Đọc sách ngàn lần - Tập 11

Chủ nhật - 18/11/2018 03:20 - Đã xem: 3219

(Một người đọc sách thay đổi tâm mình có thể trở thành phong phạm cho mọi người)

Giáo viên, học sinh: Con chào thầy!

Thầy Trần: “Đọc sách ngàn lần” thì tự hiểu nghĩa lý trong đó. Tiết mục đặc biệt này lần này là tập thứ mấy?

Giáo viên: Dạ tập 11.

Thầy Trần: Nhiều em học sinh như vậy, chúng tôi phát hiện các em ấy nói đều không giống nhau. Tại sao lại như vậy? Thực ra các em đều có rất nhiều cảm nhận giống nhau, nên các em ấy không lặp lại nữa, chỉ nói ra những cảm nhận không giống với người khác. Tiết mục này chính là ý này, không phải là các em ấy chỉ có những cảm nhận này, hay các em học sinh khác có mà em này không có. Không phải, chẳng qua là nói rồi thì không nói nữa. Hôm nay có ba em học sinh mới. Con có đeo mic-rô đúng không? Con mấy tuổi rồi?

Đọc sách ngàn lần - Tập 11
Đọc sách ngàn lần - Tập 11

Học sinh: Năm nay con 12 tuổi. Thưa thầy, con “đọc sách ngàn lần” có ba cảm nhận muốn nói với thầy. Thứ nhất là bản thân từ sau khi đọc sách gặp phải hai khó khăn rất lớn, đó là buồn ngủ và vọng tưởng.

Thầy Trần: Thầy muốn hỏi con trước, có phải cổ họng con đang cố gắng phát âm ra không? Vậy sao cổ họng sao lại biến thành như vậy? “Đọc sách ngàn lần” dùng hết sức để phát ra âm thanh sao? Không có mà.

Học sinh: Dạ con không biết

Thầy Trần: Không biết? Nghiệp chướng hiện tiền. Tất cả các bạn học sinh khi đang đọc kinh nói con vốn không có thói quen xấu này, không có thì nó xuất hiện, nghiệp chướng hiện tiền. Nhất định phải hiểu cái này. Con không phải là đang hét lên sao?

Học sinh: Không phải ạ.

Thầy Trần: Không phải hét thì sao cổ họng lại khàn? Nghiệp chướng hiện tiền. Phải làm sao? Không cần quan tâm tới nó, từ từ sẽ khỏi. Thế nên trong quá trình đọc kinh xuất hiện một số hiện tượng đau đầu mệt mỏi hay kỳ quái gì đó, không cần quan tâm tới nó, chuyên tâm đọc tụng. “Đọc sách ngàn lần”, nhất định phải ghi nhớ, thần hộ pháp xung quanh rất nhiều. “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có giảng cho con biết:“Tuy điều thiện chưa làm nhưng thiện thần đã bảo hộ mình rồi”. Con nói xem sao con làm những chuyện tốt này, sao lại sanh bệnh, cổ họng bị khàn? Đó là bình thường, nghiệp chướng của con, tội nặng của con sẽ trả báo nhẹ. Đây đều không tính là gì hết. Thế nên nói chúng ta phải hiểu, phải rõ ràng thì không sao. Con nói xem con có thể hội gì?

Học sinh: Trong lúc “đọc sách ngàn lần”, đại khái là đọc tới ngày thứ mười, chính mình cảm thấy không thể cứ hôn trầm mãi như vậy được, cứ ngủ mãi như vậy thì một chút cảm nhận cũng không có.

Thầy Trần: Đã ngủ mười ngày. Sau đó thì sao?

Học sinh: Không biết tại sao mà con lại nghĩ tới một câu trong Tam Tự Kinh, gọi là dùi đâm đùi. Con cũng học theo người xưa, cầm gậy tự đánh chân mình, để bản thân tỉnh táo, không ngủ gật tiếp nữa.

Thầy Trần: Có tỉnh táo không?

Học sinh: Dạ tỉnh táo.

Thầy Trần: Đánhvậy là có tác dụng?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Thầy cho rằng trước đây thầy cô giáo đánh con, trong lòng con rất phản đối. Bây giờ tự mình đánh mình. Chúng ta thường nói với mọi người câu chuyện người xưa học hành chăm chỉ, bây giờ không nhìn thấy nữa rồi. Bạn xem em nhỏ này có thể làm ra được như vậy, hơn nữa là tự giác. “Biết hổ thẹn là gần với dũng cảm”, dũng cảm, hạ quyết tâm với chính mình, không tha thứ cho bản thân đọa lạc, không được phép bản thân lười biếng, không bằng người khác như vậy. Đánh bầm cả chân đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Đánh bầm là tốt rồi. Còn nhỏ chịu khổ một chút, tốt. Không chịu cái khổ này, tâm hổ thẹn không sinh ra. Nghiệp chướng tập khí của mỗi một bạn học sinh không giống nhau, thế nên biểu hiện ra là như vậy.

Giáo viên: Trước đây khi em ấy buồn ngủ, nếu như con tới đó nhắc nhở em ấy thì em ấy nhất định trừng hai mắt nhìn con rồi rất bực bội nói: “Thưa cô, con không buồn ngủ, con không có ngủ”. Nghĩ mọi cách để che đậy.

Thầy Trần: Có chết cũng không chịu nhận tội.

Giáo viên: Vâng, che đậy, lấp liếm với con. Thế nên nói để em ấy tự lấy gậy đánh chính mình, tuyệt đối là không thể nào. Hơn nữa, thưa thầy, đứa trẻ này thời gian đầu không có cách nào ở lại trong phòng học. Mọi người đều đang đọc sách nhưng em ấy cứ chốc lát lại tìm lý do đi ra ngoài. “Thưa lớp trưởng, mình phải đi xếp chén. Thưa lớp trưởng, mình đi toilet”. Một chút thôi là em ấy cũng không chịu được, thường chạy ra ngoài. Em ấy rất nôn nóng, vốn em ấy là một đứa trẻ rất nôn nóng. Nhưng mà sau khi em ấy trở nên an định, thì sự nôn nóng đó bèn biến thành hôn trầm, lại bắt đầu ngủ gật. Thưa thầy, nghiệp chướng này có thể chuyển hóa không?

Thầy Trần: Chúng ta nhất định phải biết, nghiệp chướng không tiêu trừ thì sẽ biến hóa. Duyên phận của em ấy sẽ không còn nữa, em ấy không hoàn toàn chạy ra ngoài, hoàn toàn không có cơ hội này, phải làm sao? Vậy thì sẽ biến thành một người khác. Thế nên chúng ta biết được, “phiền não tức bồ đề”, phiền não vẫn là trí tuệ, bạn phải biết được chúng sẽ chuyển hóa. Việc này không có gì là lạ lẫm cả.

Học sinh: Cảm nhận thứ hai chính là trước đây thầy cô giáo cũng có nói con, chánh khí của con không đủ, rất hư dối, không thực tại. Từ sau khi “đọc sách ngàn lần”, có một ngày tự dưng cảm thấy cơ thể sinh ra ánh sáng đỏ.

Thầy Trần: Ánh sáng đỏ sao?

Học sinh: Chính là cảm giác có một luồng chánh khí sinh ra ngoài.

Thầy Trần: Là vào lúc đang đọc kinh sao? Trong quá trình đọc tụng đúng không?

Học sinh: Vâng, lúc đó bản thân con cũng nghĩ, vừa nghĩ bản thân có cảm giác như vậy thì nó liền biến mất, không còn nữa.

Thầy Trần: Con có thể cảm thấy phát ra ánh sáng, ánh sáng đỏ là chánh khí đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Con biết tại sao lại xuất hiện không? Vậy có bạn học hỏi, tại sao bọn mình đọc hơn hai mươi ngày mà không nhìn thấy ánh sáng đỏ đó? Cách nghĩ của bạn có phải là vọng niêm không? Lại vứt rác vào trong minh đức của con, không thể có cách nghĩ như vậy. Vậy bạn nói xem cái em ấy nhìn thấy là gì? Mọi người phải hiểu, cái đó gọi là gì? Cho em ấy tín tâm, cho em ấy năng lượng để tiếp tục tu tập, để em ấy nhìn thấy. Thế nên người học Phật chúng ta phải biết, phương tiện độ người của Phật, Bồ Tát rất nhiều. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên có nói: “Hễ tâm dấy khởi một điều thiện (thiện niệm)”, tụi con vừa bắt đầu đọc, vừa bắt đầu làm “thì tuy điều thiện chưa làm nhưng thiện thần đã đi theo mình rồi”, Long Thiên Thiện Thần sẽ bảo hộ các con. Mục đích là gì? Khiến cho tụi con có tín tâm. Con xem con vừa nghĩ tới thì không còn nữa, không để cho con nghĩ. Nhìn thấy tức là nhìn thấy, rất tốt, biết được bản thân vốn thanh tịnh, tự tánh vốn chánh, con vốn là chánh, con vốn không phải tà. Thầy cô giáo luôn phê bình con đó là vì con ô nhiễm quá nặng, con có hiểu không?

Học sinh: Dạ hiểu. Còn có một cảm giác, đó là bản thân từ lúc “đọc sách ngàn lần” cảm thấy thật sự có thể giúp đỡ bản thân sửa đổi những tập khí xấu, có thể giúp bản thân sửa đổi sự nôn nóng trong tâm, còn có sự nóng nảy của thân thể, không an tĩnh. Còn có một điểm đó là sự thay đổi trong tâm. Cảm thấy trước đây nếu như thường xuyên có người nhắc nhở con, con cũng không tiếp nhận, hơn nữa còn oán hận, nghĩ cách để báo thù, không có tâm tiếp nhận. Sau khi đọc sách thì những tâm oán hận này không còn nữa, đều biến thành tâm cảm ân, cảm ân tất cả những người nhắc nhở còn, giúp đỡ con.

Thầy Trần: Đúng, thế nên chúng ta phải hiểu, cái này gọi là thuận. Chúng ta thường thường nói, phải thuận theo tự tánh của chính mình, không thể thuận theo phiền não tập khí. “Cang cường nan hóa”, con xem trong Địa Tạng Kinh có giảng, đặc điểm lớn nhất của chúng sanh trên thế giới này là không nhu thuận, nam nữ đều không nhu thuận.Thuận theo ai? Thuận theo tự tánh, tự tánh tốt đẹp biết bao, thuần tịnh thuần thiện, tại sao lại không thuận theo? Đứa trẻ này mới vừa nói những lời đó, bạn có thể hiểu được em ấy đang thuận theo bản tánh bản thiện để làm việc, nhìn vấn đề, nhìn người tiếp vật, em ấy như vậy. Thế nên nói muốn dạy người thành người tốt, thì phương pháp tốt nhất, giáo dục vĩ đại nhất đó là những người làm chủ nhiệm lớp như các cô phải khởi phát được tự tánh của các em ấy. Khởi phát rồi thì các em ấy tự mình thuận theo, làm gì mà phải tốn công sức? Trước đây các cô dạy em ấy rất tốn công sức đúng không?

Giáo viên: Rất tốn công. Hơn nữa thưa thầy, vấn đề lớn nhất của đứa trẻ này chính là luôn miệng nói linh tinh không ngừng.

Thầy Trần: Nói lời ngon ngọt.

Chủ nhiệm: Nói lời ngon ngọt. Các em học sinh lớn hơn cũng nói không lại, hơn nữa tự em ấy nói cũng rất có lý, có thể nói làm cho các em học sinh lớn hơn chóng cả mặt. Cô giáo tụi con giảng bài cho em ấy, phạt em ấy quỳ, hoặc là đánh vào mông cũng không có tác dụng. Thậm chí là thời gian trước tâm oán hận của em ấy rất nặng, thần hộ pháp phạt em ấy, tự dưng không hiểu sao em ấy bị đau bụng, tự mình lấy dây thừng trói mình lại rồi lăn qua lăn lại trên giường, tụi con có quay lại video!

Thầy Trần: Có quay lại sao?

Giáo viên: Dạ có quay lại. Thấy em ấy vô cùng đau đớn

Giáo viên: Không có nguyên nhân nào khác, chỉ vì cả ngày nói năng linh tinh, cả ngày oán hận, ở phía dưới gây chuyện thị phi, ai nói cũng không nghe. Đọc sách hai mươi ngày…

Thầy Trần: Thì tốt lên. Trước khi tới trường văn hóa truyền thống con có từng đi học qua không?

Học sinh: Dạ có.

Thầy Trần: Con học bao lâu?

Học sinh: Dạ 4 năm.

Thầy Trần: 4 năm ô nhiễm. Mọi người đừng nên cảm thấy không tiếp nhận được khi chúng tôi nói học ở trường chính là ô nhiễm. Bạn xem, đây là học trường văn hóa truyền thống mà ra, cũng có tập khí thói quen xấu nhưng không có ghê ghớm như vậy. Những học sinh tới đây học đều đã từng học ở ngoài xã hội, phụ huynh không chịu cho chúng học nữa, tại sao vậy? Chịu đủ ô nhiễm rồi, từng đứa trẻ một sau cùng không có cách nào dạy dỗ, không cách nào quản lý, bạn nói xem phải làm sao? Giương mắt nhìn chúng sắp biến thành người xấu. Thế nên nói giáo dục Thánh Hiền thật quá quan trọng, người người đều cần, cha mẹ cũng đều cần. Tại sao vậy? Vì con trẻ cần đến.

Giáo viên: Ô nhiễm của em ấy có một phần là tới từ gia đình. Mẹ em ấy từng nói với tụi con, đồ chơi của em ấy là từng xe từng xe, cả một xe đều là đồ chơi.

Thầy Trần: Chiều chuộng chúng, cả một xe đồ chơi, lúc chúng đọc sách trong đầu đều là nghĩ tới đồ chơi, làm sao có thể an định được? Học cũng học không tốt. Dạy tri thức thì được, cố ghi nhớ vào đầu, thật sự muốn khai mở trí huệ đức năng tướng hảo trong tự tánh vốn có của em ấy thì không thể nào. Lại tiếp tục ô nhiễm em ấy, làm sao mà có thể có được? Hiện nay đều không biết dạy con trẻ, không biết yêu thương con trẻ. Đó là hại chúng, đem tự tánh của chúng làm ô nhiễm đến cùng cực. Được rồi, người xấu xuất hiện thôi, phụ huynh cũng đau khổ.

Hôm nay vẫn còn hai em học sinh nữ. Con nói trước đi, con bao nhiêu tuổi?

Học sinh: Năm nay con 14 tuổi. Thưa thầy, sau khi con đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” 1.000  lần, con có hai cảm nhận. Thứ nhất đó là tập khí thói quen xấu của con rất nặng, nghiệp chướng cũng rất nặng, chỉ cần con đọc sách làđau dạ dày, đau bụng, đau đầu, đau chân.

Thầy Trần: Vậy khi chơi bời ăn uống thì không đau?

Học sinh: Dạ không đau.

Thầy Trần: Đúng vậy, đó là nghiệp chướng hiện tiền phổ biến nhất. Con xem có người làm chuyện xấu thông minh lắm. Con nhà tôi thông minh lắm, món đồ 10 đồng nó cũng có thể bán được 200 đồng, bạn nói xem có bản lĩnh không? Người nhà đều nói như vậy. Họ không biết đó không phải là đứa trẻ thông minh, không phải là đứa trẻ có năng lực, mà là nghiệp chướng hiện tiền. Con không tin thì để đứa trẻ đó làm việc tốt, giúp đỡ người khác, làm việc thiện xem, chúng hồ đồ hơn bất kỳ ai, không làm được, không phải đau đầu thì là đau dạ dạy. Dạ dày con đau đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Khi con “đọc sách ngàn lần” thì ngay lập tức xuất hiện đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Đau dạ dày, còn gì nữa không?

Học sinh: Đau bụng, đau đầu, đau chân.

Thầy Trần: Không có nơi nào không đau, con nói xem nghiệp chướng nặng nề biết bao!

Học sinh: Sau đó con thường nuông chiều chính mình, cho là bản thân rất quan trọng, cảm thấy không khỏe thì quay về nhà nghỉ ngơi, không đọc nữa. Vừa uống thuốc vừa uống nước cũng không khỏi, về rồi nằm mất mấy ngày cũng không khá hơn.

Thầy Trần: Thầy nói con nghe, dùng phương pháp của con thì không khỏi nổi. Chỉ cần việc thiện này còn tiếp tục, bắt con phải làm thì con không khỏe lại được. Tại sao? Không có phước báu, không sanh được cái tâm đó. Con nói chúng ta không đọc kinh nữa, chúng ta từ bây giờ ra ngoài vui chơi ăn uống, xem phim, đi chơi, vậy thì bệnh gì cũng khỏi. Các con đều có trải nghiệm này. Con mới biết được “đọc sách ngàn lần” là tu đại thiện. Con ở đây đọc, làm tấm gương cho học sinh trong thiên hạ, tương lai còn đem chuyện này kể ra, quay lại thành đĩa, lưu thông ra ngoài, là đại phước báo,vậy thì thật sự cần đại phước báo. Thế nên phải làm sao? Chỉ có một phương pháp đó là phải sám hồi: “Tôi sai rồi, đây là nghiệp chướng hiện tiền của tôi, không phải là đau dạ dày, đau đầu”. Vừa sám hối thì bệnh liền khỏi. Con người nhất định phải hiểu, phải nhìn cho rõ ràng. Người bây giờ vừa làm việc tốt thì việc xấu gì cũng tới. Họ không biết là không có phước báo. Đạo lý này con phải hiểu. Con nằm 2-3 ngày uống thuốc đều không có tác dụng đúng không?

 Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Đó không phải là chuyện thuốc có thể giải quyết được, nghiệp chướng thì làm sao uống thuốc có thể giải quyết? Không giải quyết được.

Học sinh: Uống thuốc cũng không có tác dụng, sau đó con nằm trên giường nghĩ làcon nằm trên giường như vậy thì sẽ bỏ mất bao nhiêu bài học, cho nên bắt đầu phản tỉnh, chính mình quá coi trọng bản thân, nếu như không nghĩ tới nó thì không có chuyện này rồi. Kết quả là ngày thứ hai con vẫn ói, buổi sáng cũng ói, cũng không dễ chịu, đau dạ dày, nhưng con cứ tiếp tục kiên trì.

Thầy Trần: Kiên trì tiếp tục đọc kinh. Sau đó thì sao?

Học sinh: Sau đó cũng không trở về nghỉ ngơi, cũng không nghĩ tới nó nữa thì nó tự động khỏi.

Thầy Trần: Những bệnh này của con đều khỏi rồi?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Con mới biết được những bệnh này là giả. Đổi một cách nói khác, nghiệp chướng là giả. Nghiệp chướng từ đâu mà có? Không có. Vậy con nói tôi rất đau, đó là thật, tôi thật sự không dậy nổi, thì tâm của con vẫn chưa thay đổi, cái tâm của con là tâm tham sân si mạn. Dùng lời của con là tâm quá coi trọng bản thân, tâm tham, tôi rất quan trọng, thế nên thầy cô giáo nói cái này không quan trọng, bài học không quan trọng, vậy thì bệnh của con vĩnh viễn không khỏi được. Lời của thầy cô giáo quan trọng, bổn phận tu học của học sinh quan trọng, tâm niệm này vừa chuyển thì bệnh không còn nữa, gặp chút đau khổ thì kiên trì vượt qua bèn không sao, không có chuyện gì hết. Thế nên cái mà em ấy nói chúng ta phải biết, con người, bạn học khi gặp được thiện pháp, “đọc sách ngàn lần”, sư phụ dạy chúng ta phải có chánh tri chánh kiến, cái này vô cùng quan trọng. Không có chánh tri chánh kiến thì nghiệp chướng bèn tới, sanh tâm hoài nghi. Mặc dù không nói ra nhưng sẽ sinh bệnh, sẽ lộ sơ hở. Chỉ cần xuất hiện những tình trạng này, nhất định là quan niệm có vấn đề, chúng ta phải vô cùng chú ý.

Giáo viên: Thưa thầy, nghiệp chướng của em học sinh này quả thực vô cùng nặng. Nghiệp chướng của em ấy đến từ đâu? Trước khi em ấy đến nơi này học tập, ở nhà mỗi ngày nhất định phải làm một việc, việc này đó chính là làm mẹ của em ấy tức giận, khiến cho mẹ em ấy bực mình.

Thầy Trần: Cố ý hả?

Giáo viên: Vâng, hàng xóm gặp em ấy câu đầu tiên đều hỏi hôm nay khiến mẹ con tức giận mấy lần rồi.

Thầy Trần: Vậy là vô cùng bất hiếu.

Giáo viên: Vâng, hơn nữa đứa trẻ này lúc mới tới đây hình như không biết cười, cả ngày đều bĩu môi, không nhìn thấy được nụ cười của em ấy.

Thầy Trần: Mỗi ngày khiến mẹ em ấy tức giận sẽ có ác báo, như vậy thì bộ dạng không ưa nhìn nổi. Có trang điểm đi nữa thì vẫn không đẹp. Đây là ác báo, báo ứng. Báo ứng thì trang điểm thế nào cũng không thay đổi được!

Giáo viên: Thế nên là “đọc sách ngàn lần”, tu đại phước báo này, em ấy đích thực sẽ gặp nghiệp chướng hiện tiền. Nhưng mà đọc sách có thể giúp em ấy sửa đổi vận mệnh, giúp em ấy sửa tập khí.

Thầy Trần: Nhất định phải biết trong đọc sách có giới - định - tuệ, có đạo, thế nên gọi là “Đại học chi đạo”, không nên xem thường chữ này. Hành đạo, tu đạo, vậy thì quá tốt rồi. Bây giờ trong trường học, từ đại học cho tới tiểu học, mầm non, những gì học được đều không có đạo, không phù hợp nhân tánh, không có quan hệ gì tới quy luật tự nhiên. Vô đạo. Loại dạy học này là gì? Tri thức, kỹ năng. Đứa trẻ này phải làm thế nào phá hoại mẹ của em ấy hay thế nào đều không có tác dụng. Tới đây rồi em ấy không dám nữa đúng không?

Giáo viên: Không dám nữa. Hơn nữa, trước đây em ấy bảo quan tâm thầy cô giáo là chuyện không thể. Bây giờ mỗi ngày đều đi theo phía sau thầy cô giáo, hỏi cô ăn cơm chưa, muốn ăn gì, thậm chí có khi thầy cô giáo vừa tới nhà ăn thì thấy có một người chạy nhanh tới bên cạnh, em ấy chuẩn bị chén đũa, bới cơm gắp rau này nọ.

Thầy Trần: Cô bèn biết được ai cũng biết hiếu thuận, xem làm sao mà dạy thôi. Bây giờ em ấy đối với các cô, tôi nghe nói là giống như con gái ruột vậy. Sao lại biến thành như vậy? Từ một đứa trẻ ngỗ nghịch, mỗi ngày đều khiến mẹ tức giận lại biến thành một đại hiếu tử, hiếu nữ, sao lại như vậy? Nhất định phải ghi nhớ, trong tự tánh của em ấy vốn có sẵn, con phải khôi phục sự hiếu kính vốn có của em ấy. Cái này là quan trọng nhất. Không phải là tăng thêm sự hiếu thuận của em ấy, tăng thêm không nổi, em ấy cũng sẽ lấy ra. Con nói tiếp đi, còn cảm nhận gì nữa?

Học sinh: Thưa thầy, con còn một thu hoạch nữa đó là con luôn có một nghi vấn, sau đó cứ đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” như vậy thì tự dưng đáp án xuất hiện.

Thầy Trần: Đột nhiên xuất hiện, con không nghĩ tới vấn đề này đúng không?

Học sinh: Không hề nghĩ, chỉ nhất tâm đọc.

Thầy Trần: Con nói xem, là vấn đề gì?

Học sinh: Khi đọc tới “Đường đúng thì đi tới, đường sai thì tránh lui”, trước đây con phạm lỗi lầm thầy cô giáo nói con, sau đó con nghĩ bản thân không phải là như vậy?

Thầy Trần: Oan uổng, uất ức đúng không?

Học sinh: Vâng. Cuối cùng con cũng hiểu được cái gì là “đọc sách ngàn lần tự hiểu đạo lý trong đó”.

Thầy Trần: Chúng ta trong quá trình tu học, bao gồm người học Phật đều có thể hội này. Sư phụ cũng đã từng nói,khi sư phụ còn trẻ đi giảng kinh, gặp phải kinh văn giảng không được, xem không hiểu, tìm tài liệu gì cũng vẫn không hiểu được, vậy phải làm sao? Sư phụ nói, phương pháp của người xưa, thầy Lý dạy cho sư phụ,đem cuốn kinh gập lại để xuống, đến trước tượng Phật quỳlạy ba trăm lạy. Cái gì cũng không nghĩ tới, vạn duyên buông xuống, cứ lạy như vậy thì sư phụ tự nhiên liền hiểu. Con nói xem, kỳ diệu biết bao! “Đọc sách ngàn lần nghĩa kia tự hiểu”, lạy một hai lạy không được, phải ba trăm lạy, phải trường kỳ huân tu. Thể hội này nhiều người đều có, thầy cũng có, đó làchí thành cảm thông. Thầy muốn hiểu rõ ràng cái này thì tự nhiên liền rõ ràng. Con muốn hỏi tại sao lại như vậy? Sư phụ nói rất đơn giản, con vốn cái gì cũng hiểu, con không có những nghi hoặc hay xem không hiểu, hay nói cách khác, tự tánh của con vốn giác, khôi phục tự tánh thì thành Phật rồi. Phật chính là giác ngộ, không có một chút mê hoặc, đó chính là giác ngộ. Thế nên nói nhìn thấy đích thực không hiểu, thầy cô giáo cũng không hiểu, vậy phải làm sao? Đi lau kính, đi minh minh đức, đem minh đức của mình chiếu ra thìtự nhiên sẽ hiểu được.

Khi nãy đứa trẻ này nói các cô cũng nghe thấy rồi, trước đây chuyện này nghĩ thế nào cũng không thông, không thể lý giải, đọc đến đây thì hiểu, nghĩ thông rồi, chuyện này không còn làm phiền nhiễu em ấy nữa. Cô nói xem có người dạy em ấy không? Không có ai dạy em ấy, “tự hiểu đạo lý trong đó”. Em ấy vốn có nó, bây giờ nó xuất hiện rồi, đột nhiên xuất hiện ra. Tiền đề là “đọc sách ngàn lần”, làm theo quy tắc mà chúng ta nói tới trong ba tiết mục đầu tiên thì tự nhiên có thể hiểu được đạo lý trong đó, không có gì là thần kỳ, không nên cảm thấy khó hiểu. Thế nên cách dạy bây giờ bạn đến nói với giáo sư đại học, nói với tiến sĩ, họ sẽ cho là phong kiến mê tín, nhanh chóng mang đi. Họ sẽ nói lời này với bạn, bạn phải làm sao? Họ chỉ là truyền thụ kiến thức, bản thân họ cũng có một đống phiền não, họ cũng nghe không hiểu. Thế nên thật sự cần người hiểu đi giới thiệu, vậy thì người trong thiên hạ có phước báo, con trẻ trong thiên hạ có phước báo rồi, đều biến thành người minh bạch, hết thảy nghi vấn họ tự mình có thể giải quyết, “tự hiểu đạo lý trong đó”. Ai là thầy giáo của chính mình? Tự tánh. Khôi phục tự tánh là được rồi. Năm nay con bao nhiêu tuổi?

Học sinh: Con 14 tuổi. Thưa thầy, con “đọc sách ngàn lần” có một cảm nhận đó là khi con đọc sách rất là hôn trầm. Sau đó có một học trưởng đi kiểm tra tới nhắc con là con buồn ngủ thì nên quỳ xuống đọc. Khi đó con cảm thấy rất không tình nguyện, bởi vì con thấy mình không buồn ngủ nên con không quỳ xuống. Học trưởng vẫn luôn khuyên con nhưng mà con không nghe

Thầy Trần: Không nghe lời.

Học sinh: Khi đó trong lòng còn oán hận học trường. Khi tan học con đi tìm bạn học để nói xấu học trưởng, nói học trưởng không tốt.

Thầy Trần: Vậy thì gan của con không nhỏ. Sau đó thì sao? Thầy nói con biết đó gọi là phá hoại tăng chúng. Nơi này là tu kiến hòa đồng giải, tu lục hòa kính, tu văn hóa truyền thống, con ở dưới nói chuyện thị phi, tội này rất nặng, tội này vô cùng nặng. Con xem trong “Kinh Vô Lượng Thọ” giảng “chỉ trừ tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp”, con như vậy chính là hủy báng chánh pháp. Người ta yêu thương bảo vệ con, giúp đỡ con, duy trì trật tự, con hủy báng họ thì sẽ đọa địa ngục A Tỳ, thế nên con biết mình sai rồi. Con nói tiếp đi, con đi nói chuyện thị phi rồi sao nữa?

Học sinh: Thông qua lần đọc sách này, con bèn phản tỉnh chính mình, trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có giảng “hủy báng bạn học”. Học trưởng nhắc nhở con, giúp đỡ con là muốn tốt cho con, con lại đi hận người ta, ở sau lưng nói chuyện thị phi. Bản thân không có chút tâm cảm ân nào.

Thầy Trần: Đúng vậy, con đã biết sám hối rồi đó. Đây là mọi người yêu thương bảo vệ con, giúp đỡ con, cho dù con chưa hiểu được, cũng phải tiếp nhận. Đó gọi là gì? Bước khởi đầu trở thành học sinh tốt. Thế nên mọi người cùng nhau đọc kinh, “đọc sách ngàn lần”, đó là một tập thể, nhất định phải có quy tắc. Phàm người nào không tuân thủ quy tắc thì phải cảnh cáo, nếu còn tiếp tục không tuân thủ nữa thì phải đưa ra ngoài. Nếu không thì cơ hội học tập của tất cả mọi người đều bị phá hoại. Nói xấu người ta, nói người ta không tốt, các con phải biết được trong đoàn thể những học sinh đọc kinh thì không được phép như vậy, đó là hủy báng chánh pháp. Việc này thì không xong rồi, giảm phước giảm thọ. Hôm nay con sám hối thì tội nghiệp liền tiêu trừ. “Biết sửa lỗi, không còn lỗi”, “nếu che giấu”, con không nói với mọi người, lại tiếp tục tạo tội, “lỗi chồng thêm”. Thế nên nhất định phải ghi nhớ, quá trình “đọc sách ngàn lần” là nửa năm hoặc lâu hơn, nhất định phải có hộ pháp tốt. Hộ pháp tốt chính là chủ nhiệm của các con. Chủ nhiệm thường giảng với mọi người đừng tạo tội nghiệp, không đọc cũng được, con nói con không tham gia, không ép buộc, nhưng không được lưu lại ở đây rồi làm loạn, phá hoại, phá hoại tăng chúng. Việc này tuyệt đối không được. Các cô nói rồi nhưng các học sinh không làm thì chúng phải chịu trách nhiệm với nhân quả. Còn nếu các cô không giảng những lời này với chúng, thế nên chúng không hiểu vì chúng còn nhỏ, thì các cô cũng phải chịu trách nhiệm nhân quả liên đới. Hy vọng mọi người đều có thể ghi nhớ.

Giáo viên: Em học sinh này nghiệp chướng tập khí về mặt này vô cùng nặng, hơn nữa ở sau lưng nói thị phi, oán hận. Chuyện này đã 3 năm rồi, nhiều lần nhắc nhở nhưng không sửa đổi. Nhưng sau khi “đọc sách ngàn lần”, mỗi ngày 8 tiếng đồng hồ, vào ngày kết thúc em ấy đến trước mặt cả lớp, rơi nước mắt rồi sám hối trước cả lớp. Trước đây để em ấy nhận sai là không thể nào, em ấy luôn giải thích rằng mình không có. Ở trước mặt các bạn học nói mình sám hối, sau đó còn tìm vị học trưởng đó dập đầu nhận lỗi. Điều này khiến tụi con không dám tin.

Thầy Trần: Con xem em học sinh này có thể làm được như vậy, nhất định phải biết đó là do tâm hổ thẹn vốn có của em ấy bộc phát ra. Ba năm cô dạy không nổi, “đọc sách ngàn lần” hai mươi ngày thì có tác dụng. Tại sao vậy? Tự tánh bộc phát. Thế nên tự tánh bộc phát, đức tướng của nó vô lượng vô biên tốt. Em ấy không chỉ biết sám hối, hiểu chuyện, biết làm, không phải sao? Cô xem, em học sinh này không dễ dạy đúng không? “Đọc sách ngàn lần” xong thì dạy được rồi. Đương nhiên đây chỉ là mở đầu, nếu như không duy trì thì sau này sẽ tái phát trở lại. Nhất định phải giữ gìn, thói xấu gì cũng đều giống như một cái lò nung vậy, đều dạy thành tốt. Năng lượng của đọc sách ngàn lần quá lớn.

Hôm nay nghe em ấy nói, mọi người phải giác ngộ. Giác ngộ cái gì? Vào lúc đó em ấy đi nói chuyện thị phi, gây chuyện thị phi, đó gọi là nghiệp chướng hiện tiền. Đó là tạo tội vô cùng nặng, không phải chỉ là đau đầu hay bệnh ngã xuống. Như vậy đều là tạo ác, càng có chuyện tốt thì em ấy càng tạo ác, đó là biểu hiện của nghiệp báo hiện tiền. Phải làm sao? Phương pháp tốt nhất đó là người hộ trì hộ pháp, chủ nhiệm lớp các cô phải kịp thời nhắc nhở. Nếu không được thì cho chúng rời đi, đến phòng học khác tự mình đọc, nếu không chúng ở đó tạo tội thì các cô đã hại chúng. Thế nên duy trì trật tự, kỉ luật của cả đoàn thể tu học là vô cùng quan trọng.

Giáo viên: Thưa thầy, ngoài ra, chúng con phát hiện ra nghiệp chướng của rất nhiều con trẻ vô cùng nặng, có một phần là do phụ huynh. Phụ huynh ở nhà không làm chuyện tốt, tham sân si mạn, làm rất nhiều chuyện không như pháp, “phụ tử đồng tánh, mẫu tử liền tâm”, sẽ ảnh hưởng đến con trẻ. Nhưng chúng con phát hiện ra trong quá trình dạy học trước đây, ba năm cũng được, bốn năm cũng được, chuyển biến không quá lớn, nhưng tại sao chỉ “đọc sách ngàn lần” 20 ngày lại khiến chúng thay đổi? Điều này cũng chính là ảnh hưởng của cha mẹ đối với chúng hình như rất ít, thậm chí có thể nói là không chịu ảnh hưởng nữa. Thưa thầy, đây là do nguyên nhân gì?

Thầy Trần: Ý của con là nói phụ huynh của đứa trẻ này vẫn ở nhà tạo nghiệp, ăn uống hưởng thụ, chơi mạt chược, làm cái gì cũng có, phụ huynh của học sinh như vậy rất nhiều. Trước đây, những phụ huynh này vẫn luôn gây ảnh hưởng, khiến đứa trẻ này không thể ngoan nổi. “Đọc sách ngàn lần” 20 ngày hình như ảnh hưởng của cha mẹ đối với chúng nhỏ đi, nhạt đi đúng không?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Tại sao? Mọi người nhất định phải ghi nhớ, “đọc sách ngàn lần” là sáu căn thâu nhiếp, tập trung cao độ, tình huống này gọi là tu định, vậy thì những ngoại duyên tự nhiên cũng sẽ hóa giải. Chúng ta bây giờ tại sao không hóa giải được? Cô xem mấy đứa trẻ này không nói nhưng trong lòng chúng vẫn luôn nghĩ tới cha mẹ, người nhà, cho nên vẫn luôn sinh ra cảm ứng. Nếu như đứa trẻ này đem tâm niệm tập trung vào trong kinh giáo, thì những ngoại duyên đó sẽ nhạt nhòa bớt, cuối cùng đứt đoạn. Đó có phải là cha mẹ và con cái cắt đứt duyên phận không? Không phải. Tại sao? Trong lúc chúng đọc kinh, chúng tu hiếu, đang giác ngộ, chúng gặp cha mẹ thì hiếu thuận hơn trước gấp vạn lần, chúng biến thành người tốt.

Giáo viên: Thưa thầy, vậy “phụ tử đồng tánh, mẫu tử liền tâm” là tương tác lẫn nhau, học sinh trong lúc sáu căn thâu nhiếp vào trong bộ kinh điển có phải là thiện niệm của chúng sẽ ảnh hưởng cha mẹ, đem điều ác hay bất thiện của cha mẹ giảm bớt, hàng phục không?

Thầy Trần: Cô nói quá đúng rồi. Chúng ta thường nói “một người đắc đạo”, “đại học chi đạo”, một người tu học giữ quy luật, tu học theo chân lý, “cửu tổ sẽ sanh thiên”. Tại sao lại nói như vậy? Đều nhận được lợi ích. Chỉ cần có liên quan tới người đó, cách người đó tám đời có khi cũng có thể nhận được lợi ích, vậy thì cha mẹ, trưởng bối càng nhận được lợi ích. Tại sao vậy? Họ vốn có duyên phận, chúng ta thường nói vốn là một thân, nay biến thành hai thân thể, bào thai rồi sanh ra hai thân thể, thực ra vốn là một thể, cho nên duyên phận sẽ sâu đậm tới mức độ đó. Cô sẽ biết được, nhờ vào duyên phận như vậy, họ làm gì, thân thể đó làm sao lại không chịu ảnh hưởng? Ông bà nội cũng là một thân thể, huyết mạch. Thân thể của những đứa trẻ này, cha mẹ không còn, ông bà không còn, trưởng bối không còn, tổ tiên không còn, nhưng mà huyết mạch còn. Thế nên nói con người hiểu được đạo lý này thì phải biết, cha mẹ còn, trưởng bối còn thì  chịu ảnh hưởng, không còn cũng chịu ảnh hưởng. Là một thể, thần thức đều có liên quan. Thế nên đám trẻ ở đây “đọc sách ngàn lần”, thì người nhận được lợi ích không chỉ là người nhà, gia tộc, mà những người xung quanh cũng có được lợi ích rất lớn, chẳng qua là nhục nhãn phàm thai của chúng ta nhìn không thấy, cũng không hiểu đạo lý, thực ra nhận được lợi ích rất lớn.

Giáo viên: Thưa thầy, trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có nói: “Nhà nào tích ác sẽ có nhiều tai ương”, vậy cái này sẽ không tạo thành nữa sao?

Thầy Trần: “Nhà nào tích ác sẽ có nhiều tai ương”, chúng đều sám hồi rồi. Trong “Đệ Tử Quy” có nói: “Biết sửa lỗi, không còn lỗi”. Cô nói xem, nhà chúng ta tạo biết bao việc ác, vạn duyên buông xuống, đem những cái ác này cũng buông xuống, chỉ làm việc tốt, đứa trẻ này sẽ thay đổi vận mệnh của cả gia tộc. Điều kiện tiền đề là phải thật tâm. Nhất định phải ghi nhớ, đọc một cách hình thức, trong tâm đều là tham sân si mạn, chúng ta sanh ra từ trường đó, ý niệm đó vẫn là ác. Hình thức không có tác dụng, nhất định phải thật tâm đọc. Trẻ con dễ dàng sanh ra chân tâm, thầy cô giáo vừa dạy, chúng chính là dùng chân tâm của mình.

Giáo viên: Thưa thầy, ở đây có thể phải nhắc nhở phụ huynh, không nên có tâm lý cầu may. Không nên cho rằng tôi có con gái, con trai đang tu tâm thanh tịnh, tôi vẫn tiếp tục tham sân si mạn. Nếu như vậy thì có phải là cũng ảnh hưởng tới con cái của mình không?

Thầy Trần: Đương nhiên sẽ ảnh hưởng. Tự bản thân của cha mẹ phụ huynh đều là tâm đọa lạc, tâm không chịu trách nhiệm mới có thể nói ra những  lời như vậy. Đó đều là cực ác. Một vạn công đức của con trẻ, họ vừa sanh tâm này thì chỉ còn lại phân nửa.

Giáo viên: Thưa thầy, đó có phải là nói cha mẹ ở nhà tiếp tục tạo nghiệp, có tâm đọa lạc, vậy thì con cái mặc dù ở đây đọc sách, nhưng căn cơ cạn cợt, tâm thanh tịnh khá yếu ớt, có phải là như vậy không? Vậy thì ác niệm của cha mẹ vẫn sẽ ảnh hưởng tới con cái?

Thầy Trần: Cô cho rằng chúng còn nhỏ, mới 9 tuổi nên không thể phục được ác niệm, không thể phục được tâm niệm của hai người lớn phải không? Cô phải ghi nhớ, không liên quan tới tuổi tác, năng lượng của tâm niệm có liên quan tới mức độ thanh tịnh. Con trẻ mặc dù còn nhỏ, tâm thanh tịnh rất lớn, cái này thì có thể. Thế nên nhất định phải giảng cho các em biết phải có tín tâm, tà không thể thắng chánh, có ác hơn nữa cũng không sao, tâm thanh tịnh của chúng không có liên quan tới tuổi tác. Mọi người phải có lòng tin, năng lượng đó vượt xa ác niệm cả hơn vạn người. Thế nên nhà khoa học cũng nói, cả thế giới có hơn 8.000 người có thiện niệm, bỏ ác theo thiện, “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, mỗi một niệm đều là thiện tâm, vậy thì địa cầu này có thể thay đổi. Tỷ lệ của 8.000 người và 7 tỷ dân, tại sao vậy? Nhất định phải ghi nhớ, ác đều là giả, có ác hơn nữa cũng là giả;thiện, tâm thanh tịnh đều là thiệt, đều là thật.

Giáo viên: Trước đây sư phụ nói, ý niệm của một người có thể ảnh hưởng cả vũ trụ. Con lúc đó cũng không hiểu lắm, bây giờ nghe thầy nói con cũng có một chút cảm giác rồi.

Thầy Trần: Cái đó là giả.

Giáo viên: Trong quá trình các em học sinh trong lớp của chúng con đọc sách thì lớp trưởng có lãnh hội này. Khi từ trường ở trong lớp học không tốt lắm, em ấy sẽ không đi yêu cầu các bạn học, mà chỉ cần ý niệm của em ấy rất tập trung, sáu căn thâu nhiếp vào trong kinh điển, em ấy rất yên tĩnh, tâm rất thanh tịnh, từ từ thì từ trường sẽ thay đổi. Em ấy không dùng ngôn ngữ, mà là tự mình làm được, tâm thanh tịnh của chính mình sẽ ảnh hưởng đến các bạn trong lớp.

Thầy Trần: Thế nên nói tâm thanh tịnh của chủ nhiệm, phụ huynh, thầy cô giáo, hiệu trưởng rất quan trọng. Tại sao vậy? Mọi người đều nhìn vào họ. “Đức người quân tử như gió, đức kẻ tiểu nhân như cỏ”. Tiểu nhân là học sinh, quân tử là phụ huynh, thầy cô giáo. “Gió thổi mạnh thì cỏ ắt rạp xuống”, các cô thổi về phía nào thì chúng rạp về phía ấy. Thầy cô giáo là tấm gương cho mọi người, các cô phải làm tấm gương mẫu mực, mọi người học theo, các cô xấu xa thì khiến mọi người học cái xấu. Thế nên từ trường của các cô rất quan trọng, ý niệm của phụ huynh cũng rất quan trọng.

Giáo viên: Thưa thầy, tụi con ở đây có hai em học sinh là chị em, cũng có hai anh em học ở đây. Nhưng rõ ràng người chị rất tốt còn người em thường hay hôn trầm, nghiệp chướng rất nặng, hoặc là anh trai học tập rất tốt còn em gái cũng bị hôn trầm. Dường như một đứa không bị ảnh hưởng của cha mẹ, một đứa thì vẫn đang bị ảnh hưởng, chuyện này là như thế nào ạ?

Thầy Trần: Sư phụ nói cho chúng ta chân tướng của vũ trụ nhân sanh, nếu không thì chúng ta cũng không hiểu. Sư phụ nói, trong Kinh Phật nói với chúng ta, con trẻ tới đầu thai, làm con cái của bạn có bốn nhân duyên, đơn giản mà nói là có thiện duyên, có ác duyên.

Thiện duyên có hai loại.Thứ nhất là báo ân, đời trước có ân với chúng, chúng tới báo ân, chúng cảm kích mà tới. Thứ hai là trả nợ, chúng phải đem tài sản cúng dường bạn, bởi vì trước đây bạn đối với chúng như vậy. Đây là thiện duyên.

Ác duyên là bởi vì đời trước bạn không kết thiện duyên với người, bạn còn tạo ác duyên. Ác duyên thì có báo oán, có tới đòi nợ. Báo oán thì ngược đãi bạn, oán hận bạn, đuổi bạn ra ngoài, đánh cha mắng mẹ, đây đều là báo oán. Đòi nợ thì sao? Luôn kiếm bạn đòi tiền, không cho đủ thì không được, đòi nợ đó mà. Trước đây chúng ta thường nghe người lớn tuổi nói “cái này là tới đòi nợ”. Nói thực ra đó là câu trong nhà Phật, đó không phải là mê tín. Câu cửa miệng của người lớn tuổi là nhắc nhở bản thân, đời trước không kết thiện duyên với chúng, làm ra chuyện ác, đời này nhận ác báo. Đây là giáo huấn bản thân, không phải là mắng chúng. Thế nên nói cha mẹ đời trước có thiện duyên, ác duyên, chiêu cảm đến những đứa trẻ này, có đứa tới báo oán, có đứa tới báo ân. Do đó, cô thấy những anh chị em này, có đứa học rất tốt, cha mẹ nhìn thấy rất hoan hỷ; có đứa thì phá phách, có đứa thì hôn trầm, cha mẹ nhìn thấy đau lòng. Tại sao vậy? Duyên phận với cha mẹ không giống nhau.

Phải làm sao đây? Cha mẹ phát tâm hóa giải, niệm Phật hồi hướng cho chúng nhiều hơn, từ từ những đứa tới báo oán, tới đòi nợ sẽ không đòi nữa, không oán hận, sẽ xoay chuyển lại. Nhất định phải biết cảnh tùy tâm chuyển, tướng do tâm sanh, đây là chân lý, đều có thể xoay chuyển. Phải hóa giải oan gia trái chủ.

Tiết mục của chúng ta hôm nay tới đây thôi. Tiết mục tiếp theo chúng ta lại tiếp tục nghe các em chia sẻ.

Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây