21:43 20/11/2017
Những ngày qua, nơi trụ sở Trung ương Giáo hội (chùa Quán Sứ, Hà Nội), hình ảnh thường thấy là cảnh làm việc tất bật và khẩn trương của các bộ phận hỗ trợ cho công tác tổ chức Đại hội. Nơi này tập trung bộ phận văn phòng, cư trú, đón tiếp, thông tin, hậu cầu, trang trí… với nhiều nhân sự từ cả miền Nam, miền Bắc phối hợp làm việc hết công suất.
Tại chùa Khai Nguyên của chúng ta cũng rộn ràng bắt tay vào công tác hậu cần phục vụ ĐH với lòng quyết tâm và niềm tự hào được góp phần nhỏ bé vào ĐH nên Chư Tôn Đại Đức Tăng Ni ai ai cũng vui vẻ, với những món ăn chay ngon, lành , bổ dưỡng được chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu, tất cả đều quyết tâm vì một kỳ ĐH thành công viên mãn.
01:04 01/04/2014
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần cuối) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Phật tự chính là một bộ phận giáo dục của Phật giáo. Sau đời hậu Hán thì Trung Quốc có hai loại giáo dục then chốt. Giáo dục của nhà Nho là quốc gia chọn lấy Khổng Tử làm chủ đạo, trong sáu bộ dưới Thủ Tướng có một bộ gọi là Lễ Bộ. Lễ Bộ là Bộ Giáo dục của quốc gia, còn Tự là do Hoàng Đế trực tiếp quản lý. Dưới Hoàng Đế có 9 Tự, Tự quan lớn gọi là Khanh, cửu Khanh. Sau khi Phật giáo đến Trung Quốc, lúc đó có Hồng Lô Tự tiếp đãi khách đến từ nước ngoài (Hồng Lô Tự tương đương với Bộ Ngoại giao ngày nay), về sau Trung Quốc chúng ta muốn để họ thường lưu lại Trung Quốc, không để cho họ đi, vậy thì phải là thế nào? Hồng Lô Tự không thể tiếp đãi dài lâu, nên liền xây dựng một Tự khác, thế là dưới Hoàng Đế liền biến thành mười Tự. Vậy thì Tự này tên gọi là gì? Lúc đó Ngựa trắng kéo kinh Phật tượng Phật từ Tây vực đến Trung Quốc, bạn từ nơi đây có thể thấy được hậu đạo của lòng người Trung Quốc. Công lao của Ngựa trắng chúng ta không thể nào quên ân nó, nên Tự này liền được đặt tên là Bạch Mã Tự. Đây là Phật Tự thứ nhất của Trung Quốc.