Đọc sách ngàn lần - Tập 8

Thứ năm - 30/08/2018 23:23 - Đã xem: 2628

NHỜ ĐỌC SÁCH MÀ NGỪNG NÓI NĂNG LUNG TUNG

Giáo viên, học sinh: Con chào thầy.

Thầy Trần: Chào mọi người.

Giáo viên: Thưa thầy, các bạn học sau khi đọc sách thì thay đổi rất lớn. Các quan chức hoặc các chủ doanh nghiệp cũng hỏi là họ cũng muốn người dân trở nên tốt hơn, xã hội không còn loạn như hiện tại, tỷ lệ phạm tội cũng không cao như vậy thì nhân viên của công ty họ cũng sẽ không làm sai, không gây ra phiền phức, vậy họ phải dùng phương pháp gì? Không thể nói dừng làm việc lại để “đọc sách ngàn lần” được.

Đọc sách ngàn lần - Tập 8
Đọc sách ngàn lần - Tập 8

 

Thầy Trần: Công ty ngừng hoạt động, ngừng làm việc thì mọi người làm gì? Đi ra ngoại ô, đi rong chơi, làm gì có công ty nào làm như vậy? Đều làm như vậy thì công việc dừng lại không làm nữa, lại làm ra những việc ô nhiễm mà muốn có kết quả tốt như vậy thì không thể. Tại sao vậy? Hai con đường. Nếu như thật sự gặp được ông chủ tốt, họ bèn làm theo phương pháp của các con, để cho nhân viên xem đĩa “Giáo dục Thánh Hiền cải đổi vận mệnh”, xem trang web này. Phải hiểu được mọi người đến đây kiếm tiền chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời của họ. Chúng ta có duyên phận, tôi làm ông chủ thì tôi phải nói cho bạn những thứ quan trọng hơn, để bạn có cuộc đời hạnh phúc, nói cho bạn nguyên lý, nguyên tắc, phương pháp. Cho nên người xưa rất hiểu, làm một người chủ thì có ba thân phận gọi là Quân - Thân - Sư.

“Quân” là lãnh đạo mọi người có một phương hướng tốt, gọi là sự nghiệp ngày ngày tăng trưởng. Hành vi của người này vô cùng lớn lao. Có hành vi, có thành tích, lãnh đạo tốt, gọi là “Quân”.

“Thân” là phải quan tâm cuộc sống, bệnh khổ của nhân viên, đối với nhân viên bên dưới phải làm tròn bổn phận thương yêu, quan tâm như người trưởng bối trong nhà. Đó là bổn phận của họ, gọi là “Thân”.

Ý nghĩa của “Sư” là gì? Là người thầy, phải nói cho nhân viên biết đạo lý chân thật của cuộc đời. Phải nói cho họ biết về đạo và lý, đó là bổn phận của người thầy.

Người làm chủ, làm lãnh đạo có bổn phận làm Quân - Thân - Sư. Con người hiện tại không hiểu điều này, chỉ biết kiếm tiền. Thương nhân ngày xưa, các bạn xem “Sử Ký” thời nhà Hán, trong đó có ghi chép lại “Thực hóa chí”, từ [khi có sách] đó về sau người xưa làm sao kinh doanh? Đều không xa rời luân lý đạo đức. Người hiện tại không hiểu điều này, kiếm được chút tiền thì rất đắc ý. Đây là hung tài, sẽ không có kết cục tốt. Lời này tuy rằng khó nghe, nhưng lại là sự thật. Người hiện tại nên nghe những lời khó nghe, không nên có được chút tiền thì chỉ biết ăn uống chơi bời, mà phải làm những chuyện có ý nghĩa. Nhân viên cũng không nên vừa nghe lời ông chủ thì liền nói: “Sao ông lại nói mấy lời vô nghĩa vậy? Tôi không cần ông quan tâm. Cuộc đời của tôi tôi tự mình quyết định”. Người hiện tại đều có quan niệm này, bạn thực sự yêu thương bảo hộ họ nhưng họ không biết.

Cho nên ở Nhật Bản - ông Inamori Kazuo được tôn xưng là thần kinh doanh, không có lúc nào không kiếm tiền, nhưng số tiền kiếm được ông ấy làm gì? Toàn bộ lợi nhuận đều phân chia lại cho nhân viên và khách hàng, anh mua đồ của tôi thì tôi nhường lại lợi nhuận cho anh. Ông ấy đã hơn 80 tuổi rồi. Cho nên chúng ta xem doanh nghiệp của họ trên thế giới đều có “thịnh và thục”. “Thục” trong tư thục chính là giáo dục. Đó là tấm gương tốt trong kinh doanh, con có muốn học theo không? Khi nãy con mới hỏi vấn đề này, con cũng muốn nhân viên trở thành như vậy, thì con học theo ông Inamori - Kazuo là được rồi, ông ấy cũng đang thực hành giáo dục văn hóa truyền thống.

Giáo viên: Thưa thầy, cái này trước tiên phải có một tiền đề, chính là khi nãy thầy vừa nói ông Inamori Kazuo, tại sao nhân viên cuối cùng lại có thể quản lý tốt doanh nghiệp, có được lòng tin của nhân viên? Tín nhiệm nhân viên thì nhân viên sẽ tín nhiệm ông ấy. Ví như nói trong quá trình chúng con đọc sách, các em học sinh có được lợi ích, không có chút hoài nghi nào, đó là bởi vì các em ấy tin rằng thầy để cho các em ấy làm chuyện này là tốt cho chúng.

Thầy Trần: Thầy nói cho tụi con biết hoài nghi cũng không có vấn đề gì, hiện tại có mấy người không hoài nghi chứ? Có mấy người tin tưởng người khác chứ? Con đối diện với xã hội như hiện nay, rất nhiều người đều như vậy, con làm như thế nào? Ở đâu mà tìm ra người biết tin tưởng? Làm sao đây? Thầy nói cho con biết, những đứa trẻ này con đi hỏi, chúng có tin thầy hay không? Tin tưởng, vì sao vậy? Vì chúng tự mình cảm nhận được sự hạnh phúc đó. Cho nên lúc ban đầu con thảo luận [với chúng] cũng không có ý nghĩa [DTNT1] gì, con nói như thế nào với chúng cũng không được. Hãy để chúng đi làm mười ngày, hai mươi ngày, chúng sẽ tin. Tại sao? Chúng biết cái này tốt. Tín tâm từ đâu mà có? Nhất định phải để chúng làm được “học thì phải thực hành”, thời thời ôn tập thực hành không phải là nói hôm nay làm, ngày mai nghỉ.

Giáo viên: Thưa thầy, vậy đối với những nhân viên trong doanh nghiệp, có rất nhiều người không hề biết gì về văn hóa truyền thống, họ thậm chí còn chưa từng nghe qua một buổi học nào, họ có cần nền tảng nhất định không?

Thầy Trần: Đúng vậy, cho nên vừa mới học mà “đọc sách ngàn lần” thì chưa chắc đã phù hợp. Những đứa trẻ này đều học một thời gian rồi. Vậy phải làm như thế nào? Để họ xem “Giáo dục Thánh Hiền cải đổi vận mạng”, hoặc buổi học của ông chủ Tạ ở Triều Châu, hoặc trang web của chúng ta trước, để họ hiểu được đó là cái gì. Nước biết người nào tốt, người nào xấu. Nước làm sao mà thông minh như vậy? Hãy cho họ xem [tiết mục] “Khoa học thực nghiệm đời này nhất định phải xem”, để họ trước tiên hiểu được sự việc này. Cho nên, “đọc sách ngàn lần” phải có nền tảng nhất định. Có người sẽ hỏi, vậy tại sao trẻ nhỏ không cần nền tảng? Trẻ nhỏ vừa học là có thể như vậy, người lớn tại sao lại phải tìm hiểu nhiều như vậy? Bởi vì tri kiến của người lớn nặng, họ đã có rất nhiều tà tri tà kiến. Con bảo họ học cái này, họ sẽ có mười vạn câu hỏi vì sao. Con trẻ thì không có hỏi nhiều như vậy. Con trẻ là một trang giấy trắng, con vẽ cái gì, dạy cái gì thì chúng thành cái đó, cho nên nhất định phải dạy từ nhỏ, để chúng thu thập, nghe lời.

Cha mẹ dạy, phải kính nghe; cha mẹ trách, phải thừa nhận, con xem, yêu cầu người lớn “phải nghe lời” là không thể nào, cho nên nói thời gian nhập môn của người lớn tuổi rất lâu, họ nhất định phải buông bỏ tri kiến sai lầm trước đây xuống trước. Lúc thầy làm ở đài truyền hình, trong đầu đều là giá trị quan được xây dựng trên tà tri tà kiến. Sau khi thầy gặp được lời dạy của sư phụ thì mới từ từ loại bỏ từng chút một, dùng thời gian rất dài mới có thể loại bỏ được. Con còn dùng giá trị quan đó mà đối nhân xử thế tiếp vật thì con sẽ gặp tai họa, vậy con còn dám không buông bỏ sao? Đạo lý chính là ở chỗ này.

Được rồi, chúng ta tiếp tục nghe những em nhỏ này chia sẻ. Con năm nay mấy tuổi rồi?

Học sinh: Dạ con 9 tuổi.

Thầy Trần: Con “đọc sách ngàn lần” có lãnh hội gì?

Học sinh: Thưa thầy, con đọc sách có một điều lãnh hội. Đó là có một ngày con ở trong phòng học đọc sách, lúc đó tâm con đang rất dao động, cảm giác lúc đó tâm rất phập phồng. Sau đó khoảng mấy phút thì thấy cơ thể rất nóng, vô cùng nóng. Khi đó con nghĩ mãi mà không hiểu tại sao?

Thầy Trần: Cả người từ trên xuống dưới đều nóng đúng không?

Học sinh: Vâng, giống như đọc sách dưới cái nắng nóng của mặt trời vậy.

Thầy Trần: Thực ra căn phòng đó rất là mát.

Giáo viên: Dạ! Có mở máy lạnh.

Thầy Trần: Sợ mọi người đổ mồ hôi không đọc sách được. Nóng như vậy thì khó chịu lắm, không phải là đọc sách mà như là đang chịu tội vậy. Trong lúc như vậy mà con vẫn cảm thấy rất nóng đúng không?

Học sinh: Vâng ạ. Lúc đó con không hiểu được, sau đó con mới hiểu đó là do tâm con quá nóng nảy. Bởi vì tâm con rất nóng nảy nên con mới cảm thấy nóng.

Thầy Trần: Hiện tại, trên thân người lớn có rất nhiều bệnh, bệnh da liễu, bệnh máu, máu có vấn đề, bệnh tiểu đường, đủ các loại bệnh kỳ lạ. Con tới bệnh viện hỏi bác sĩ vì sao họ bị vậy thì bác sĩ không biết; con hỏi người bệnh thì họ cũng không biết. Con hỏi họ có gì không bình thường không, họ nói cuộc sống của tôi rất bình thường. Trên thực tế, họ ăn uống hưởng thụ, đánh bài, cá cược, chuyện xấu gì cũng làm, lừa gạt khắp nơi, mở miệng là nói dối, nhưng họ nói tôi rất bình thường. Vì sao vậy? Bởi vì người bình thường đều là như vậy, đều đem không bình thường biến thành bình thường, đều tùy tiện bộc phát tức giận, oán hận người khác, không biết cảm ân. Họ cho mấy thứ đó là bình thường.

Con tới sân bay trong nước, những người ngồi máy bay đều có cuộc sống thoải mái không phải lo lắng cơm áo gạo tiền, nhưng con hãy xem, họ đều là đứng không ra, đứng ngồi không ra ngồi. Những người ở chỗ tàu điện ngầm cũng vậy, chúng ta nhìn thấy rất nhiều người lớn trẻ nhỏ đều đứng không ra đứng ngồi không ra ngồi. Con nói với họ như vậy là không bình thường, thì họ sẽ nói con mắng người, họ không chấp nhận. Thực tế thì thật sự không bình thường. Đi thong thả, đứng ngay thẳng, con tìm thử xem có không? Một người cũng không có. Tiêu chuẩn bình thường mọi người đều không biết, đem sai biến thành đúng, vậy con nói xem có gì không tốt? Em nhỏ này vừa vào cảm thấy cả người nóng nực, phòng có máy lạnh mà cảm thấy nóng, vì sao vậy? Em ấy bị bệnh rồi. Bệnh từ đâu mà có? Hết thảy pháp do tâm tưởng sanh, tâm phiền ý loạn, tâm tình nóng nảy.

Hai đứa trẻ này, một em 12 tuổi, một em 9 tuổi, hiện tại trong xã hội, có đứa trẻ nào ở độ tuổi này mà không nóng nảy? Chúng mở miệng ra là nói chúng rất nóng nảy. Con mới 9 tuổi, còn nhỏ như vậy thì nóng nảy cái gì? Không được nóng nảy. Chúng không có chuyện gì nhưng tại sao lại nóng nảy? Môi trường xung quanh, cha mẹ, người lớn có ảnh hưởng rất lớn đối với chúng. Những cảnh trên ti vi đều là cảnh nóng nảy. Những cảnh đó mọi người đều cho là bình thường, cho nên mọi người đều sống trong một thế giới vô cùng không bình thường, những gì nghe thấy, nhìn thấy tiếp xúc được đều là không bình thường, đều tương phản với “Đệ Tử Quy”. Ngoài ra, chúng còn cho rằng “Đệ Tử Quy” là không bình thường. Chúng nói cái này là lạc hậu, thời đại nào rồi? Nghe lời này của chúng thì chúng ta đều hiểu được, những bệnh kỳ lạ mà con người hiện nay mắc phải, thậm chí hiện tại động một chút là rút dao chém người, người trong nhà mà “anh sống tôi chết”, vợ giết chồng, chồng giết con, vì sao vậy? Nguyên nhân căn bản là tâm có vấn đề.

Con xem, đứa trẻ này còn nhỏ nhưng trình độ lý giải của bé không thấp. Bé tại sao lại biết toàn thân nóng bức? Bởi vì tâm của bé không đúng. Con nghĩ xem, một đời này bé có thể nhìn rõ tâm mình, vậy thì những bệnh lạ hay tai họa không thể xảy ra trên người bé. Vì sao vậy? Bởi vì đã nhìn rõ tâm mình. “Tri chỉ nhi hậu hữu định”. Định từ đâu mà có? Thân tâm an định từ đâu mà có? “Tri chỉ”. “Chỉ” là cấm chỉ, có rất nhiều chuyện không cho phép làm, không được làm. Nơi ồn náo, không đến gần; Việc không đáng, quyết chớ hỏi. Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” nói rất nhiều việc ác, họ không dám làm, bởi vì sao? Họ sợ nhân quả báo ứng. Đứa trẻ này đã tạo một nền tảng vô cùng tốt trong đời này, có giá trị quan, có khả năng phán đoán sáng suốt. Bác sĩ, chuyên gia, học giả đều không nói ra được, nhưng đứa trẻ này nói ra rồi, đó là tâm có vấn đề.

Giáo viên: Đứa bé trai này đến chỗ chúng con học được hơn nửa năm, lúc bé mới tới thì chạy loạn ở trong sân.

Thầy Trần: Tụi con mau mở video cho mọi người xem.

Giáo viên: Vâng, bé chạy loạn ở trong sân, nghịch ngợm trên ghế công viên, leo trèo hò hét lung tung. Tiết mục của chúng ta quay tới đây cũng hơn một giờ đồng hồ rồi, vậy mà em ấy vẫn ngồi yên một chỗ, xã hội hiện tại bảo một em nhỏ 9 tuổi ngồi yên một chỗ thì chúng có chịu ngồi không?

Thầy Trần: Không thể nào, không có định. Định từ đâu mà có? Là từ “tri chỉ nhi hậu hữu định”, từ việc trì giới. “Đệ Tử Quy” nhất định phải làm được. Tư thế đọc sách, sáu căn thâu nhiếp, đem mắt, tai, miệng trụ trong giới luật, cái này đều phải yêu cầu giới, chỉ có đọc cái này, tâm trụ trong giới luật thì tự nhiên đắc định. Nhất định phải nhớ đứa trẻ này từ nhỏ đã có công phu định, một đời sẽ hạnh phúc. Sau định là tịnh, sau tịnh là an, chúng có thể an ổn thiên hạ, chúng còn có thể mang lại bình an, an định cho người khác. Người khác vừa nhìn thấy chúng là cảm thấy an ổn, thật thà. Cho nên chúng làm lãnh đạo, làm giáo viên, làm bá tính hay học sinh đều an định. Vì sao vậy? Giáo viên an định rồi, lãnh đạo an định rồi thì nhân dân, bá tính tự nhiên sẽ an định. Sau đó “Định nhi hậu hữu lự” (đạt được định rồi thì biết tư duy), chúng mở trí huệ rồi thì có thể chứng đắc, có thể chứng quả vị. Cho nên chúng mới 9 tuổi nhưng con có thể nhìn thấy một đời của chúng. Chỉ cần có văn hóa truyền thống, giáo dục Thánh Hiền, có thành quả này.

Giáo viên: Thưa thầy, đứa trẻ này lúc mới tới là tiểu thiếu gia, công tử, chiều quá sinh hư, sợ khổ sợ mệt. Lúc đầu em ấy đọc sách, đứng được một chút thì than mệt.

Thầy Trần: Đứng thôi cũng mệt à?

Giáo viên: Vâng! Còn làm việc nhà thì quá dơ, khi lau nhà thì phải đệm một cái khăn lau bên dưới, sợ làm quần bị dơ. Đứa trẻ này ưa thích sạch sẽ.

Thầy Trần: Đây đều là ở nhà dạy.

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Thầy nghe nói khi đó tụi con để em ấy đi móc cống đúng không?

Giáo viên: Mặt nhăn lại, đau khổ vô cùng.

Thầy Trần: Đúng rồi. Cái này rất có lợi ích cho em ấy. Phàm những đứa trẻ có tính sạch sẽ quá mức, tại sao lại sạch sẽ quá mức? Là bệnh gì? Ai có tính sạch sẽ quá mức có biết không? Có nhớ ai có tính sạch sẽ quá mức không? Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn”, tiên sinh Liễu Phàm có nói ra những biểu hiện của việc khiếm khuyết đạo đức dẫn đến chính bản thân ông không có con cái, đó là ông quá sạch sẽ. Cho nên từ nhỏ không thể tạo thành thói quen này. Hiện tại người lớn đều hồ đồ, họ yêu thích sạch sẽ, họ đâu biết sạch quá mức sẽ thành bệnh. Đây là nói sạch quá mức chứ không phải là không vệ sinh. Đứa trẻ này tương lai việc gì khổ cực, dơ bẩn đều không thể dính vào. Liễu Phàm tiên sinh biết được mình thọ mạng ngắn ngủi, nhất định là hơn năm mươi tuổi ông phải ra đi.

Giáo viên: Lúc em ấy mới tới thì mỗi ngày đều rất đau khổ.

Thầy Trần: Đau khổ.

Giáo viên: Mỗi ngày đều nhăn mặt nhăn mày, sau đó học trưởng hỏi em ấy không thoải mái chỗ nào, em có lý tưởng gì về cuộc sống hay không? Em ấy trả lời có. Hỏi em ấy là cái gì? Ăn no rồi ngủ, ngủ rồi dậy chơi, chơi xong lại ăn, ăn xong lại ngủ, đó là lý tưởng của em.

Thầy Trần: Con nói với em ấy đó là chú chó con.

Giáo viên: Heo con.

Thầy Trần: Đúng vậy. Cõi người chúng ta không phải là thế giới em ấy muốn mà phải đi vào đường súc sanh mới đúng. Phải nói với em ấy là con người phải có tâm hổ thẹn, con người làm sao lại đi so sánh với động vật? Làm sao mà so sánh được? Đó là câu mắng người. Hiện nay không có loại giáo dục nào như vậy. Con xem, người lớn đều nói làm động vật thật tốt, tự so sánh mình với động vật. Đây chính là giáo dục luân lý đạo đức bị suy bại, kết quả là “nhân khí thường tắc yêu hưng”, con người không còn là con người nữa. Tuy họ có hình dạng con người, nhưng lý tưởng của họ, những gì họ nói và làm lại giống động vật, vậy không phải là yêu quái thì là gì? Cõi người sẽ đại loạn, nguyên nhân là do “cẩu bất giáo tính nãi thiên”. Đạo lý là ở chỗ này.

Giáo viên: Nhưng ngày nay rất nhiều phụ huynh nhìn thấy con mình ngồi yên ở đó một giờ đồng hồ thì họ cảm thấy không quen, phụ huynh không chấp nhận được.

Thầy Trần: Không hiểu được.

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Nói có phải là dạy con tôi thành ngây ngô rồi không? Con của tôi đáng lẽ phải nhảy nhót vui vẻ, phải hoạt bát ngây thơ chứ? Chúng con phải nói với phụ huynh, cái vẻ ngây thơ hoạt bát của con trẻ khi chơi trò chơi thì những đứa trẻ bên ngoài hoàn toàn không có được, thật sự khỏe mạnh, thuần khiết, chúng ta dường như thấy lại được thần thái hồi nhỏ của chúng ta khi đang chơi đùa nghịch nghợm. Trẻ em hiện tại không thấy được sự ngây thơ đó nữa. Đó là sự hỷ duyệt, hoạt bát, vui vẻ phát ra từ nội tâm của chúng. Và khi con xem bài giảng này, bài báo cáo này, buổi học này, sự an định của chúng còn mạnh mẽ hơn người lớn rất nhiều, chuyên gia học giả cũng không có được trình độ này. Cho nên con phải biết được “phong vũ dĩ thời” là nói trong thế giới tự nhiên khi cần nổi gió thì sẽ nổi gió, khi cần mưa thì mưa, không thể nào mùa hè mà tuyết rơi, mùa đông thì sấm nổ, như vậy thì thật đáng sợ. Con trẻ, người lớn đều như vậy, khi cần phải đọc sách thì giống như phần tử tri thức, giống như người đọc sách, có phong thái của người đọc sách; khi cần chơi thì chơi đùa ngây ngô, giống như đứa trẻ thơ ngây. Lúc nào cần như thế nào thì như thế ấy, như vậy mới bình thường. Nhất định phải nhớ kỹ điều này. Đây mới là khỏe mạnh nhất. Khi mọi người chơi trò chơi thì chúng ngây ngốc ở đó, khi mọi người đọc sách thì chúng chịu không nổi, chỉ muốn ra ngoài chơi, vậy thì không bình thường. Trẻ con trong xã hội hiện tại đều không ngồi yên được một phút.

Giáo viên: Vâng thưa thầy. Hơn nữa, đồ chơi của trẻ em trong xã hội hiện tại có thể một món cả chục ngàn đồng, nhưng chúng không vui vẻ. Còn những đứa trẻ nơi đây, chúng con có quay lại video cho mọi người xem, chỉ cần một sợi dây thừng mà chúng chơi đùa vô cùng vui vẻ, mỗi đứa trẻ đều rất vui vẻ.

Thầy Trần: Vậy con nói xem làm như vậy thì bình thường ở chỗ nào? Có người hoài nghi làm như vậy thực sự đúng sao? Đúng như thế nào, tốt như thế nào? Một sợi dây thừng, vài viên đá mà ở đó chơi vui vẻ như vậy, điều đó cho thấy cái gì? Cho thấy niềm vui của chúng xuất phát từ bên trong. Nếu như nói không mua đồ chơi xịn cho con cái của con thì chúng chơi không vui, đây là niềm vui giả tạo, niềm vui này có hại cho chúng. Nhất định phải ghi nhớ từ trong tâm phát ra gọi là duyệt, không gọi là lạc. Hai chữ này hai âm đọc. Từ bên ngoài tới, “Ccó bạn từ phương xa đến thăm, chẳng phải là điều vui mừng hay sao?”, đó là từ bên ngoài tới. Cho nên phát âm không giống nhau là nói cho chúng ta biết thật giả không giống nhau. Những gì từ bên ngoài tới nếu như không có nữa thì cảm giác hạnh phúc cũng không còn, cho thấy hạnh phúc đó là giả; từ trong tâm phát ra bên ngoài gọi là duyệt, cái này không hề liên quan với bên ngoài. Hay nói cách khác là con thường sống trong hạnh phúc, không cần sự kích thích đến từ bên ngoài, tự nhiên sẽ sanh ra loại hạnh phúc này. Con muốn loại nào? Cái này là thật, con muốn cái giả không?

Giáo viên: Hơn nữa, từ “tập trung tinh thần” này chúng con cũng từng nghe thấy, nhưng mà bọn trẻ hiện tại gặp phải vấn đề phổ biến là tinh lực không thể tập trung. Sau khi đọc một khoảng thời gian, chúng con phát hiện một trường hợp đặc biệt của một em trai 9 tuổi, chúng con đã lãnh hội được cái gì gọi là tập trung tinh thần. Lúc đó chúng con đang giảng bài, đang nói một chuyện, em ấy mở to mắt, thực sự cảm thấy cái thần của em ấy đều tập trung vào đôi mắt, em nhìn giáo viên một cách nghiêm túc. Chuyện như vậy bây giờ vô cùng khó có thể nhìn thấy được ở trên người một đứa trẻ, bao gồm cả người lớn.

Thầy Trần: Ngày nay xã hội chúng ta đang sống loạn như vậy, nguyên nhân là do lòng người không thể an định. Lòng người an định biểu hiện như thế nào? Tinh thần tập trung. Nhất định phải ghi nhớ tinh thần tập trung thì mới làm việc một cách nghiêm túc, không dễ gì gây ra sai sót. Trải nghiệm mấy năm này của tôi, thỉnh thoảng tôi cũng giao lưu với xã hội, mua một món đồ, chuyển phát nhanh giao tới thì lúc nào cũng sai, tôi đăng ký mua màu này thì họ giao màu khác, mua một cái thì gửi tới bốn cái, toàn là như vậy, sai sót khắp nơi. Nguyên nhân là gì? Không thể tập trung tinh thần. Không thể tập trung tinh thần là do nguyên nhân gì? Không an định. Không an định chính là không có định, nguyên nhân là gì? Chưa biết “đạt đến cảnh giới nhất định mới có được chí hướng kiên định”. Hay nói cách khác, họ không biết quy tắc. Người hiện tại không hiểu quy tắc, “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo” họ đều vứt bỏ rồi, đánh đổ rồi. Con người không có quy tắc, thân thể muốn làm cái gì thì làm cái đó, đứng không ra đứng, ngồi không ra ngồi, vậy thì tâm họ nhất định loạn.

Người Nhật Bản gìn giữ văn hóa truyền thống rất tốt, làm cũng rất tốt, đó là văn minh vĩ đại của tổ tiên chúng ta, đứng cho ra đứng, ngồi cho ra ngồi, cho nên tâm họ an định. Từ đó mà con biết được, những máy quay phim chụp hình tốt nhất, tinh tế nhất tại sao đều được sản xuất từ Nhật Bản? Tâm họ an định, họ có thể tập trung tinh thần, làm việc một cách nghiêm túc, cho nên món đồ họ làm ra tự nhiên sẽ như vậy. Tại sao quốc gia khác không làm ra được? Làm việc qua loa, đầu óc để ở đâu đâu, tính tình gấp gáp. Nguyên nhân thì khi nãy chúng ta đã nói, đó là không đạt đến cảnh giới nhất định nên không đắc định. Định không có thì cái gì cũng không có. Xã hội cần sự an định. Trung Quốc có một tỷ ba dân số mà mỗi người đều gấp gáp thì con chịu nổi không? Năng lượng đó quá lớn. Từ trường không tốt làm ảnh hưởng xấu đến con trẻ. Đứa trẻ này vẫn luôn ngồi đó, rất có quy tắc, đây là hiện tượng tốt. Hiện tại phụ huynh không hiểu, tiêu chuẩn thị phi, thiện ác, xấu đẹp, thông minh khờ dại đều loạn rồi, không biết nhìn nhận. Cho nên chúng ta thông qua tiết mục này nói với mọi người, tiêu chuẩn như vậy sẽ hủy hoại con trẻ.

Học sinh: Thưa thầy, khi con đọc sách thì có học trưởng đi kiểm tra. Nếu như con buồn ngủ thì học trưởng sẽ nhắc nhở con, lúc đầu trong lòng cũng sinh chút oán hận, sau đó thì không để ý nữa. Sau một thời gian con mới biết học trưởng tới quản lý tụi con, cho nên phải đi kiểm tra. Học trưởng phải quản lý tụi con, lúc nào cũng phải chăm chú quan sát tụi con nên không thể chuyên tâm đọc sách, không thể yên tâm đọc sách, con có thể yên tâm đọc sách, tại sao con còn oán hận học trưởng chứ? Bởi vì con không có cái tâm cảm ân, cho nên con từ trong đó biết được con người nhất định phải có tâm cảm ân.

Thầy Trần: Đứa trẻ này nói những lời này là do tụi con dạy sao?

Giáo viên: Không có ạ.

Thầy Trần: Là cách nghĩ của chính em ấy đúng không?

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Chúng ta đều rất cảm động. Em ấy ở đó đọc sách, bạn học đi kiểm tra nhắc nhở em ấy, lúc đầu em ấy còn phiền não: “Đến quản lý tôi à? Thật là khiến người ta chán ghét, oán hận”. Đọc mãi đọc mãi thì cũng hiểu ra, những bạn học đi kiểm tra đó không thể đọc sách, vì sao vậy? Vì phải chăm sóc mọi người, vì người mà quên mình. Hay nói cách khác, những bạn học đi kiểm tra này phải từ bỏ cơ hội tu học quý báu của chính mình để chăm sóc mọi người. Em ấy nói, làm sao em ấy còn dám oán hận các bạn ấy, phải cảm ân mới đúng. Các con nghĩ xem, xã hội hiện tại có ai nghĩ được như vậy? Có bao nhiêu người trưởng thành còn có thể nghĩ được tới mức độ như vậy? Người làm lãnh đạo có thể nghĩ được hay không? Em ấy mới 9 tuổi, đây không phải là ai dạy, là em ấy đọc mãi đọc mãi rồi tự mình nghĩ ra. Tại sao em ấy lại nghĩ ra? Vẫn là câu nói đó, tâm không ưa thích cái xấu, tâm thị phi, tâm kính yêu ai ai cũng có, tâm trắc ẩn ai ai cũng có, đây là lương tri, minh đức mà con người sanh ra đã có.

Đọc sách chính là quá trình “minh minh đức”, đem cái minh đức này hiển hiện ra ngoài, chiếu sáng ra bên ngoài. Tụi con xem những lời nói ra của mấy em học sinh này có lời nào là không có lương tâm không? Đều là có tình có nghĩa. Cái gì gọi là cảm ân? Có tình có nghĩa. Xã hội hiện tại vô tình vô nghĩa, con người lạnh nhạt vô cùng. Họ nhìn thẳng vào con, thành tâm thành ý nói một câu cảm ơn đã là tốt lắm rồi. Con muốn họ nói những lời này, con dạy cho họ nói, học thuộc lòng họ cũng không học thuộc được, cái gì nghe cũng không hiểu. Cho nên chúng ta nhất định phải biết sự tổn thương lớn nhất trong xã hội đối với loài người đó là tiền thay thế cho tất cả luân lý đạo đức, cái gọi là có tình có nghĩa không còn nữa, mọi người chỉ nói tới tiền, đều bị tiền thay thế hết rồi. Ai còn rảnh rỗi mà tới quản lý con, dụng tâm đến trông coi con? Không còn nữa. Thường nói số tiền anh đưa cho tôi đâu? Đây là câu cửa miệng mà chúng ta thường nghe nói. Con cái đối với cha mẹ cũng như vậy.

Các con nghe thấy những em học sinh này nói, trong trường học văn hóa truyền thống, những bạn học đi kiểm tra phải chăm chú quan sát mọi người, không được rời mắt, nhắc nhở những chỗ người khác làm sai, thời gian của chính mình không còn nữa, vì người quên mình. Các con thành tựu rồi tôi mới nói. Đứa trẻ này có thể lãnh hội được cái này thật là đáng quý, em ấy có thể hiểu được, em ấy bị cảm động. Con nói xem, đứa trẻ này tại sao lại không hiểu chuyện? Em ấy vốn hiểu chuyện, hay nói cách khác, em ấy vốn có tình có nghĩa, nhưng tại sao trước đây em ấy lại không có? Không có ai dạy, toàn dạy ngược lại mà! Cho nên thầy vô cùng hi vọng chủ nhiệm lớp các con tạm thời chưa nói tới học vấn trong sách với các em học sinh, mà trước tiên con người phải có tình có nghĩa, có mùi vị tình nghĩa của con người. Người khác giúp mình nhưng tới sau cùng một câu cảm ân cũng không nói chứ đừng nói tới tâm cảm ân, vậy thì không phải là người rồi.

Cũng giống như trong tin tức gần đây, hôm qua chúng tôi xem được chị gái ở xa ngàn dặm tới thăm em trai, có thể là nói vài lời dạy bảo, em trai không thích nghe nên lấy dao đâm chị mình nhiều nhát đến chết. Chị gái khuyên em chịu khó học tập, không thích nghe thì liền giết chết chị mình? Nghe nói đây là học sinh ưu tú, sinh viên năm ba hay năm tư gì đó. Xã hội này của chúng ta đích thực là phải phản tỉnh lại, đây không lẽ là kết quả mà chúng ta muốn sao? Vậy có người nói đây là kết quả? Phụ huynh, giáo viên hiện tại đều nói đứa trẻ này không dễ dạy, không cách nào dạy, các con nghe thấy quá nhiều đúng không?

Giáo viên: Dạ quá nhiều rồi!

Thầy Trần: Con biết được thất bại trong giáo dục là hiện tượng rất phổ biến. Hiện nay ít giết người? Đánh người, mắng người càng ngày càng nhiều, thì việc giết người sẽ không còn xa nữa. Thời đại của thầy không hề nghe thấy, ai dám chứ? Không muốn làm người nữa, ai mà dám? Hiện tại bình thường rồi, vì sao vậy? Giá trị quan của phương tây là bình đẳng, mọi người đều bình đẳng, anh có thể đánh tôi, tôi nhất định có thể đánh anh, nếu không thì nói gì tới bình đẳng nữa. Người phương tây còn tôn trọng trẻ em, Thế nào gọi là tôn trọng? Tôn trọng tự tính của chúng, tôn trọng minh đức của chúng, tôn trọng lương tri của chúng, đó mới thực sự là tôn trọng con trẻ. Người phương tây như vậy là cạn cợt, là giả tạo, tôn trọng chúng cái gì? Để chúng có quyền mắng cha mẹ sao? Có thể tôn trọng cái này sao?

Chúng ta đều là dạy tri ân cảm ân, không có bất kỳ cái gì để tranh, dạy mọi người biết hổ thẹn, cho nên những gì chúng nói đều là lời sám hối. Hiện tại có mấy người biết sám hối? Đứa trẻ 9 tuổi ở đây sám hối. Người lớn chúng ta nghe xong mà ngại, chúng ta đều không biết nói những lời này. Ngày nay đi ra ngoài đường nhìn thấy cái gì cũng nên như vậy, vì sao? Chúng ta theo quan niệm của người phương tây, chúng ta là người nộp thuế, mọi người phải nên thế này thế kia. Anh là người nộp thuế, tôi là nghĩa công, tiền của anh không liên quan gì đến tôi, vậy làm sao giải thích? Không phải anh là người nộp thuế sao? Tôi không dùng tiền của anh, anh làm sao giải thích?

Lùi thêm một bước nữa, con với cha mẹ có phải là quan hệ nộp thuế không? Con không trả tiền cho ba mẹ mà ba mẹ chăm sóc con đến lớn thế này, vậy đó là quan hệ gì? Hay nói cách khác, con dùng quan niệm của người nộp thuế giải thích rất nhiều mối quan hệ đều không giải thích được. Con nhất định phải dùng phương pháp này để giải thích, dùng cân nặng để tính hàng, dùng cân nặng để tính tiền, cuối cùng người tốt cũng dạy thành người xấu. Anh đưa tôi bao nhiêu tiền thì tôi phục vụ lại anh bấy nhiêu, vậy quan chức làm sao làm? Vì nhân dân phục vụ, phía dưới hai chữ phục vụ này còn phải dùng cân nặng cân đo để tính toán sao? Nói không thông mà! Tất cả tín ngưỡng trên toàn thế giới này, thiện tâm của con người, giúp đỡ người khác không cần hồi báo đều nói không thông. Hiện tại tất cả các giá trị quan đều hỗn loạn. Cho nên chúng ta nhìn thấy em ấy nói những lời này chúng ta phải biết được, tình yêu chân thật là vô điều kiện, muốn cả thế giới  này tràn đầy tình yêu thì phải xóa sạch những giá trị quan của phương Tây này. Người phương Đông chúng ta không nói cái này, không nói những thứ diệt quốc này.

Học sinh: Thưa thầy, còn có một điều, đó là trước khi con đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, trước khi đọc sách ngàn lần, thì khi con đọc sách con có hai thói quen xấu, đó là đọc - nghe không rõ ràng. Việc này chỉ xảy ra trong lúc đọc sách thôi.

Thầy Trần: Hiện tại con nói nghe cũng không rõ ràng. Có phải em này mới tới nửa năm?

Giáo viên: Không tới nửa năm ạ.

Thầy Trân: Đúng rồi, cái này ở nhà phải có giáo viên giỏi dạy em ấy, phụ huynh cũng phải dạy, cái này nghe rất mệt. Cho nên Đệ Tử Quy có nói: “Chớ nói nhanh - chớ mơ hồ”. Lúc nhỏ phụ huynh phải dạy cho em ấy: “Sao con nói chuyện nghe không rõ vậy? Không ăn cơm nữa, đi phạt quỳ”. Từ từ em ấy sẽ sửa, có ý thức rồi. Con nói tiếp đi.

Học sinh: Tật xấu thứ hai của con là lúc đọc sách rất gấp gáp, có lúc đọc sách quá nhanh. Sau khi “đọc sách ngàn lần” thì con phát hiện con không phạm phải hai thói quen này nữa.

Thầy Trần: Thứ nhất là nói nghe không rõ. Thứ hai là nói chuyện quá nhanh. Hai tật xấu này sau hai mươi ngày thì phát hiện có biến chuyển tốt.

Học sinh: Vâng.

Giáo viên: Đích thực là như vậy. Khi em ấy đọc sách, lúc đầu em ấy đọc cái gì đó không thể nghe hiểu được. Phàm nói chuyện - nói trọng điểm, từng chữ một đọc rất khó khăn. Hơn nữa, bình thường khi đọc sách chúng con cũng yêu cầu học sinh phải chỉ vào chữ để đọc, nhưng mà đối với em ấy rất khó khăn. Thứ hai là âm thanh rất nhỏ, mỗi lần con đi ngang qua em ấy đều nhắc nhở em ấy đọc lớn lên, không phải là bắt em ấy hét lên, mà là khi con đi ngang chỗ em ấy ít nhất cũng có thể nghe thấy. Thứ ba là rất nhanh. Mỗi ngày buổi sáng các em học sinh có một số lượng phải học thuộc nhất định. Sau khi đọc thuộc xong, lớp trưởng hay giáo viên cũng phải kiểm tra xem các em ấy đã hoàn thành bài tập chưa, chất lượng như thế nào. Nhưng khi em mới đọc vài câu thì con nói em ấy đợi một chút, em đọc tới chỗ nào rồi, con mới nhìn thấy câu thứ nhất thì em ấy đã đọc tới câu thứ ba rồi, nói vô cùng nhanh.

Thầy Trần: Thầy tin là em ấy có thói quen này. Năm nay em ấy mới 9 tuổi đúng không?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Chắc là từ 2 - 3 tuổi đã có thói quen này rồi. Hay nói cách khác, thói quen xấu này trong 6 năm, từ 3 đến 9 tuổi, nói chuyện nghe không rõ, còn nói rất nhanh. Hai điều này đều là thói quen xấu, cũng ảnh hưởng đến thọ mạng của em ấy. Nói chuyện phải chậm. Trước khi em ấy tới chỗ tụi con có phải là đã đi học ở các trường bên ngoài không?

Giáo viên: Cũng học hơn hai năm ở trường văn hóa truyền thống ạ.

Thầy Trần: Học hơn hai năm.

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Con biết được hai năm này không ai quản lý em ấy, ít nhất là vấn đề không ai quản lý em ấy, vậy thì ở nhà cũng không ai quản, cho nên em ấy mới có thói quen không tốt này. “Đọc sách ngàn lần” 20 ngày thì thói quen xấu này được sửa rồi, ít nhất cũng sửa khá nhiều.

Giáo viên: Thưa thầy, không chỉ có em ấy, con phát hiện ở ngoài xã hội hiện tại có rất nhiều em nhỏ như vậy, không phân biệt tuổi tác, có khi là sinh viên, học sinh tiểu học, mấy tập trước con có nói con cũng như vậy.

Thầy Trần: Thầy nói cho con biết, người hiện tại đem tà biến thành chánh, đem xấu biến thành đẹp, đem ác biến thành thiện, đã trở thành nếp sống phổ biến rồi. Thầy xem buổi phỏng vấn trên truyền hình, người dẫn chương trình trên đài truyền hình nói đặc điểm tiết mục mà anh ta dẫn chính là không nói chuyện đàng hoàng, tiêu đề cũng được viết ra, cái này đúng không? Cái này tốt không? Lấy kỳ quái, lấy tà môn ngoại đạo, lấy chuyện không bình thường biến thành thời thượng. Cái này tuyệt đối không phải là hiện tượng tốt. Vậy tại sao lại như vậy? Bởi vì kích thích tiêu dùng, nói bình thường thì mọi người không xem. Người phương Tây hiểu rõ nhất làm sao để kích thích dục vọng của con người, làm sao để đạt được tỷ lệ người xem nhiều. Làm tin tức thì phải có tiêu đề giật tít, thậm xưng, càng ngược với bình thường thì tỷ lệ xem càng cao. Họ bị tiền làm mê mờ. Người dẫn chương trình đàng hoàng cũng biến thành như vậy. Trẻ em tranh nhau làm theo, đều bị dạy hư, cho nên con xem thế giới hiện tại là gì? Chỉ có lợi cho mình mà thôi, có dáng vẻ con người hay không cũng không quan trọng, có tiền mới quan trọng, có danh mới quan trọng. Cho nên Khổng Lão Phu Tử nói: “Tử bất ngữ, quái lực loạn thần”. “Quái” đứng thứ nhất trong tà môn ngoại đạo, chữ “quái” trong quái lực loạn thần này chính là kỳ quái, ngược với bình thường. Khổng Lão Phu Tử trước giờ khi nói chuyện đều không nói cái này. Những đứa trẻ này nói chuyện hàm hồ. Con xem, người dẫn chương trình ti vi có mấy người nói chuyện bình thường? Lúc ngồi taxi thầy có nghe chương trình đài phát thanh, thầy đều nghĩ nói người ta nhanh chóng tắt đi, nói cái gì không biết, giống như hai tên lưu manh ở đó tung hứng vậy, không bình thường chút nào. Người lớn trẻ nhỏ ngồi trong xe đều đang nghe, con cũng không có chỗ nào để tránh, phải ngồi mà nghe. Hầu như đài phát thanh nào cũng đang học cái này, làm sao để tỏ ra vẻ dễ thương, tinh nghịch thì tỷ lệ xem mới cao, tỷ lệ nghe mới cao. Bạn có thể trách con trẻ sao? Bạn có thể trách phụ huynh sao? Chúng tôi có làm một tiết mục đặc biệt: “Con trẻ vì sao ăn trộm đồ”. Người mẹ ở đó sám hối là ban đầu nghĩ con trẻ ăn trộm chút đồ không tính là gì. Không phải đều như vậy sao? Bạn xem, nơi đâu cũng vậy, bạn đến đâu để tìm một người phụ huynh biết mình lạc đường mà có thể tìm lại lối đây? Không dạy cái này nữa thì ai nói lời đàng hoàng? Bạn nói lời đàng hoàng thì mọi người đều nhìn bạn cười.

Giáo viên: Là như vậy đó. Nếu như chỉ có một mình khác với những người khác thì không cách nào sống tiếp trong tập thể này được.

Thầy Trần: Đúng vậy, đó là cái gì? Người tốt, chính nhân quân tử đều bị đào thải hết rồi. Ở đâu mà tìm được chính khí? Con người còn không có chính khí thì chính khí từ đâu mà có? Không thể nào từ mặt đất bốc hơi lên được, cho nên chúng ta nhất định phải biết được “đọc sách ngàn lần” chính là nguồn giáo dục chính khí tốt nhất. Tại sao vậy? Tự tính vốn chính, một chút tà vạy cũng không có. Con trẻ khôi phục tự tính rồi thì những thứ chính trong tự tính sẽ xuất hiện, cho nên những thói quen xấu như nói chuyện the thé lại quá nhanh đều không còn nữa. Những cái này là do trong tâm có tập khí mới biểu hiện ra ngoài. Tập khí trong tâm không còn nữa, ngôn ngữ, biểu tình, động tác tự nhiên sẽ bình thường. Vì vậy chúng ta nhất định phải biết con trẻ vốn là bình thường, không phải là học từ bên ngoài mà có. Chúng vốn là bình thường, nên chỉ cần buông bỏ tà tư tà niệm thì chúng liền bình thường trở lại.

Giáo viên: Thưa thầy, đứa trẻ này nói chuyện kém như vậy còn có một nguyên nhân nữa, trước đây em ấy có một khẩu nghiệp rất nặng đó là hay nói lời ngon ngọt, rất biết lấy lòng người khác, sau đó nói lời ngon ngọt với giáo viên. Chúng con biết được trước đây em ấy học tập ở trường học văn hóa truyền thống, chủ nhiệm lớp đều rất thích em ấy, miệng rất ngọt ạ.

Thầy Trần: Em ấy học ở trường các cô mà nói lời ngon tiếng ngọt một cái là phải đánh liền. Vì sao vậy? Nói cho em ấy biết dùng miệng nói lời ngon ngọt là đáng hổ thẹn nhất. “Ngôn từ cẩn thận, hành động nhanh nhẹn”phải làm được. Phải làm người thuần phác, không nên dùng lời ngon tiếng ngọt. Đứa trẻ này tuy nhỏ, nhưng nói lời ngon tiếng ngọt trong thời gian dài sẽ biến thành nhân sinh quan, giá trị quan của em ấy, thì cuộc đời em ấy tai nạn sẽ nhiều, không có được hạnh phúc. Đồng thời em ấy nói chuyện rất tốn sức, gặp vấn đề mà nói không nên lời, đó là biểu hiện của khẩu nghiệp. Hôm nay, các bạn nhìn xem, các em nhỏ ở đây nói chuyện rõ ràng hơn nhiều so với người anh ngày hôm qua, so với bạn học lúc này nữa. Các bạn xem video sẽ thấy em nhỏ hôm qua nói chuyện rất tốn sức, ngồi ở đây thiếu chút nữa là khóc, lên ti vi có chút khẩn trương. Nhưng quan trọng nhất là tôi nói với em ấy, khẩu nghiệp của con quá nặng. Phụ huynh không học Phật nên không hiểu, nhỏ như vậy thì khẩu nghiệp từ đâu mà có? Bạn quên em ấy nói cái gì sao? Thích nhất là gian dối nịnh nọt. Gian dối nịnh nọt thì phải biết nói chuyện, không khéo léo thì làm sao gian dối nịnh nọt, lừa được người khác? Thông thường những ai nói năng lanh lợi thì đều là gian dối nịnh nọt. Gian dối nịnh nọt thường đều biết lấy lòng, biết nói chuyện, cho nên khẩu nghiệp nặng, chân thật đợi đến lúc cần nói chuyện đàng hoàng thì không biết nói nữa. Cho nên người hiện tại có một đặc điểm, đó là nói tà môn ngoại đạo thì giỏi hơn bất kỳ ai, rất biết nói. Hiện tại ở trên ti vi thì nhiều vô cùng, có người dẫn chương trình thực sự giống lưu manh vậy, đem họ biến thành ngôi sao, lời những người này nói mới là lời con người nói sao? Dạy hư người lớn và con trẻ. Người hiện tại đều học cái này, ti vi dạy hư con người rồi.

Bạn cũng đừng trách những người dẫn chương trình này, cũng đừng trách truyền thông. Bạn xem truyền thông cũng đã đăng rồi, phát ngôn gây sốc trở thành tiêu đề đặc biệt, tờ báo này còn tiếp tay đem những lời nói đó quảng bá rộng rãi hơn, vậy tờ báo này cũng có tội, rốt cuộc là đã xây dựng giá trị quan như thế nào cho mọi người? Cho nên bốn môn học của Khổng Lão Phu Tử, sau đức hạnh chính là ngôn ngữ. Cả thế giới đều học nói lời ngon tiếng ngọt, đều học những thứ linh tinh này, đều học cười cợt người khác, dạy hư nhân tâm của con người. Tâm của người này rất chính trực, chính phái, nhưng miệng toàn nói những lời không tốt thì sau cùng tâm cũng trở nên xấu. Thân giáo, thân thể chính mình dạy hư tâm của chính mình. Bạn xem em nhỏ hôm qua, tại sao ở đây em ấy rất buồn? Chính là gian dối nịnh nọt quá lâu rồi, cho nên khẩu nghiệp nặng, đến lúc nói lời đàng hoàng thì không nói được, nói không rõ. Những đạo lý này phải thường xuyên nói với các em học sinh, bình thường phải giữ gìn khẩu nghiệp.

Giáo viên: Đích thực là như vậy. Thưa thầy, chúng con xem trong “Chu Lễ”, cấp trên dạy cấp dưới dùng tám hình phạt để trừng trị lỗi lầm mà dân chúng mắc phải, trong đó cái thứ nhất chính là hiếu, bất hiếu với cha mẹ; thứ hai chính là không yêu thương anh chị em.

Thầy Trần: Đúng vậy, hiếu - đễ làm đầu.

Giáo viên: Vâng, điều thứ bảy chính là loạn ngôn, chính là nói bậy, nói càn, loạn thuyết.

Thầy Trần: Tôi nói cho các cô biết, cho dù là nói bậy, nói càn không liên quan đến chính trị thì cũng không được nói. Vì sao vậy? Làm loạn nhân tâm, bại hoại khẩu đức của mọi người. Con người hiện tại không hiểu khẩu đức là gì. Nói năng nghiêm trang, đứng đắn thì mọi người rời xa bạn, không vui, hết thảy đều vì vui chơi, giải trí. Người ngoại quốc viết cuốn sách “Vui Vẻ Cho Tới Chết”. Vui đi, ngày ngày đều hưởng thụ, vậy gọi là người bình thường sao? Làm gì có cuộc sống của người bình thường mà dựa vào vui chơi mà sống? Phải có một cuộc đời bình thường, sống cuộc đời của một người bình thường. Càng hưởng thụ thì càng ngây ngốc, càng vui chơi thì càng trở nên tà vạy. Trong nhà không dạy, xã hội không dạy, ngày ngày chỉ biết hưởng thụ. Bạn xem, những người trẻ tuổi ở ngoài đường cái gì cũng không biết, không ra thể thống gì, đáng thương biết bao! Thật sự nói tới ăn chơi họ thật không hiểu, trong ăn chơi trước tiên là phải vô hại, vui chơi không thể nói có hại. Nói hôm nay chúng ta đi hút thuốc phiện, hưởng thụ, vậy thì ai dám?

Giáo viên: Vui chơi không quá mức.

Thầy Trần: Hiện tại không phải là quá mức hay không quá mức, mà vốn là ăn chơi có hại. Những hoạt động vui chơi, hát karaoke, mát xa đều có mại dâm. Nếu nói chỗ tôi hát karaoke không có mại dâm, vậy nội dung bài hát làm ô nhiễm con người, toàn là những bài hát khoa trương và thô tục, không phải là bài hát hay. Tôi từng nói với mọi người trong tọa đàm, tôi đi siêu thị mua đồ, nhạc trong siêu thị đều là nhạc phát cho những người trẻ tuổi, giờ chúng thay thế cho đời trước rồi, mở những bài chúng thích. Là những bài nào? Tôi nghe được lời bài hát do một cô gái hát thế này: “Không được thì thôi đi, không được thì thôi đi”. Cái gì là “không được thì thôi đi”? Hiện tại tỷ lệ tự sát cao cũng một phần do những bài hát này mà ra, toàn là hát mấy thứ tiêu cực như vậy.

Giáo viên: Điều thứ tám là loạn dân, ví dụ như những người sáng tác ra mấy bài hát này, bao gồm cả những người trên ti vi nói linh tinh.

Thầy Trần: Các đời triều đại nhà Chu hướng tới thịnh thế. Tam Vương, Nghiêu Thuấn Vũ, sau đó là Văn Vương Chu Công, không có triều đại nào không học theo các Ngài. Con xem sách lịch sử, thực sự học theo các Ngài là thịnh thế. Thời nhà Chu nếu phạm phải tám lỗi này thì phải bị phạt, phải vào ngục nên không ai dám làm. Hiện tại chúng ta trúng kế của người phương Tây, họ nói đây là quyền lợi, đây là nhân quyền, có quyền bày tỏ. Nếu bạn hỏi tôi là bạn có quyền phát biểu không? Có, bạn ở nhà thì có cái quyền này, nhưng đừng ra ngoài. Không phải là không cho cái quyền này, nhưng ở trong nhà cứ phát biểu với cái bức tường thì được. Ti vi, mạng, đĩa không được phép lưu truyền, vì sao vậy? Bạn hại người khác. Bạn hại chính mình thì được, bạn không muốn sống nữa, cam chịu đọa lạc là quyền của bạn. Về đạo lý, bạn có quyền tự do nhưng không thể làm hại đến người khác, không thể làm hại một người huống hồ là nhiều người. Hiện tại tự do của bạn làm ô nhiễm người khác, đó gọi là tự do sao? Đó không phải thành hại người sao? Không nói đạo lý mà. Vẫn là câu nói này, bạn muốn nói thì cứ nói ở trong nhà mình, đừng ra ngoài. Bên ngoài là không gian công cộng, bạn không thể ảnh hưởng mọi người, không có quyền làm ô nhiễm người khác. Vì vậy, có ô nhiễm hay không quốc gia phải có quy định, không phải bạn nói là được mà phải nghe theo quốc gia. Nếu không thì cần chính phủ làm gì, cần quốc gia làm gì?

Giáo viên: Hơn nữa, tại vì sao thời xưa yêu cầu giáo viên nghiêm khắc như vậy? Con thấy có một câu nói là “hương vô thiện tục”, chính là nơi này không có phong tục tốt, “thế phạp lương tài”, cả thế giới thiếu khuyết lương tài. Lương tài tức là nhân tài tốt. Cho nên khi nãy có nói tới những âm nhạc này không được mở, phải tiết chế những lời nói, những người làm trái với đạo đức, vì họ sẽ ảnh hưởng đến nếp sống của toàn xã hội ạ.

Thầy Trần: Đúng vậy, nhân tâm đã biến thành xấu rồi.

Giáo viên: Thưa thầy, khi nãy thầy đã nói không được mê hoặc đại chúng bằng những bài hát tình ca ủy mị, chính mình hát cũng không tốt. Chúng con có nhìn thấy trong “Sa Di Luật Nghi”, đây là phù âm phạm ngữ mà nhà Phật đã nói. Những âm thanh phù phiếm, ca từ yêu đương ủy mị, chỗ hại của nó là gì? Là “tăng trưởng dục vọng bi thương, mê hoặc tâm trí con người”, chính mình cũng không nên hát, đây đều thuộc về vọng ngữ.

Thầy Trần: Trường học ngày nay không hiểu cái này, cho rằng “đọc sách ngàn lần” lỗi thời, ảnh hưởng cá tính của con trẻ, chúng không đủ hoạt bát, cuộc sống không phong phú đa dạng. Vậy cái phong phú đa dạng, khi nãy cô nói tới câu đó vô cùng quan trọng: “Tăng trưởng dục vọng bi thương”.  Cảm xúc không tốt của con người từ đâu mà có? Tham sân si mạn nghi từ đây mà ra. Hiện tại tình ca không phải đều tăng trưởng dục vọng, tăng trưởng bi thương sao? “Mê hoặc tâm trí con người”, đem bản tính con người bình thường như chúng ta, những gì vốn thiện lương trong con người chúng ta phá hủy đi, những thứ không tốt đều sinh ra. Cho nên nói đọc Kinh nhất định phải là Kinh điển Thánh Hiền, tư thế, mắt tai mũi lưỡi thân ý đều thâu nhiếp vào trong Kinh điển thì tự tính sẽ hiển lộ ra ngoài. Không phải là những thứ giải trí, ca từ ủy mị bên ngoài, bao gồm cả những thơ ca cũng không được. Nhất định phải nhớ kỹ tự tính vốn sẵn có, bên ngoài thì là Kinh điển Thánh Hiền giúp hiển lộ tự tính, hai cái dung hợp với nhau mới có thể mở ra tự tính của chính mình. Hai đứa trẻ này vì sao lại càng ngày càng tốt? Các em tuổi còn nhỏ, [đã] minh minh đức (hiểu được minh đức, hiểu được cái đức sáng), cuối cùng nhất định thành Thánh Hiền. Điều kiện tiền đề là phải giữ gìn được, hôm nay cảm giác rất tốt, ngày mai buông thả thì không được. Tiết học sau vẫn còn các bạn khác lên đây nói đúng không?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Được rồi, hôm nay chúng ta chỉ nói tới đây thôi.

 


 [DTNT1] Ý nghĩa ko phải y kiến

Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây