DiaNgucBienTuongDo Pic53

Âm Luật Vô Tình: Tội Tà Dâm Là Gì? Quả Báo Của Tội Tà Dâm, Phá Thai Ra Sao? [Audio]

 06:28 19/07/2016

Vì khoa học phát triển đem lại cho người đời vật chất phong phú, tư tưởng tâm người càng trở nên hư hỏng. Thiên đế từ bi, nhìn các đại địa ngục đã tràn đầy người, lại phải tiếp tục xây thêm, đặc biệt là các địa ngục dành cho tà dâm đều đầy những đứa nhỏ trẻ tuổi thọ khổ hình, cũng vì chúng thiếu được giáo dục tư tưởng nhân quả từ trước, thực là việc đau lòng cho chúng sinh nhân gian !

Đàn Voi Rừng Về Viếng Tang Người Đã Cứu Chúng

Đàn Voi Rừng Về Viếng Tang Người Đã Cứu Chúng

 05:25 04/05/2015

Chuyện xưa ân đức nay còn, Đàn voi nhớ nghĩa nhiều con trở về

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

 01:01 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 5) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Điều sau cùng là lợi hòa đồng huân. Lợi, ngày nay chúng ta gọi là đời sống vật chất, ở trong tăng đoàn các vị phải biết. Tăng đoàn cũng có nghĩa rộng, tuyệt đối không hoàn toàn chỉ người xuất gia, những người xuất gia đương nhiên là Tăng đoàn, thế nhưng ý nghĩa của nó không hạn cuộc ở người xuất gia; các đồng tu tại gia, nếu như người một nhà bạn đều học Phật, người cả nhà đều quy y thì cả nhà bạn chính là một tăng đoàn. Có thể thấy được danh từ tăng đoàn này dùng được rất rộng rãi. Vậy thì trong một công ty, từ ông chủ cho đến công nhân đều tu học Phật pháp thì công ty của bạn chính là tăng đoàn. Cho nên tăng đoàn là đoàn thể, nghĩa rất rộng lớn, không phải là nghĩa hẹp, chỉ cần tuân thủ sáu điều giới luật này thì đó chính là một tăng đoàn. Trong tăng đoàn chú trọng có lợi phải chia đều, cách chia đều này cũng không phải nói là mọi người đều một mực bình đẳng. Người xuất gia có thể nói là đời sống nhất mực bình đẳng. Ở trong một tự viện, từ trụ trì đến từng người trong chúng, đãi ngộ đời sống vật chất nhất định là bình đẳng, không có đặc quyền giai cấp. Nhưng trong công ty, từ ông chủ đến công nhân, chức vụ đương nhiên là không như nhau, vậy thì bình đẳng phải nói thế nào vậy? Bạn có thể có được đãi ngộ công bằng thì đó chính là bình đẳng. Do đây mà biết, trong Phật pháp mỗi câu mỗi chữ là sinh động, không phải là khô cứng. Tóm lại mà nói, thật sự phù hợp, hợp tình hợp lý, hợp pháp thì gọi là bình đẳng, đó là sáu phép hòa kính.

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 2)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 2)

 10:30 31/03/2014

Phần 2 Tông chỉ tu học quan trọng nhất của bản kinh chính là đoạn thứ nhất của kinh văn: “Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Phía trước đã giới thiệu sơ lược qua năm uẩn rồi. Sắc uẩn đã bao gồm mọi hiện tượng vật chất. Tinh thần đối lập với vật chất, phương diện này tổng cộng có bốn uẩn là thọ, tưởng, hành, thức. Bốn loại này cũng là pháp do nhân duyên sanh. Trong kinh đại thừa thường nói: “Tánh không duyên khởi”, phàm là pháp do nhân duyên sanh đều không có tự thể. Đây là quan sát đến tướng chân thực của hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Tướng chân thực là tướng không. Trong tiểu chú đã giới thiệu đơn giản nghĩa không này có bốn loại.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây