Hình tượng Bồ tát Di Lặc trước thời Tiếu Phật

Thứ năm - 27/03/2014 05:20 - Đã xem: 5862

Hình tượng Bồ tát Di Lặc trước thời Tiếu Phật

Chúng ta đều biết, hình tượng Bồ tát (Phật) Di Lặc hiện nay tại một số nước ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc (trong đó có Việt Nam) là mô phỏng theo hình ảnh Hòa thượng Bố Đại, một thiền tăng thần kỳ thời Ngũ Đại (895-960) tên Khế Thử, ở Triết Giang, Trung Quốc

(h.1).

dilac-1.gif

(H.1)

Với hành tung thoát tục phi phàm, khi Bố Đại mất, người ta mới phát hiện ra ngài là hóa thân của Phật Di Lặc và đua nhau vẽ tạc hình tượng ngài. Từ khi xuất hiện, lúc đầu là tranh vẽ, hình tượng Tiếu Phật (Phật cười), Tiếu khẩu Di Lặc Phật hay Bố Đại hòa thượng (h.2) với miệng cười rạng rỡ, tâm tư khoáng đạt, giải thoát tự tại… đã thu hút sự ngưỡng mộ đặc biệt và gần như làm lu mờ các hình ảnh Bồ tát Di Lặc vốn đã định hình trước đó.

dilac-2.gif

(H.2)

Tại Trung Quốc, trước thời Bố Đại (trước thế kỷ X), hình ảnh Di Lặc thường được tạc dưới dạng Bồ tát đang thuyết pháp cho chư thiên ở trời Đâu Suất (theo kinh Di Lặc thượng sinh) hoặc tương tợ như Phật Thích Ca (theo kinh Di Lặc hạ sinh). Tượng Đại Phật Di Lặc ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc được khởi tạo năm 713 là một điển hình (h.3).

dilac-3.gif

(H.3)

dilac-4.gif

(H.4)

có niên đại từ thế kỷ thứ VII (666), mang phong cách Ấn - Hoa (h.4). Tượng Bồ tát Di Lặc chùa Kouryuu-ji(h.5) thế kỷ thứ VII và trễ hơn là tượng Phật Di Lặc thời Heian (h.6), mỗi pho tượng đều mang phong cách tạo hình riêng.

dilac-5.gif

(H.5)

dilac-6.gif

(H.6)

Trước đó, từ thế kỷ II trở đi, các quốc gia Phật giáo ở Tây Á và dọc theo Con đường Tơ lụa thuộc nền văn hóa Gandhara đã tạc rất nhiều hình tượng Bồ tát Di Lặc theo phong cách Ấn Độ, có thể được mô phỏng theo hình ảnh của Tôn giả Maitreya hoặc Ajita được nói đến rất nhiều trong Kinh tạng. Một số tượng Bồ tát Di Lặc theo phong cách Gandhara, thế kỷ thứ II, đến nay vẫn còn được bảo tồn ở Pakistan (h.7, 8).

dilac-7.gif

(H.7)

dilac-8.gif

(H.8)

dilac-9.gif

(H.9)

Tại Ấn Độ, theo ngài Huyền Trang và Pháp Hiền trong khi chiêm bái và cầu pháp ở Tây Trúc đã nhìn thấy và mô tả lại những tượng Di Lặc rất lớn ở nhiều nơi như Bodhgaya và dưới chân núi cao ở Darel thuộc phía Bắc bang Kashmir, có niên đại từ thế kỷ I và thế kỷ II. Ngày nay, công trình xây dựng Đại Phật Di Lặc (h.9) ở Kushinagar, Ấn Độ theo phong cách Di Lặc cổ xưa, có thể là tượng Phật Di Lặc lớn nhất thế giới.

dilac-10.gif

Đối chiếu hình ảnh những pho tượng Phật Di Lặc cười rạng rỡ (Tiếu Phật) hiện nay với các hình ảnh Di Lặc cổ xưa, chúng ta mới thấy sự tiếp biến và sức sống kỳ diệu của tín ngưỡng Di Lặc. Không những thế, Phật Di Lặc ngày nay ngoài nụ cười sảng khoái, đeo túi vải to, chống gậy dài, sáu đứa trẻ lục tặc vây quanh… còn gồng gánh thêm nào là vàng bạc, vinh hoa, phú quý, tuổi thọ, phúc lộc như mong ước của mọi người về một năm mới thịnh vượng.

NGUYỄN TÂM

Nguồn tin: Phật tử Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây