bỏ truyền thống văn hóa của mình.

HT: Không hề sai, tự mình từ bỏ chính mình.

PV: Họ nói Trung quốc là quốc gia duy nhất tự mình chối bỏ chính mình, thầy có đồng ý với nhận định này không?

HT: Tôi đồng ý với nhận định này, điều này vô cùng bất hạnh. Cho nên hiện nay chúng ta hy vọng Nhật Bản và Hàn Quốc có thể kế thừa truyền thống của Trung Quốc, và tương lai văn hóa Trung Quốc vẫn phát triển rạng rỡ trên toàn thế giới.

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Đây là hình ảnh ghi lại của truyền hình Nhật Bản phát tặng hiệp hội nhiếp ảnh NHK, ghi lại hình ảnh đời sống thường ngày của một hộ dân bình thường ở nông thôn Nhật Bản trong thời đại hiện đại hóa phát triển tốc độ cao này. Lời thuyết minh là do Nhật bản biên soạn và phối âm thuyết minh bằng tiếng Anh, có thể phát sóng ở các nước khác để thế giới càng hiểu thêm về đời sống và thế giới tinh thần của người Nhật Bản: “Sau khi thu hoạch mùa màng xong là đến lúc cảm ơn. ông Điền Trung chọn hai con cá sống từ trong ao, cá này sẽ không bị giết mà là để phóng sanh khi ngày mai tế thần, để chúng trở về với tự nhiên. Ông dâng vật tế lên thần linh gồm bánh tết, rượu trắng, củ cải trắng và cá sống. Ông Điền Trung tin rằng thần lúa nhất định sẽ tiếp nhận vật tế sau đó mới ra đi, tết năm sau khi gieo hạt thì thần lúa sẽ trở lại. Mỗi một nguyên tố trong tự nhiên đều có thần linh của bản thân nó, mỗi gốc cây, mỗi tảng đá, mỗi dòng suối, giới tự nhiên tổng cộng có tám triệu thần linh. Ông Điền Trung dùng cầu nguyện và cúng tế để biểu thị lòng cảm ơn, ông trải qua đời sống tự cung tự cấp nên cảm tạ ơn huệ của tự nhiên.”

Sau chiến tranh Nhật Bản trở thành nước mạnh về kinh tế trên thế giới, thực tế mà nói họ được lợi từ việc hun đúc văn hóa Trung Quốc xưa. Họ nói về nghĩa khí, trong lúc công ty kinh doanh không thuận lợi thì nhân viên cao cấp chấp nhận không nhận lương mà vẫn làm việc. Các công ty khác thấy các nhân viên cao cấp này là nhân tài, rất giỏi liền đề nghị họ về làm việc cho mình, thậm chí trả lương cao hơn nơi họ đang làm việc nhưng họ dứt khoát không đi. Nếu họ bỏ đi thì là bất nghĩa. Loại hành vi bất nghĩa này không thể có chỗ đứng trong xã hội cổ đại Trung Quốc. Tại sao vậy? mọi người sẽ coi khinh bạn. Xã hội ngày nay không trọng đạo nghĩa, nhưng người Nhật Bản còn trọng đạo nghĩa. Người xưa nói: bạn bè lâu ngày là tốt, kết giao bằng lợi hại thì tình cảm nhạt nhẽo, kết giao bằng đạo nghĩa thì ân tình thêm sâu nặng. Đây là ý nghĩa của nhân sinh, giá trị quan của nhân sinh. Nhưng giá trị hiện nay là xem có bao nhiêu tiền.

PV: Theo thầy thì Singapore thế nào?

HT: Singapore, ông Lý Quang Diệu cũng rất hối hận vì ông tiếp nhận nền giáo dục Anh, giáo dục của Trường Đại học Cambridge, không tiếp nhận hoàn toàn những di sản của Trung Quốc. Cho nên chính ông đã từng nói rằng, nếu như ông được tiếp nhận nền giáo dục Hoa văn từ nhỏ thì thành tựu của Singapore không phải giống như hôm nay.

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Cái điển hình nhất của Singapore là hổn hợp văn hóa, thế hệ trẻ ưa thích văn hóa phương tây, đây là phim “15” phản ảnh hiện trạng của một số thanh thiếu niên Singapore do đạo diễn Singapore thực hiện.

HT: Mức độ tây hóa của ông ta rất cao. Nhưng Trung Quốc chúng ta hiện nay nhìn thấy một tia hy vọng và điều này khiến chúng tôi cảm thấy vui mừng vô hạn, đó là chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề ra xã hội hài hòa và thế giới hài hòa. Đây là truyền thống của Trung Quốc, nhưng hiện nay nếu muốn làm không phải không có biện pháp hồi phục, vả lại rất dễ làm.

PV: Rất dễ phải không ạ?

HT: Rất dễ. Làm như thế nào? hiện nay không nên dựa vào quân đội, quân đội vô ích, quân đội càng nhiều thì phi đạn càng nhiều, nên chỉ một cuộc chiến tranh là tiêu sạch. Quân đội hiện nay đã không còn là hậu thuẫn nữa, chiến tranh ngầm không có cự ly rất là đáng sợ. Ngày nay phải dùng ai đây? chính là dùng thầy giáo [giáo viên].

PV: Là Thầy giáo?

HT: Vâng. Nếu thực sự có thể có từ 30 đến 50 thầy giáo, bạn không những cứu Trung Quốc mà còn có thể cứu cả thế giới. Nếu có 30 Khổng Tử đích thực, 30 Phật Thích Ca Mâu Ni thì không thể nào chê vào đâu được. Bạn chỉ cần có những người như vậy, mỗi ngày bạn lên lớp dạy học trên phòng thu hình, người lãnh đạo quốc gia tự mình đến đó nghe và phát sóng ra để cho toàn dân xem. Người lãnh đạo quốc gia chúng ta cũng đang tiếp nhận giáo dục truyền thống Trung Quốc thì lập tức sẽ khiến nhân dân cả nước đến học tập. Chỉ cần một năm thì trật tự của Trung Quốc có thể hồi phục bình thường, chỉ đơn giản vậy thôi. Khoa học kỹ thuật nếu bạn biết dùng thì rất tốt, bạn không biết dùng thì không được, cái tốt như vậy tại sao bạn không dùng nó?

PV: Từ 30 đến 50 thầy giáo như vậy là đủ phải không ạ?

HT: Là đủ rồi.

PV: Thấy giáo như vậy có dễ tìm không?

HT: Nhà nước tổ chức tìm thì có thể tìm được, chỉ cần bạn thật tâm cảm động, bản thân bạn thực sự muốn làm như vậy, bạn thật tâm muốn cứu Trung Quốc thì nhất định sẽ có.

PV: Nhất định sẽ có?

HT: Nhất định sẽ có. Bạn thấy chúng tôi chỉ phát một chút tâm nhỏ xíu thì ở tiểu trấn Thanh Trì tỉnh An Huy có thể tìm được 30 người. Ba mươi giáo viên này của chúng tôi chịu tiếp nhận huấn luyện, vậy mà nhà nước không làm thì không còn cách nào nữa. Việc này không phải là việc của hòa thượng chúng tôi làm, mà chúng tôi bị ép làm việc này. Tuổi tác của tôi đã cao như thế này rồi, thử hỏi còn sống được mười năm nữa không? Cho nên mục tiêu cuối cùng của tôi là nếu có thể sống thêm mười năm thì lại giúp quốc gia làm mười năm nữa. Mới đầu tôi đến tham quan Lệ Giang, tôi muốn làm một thư viện Hán học ở Lệ Giang, tôi đến bồi dưỡng 30 nhà Nho, 10 vị đạo gia, 10 vị Phật gia, tôi muốn bồi dưỡng 50 người. Năm mươi người chúng tôi ở khu vực nhỏ này, mười năm không ra khỏi cửa, giống như bế quan vậy. Họ ở đó nỗ lực giảng dạy, học tập, tu thân dưỡng tánh, mỗi người đều học giống nhau. Ở đó sẽ có 50 môn, mỗi người chuyên một môn, chuyên công như vậy mười năm sẽ trở thành nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Người chuyên học Luận Ngữ sẽ thành chuyên gia Luận Ngữ, chuyên học Mạnh Tử là chuyên gia Mạnh Tử, Chuyên học Chu Lễ là Chuyên gia Chu Lễ. Phật giáo chọn 10 bộ kinh điển, Đạo giáo chọn 10 bộ kinh điển. Bồi dưỡng 50 người trong mười năm như vậy thì hiên hạ sẽ được cứu. Chúng tôi cũng không cần học vị, tại sao vậy? đến lúc đó người ta sẽ đem học vị tiến sĩ đến cho tặng bạn. Tôi tốt nghiệp sơ trung, lúc đó kháng chiến nên không thể nào học được, học sinh chạy lưu vong khắp nơi. Kháng chiến tám năm, tôi đã đi bằng đôi chân nàyqua mười tỉnh, tôi hiện nay có ba bằng học vị tiến sĩ do người ta đem tặng tôi.

PV: Thầy vừa mới nói đến, chỉ cần một năm thì Trung Quốc có thể thay đổi?

HT: Có thể thay đổi.

PV: Và bắt đầu từ người lãnh đạo phải làm mẫu.

HT: Người lãnh đạo phải đến đó nghe giảng, phải là người dẫn đầu. Cho nên Trung Quốc từ xưa đến nay là trên làm sao dưới làm vậy, trăm họ noi theo ai? trăm họ noi theo hoàng đế. Hoàng thượng còn đến lớp nghe giảng thì phong khí sẽ trở lại thôi.

PV: Biểu ngữ không giải quyết được vấn đề?

HT: Không giải quyết nổi, đó là rỗng tuếch, không ai tin cả.

PV: Cần phải chính mình làm được?

HT: Nếu người dân thực sự thấy bạn đang làm thì họ sẽ cảm động. Cho nên trước đây, chúng ta đều gọi người làm vua là thánh quân, họ dẫn đầu, bất kể là họ thật hay giả, họ đều dẫn đầu, họ khiến nhân dân nhìn thấy. Vào thời đó không có truyền hình, nhưng hoàng đế tự mình đi tham gia thì nhân dân sẽ truyền đi. Vào đời Mãn Thanh, những ghi chép này rất hoàn chỉnh trong “Tứ Khố Hội Yếu”, tôi thường xem những thứ này, trong cung đình nói những gì đều có giảng nghĩa. Những tài liệu giảng dạy này đều có trong “Tứ Khố”.

PV: Những cái này còn thích hợp với xã hội ngày nay không ạ?

HT: Thích hợp, nó là nguyên lý nguyên tắc mà. Nếu như bạn có của cải, bạn đem dùng nhiều vào việc phúc lợi xã hội, giúp đỡ những người nghèo khó thì không có ai mà không tôn kính bạn. Nếu bạn giàu có mà bất nhân thì không có ai mà không hận bạn, bạn gặp tai nạn thì họ sẽ mong sao bạn chết sớm cho khuất, mong cho bạn nhà tan cửa nát. Nếu như bạn thường thương yêu nhân dân, thì nhân dân sẽ thương yêu bạn, đạo lý nhất định là như vậy.

PV: Thầy vừa nói đến không phải là quân đội giữ cho quốc gia được an ổn.

HT: Không phải quân đội mà là giáo dục

PV: Giáo dục?

HT: là giáo dục. Cho nên Trung Quốc 5000 năm không dựa vào quân đội, không dựa vào cảnh sát, mà dựa vào luân lý đạo đức.

PV: Thầy biết chúng ta đều có thể nhìn thấy rất nhiều tin tức từ báo chí, nước Mỹ vẫn đang nghiên cứu chế tạo đủ thứ vũ khí quy mô lớn.

HT: Chỉ vô ích.

PV: Hiện nay mọi người đều có cảm giác rất mạnh mẽ là quan hệ giữa con người với nhau rất xa lạ và lạnh nhạt, nếu như đi ngược lại 100 năm, mọi người đi trên đường đều là đồng bào anh em.

HT: Không cần quay lại 100 năm, bạn có thể nhìn thấy ngay trong thời kỳ kháng chiến, bất kể chúng ta đi đến đâu, đều là người xa lạ nhưng người địa phương tiếp đãi rất thân thiết, họ đem đồ ăn, đồ dùng đến cung cấp cho bạn, không phải chúng ta đi xin họ, mà họ chủ động đến, nhìn thấy bộ dạng của bạn là người khổ nạn, cô đơn vất vưởng, họ đều giúp đỡ bạn. Hiện nay không còn nữa. Ba mươi năm trước, lần đầu tiên tôi đến Hồng Kong giảng kinh, lúc đó phong khí xã hội đã tệ rồi, nhưng muốn hỏi đường thì còn có người chỉ đường giúp bạn, hiện nay không còn nữa.

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Tám năm trước, học giả xã hội Ngô Tư đã viết cuốn “Tiềm Quy Tắc” nổi tiếng một thời, lời văn xác thực và sâu sắc khiến người đọc nhớ mãi không quên, những câu văn trong sách có thể dùng để đối chiếu, trong sách ông viết, “hiện nay người đi trên đường chẳng ai biết ai, muốn khạc nhổ bừa bãi liền khạc nhổ, muốn làm chuyện xấu thì làm mà không sợ mất mặt, chỉ cần né tránh cảnh sát để không phải gánh vác trách nhiệm. Ưu thế của đạo đức truyền thống không còn nữa, xu thế xấu xa lại hiện rõ, chúng ta đã rơi vào nguy cơ mang tính lịch sử”. Cuốn sách này còn dẫn ra một tờ báo nổi tiếng nhất được mọi người biết đến là tờ báo Nam Phương Cuối Tuần, tờ báo này vào năm 1999 đã đăng cuộc phỏng vấn ngầm về nấm tai mèo đen như sau: để tăng khối lượng và giả làm tốt, mấy chục thôn của hai trấn đã dùng Sunfat trộn vào nấm mèo đen, cảnh tượng giữa ban ngày ban mặt, nhà nào nhà nấy đều công nhiên làm trái đạo lý, cảnh tượng ghê rợn đó khiến người ta có lý do nghi ngờ là không biết còn lương tâm đạo đức này nữa không? Tại sao họ lại làm như vậy? Nơi đây là bộ máy quyền uy nhất về nghiên cứu xã hội khoa học - Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, Giáo sư Lục Học Nghệ - ủy viên ủy ban học thuật, người phụ trách bộ phận nghiên cứu xã hội học tại đây chỉ ra rằng: con người ngày nay quả thực là xa hoa lãng phí chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc 5000 năm nay. Tại sao lại có kết luận như vậy? ông nói: đây hoàn toàn không phải là kết quả nghiên cứu của tôi, mà là hiện thực mọi người có thể nhìn thấy trên đường, biệt thự xây mấy trăm triệu, xe hơi mua mấy triệu, một bữa ăn một hai chục ngàn, tình trạng này rất nhiều, phạm vi lại rộng, trong lịch sử chưa từng có việc này.

Trước đây năm năm, tức năm 2003, đài truyền hình trung ương đã từng đưa một đoạn tin phỏng vấn về chủ đề tại sao một bữa cơm tốn hết 36.000. Đây là trích đoạn tiết mục năm đó:

PV: Tôi biết rất nhiều khách trong bàn tiệc của bạn ngày hôm đó chỉ động sơ đũa một chút thôi, sau đó thì không ăn nữa, mà chỉ để thưởng thức. Nêu ra ví dụ, nếu như có món gọi là Long Tu Phụng Quyển, cần dùng đến râu của 100 con cá chép, làm ra một mâm tiệc như vậy và thức ăn như vậy là chỉ để xem qua sau đó mới nếm thử và không dùng đến nữa. Tôi tra trong từ điển tiếng Hán đã tìm được một từ cho điều này là “Bạo Điển Thiên Vật”. Ý của nó là tha hồ lãng phí của cải, thiên vật là chỉ các loại đồ vật trong giới tự nhiên, anh thấy từ này dùng trong trường hợp này có đúng không?.

“Tôi thấy không thích hợp, chỉ có thể thích hợp với thời đại thập niên 50-60’, người bị phỏng vấn nói [có thể đây là chủ một nhà hàng và sau đây gọi là “Chủ nhà hàng”]

PV: Là anh nói thời kỳ năm 60?

Chủ nhà hàng: thập niên 50-60, kích thích kinh tế tiêu dùng, kích thích tiêu dùng, đẩy nhanh tiêu dùng, không có tiêu dùng thì kinh tế không phát triển, điều này anh có thể thấy ở phương tây’.

PV:Ý anh nói giết đi 100 con cá chép để lấy râu của nó xào thành một bữa ăn?

Chủ nhà hàng: Không, anh nói đây là lãng phí.’

PV: Sau đó chỉ động đũa một tí, chỉ để ngắm ngía thôi, và món ăn này sau đó bị vứt bỏ?

Chủ nhà hàng: Đây là kiểu văn hóa ẩm thực, tôi thấy đây là kiểu văn hóa ẩm thực.

PV: Đây là văn hóa ẩm thực của nước nào vậy?

Chủ nhà hàng: Đây cũng là một kiểu văn hóa ẩm thực, hiện nay tôi không giải thích điều này được, cũng là một kiểu, vì món ăn này vốn dĩ là từ cung đình truyền ra.

PV: Nhưng có người chỉ trích anh đã để lãng phí và xa xỉ cùng cực, anh đã tạo ra một sàn nhảy và đạo cụ, anh trả lời thế nào?

Chủ nhà hàng: Tư tưởng của họ vẫn còn dừng lại ở thập niên 50-60. Vâng, không kịp thời đại.

PV: Lãng phí lương thực là điều đáng sỉ nhục, xa xỉ dục vọng quá mức cũng là điều đáng sỉ nhục, những mỹ đức xưa này là chuẩn mực thông thường của quốc tế. Vậy bữa cơm như ngày hôm đó có phải là phá hoại hay không?

Chủ nhà hàng: mọi người ăn không hết bữa cơm hôm đó cũng là đúng thôi, họ chắc chắn không thể ăn hết vì quá nhiều, căn bản là ăn không hết, vì một món ăn lớn của tôi là phải gộp bốn món nhỏ lại.

PV: Tôi muốn biết những đồ ăn thừa đó đều vứt sạch có đúng không?

Chủ nhà hàng: Không có.

PV: Vậy ai ăn?

Chủ nhà hàng: Cũng không ai ăn cả, cụ thể những thức ăn đó, những món ăn lúc đó họ không ăn hết thì chúng tôi chụp lại thành tư liệu, chúng tôi chụp ảnh lại làm tư liệu.

PV: Sau đó thì thế nào?

Chủ nhà hàng: Và khẳng định cũng sẽ hình như là lãng phí, là lãng phí hết cả.”

Bạn không nên cho rằng thấy thừa thì đổ đi số cơm chưa ăn được bao nhiêu còn trắng ngần kia, thậm chí đồ ăn còn nguyên, thức ăn còn nguyên. Chính xác là chúng đã trở thành rác. Trong rất nhiều nhà hàng, đều có thể nhìn thấy tình trạng cơm thừa lại nguyên bàn. Có dư luận cho rằng, đặc biệt là thế hệ trẻ và những người có nhiều tiền làm việc này là họ không hề mở mắt. Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đây, sau bữa tiệc, số rác và nước sạch này sau khi bị đổ bỏ đi, những người không coi pháp luật ra gì lại bắt đầu luyện dầu bẩn, những ông chủ nhà hàng có tâm xấu xa mua lại, dùng nó xào thành món ăn để bán cho khách hàng, khắp nơi trên toàn quốc pháp lệnh chống dầu bẩn rất nhiều, hành động cũng rất nhiều năm rồi.

Ông đỉnh đỉnh đại danh Lý Ngao năm nay đã 72 tuổi, là một trong những học giả, tác giả nổi tiếng nhất của Đài Loan, tri thức uyên bác. Trước đây không lâu, ông được mời đến đại học Bắc Kinh để diễn thuyết. Ông nói: “Nhân tâm đốn hoại đến mức này rồi,nNgười thời xưa tốt hơn bây giờ, con người tin tưởng lẫn nhau, không có ảnh cũng cấp văn bằng, hiện nay thì không được, cấp văn bằng còn phải đóng dấu nổi, đúng vậy không?. Ngày nay nhân tâm hư đốn, tình hình một tăng, nhân tâm không còn nữa. Tôi xin nói với quí vị, người xưa họ nhìn vào tôi, biết tôi mua không nổi những món này, họ sẽ rót một chén trà đến mời tôi. Những hình ảnh cung kính lễ phép đó nay không còn nữa, hiện nay khắp nơi đề phòng, tôi cho rằng khi bạn đề phòng với mọi người ở mọi nơi, là khi con người không có lòng tin, con người trở nên xấu rồi.”

Nhân tâm bây giờ đã xấu rồi sao? Chúng ta có thể thử xem một đoạm phim được quay lại trên đường sau đây, địa điểm hoàn toàn không phải ở Trung Quốc [đoạn phim là cảnh một người đàn ông bị đánh và mọi người xung quanh hoặc là đứng yên xem hoặc không để ý đến]. Một đoạn phim khác cũng được rất nhiều người chú ý năm 2007, do học sinh đang học dùng máy điện thoại quay lại. Đó là cảnh ở trong lớp thầy giáo đã 70 tuổi đang giảng môn địa lý cho học sinh, hơn mười em học sinh la lối náo loạn, tùy ý chạy nhảy, giống như kiểu thị trường tự do, lúc này một học sinh nam có đeo hoa tai, bỗng nhiên chạy đến trước mặt thầy giáo, ngang nhiên cướp đoạt cái mũ của thầy, vì vị thầy giáo già này bị chứng đau nửa đầu nên bất đắc dĩ phải đội nón giảng bài. Bấy giờ nam sinh này cũng đứng lên, cầm bình nước khoáng chạy lên bục giảng, nam sinh giật mũ của thầy đó lại xông đến khiêu khích thầy giáo lần nữa. Sau khi xảy ra sự kiện này, nghe nói nhà trường đã xử lý phê bình hạnh kiểm đối với các học sinh có liên quan.

Đài truyền hình trích đoạn video thuyết pháp của HT Tịnh Không: “Hiện nay nói dân chủ tự do mở cửa thì ai nghe ai? con cái không nghe lời cha mẹ, học sinh không nghe lời thầy, xã hội ngày nay đại loạn, loạn do đâu vậy? do luân lý không còn nữa. Cái gì gọi là luân lý? luân lý là trật tự của xã hội, là quan hệ giữa người với người, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha con, quan hệ anh em, quan hệ vua tôi, quan hệ bằng hữu. Ngũ luân của Trung Quốc là nói quan hệ giữa người với người. Quan hệ giữa người với người này không phải do thánh nhân chế định ra, nếu bạn nói đây là do Khổng Phu Tử chế định ra là không đúng. Vậy ai chế định ra? không ai chế định cả, đây là quan hệ tự nhiên, là quan hệ hoàn toàn tương ưng với tự tánh. Chúng ta gọi là “đạo trời”, là đạo của thiên nhiên, đạo của tự nhiên. Đại thánh nhân các ngài hiểu rõ và các ngài chỉ nói ra cho chúng ta mà thôi.”

PV: Mọi người không đồng ý với quan điểm này. Trung Quốc có một vị đại sư quốc học tên là Lương Súc Minh, theo như ông nói thì phong thái của người Trung Quốc đã không còn. Thời gian này thầy nói là 80 năm, nhưng có chuyên gia học giả nói là 100 năm, phong thái của người Trung Quốc đã mất trong thời gian dài như vậy.

HT: Vâng, rất đúng.

PV: Hiện nay có một nhận định là đồng bào trong một nước ngày càng xa lạ lạnh nhạt, hơn nữa đã không còn tình đồng cảm, ràng buộc mọi người chỉ là lợi ích tiền bạc.

HT: Không sai.

PV: Điều này sẽ khiến chúng ta  tồn tại được bao lâu nữa  phải không ạ?

HT: Sẽ không tồn tại được bao lâu. Cho nên nếu bạn thực sự muốn duy trì ổn định lâu dài thì ngoài giáo dục ra không còn cách nào khác cả. Nói đến giáo dục thì người Trung Quốc là người hiểu về giáo dục nhất trên thế giới.

PV: Chúng ta lại nói về hóa giải nguy cơ, có phải thầy cho rằng người Trung Quốc vốn có ưu thế lớn nhất về hóa giải nguy cơ phải không ạ?

HT: Vâng.

PV: Dễ dàng được cứu nhất?

HT: Chắc chắn. Tuy nhiên truyền thống của chúng ta mất rồi, theo tôi nghĩ là đã mất 80 năm. Tám mươi năm là ba thế hệ, cũng không phải dài, cũng không phải ngắn. Cho nên muốn cứu thì phải cứu nhanh, nếu như để thêm mười năm, hai mươi năm nữa thì hết cứu.

PV: Chúng ta tiếp tục hồi tưởng lại lịch sử 100 năm này một chút. Có một câu nói là: mấy ngàn năm chưa từng có thay đổi lớn, lịch sử Trung Quốc chưa từng có xuất hiện tình trạng như tổng kết trong video sau:

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Bắt đầu từ năm 1900, cách mạng Tân Hợi đã lật đổ đế chế; sau đó là phong trào ngũ tứ đánh đổ Khổng gia điếm, lật đổ tư tưởng Nho gia, cật lực đề xướng khoa học và dân chủ, tiếp đó là nội chiến và kháng chiến; và sau năm 1949, sau khi xây dựng đất nước là kiến thiết kinh tế, vượt qua Anh Mỹ, vật chất quyết định tinh thần, tư tưởng chủ nghĩa Mác; sau đó là đến cách mạng văn hóa, tiêu hủy toàn bộ truyền thống lịch sử kể cả cái hữu hình và cái vô hình; từ năm 1980 đến nay lại kiến thiết kinh tế, 100 năm về cơ bản là qúa trình như vậy. Trong 100 năm này có thể nói có hai quan điểm đang chi phối lịch sử chúng ta, cái đầu tiên là tinh thần truyền thống của chúng ta đã bị tiêu hủy cực độ, bị diệt vong, cái thứ hai là khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ thập niên 80 đến nay, Trung Quốc đã có thời gian 20 năm không ai nhắc đến nguy cơ tín ngưỡng nữa. Hiện nay mọi người đã bị một quan niệm khác thống trị tư tưởng, là kinh tế và vật chất quyết định tất cả, có tiền là có tất cả, đây là quan niệm và giá trị quan đang rất phổ biến, nhưng điều này là chưa từng có.

PV: Người Trung Quốc chúng ta chưa từng có lịch sử như vậy. Vấn đề tôi muốn thỉnh giáo thầy là, muốn xây dựng một thể hệ giá trị mới, đó có phải là việc không thể không? Và có phải chúng ta nên cần phải trùng tân trở lại thế hệ giá trị trước đây 100 năm của Trung Quốc không ạ?

HT: Không thể. Chúng ta nhất định phải thừa nhận, trí tuệ của chúng ta hiện nay có thể vượt qua những người Trung Quốc trong 5000 năm trước đây không? Nếu có ai thực sự có thể vượt qua Khổng Tử, vượt qua Mạnh Tử, vượt qua Lão Tử, vượt qua Phật Thích Ca Mâu Ni thì được. Nếu không thể vượt qua họ thì anh phải học những cái của họ. Nếu như có đại thánh nhân xuất hiện ở đời, thì dứt khoát họ yêu thế nhân, thượng đế yêu thế nhân, thượng đế không hề sát hại thế nhân, không hề hận thế nhân. Cho nên giáo dục của thánh hiền nói tóm lại chính là một chữ ÁI, tất cả mọi tôn giáo trên thế giới, đều có chung một tâm điểm đó là ái. Cho nên đoàn kết tôn giáo thì tôi có niềm tin. Tại sao vậy? vì kinh điển của mỗi tôn giáo đều dạy yêu người, không hề dạy hận người.

PV: Nếu như xây dựng một thế hệ giá trị mới thì cái giá phải trả rất cao?

HT: Chủ yếu là họ không có khả năng tìm đến sự hài hòa của nhân tính. Bạn phải tùy thuận theo nhân tính mới được, nếu bạn đi ngược lại nhân tính, làm ra một cái an mới là việc không bình thường. Ví dụ như quả tim của bạn, tim bạn vốn dĩ rất tốt, bây giờ lấy nó đi, thay vào đó một quả tim nhân tạo là việc không bình thường, điều này vô cùng khó khăn, và chắc chắn thất bại.

PV: Trả giá rất cao?

HT: Trả giá cao và cuối cùng thất bại, dứt khoát không làm được. Nhân tính là gì vậy? nhân tính chính là luân lý, có ai mà không mong cha con hòa mục, anh em thương yêu nhau, giữa con người với con người có sự giao tiếp chân tình? Ai muốn lừa người khác, ai muốn đi làm cái việc tổn người lợi mình, đây đều là lương tâm bị che lấp, đã gây ra những việc xấu ác thì tối về ngủ tâm cũng bất an, cái này mới gọi là chân lý.

PV: Chúng ta thử xem lại lịch sử Trung Quốc mấy ngàn năm nay, chỉ có vài  lần đoạn tuyệt và vứt bỏ triệt để hoặc là phủ định tất cả giá trị quan được dân tộc của chúng ta kế thừa liên tục. Tôi xin đọc lại cho thầy nghe: Trước nhất là Tần Thủy Hoàng, đốt sách chôn nho, độc tôn pháp gia, đoạn tuyệt Khổng Mạnh, mấy mươi năm liền mất nước; sau đó thì đến triều Nguyên, người Mông cổ thống trị Trung Quốc không tin những thứ này của nho gia, cũng là hơn 100 năm thì kết thúc; lần sau cùng là cách mạng văn hóa, chỉ có thời gian mười năm thì hủy diệt triệt để toàn bộ từ tinh thần đến tư tưởng của nho gia Trung Quốc. Có phải lịch sử hơn 2000 năm nay đã chứng minh cho bất kỳ kẻ chấp chính nào, bất kỳ quyết sách nào, bất kể đảng phái, tín ngưỡng nào cũng đều phải phục tùng mạng mạch truyền thống này của Trung Quốc, nếu không thì rất phiền phức.

HT: Vì đây là tự nhiên. Con người nhất định phải phục tùng tự nhiên, đi ngược lại với tự nhiên, muốn đi tìm một cái mới để thay thế tự nhiên thì hết sức khó khăn. Bạn thấy như khoa học kỹ thuật hiện nay là vi phạm tự nhiên. Muốn thay thế tự nhiên, muốn chinh phục tự nhiên, thì cái giá cuối cùng phải trả là toàn bộ địa cầu bị hủy diệt. Tôi thấy báo cáo khoa học ở nước ngoài nói rằng, trên địa cầu sự việc này đã từng xảy ra mấy lần rồi, một lần trước mắt chúng ta là ở Atlantic, phát triển khoa học kỹ thuật thời đó còn tiến bộ hơn chúng ta bây giờ, nguồn năng lượng thời đó là lấy từ không trung, máy bay, phi thuyền đều dùng nguồn năng lượng từ không trung, không có chất ô nhiễm, không có âm thanh, và nhân loại cũng tin tưởng khoa học có thể chinh phục tự nhiên. Cuối cùng toàn bộ đại lục này chìm xuống đáy biển Đại Tây Dương, nơi đó trước đây  gọi là Đại Tây Quốc, nên chìm xuống gọi là Đại Tây Dương. Hiện nay tình hình phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới này cũng gần giống với tình cảnh thời đó, đạt đến thời điểm bùng nổ đó thì vỏ trái đất này nhất định sẽ xảy ra sự thay đổi.

PV: Nếu có người hỏi thầy về vấn đề là sự thay đổi của vỏ trái đất và sự thay đổi của nước biển này có quan hệ gì đến đạo đức không?

HT: Là có quan hệ, là giống như những điều mà trong thí nghiệm nước đã nói. Tại sao vậy? vì vật chất nó biến đổi theo tâm người, nhục thể của chúng ta là vật chất, nếu nhân tâm chúng ta thiện thì có thể khiến cho tế bào bị bệnh của chúng ta phục hồi lại bình thường. Cho nên dùng ý niệm để trị bệnh là cách làm sáng suốt nhất.

PV: Theo phương pháp này của thầy để trị quốc, để chung sống với con người thì vỏ trái đất này sẽ thay đổi?

HT: Sẽ thay đổi, sẽ phục hồi lại bình thường.

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Nhân tâm có thể ảnh hưởng và thay đổi thế giới, cách nói này sẽ được bao nhiêu người tin theo? Chúng ta hãy nghe những nhà khoa học danh tiếng nói, họ rất tin. Khoa học gia cao cấp ở viện khoa học nghiên cứu nguyên tử Mỹ - Đích Ân Lai Đinh - nói: “Nhưng có một cách nhìn thế giới theo hướng khác, phương thức của lực học lượng tử cho thấy thế giới không phải là một cơ cấu vật chất cứng ngắt mà giống chất hữu cơ, chất hữu cơ thì có sự liên kết rất chặt chẽ, kéo dài theo hướng không gian và thời gian. Trong môi trường đó, sự suy nghĩ và phương thức hành vi của ta, không chỉ đối với chính bản thân mình mà đối với thế giới bên ngoài có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với thế giới cơ học kinh điển. Do đó nhìn theo quan điểm rất cơ bản có liên quan đến luân lý đạo đức, những điều ta nghĩ đã ảnh hưởng đến thế giới. Từ trên ý nghĩa nào đó thì điều này đã chứng tỏ, thay đổi thế giới quan như thế nào đó là rất quan trọng.”

Ngày nay vật lý học lượng tử chứng minh là, cách nghĩ, cách nói và cách làm của con người tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của môi trường xung quanh. Cách lí luận này kỳ thực ở Trung Quốc đã có lịch sử mấy ngàn năm rồi, gọi là thiên nhân cảm ứng. Cơ sở của nó là nguyên lý thiên nhân hợp nhất trong hệ thống triết học truyền thống Trung Quốc, điều mà nguyên lý này muốn nói rõ là nguyên tắc vận hành của vạn vật rất viên mãn. Thiên là đại biểu cho vạn vật tự nhiên, còn con người chỉ là một bộ phận trong tự nhiên mà thôi. Con người và vạn vật tự nhiên là một chỉnh thể không thể tách rời, cho nên tất cả từng lời nói việc làm, cử chỉ hành vi của vạn loại chúng sanh tất nhiên sẽ ảnh hưởng và thay đổi thiên địa vạn vật xung quanh. Thiên nhân cảm ứng hoàn toàn không hề thần bí, nó chỉ là một loại phản ứng rất tự nhiên mà thôi, lịch sử mấy ngàn năm và khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc giáo dục con cháu đời sau, đặc biệt khi xảy ra những tai biến trong giới tự nhiên hoặc xung quanh mình thì phải cảnh giác và phản tỉnh. Điều này luôn là điềm cảnh báo của trời cao, con người cần phải mau mau sám hối những điều lỗi lầm, tà ác của mình, và thề sẽ không bao giờ dám tái phạm mới có thể chuyển nguy thành an được, mọi thứ mới được sắp xếp lại theo hướng vận hành bình thường, gió thuận mưa hòa, bình an tốt đẹp. Thiên nhân hợp nhất là một trong những nguyên tắc cổ xưa nhất của tư tưởng truyền thống Trung Quốc, nhỏ như một gia đình, lớn như cả thiên hạ, toàn bộ quy luật vận hành kiết hung họa phúc đều hàm chứa trong đó. Có thể nói cổ kim trong và ngoài nước, từ xưa đến nay không có ngoại lệ.

Đài truyền hình trích đoạn video thuyết pháp của HT. Tịnh Không: Người Trung Quốc nhất định phải giác ngộ, phải biết truyền thống 5000 năm của tổ tiên mình là nền giáo dục thiêng liêng. Nền giáo dục thiêng liêng chính là nền giáo dục phù hợp với quy tắc của đại tự nhiên. Vào năm 1999, tôi đến tham gia ngày lễ quốc khánh nhân 50 năm thành lập nước Trung Quốc, Cục tôn giáo nhà nước tiếp đãi tôi. Lúc đó cục trưởng là ông Diệp Tiểu Văn, ông mời tôi dùng cơm và ông nói rằng: “chúng tôi là vô thần luận”. Sau khi tôi nghe xong, tôi nói: “Cục trưởng, chữ thần đó có nghĩa là gì vậy?”. Ông hỏi tôi, ý của nó là gì thưa thầy? Tôi trả lời, Thần khi dùng chữ Triện để viết thì rất rõ, chữ Triện bên trái là bộ thị, phía trên có hai gạch, gạch phía trên thì ngắn, gạch phía dưới thì dài, chữ này vào thời cổ gọi là chữ thượng, là chữ thượng trong thượng hạ, đây là chỉ trời cao; phía dưới có ba sọc, ba sọc biểu thị điềm báo của trời cao, dùng cách nói hiện nay là hiện tượng tự nhiên. Có cái nào không phải hiện tượng tự nhiên chứ? nhân sinh cũng là hiện tượng tự nhiên; Một bên này là bộ thân, dùng chữ Triện viết ra là ba chữ khẩu do một sợi chỉ xuyên suốt qua. Cái ý này rất rõ ràng là, người thông đạt hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ người này được gọi là thần. Ông ấy nói, thần là ý như vậy sao? Tôi nói, đúng vậy. Nếu như nói là vô thần luận thì nhất định thế gian này không có ai có thể hiểu được chân tướng của vũ trụ tự nhiên, thế con người chẳng phải đã trở thành người ngu si rồi sao? Ông nói, vậy sau này chúng tôi sẽ không nên nói là vô thần luận nữa. Tôi nói, đúng rồi, không sai. Cho nên bạn phải hiểu được cái chữ này có ý nghĩa là gì. Thần có ý nghĩa là thông đạt chân tướng của vũ trụ tự nhiên. Ở trong Phật pháp chúng ta nói là thực tướng của các pháp, chính là chân tướng của vũ trụ nhân sinh, người có thể thông đạt hiểu rõ được gọi là thần nhân. Thánh và thần là cùng một ý nghĩa, thánh là người hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, người hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh gọi là thánh. Hiểu rõ nhưng chưa được hoàn toàn, chưa được thông đạt hoàn toàn thì gọi là hiền nhân. Thánh nhân là hoàn toàn thông đạt hiểu rõ. Ý nghĩa của chữ Trung Quốc này bạn phải thông hiểu mới được, bạn phải hiểu được ý của nó là gì. Cho nên hiện nay, khi biến thành chữ giản thể thì rất tệ hại, rất nhiều ý nghĩa không thể hiểu được, nhìn không ra. Cho nên văn tự của Trung Quốc, bất kỳ dân tộc quốc gia nào trên toàn thế giới cũng tìm không thấy ký hiệu của trí tuệ, bạn quan sát tỉ mỉ thì bạn sẽ hiểu ra ngay.

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Hai chữ này đọc là “Vu Tự”, là lễ cầu mưa, đây là loại hành lễ thiên nhân cảm ứng ở Trung Quốc đã có từ thời xa xưa, trước thời nhà Chu rất xa. Thời Đông Hán hơn 2000 năm trước, “Vu Tự” đã được xếp vào nghi lễ của quốc gia, các triều đại sau này cũng còn duy trì. Vào tháng tư mùa xuân hàng năm, Hoàng đế dẫn văn võ bá quan tiến hành đại lễ cầu mưa rất long trọng, điều này trong sách sử nhiều đời đều có ghi chép lại rất tỉ mỉ, như trong “Thanh Thánh Tổ Bảo Lục”, Hoàng đế Khang Hy - vị minh quân một thời đã thành khẩn khuyên răn hoàng tử và chư vị đại thần của mình. Ông nói: “trẫm đã ở ngôi 56 năm, có lẽ đã từng 50 lần làm lễ cầu mưa, mỗi khi đến mùa thu hoạch vụ thu đều rất được mùa, trước đây hạn hán, trẫm ở trong cung cầu nguyện, quỳ liên tiếp ba ngày ba đêm, chỉ ăn chút thức ăn thanh đạm, ngay cả dầu và tương cũng không dám dùng, để tỏ lòng thành tâm trai giới của trẫm, ngày thứ tư đi bộ đến đàn tế trời để cầu nguyện thì bỗng chốc lát mây mưa ập đến, thế là đi bộ quay về, nước trên mặt đất ngập khỏi giày, sau đó người ở các tỉnh khác đến kinh đô nghe kể mới biết, ngày hôm đó các tỉnh trên toàn quốc đều có mưa. Cho nên theo trẫm, hết mực chân thành thì trời nhất định sẽ có cảm ứng”. Trong “Đại Minh Hội Điển” của triều Minh có ghi: Năm 1585 đại hạn không có mưa, giếng khô không có nước, hoàng đế Vạn Lịch đích thân dẫn hơn 4000 văn võ đại thần đến thiên đàn cầu mưa. Ngài ban bố lời dạy: Thiên thời đại hạn, cố nhiên là do bản thân ông thiếu đức hạnh, nhưng đồng thời cũng do tham quan ô lại bóc lột nhân dân quá sức, đã mạo phạm đến sự hài hòa trong trời đất, nhiệm vụ bây giờ phải sửa đổi hành vi, đẩy lùi kẻ ác, thực thi chính trị có lòng nhân. Trong “Thần Tông Thực Lục” có ghi: Chưa đến một tháng thì mưa lớn kèm theo mưa đá kéo dài liên tiếp hai ngày. Trong “Thế Tông Thực Lục” đời Thanh có ghi: Trong lịch sử Trung Quốc, một trong những vị vua cần chánh anh minh nhất - Hoàng đế Ung Chính - đã nhiều lần phê: “Xưa nay thiên nhân cảm ứng, phản ứng ảnh hưởng rất nhanh. Phàm là tai họa hạn hán, lũ lụt đều là do con người tạo nên, hoặc trong việc chính trị của triều đình có lỗi lầm, hoặc những người tổng đốc tuần phủ không làm tròn chức trách, hoặc do thái thú tri huyện không làm tròn bổn phận, hoặc do nhân tâm trong một khu vực gian trá hư ngụy, phong tục không hợp với lẽ đạo. Những tình huống này đã mạo phạm đến sự hài hòa của trời đất mà chiêu cảm tai ương”. Địa phương gặp tai họa, quan chức trình báo, Hoàng đế Ung Chính liền phê: “tuần phủ như các ngươi thì trẫm biết chắc chắn nơi đó mất mùa, trời giáng mưa đá, tại sao chỉ giáng xuống ở chỗ các ngươi cai quản? Điều này thật là quá kỳ lạ, quá đáng sợ, các ngươi làm quan rất không tròn chức trách, phải cẩn thận. Đốc phủ thế nào thì có vận hạn thế ấy, đạo trời tùy theo lòng người, báo ứng rất nhanh, quả khiến người ta lo sợ. Trong đốc phủ trực thuộc tỉnh không ai giống như hai ngươi, lòng dạ nhỏ hẹp, ngớ nga ngớ ngẩn, vừa đến Hồ Nam thì lụt lội đến, điều đến Giang Tây thì hạn hán tràn về, điều đi Cam Túc thì mưa đá ập đến, cảm ứng như thế, Lạ thay! Lạ thay!”. Tham khảo về chuyện thiên nhân cảm ứng, còn có một câu danh ngôn mà mọi người đều biết, từ năm 1959 đến năm 1961, tai họa tự nhiên liên tiếp ba năm. Nguyên chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ nói trong buổi đại hội có 7000 người, ông cho rằng chắc chắn ba phần là do thiên tai, nhưng bảy phần là do nhân họa đã trực tiếp gây ra, trong tai họa tự nhiên thì nhân họa là nguyên nhân lớn nhất và lịch sử thời đó cũng đúng là nhân họa đứng đầu, mới xảy ra chuyện thiên tai ba năm liên tiếp như vậy. Lưu Thiếu Kỳ nói trong đại hội trước 7000 người rằng: “Nông dân nói: ba phần là do thiên tai, bảy phần là do nhân họa” Lưu Thiếu Kỳ đã đưa ra phán đoán ba – bảy đối với xu thế tình hình đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của một nhà chính trị khí phách và chiến lược. Một người nói: “‘Tam Phần Thiên Tai, Thất Phần Nhân Họa’, một câu khái quát này quả là kinh người. Đồng chí An Cương đã  truyền đạt lại câu này cho chúng tôi, tôi còn nhớ chúng tôi vỗ tay nhiệt liệt”. Một người khác nói: “ông nói con người chúng ta không làm tốt công việc nên thiên tai, chủ yếu là chúng ta không làm tốt công việc, ông nói như vậy nên mọi người đều phục cả.”

Và sau đó trong một lần tai họa tự nhiên lớn nhất là động đất lớn xảy ra tại Đường Sơn năm 1976, chỉ một đêm có hơn 200.000 người mất mạng. Năng lượng tích tụ của lần động đất đó cực kỳ lớn, tương đương với 400 quả bom nguyên tử ném xuống đảo Hiroshima, và tai nạn năm đó để lại hậu quả đến mười năm sau mới kết thúc.

PV: Nói đến vấn đề giáo dục, trước tiên phải nói đến nhận tổ quy tông, có một câu nói là: “Không có da thì lông làm sao bám”. Những tư tưởng truyền thống này đều do cổ thánh tiên hiền trước đây hơn 2000 năm truyền thừa lại, nhưng họ là người trong xã hội phong kiến, đều ở trong chế độ phong kiến. Vậy hiện nay muốn nhận tổ quy tông thì phải làm thế nào?

HT: Con người nhất định phải có ngọn nguồn, anh thấy hiện nay những cư dân sống ở hải ngoại nhiều năm đều muốn quay về nước tìm cội nguồn. Xã hội của thời cha ông chúng ta là hình thái kiểu đó. Xã hội có thể không ngừng thay đổi cải cách, nhưng sau khi thay đổi cải cách mà không thừa nhận những cái trước đây là bạn ngay cả tổ tông cũng không cần đến, chẳng phải như vậy hay sao? Mấy ngàn năm nay, truyền thống đã truyền xuống như vậy, thế mà bạn không cần. Được! Vậy bạn có cái mới nào có thể vượt qua tổ tiên không? Đặc biệt là tổ tiên Trung Quốc. Thực tế mà nói, nền chính trị hiện nay đối với tôi, quân chủ cũng tốt, dân chủ cũng tốt, độc tài cũng tốt, tôi cho rằng điều đó chẳng có quan hệ gì. Điều hệ trọng nhất là, theo như Khổng Tử đã nói rất hay: “Nhân tồn chánh cử, nhân vong chánh tức”, điều quan trọng nhất là đạo đức. Người nào biết yêu thương người, có thể thành tâm thành ý vì nhân dân phục vụ thì quân chủ cũng tốt, dân chủ cũng tốt, nhân dân đều hưởng phước. Nếu như người này tự tư tự lợi, chỉ biết đến mình, không quan tâm đến sự sống chết của người khác thì họ làm quân chủ cũng hư, làm dân chủ cũng hư, điều này mọi người đều đã nhìn thấy rồi. Hiện nay là thời đại dân chủ, phải nghiêm túc quan sát lịch sử trở lại thật tỉ mỉ, hạnh phúc của con người hiện nay có thể so với trước đây hay không? Trước đây, con người sống trong xã hội có luân lý đạo đức, sống đời sống đầy ý thơ; con người hiện nay sống đời sống chẳng phải của con người nữa! Thử hỏi chúng ta có cần tổ tiên hay không? Quay lại thử hỏi, chúng ta có cần cha mẹ không? Không cần tổ tiên thì có thể không cần cha mẹ, bạn làm cha mẹ nuôi đứa con này, tương lai sau này nó không cần bạn.

PV: Về mặt Logic có thể suy ra không?

HT: Có thể, nhận tổ quy tông là thiên hạ đại trị, là con đường sống duy nhất của hạnh phúc mỹ mãn. Bạn ngay cả tổ tông cũng không cần nữa, cha mẹ cũng không cần nữa thì ngay cả cầm thú bạn cũng không bằng. Nếu bạn muốn sống một đời sống hạnh phúc mỹ mãn, đó là đang nằm mơ. Ngày nay thế giới này, chúng ta không nói Trung Quốc mà nói ở ngoại quốc, thời gian tôi sống ở nước ngoài rất lâu, bạn thấy họ có của cải, có địa vị nhưng không vui, không hạnh phúc! Cho nên những vấn đề này liền xuất hiện. Hiện nay những quốc gia Âu, Mỹ đã có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, đã đến đỉnh điểm và không còn phát triển thêm được nữa, thì vấn đề gì cũng đều có cả. Cho nên phải đến phương đông để tìm của báu, đến Trung Quốc, đến Ấn Độ, tuyệt đối không phải tìm Trung Quốc hiện nay hay Ấn Độ hiện nay mà họ muốn tìm Trung Quốc xưa, Ấn Độ xưa. Chúng ta không nhận tổ quy tông, nhưng họ lại hướng về tổ tiên của chúng ta để cầu trí tuệ, để cầu phương pháp giải quyết vấn đề.

PV: Thầy biết rất nhiều quốc gia Châu Á Thái Bình Dương đều tuân theo giáo dục truyền thống của Nho gia để trị quốc an bang, đó là họ đã tiếp nhận lão tổ tông của chúng ta rồi.

HT: Vâng, đúng thế, chúng ta không cần nhưng người ta kế thừa, vì văn hóa thực tế mà nói nó là không phân ranh giới quốc gia, không có giới tuyến.

PV: Nhưng người cần tiếp nhận nhất là chính chúng ta?

HT: Vâng, chính là nói bản thân chúng ta không cần, nhưng người khác cần. Sau khi người khác cần thì nó thuộc về người ta rồi. Cần cái nào thì ta đi đến đó, đó là lão tổ tông của chúng ta, họ muốn nhận lão tổ tông của chúng ta làm tổ tông thì họ là con cháu của Viêm Hoàng, và ta cũng là con cháu của Viêm Hoàng nên đương nhiên có thể chung sống hòa mục, đây là hiện tượng hiện nay. Cho nên ở Trung Quốc vào thời xưa, bất kể là sống trong đế chế nào, sau khi đế vương lên nắm chính quyền thì việc đầu tiên là tế Thái Miếu, đề xướng hiếu đạo, không đi lệch cái đức của tổ tông. Sự giàu sang của bạn hiện nay do đâu mà có vậy? là đức hạnh của tổ tông tích lũy, bạn đang hưởng thụ. Bạn có được địa vị này, có được sự giàu sang này rồi thì quên hết cả tổ tông, thì bạn hưởng thụ sự giàu sang này không được bao nhiêu ngày sẽ hết thôi.

PV: Tế Thái Miếu là người lãnh đạo của quốc gia làm gương cho toàn thể nhân dân?

HT: Vâng, làm tấm gương.

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Quỳ, một lạy, hai lạy, ba lạy

HT: Cho nên Trung Quốc không có tôn giáo gì cả, toàn thế giới rất lấy làm lạ, người Trung Quốc không hề có quan niệm tôn giáo nhưng người Trung Quốc tế tổ tông. Có một lần hiệu trưởng Trường Đại học Sweetland mời chúng tôi dùng cơm, một vị giáo sư của họ nói: người Âu Châu đã từng nghiên cứu là, trên thế giới bốn nước lớn có nền văn minh cổ, ba nước đã bị mất, tại sao Trung Quốc vẫn còn tồn tại? Kết luận sau cùng mà họ nghiên cứu là có thể do người Trung Quốc xem trọng giáo dục gia đình. Đáp án này của họ tôi rất tán đồng. Tôi nói, điều này hoàn toàn chính xác. Tại sao Trung Quốc hiện nay ngay cả tổ tông cũng không cần? là giáo dục gia đình không còn nữa. Khi nói đến giáo dục trên toàn cầu hay bất kỳ một dân tộc nào, Trung Quốc là đứng đầu, dân tộc này là đứng đầu, biết cách giáo dục, có trí tuệ, có kinh nghiệm, có phương pháp, có hiệu quả 5000 năm.

PV: Nhưng chúng ta hiện nay không còn Thái Miếu nữa, Từ Đường không còn nữa, gia phả cũng không còn nữa, vậy chúng ta phải làm thế nào đây?

HT: Giữ cho dân tộc Trung Quốc này được an định, hòa bình, hạnh phúc mỹ mãn phải dựa vào ba thứ: Thứ nhất là Từ Đường, Từ Đường là gốc, tìm gốc thì Từ Đường là gốc. Họ có thể biết được gia phả của mình từng đời tiếp nối thì sao họ không yêu gia đình được? Nếu như Từ Đường không còn nữa, gia phả không còn nữa, không biết gì về quá khứ thì họ muốn yêu cái gia đình này là điều không thể. Đến lúc đó sẽ trở thành cái gì vậy? trở thành hoàn toàn là lợi hại, ở đâu có lợi họ liền đến đó, người ta cho họ nhiều tiền một chút thì họ gọi là cha, trở thành như vậy đấy.

PV: Tức là không nhận tổ tông của mình?

HT: Không nhận nữa.

PV: Cũng không thể nói là yêu tổ quốc, yêu nhân dân nữa?

HT: Không có chuyện đó, ngay cả tổ tông, cha mẹ bạn cũng không cần thì nói yêu quốc gia chỉ là giả dối, yêu lãnh đạo cũng là giả luôn, dứt khoát không phải là thật. Họ không có gốc, cái gốc đó chính là phụ tử hữu thân, đó là thân ái, cho nên khởi nguồn của giáo dục Trung Quốc chính là từ một câu luân lý này mà hưng khởi vậy. Mục đích của giáo dục thứ nhất là hy vọng quan hệ giữa cha con trong đời này mãi mãi giữ gìn không thay đổi, mục đích giáo dục của Trung Quốc chúng ta là ở chỗ này, không giống như người phương tây. Mục đích thứ hai là hy vọng phụ tử hữu thân, tức là tình thân ái này có thể mở rộng ra, bạn yêu gia đình, yêu gia tộc, yêu bà con xóm giềng, yêu xã hội, yêu tổ quốc, yêu nhân loại, phật pháp thì tiến thêm một bước là yêu tất cả chúng sanh, cũng từ cái gốc này mà ra vậy. Nếu như không có cái này thì toàn bộ phần sau sẽ không có.

PV: Đây là tổng căn nguyên, trung thần hiếu tử cũng từ đây? tham quan ô lại cũng từ đây?

HT: Bạn không cần cái gốc này thì điều tồi tệ sẽ đến, mặt trái sẽ đến, đây là điều thứ nhất để Trung Quốc gìn giữ quốc gia này.Điều thứ hai là Khổng miếu. Đó là gì vậy? đó là sư đạo. Từ Đường là hiếu đạo, Khổng Miếu là sư đạo. Đối với mỗi một người, cha mẹ thì cho chúng ta thân mạng, còn thầy thì cho chúng ta huệ mạng. Trung Quốc từ xưa đến nay, ân đức của thầy so với cha mẹ là như nhau. Theo lễ xưa thì nam 20 tuổi, nữ 16 tuổi là đã thành niên, khi tuổi thành niên thì tên của họ không được gọi nữa, nếu gọi tên là đại bất kính, ngày đến tuổi thành niên phải làm quán lễ, những người cùng trang lứa như anh em bạn bè, đồng học của họ sẽ tặng cho họ một tên riêng, sau đó mọi người đều gọi tên riêng chứ không gọi tên. Ngay cả khi làm quan trong triều, vua cũng gọi tên riêng chứ không gọi tên để tỏ lòng tôn kính đối với bạn. Gọi tên chỉ có hai người, một là cha mẹ, hai là thầy giáo, hai người này cả đời gọi tên bạn. Cho nên thầy giáo và cha mẹ là bằng nhau, hiếu đạo và sư đạo là một thể.

PV: Cha mẹ thì cho chúng ta cơ thể, còn thầy giáo không để chúng ta trở thành cục thịt biết đi.

HT: Đúng vậy, điều này là quan trọng hơn cả. Cho nên Trung Quốc rất coi trọng giáo dục, không có gì quan trọng hơn giáo dục. Bạn không có tiền thì không sao cả, thậm chí bạn có thể bần cùng, bần tiện đến cực điểm cũng chẳng sao cả, nhưng con người không thể không có đức, con người không thể không được giáo dục. Điều thứ ba là điều trong Phật pháp gọi là sức mạnh của tăng thượng duyên, tức là giúp đỡ tăng thượng duyên cho bạn, chính là giáo dục nhân quả. Giáo dục nhân quả do ai dạy vậy? là miếu Thành Hoàng dạy nhân qủa. Anh thử đi xem điện Diêm Vương, điện Diêm Vương đều có ghi: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Đi xem qua rồi thì sẽ thất kinh hồn vía mà không dám làm chuyện xấu, khởi một niệm ác liền nhớ đến những hình ảnh trong điện Diêm Vương đó thì tự nhiên sẽ không dám khởi niệm ác, không dám làm việc xấu. Nhưng hiện nay ba thứ này đều bị tiêu hủy hết, ba thứ này không còn nữa thì thiên hạ sao có thể không loạn chứ? Nếu như muốn thiên hạ hồi phục an định, hòa bình, hạnh phúc, mỹ mãn trở lại thì phải đi mời lão tổ tông quay lại, mời ba điều này quay lại thì vấn đề mới được giải quyết.

PV: Vừa rồi thầy mới nói đến giáo dục của miếu Thành Hoàng, người hiện nay cho rằng đó là phong kiến mê tín.

HT: Đến lúc bản thân họ nếm mùi đau khổ tột cùng và toàn bộ thế giới bị hủy diệt, kêu trời trời không thấu, thì có hối hận cũng không kịp nữa. Loài người chắc chắn sẽ đi vào con đường này, hiện nay bạn không tin nó nhưng điều này có thật, chính bản thân tôi đã từng trải rất nhiều, xác thực là có thật, đến lúc đó bạn có hối hận cũng không kịp, cái này gọi là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, đến lúc đó bạn đành phải bó tay bất lực, bạn cứ nghĩ cho riêng mình là hoàn toàn sai rồi. May sao người đông phương chúng ta còn có rất nhiều người tin, người phương tây cũng có rất nhiều người tin, người tin thì được cứu. Người tự mình cho rằng đó là mê tín, không tin, vậy thì sau này cái nào có nhân quả nấy, điều này chắc chắn không có cách gì trốn chạy được.

Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Trong hơn 500 năm của triều Minh và triều Thanh, tất cả những cơ cấu chính phủ, các đại viện của Châu Huyện nha môn đều có lập văn bia, trên đó có khắc 16 chữ: “Bổng này lộc kia, xương tủy của dân, dân lành dễ hiếp, trời cao khó lừa.” Cái này chỉ dành cho quan chức các cấp, mỗi ngày đều nhìn thấy “Giới Thạch Minh”. Đây là triều đình trịnh trọng cảnh cáo quan lại, ăn mặc, bổng lộc của của các ngươi đều là từ xương tủy của dân, là do nhân dân trăm họ nộp thuế để nuôi, hiếp đáp dân lành thì dễ nhưng lý trời bất dung. Học giả xã hội Ngô Tư trong trước tác nổi tiếng Tiềm Quy Tắc của ông đã đưa ra vấn đề như thế này: “nếu như nói trời cao trừng phạt kẻ ác là mê tín, là nói càn, vậy thì người nào hãy phát minh ra cách nói khác vừa không nói càn lại có sức đe dọa thử xem. Sức de dọa mờ ảo ẩn hiện này là vô cùng to lớn, thiện ác tự có báo ứng, nếu như nói niềm tin về nhân quả báo ứng này không tốt, cần phải phê phán, thế thì giữa ban ngày ban mặt còn lại điều gì? E rằng chỉ còn lại quan niệm thật tệ hại là không có sự kiêng dè, tổn người lợi mình, chiếm lợi, chỉ có biết thu vào; làm việc thiện cho người thì sẽ thiệt thòi, thiệt thòi thì uổng công. Đây chẳng phải rõ ràng đang cổ vũ cho việc hại người đó sao?  Nếu như có người hy vọng xóa bỏ đi tâm sợ hãi và lo lắng phải chịu hậu quả của một người làm ác, và pháp trị của quốc gia lại không thể có công hiệu hoàn toàn, xin hỏi bạn làm như vậy rốt cuộc là đang làm gì?

PV: Nếu như nói trong xã hội đẩy mạnh loại giáo dục nhân quả thì có xảy ra những ảnh hưởng gì không tốt cho xã hội hay không?

HT: Sẽ ảnh hưởng tốt. Tại sao vậy? vì khiến người trong xã hội khởi tâm động niệm không dám làm việc xấu, không dám hại người, đây là việc xấu sao? Lẽ nào muốn con người không tin nhân quả, tìm đủ cách để hại người, muốn giết người, mưu đoạt tài sản của người, đây là việc tốt sao? Cái thiện và ác này do chính bạn đánh giá. Xâm phạm người khác, hại người, giết người, cướp đoạt tài sản của người khác là việc tốt sao? Nếu như cho rằng việc tôi không dám hại người, sợ bị lương tâm giằng vặc là việc xấu, vậy được rồi! tiêu chuẩn thiện ác của bạn đã đi ngược lại hoàn toàn với luân lý của cổ thánh tiên hiền, và bạn cần phải làm gì? Phải phát động chiến tranh, xâm lượt người khác, muốn thống nhất cả thế giới, người trên toàn thế giới đều làm nô lệ cho ta, ta muốn họ chết thì chết, muốn họ sống thì sống, loại người đó là vậy. Đây là người tốt sao? bạn tán thành như vậy sao? bạn ủng hộ họ sao? Cho nên khi con người tin vào thiện ác nhân quả thì nhất định là rất tốt. Khổng Tử tuyệt đối không làm tấm gương xấu cho người đời thấy, Khổng Tử vào thời đó có lý tưởng của ngài, có chí lớn của ngài, ngài thực sự muốn vì nhân dân phục vụ, chỉ cầu một chức quan nhỏ nhưng người ta không cho ngài. Ngài có khả năng làm cách mạng không? Ngài có thể, ngài có năng lực, những học trò của ngài ai nấy cũng đều có đủ các loại tài năng, ngài có thể làm, nhưng tại sao ngài không làm? là không muốn để lại cho hậu thế cái tiền lệ này. Nếu như mở ra tiền lệ này, người đời sau có dã tâm có thể kích động mọi người rằng, người trước làm như vậy, chúng tôi cũng có thể làm. Cho nên dứt khoát không làm, ông về dạy học, ông dạy học trò quyết định dùng phương pháp chính quy, phương pháp chính đáng, không thể dùng tà bậy. Vua nước bạn thật không tốt, nhân dân thật khổ sở, chúng ta sẽ đứng từ nhiều phương diện để giúp đỡ chứ dứt khoát không được làm cách mạng lật đổ chính quyền. Nên biết việc lật đổ chính quyền thì tài sản và sinh mạng của nhân dân phải hy sinh biết bao nhiêu, bạn có muốn gánh trách nhiệm nhân quả không? Nếu như bạn hiểu được nhân quả thì dứt khoát không nên làm việc này.

PV: Vào năm 2002, thủ tướng Ôn Gia Bảo đi thăm nước Mỹ và có một buổi nói chuyện tại Trường Đại học Harvard, trong lần diễn giảng này, ông đã hai lần nhắc đến câu nói: “Tìm về cội nguồn, truyền thừa mạng mạch”. Ông nói: “Tổ tiên của dân tộc Trung Hoa đã từng theo đuổi cảnh giới như thế này: ‘Vì thiên địa lập tâm, vì nhân dân lập mệnh, vì vãng thánh kế tuyệt học, vì vạn thế khai thái bình’”. Như vậy có thể nói là từ sau năm 1949, lần đầu tiên người lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố với người đời về việc kế thừa và theo đuổi nền văn hóa truyền thống của cổ thánh tiên hiền đến nay đã bốn năm trôi qua, rất nhiều người hỏi vấn đề này: các quan chức, các bộ ngành chính phủ phải làm thế nào mới có thể thực sự gọi là nhận tổ quy tông?

HT: Giáo dục nhất định phải tuân theo kinh nghiệm của lão tổ tông, trí tuệ của lão tổ tông. Trung Quốc 5000 năm nay không có gì khác là làm tốt việc giáo dục. Đây là việc của chính phủ, chính phủ phải làm tốt công tác giáo dục, trước đây việc này là việc của đế vương, các triều đại đế vương cho đến thời Mãn Thanh đều xếp giáo dục lên hàng đầu, nếu như xếp giáo dục đứng sau thì sẽ xuất hiện vấn đề ngay, bạn đem giáo dục đặt lên hàng đầu thì vấn đề sẽ được giải quyết thôi.

Cẩn Dịch: Cư sĩ Vọng Tây, Cư sĩ Viên Đạt

Biên tập:  Cư sĩ Diệu Hiền

(Trích lục từ VCD “Hài Hòa Cứu Vãn Nguy Cơ”)

(Còn tiếp)

Tác giả bài viết: Cẩn Dịch: Cư sĩ Vọng Tây, Cư sĩ Viên Đạt Biên tập: Cư sĩ Diệu Hiền

Nguồn tin: Giác Ngộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây