Năm Bản Dịch Gốc Của Kinh Vô Lượng Thọ (PDF)
LƯỢC KHẢO VỀ Tóm lược: Nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông. Nói tới hệ thống kinh điển Phật giáo Tịnh Độ, không thể không đề cập đến một bộ kinh được xem là nòng cốt, quan trọng nhất trong giáo lí của Tịnh Độ Tông, đó là “Vô Lượng Thọ Kinh”. Đối với những tín đồ Tịnh Độ thông thường từ bao đời nay, có lẽ cuốn kinh được phổ cập nhiều nhất về số lượng cũng như được đưa ra giảng giải rộng rãi đó là Phật thuyết A Di Đà Kinh (Amitābha Sūtra). Nhưng chưa hẳn gọi là đủ, những nhà truyền giáo Tịnh Độ rất cần một sự diễn giải rộng hơn về giáo nghĩa của “Kinh A Di Đà”, vì vậy xúc tiến cho việc hội tập lại một bộ kinh điển hoàn thiện hơn về nội dung cũng như bao hàm ý nghĩa rộng hơn về giáo lí Tịnh Độ là mối trăn trở suốt bao đời của các tín đồ Phật giáo Tịnh Độ, đến ngày nay cơ bản đã thỏa mãn được thông qua việc kết tập tinh hoa của Năm dị bản Kinh Vô Lượng Thọ. Vì sao Kinh A Di Đà không làm thỏa mãn tâm nguyện của các tín đồ Tịnh Độ? Theo suy đoán, kể cả bài giảng của các nhà truyền giáo Tịnh Độ, vì Kinh A Di Đà là tiểu bản, là tinh giản mà thôi. Nói rõ hơn thì nội dung của Kinh A Di Đà quá súc tích, nếu không muốn nói là ngắn gọn và sơ sài, nó chưa đem lại cho người ta một ý nghĩa to lớn về một pháp môn Tịnh Độ có thể gọi là “Tối thượng Đại Thừa giáo”, với một quy mô về hình tượng giáo lí: đấng tôn thờ, kết quả viên mãn của Tịnh Độ và con đường để thực hiện lí tưởng ấy. Kinh Vô Lượng Thọ với nội dung dài hơn và ý nghĩa bao quát hơn lại thể hiện được tầm vóc mà Phật giáo Tịnh Độ muốn nhắm tới cho tín đồ hiểu rằng: một pháp môn được đề cao là tối thượng của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna) không thể chỉ vỏn vẹn trong một cuốn kinh sơ lược, mà nó phải được thể hiện trong một bộ kinh lớn hơn và có sự nâng cao về giáo nghĩa hơn. Tuy nhiên, điều đáng đau đầu cho những nhà truyền giáo Tịnh Độ tại Trung Hoa, cũng chính tại các dị bản Kinh Vô Lượng Thọ. Trước khi bàn về sự rối rắm của các dị bản, trước hết phải liệt kê về bộ Kinh và các bản dịch khác nhau của nó. Vô Lượng Thọ Kinh, Hán văn gọi là: 無量壽經 (Wú-liàng-shòu Jīng), các tên gọi Sanskrit có thể dành cho Kinh này như: Amitābhavyūha Sūtra, Amitāyuḥ Sūtra hay Aparimitāyuḥ Sūtra; tiếng Anh gọi là “Infinite Life Sūtra” hay “Longer Sukhāvatīvyūha Sūtra”. Đây là một trong số những bộ kinh thuộc hệ thống Kinh điển Đại Thừa (Mahāyāna), cũng là bộ Kinh chính yếu của Phật giáo Tịnh Độ Tông. Trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh (zh. 大正新修大藏經, ja. Taishō Shinshū Daizōkyō) – một bộ Đại Tạng khá công phu của nền Phật giáo Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX cho tới hiện nay, kết tập tổng cộng 5 bản Hán dịch của Kinh Vô Lượng Thọ. Thật ra, theo ghi chép trong điển tịch của Trung Hoa, từ thời Đông Hán (thế kỷ I) lúc Phật giáo mới truyền vào Trung Hoa cho đến thời Triệu Tống (thế kỷ X), tổng cộng có 12 bản dịch Kinh Vô Lượng Thọ: 2 bản thời Hán, 1 bản thời Ngô, 2 bản thời Tào Ngụy, 1 bản thời Tây Tấn, 2 bản thời Đông Tấn, 2 bản thời Lưu Tống, 1 bản thời Đường, 1 bản thời Triệu Tống. Trong đó, chỉ còn lại 5 bản hiện nguyên, 7 bản đã thất truyền. Năm bản Kinh còn lưu giữ kia về sau lại trải qua 4 lần hội tập, về sau gọi là “Chín loại Đại Kinh”. * Năm bản Hán dịch hiện còn: * Bảy bản Hán dịch thất truyền, căn cứ theo “Khai Nguyên Thích Giáo Lục” (zh. 開元釋教錄) liệt kê sau đây: Vì có 7 bản thất truyền, cho nên từ đời Tống trở đi, các nhà hội tập Kinh Vô Lượng Thọ lấy 5 bản hiện còn để đúc kết thành một bộ Kinh chung, tiện dụng cho tín đồ học tập và hành trì. Nhân đây, vì sao Kinh Vô Lượng Thọ lại rối rắm? Vì nó có quá nhiều bản dịch, mà nội dung của các bản dịch hiện còn lại “đại dị tiểu đồng” – quá ư khác nhau về nội dung cũng như dung lượng. Chính sự dị biệt của các bản Kinh gây rối rắm cho những tín đồ Phật giáo Tịnh Độ. Đã có lúc, các vị tăng sĩ của Tịnh Độ Tông vì chỗ dị biệt bất nhất của các bản dịch nên đã tạm gác bộ Kinh này sang một bên, theo suy đoán, có lẽ dù họ muốn tuyên bố lưu hành cũng không biết nên dùng bản nào. Vì thế, họ chuyển sang tham cứu và giảng nghĩa cho Kinh A Di Đà. Nhưng Kinh A Di Đà quá gỏn gọn, ta gọi đây là Tiểu bản, chưa đủ sức để diễn tả được hết ý nghĩa và tầm vóc của giáo lí Tịnh Độ, càng ít thì lại càng sơ sài, không làm thỏa mãn nhu cầu của những tín đồ Tịnh Độ. Cũng bởi lí do đó, 4 bản hội tập của Kinh Vô Lượng Thọ, tức là “Đại bản A Di Đà”, ra đời bởi 4 vị cư sĩ – điều lạ rằng người hội tập Kinh điển lại không phải là tăng sĩ. Bốn bản đó gồm: Có thể nói, bản hội tập cuối cùng của Hạ Liên Cư là bản được đề xướng trong những thập kỷ trở lại đây, vì được cho là hội tập công phu tốt nhất[4]. Bản này được hòa thượng Thích Đức Niệm (1937 – 2003) dịch ra Việt văn, do Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành. Đối với 5 nguyên bản kia, Phật thuyết Vô Lượng Thọ Kinh (bản thời Ngụy) vì lưu bố rộng rãi, rất được ưa chuộng, và tất nhiên nó cũng được chọn để dịch ra tiếng Việt trước nhất. Hiện nay, bản dịch Việt của bản Vô Lượng Thọ thời Ngụy đã được hòa thượng Thích Tuệ Đăng (1927 – 1997) hoàn tất, do Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh ấn hành năm 1999. [Đại Bảo Tích Kinh] Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (bản thời Đường) với văn phong nhã nhặn, trau chuốt, mỹ miều, cũng khá được ưa chuộng, nhưng nó chỉ là một phẩm hội nằm trong bộ Kinh lớn tên là Đại Bảo Tích, cho nên thường nhắc tới sự thành công khi lưu truyền thì người ta nhắc đến Kinh Đại Bảo Tích chứ chẳng ai nhắc tới tên gọi của một phẩm hội nằm trong đó. Bộ Đại Bảo Tích có thể nói là Đại Kinh chủ đạo trong văn hệ Bảo Tích bộ nằm trong Đại Tạng Kinh. Bộ Kinh ấy đã được cố hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 – 2014) biên dịch Việt văn, được Ban Văn hóa Thành hội Tp. Hồ Chí Minh xuất bản vào năm 1999 Dương lịch (năm 2543 Phật lịch). Nói về phong cách dịch thuật của HT. Thích Trí Tịnh, có thể nói vị ấy là một “lão làng” trong ngành phiên dịch Kinh điển Phật giáo, không chỉ với Đại Bảo Tích mà còn với nhiều Kinh khác, trong đó có cả Kinh A Di Đà. Có vẻ lối dịch của hòa thượng Trí Tịnh mang tính phóng tác, vì thế không thật sự bám sát theo Hán văn mà có cách trình bày khá thoải mái, sử dụng văn phong tiếng Việt khá điêu luyện, thật không ngoa là vốn từ ngữ tiếng Việt của vị hòa thượng này thật phong phú. Bản Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh (bản thời Tống) cũng được cư sĩ Huyền Thanh (Nguyễn Vũ Tài) biên dịch tiếng Việt trong những năm gần đây. Bản dịch Việt này hiện tại cũng nên đánh giá cao, bởi dịch giả y cứ theo nguyên văn dịch khá chuẩn sát, lại có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, chú thích được các tên gọi bằng tiếng Sanskrit cho nên rất tiện tra cứu. Bản Phật thuyết Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác thời Hán được Thích nữ Huệ Dung dịch Việt tháng 3-2007, và bản Phật thuyết A-Di-Đà Tam-da Tam-Phật Tát-lâu-Phật-đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh thời Ngô được Thích Tuệ Quảng dịch Việt tháng 11-2007. Cả ba bản dịch Việt của Huyền Thanh, Thích nữ Huệ Dung và Thích Tuệ Quảng đều được xuất bản trực tuyến, tại trang web: www.tangthuphathoc.net/. Tạng ngữ dịch của Kinh Vô Lượng Thọ được thu vào trong Tạng truyền Đại Tạng Kinh trong hội thứ năm Thánh A Di Đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh của Kinh Đại Bảo Tích (bo. Hphags pa hod dpag med kyi brod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo; sa. Arya-amitabhavyuha nama mahayana sutra). Kinh đấy là do ông Jnamitra người Ấn Độ và Danasila cùng với ông Ye Ses Sde người Tây Tạng chung dịch ra vào đầu thế kỷ thứ IX. * Trung Quốc: Trong năm bản dịch, bản thời Ngụy khá chuẩn nhất. Cho nên chú thích Đại Kinh hay tập trung về bản thời Ngụy của Khang Tăng Khải. Các nhà tăng sĩ Trung Hoa phần lớn là giảng giải về Tiểu bản A Di Đà, còn chú sớ giải cho bản thời Ngụy thì lại chỉ có hai vị học giả ở Trung Quốc từng làm đó là: Vô Lượng Thọ Kinh nghĩa sớ (zh. 無量壽經義疏) của Sa-môn Tuệ Viễn soạn ở tại chùa Tịnh Ảnh tại kinh sư Trường An đời nhà Tùy; Vô Lượng Thọ Kinh nghĩa sớ (zh. 無量壽經義疏) của đại sư Cát Tạng ở chùa Gia Tường đời nhà Đường. * Hàn Quốc: Vô Lượng Thọ Kinh nghĩa thuật văn tán (zh. 無量壽經義述文贊), 3 quyển, của Sa-môn Cảnh Hưng nhà Tân La (Silla) trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh tông yếu (zh. 無量壽經宗要), 1 quyển, của Sa-môn Nguyên Hiểu chùa Hoàng Long nước Tân La soạn; Du tâm An Lạc đạo (zn. 游心安樂道), 1 quyển, cũng do nhà sư Nguyên Hiểu soạn. * Nhật Bản: nhờ có Tịnh Độ Chân Tông được xiển dương nên các nhà sư Nhật Bản chú giải cho Đại kinh Tịnh giáo này khá nhiều, chỉ liệt kê một vài bản tiêu biểu: Vô Lượng Thọ Phật tán sao (zn. 無量壽佛贊鈔), 1 quyển, sư Thiện Châu chùa Hưng Phúc trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh thuật nghĩa (zh. 無量壽經述義), 3 quyển, sư Tối Trừng tập; Vô Lượng Thọ Kinh tư ký (zh. 無量壽經私記), 1 quyển, sư Trí Cảnh trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh nghĩa uyển (zh. 無量壽經義苑), 7 quyển, sư Nam Sở chùa Tổng Trì tại Kỉ Châu trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh lược tiên (zh. 無量壽經略箋), 8 quyển, của sư Viện Khê chùa Thiền Lâm Lạc Đông; Vô Lượng Thọ Kinh sao (zh. 無量壽經鈔), 7 quyển, của sư Liễu Huệ lầu Vọng Tây trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh khoa huyền khái (zh. 無量壽經科玄概), 1 quyển, Tiểu Thương Tây Ngâm trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh khai nghĩa (zh. 無量壽經開義), 6 quyển, sư Huệ Không chùa Bình An Tây Phúc trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh hiển tông sớ (zh. 無量壽經顯宗疏), 17 quyển, của Tính Hải Vô Nhai tại Giang Châu trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh yếu giải (zh. 無量壽經要解), 3 quyển, sư Phúc Lâm trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh chân giải (zh. 無量壽經甄解), 18 quyển, sư Đạo Ẩn trước tác; Vô Lượng Thọ Kinh hợp tán (zh. 無量壽經合贊), 4 quyển, sư Quán Triệt trước tác, v.v… * Ngoài ra còn có chú thích của những bản Kinh hội tập như: (1) Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận (zh. 無量壽經起信論), 3 quyển, của Bành Tế Thanh đầu đời Thanh Trung Quốc soạn để chú giải cho bản tiết hiệu Kinh của chính ông. (2) Vô Lượng Thọ Kinh tiên chú (zh. 無量壽經箋注), 2 quyển, của cư sĩ Đinh Bảo Phúc cuối đời Thanh Trung Quốc trước tác, cũng chú giải cho bản tiết hiệu Kinh của Bành Tế Thanh. (3) Phật thuyết Ma Ha A Di Đà Kinh trung luận (zh. 佛說摩訶阿彌陀經衷論), của Vương Canh Tâm cuối đời Thanh Trung Quốc trước tác, chú giải cho bản hội tập của Ngụy Thừa Quán. (4) Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh mi chú (zh. 佛說大乘無量壽莊嚴清凈平等覺經眉註), của Lý Bỉnh Nam đời Dân Quốc (Trung Quốc) trước tác, chú giải cho bản hội tập của Hạ Liên Cư. (5) Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh giải (zh. 佛說大乘無量壽莊嚴清凈平等覺經解), 4 quyển, của Hoàng Niệm Tổ đời Dân Quốc (Trung Hoa) trước tác, cũng chú giải cho bản hội tập của Hạ Liên Cư. Ngoài ra còn phải kể “Báo Ân Luận” (zh. 報恩論) của cư sĩ Thẩm Thiện Đăng cuối thời Thanh trước tác, trong đó có giải về “Tịnh Độ pháp môn tông yếu”, “Vô Lượng Thọ Kinh tông yếu”, “Vãng sinh chính nhân luận”… [*] Tóm tắt nội dung chung của các bản Kinh Nội dung của các bản Kinh Vô Lượng Thọ chủ yếu nói về vị Tỳ-khưu tên là Pháp Tạng đã phát ra những đại nguyện, mặc dù có sự bất đồng khá lớn về số lượng nguyện (24, 48 hay 36 nguyện). Về tiếp tục với việc Pháp Tạng Tỳ-khưu thành tựu Phật quả, hiệu là Vô Lượng Thọ Như Lai, tức là A Di Đà Phật, xây dựng thế giới Cực Lạc là chốn giáo đạo của vị Phật ấy. Các bản Kinh lại mô tả về thế giới Cực Lạc, về đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh, rằng nếu chúng sinh nào có thể kiên trì tục niệm Thánh hiệu của A Di Đà Phật mà tâm không điên đảo thậm chí cho đến nhất tâm bất loạn, như vậy thì sẽ vãng sinh thế giới Cực Lạc. Kinh lại mô tả kẻ ấy sẽ sinh trong hoa sen, sinh ra thì ở chỗ A Di Đà Phật nghe thuyết pháp, hai bên Phật ấy có hai vị Bồ-tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí hầu, cũng như bảo rằng cõi đó có tất cả các loại âm thanh và sắc tướng thảy đều diễn Diệu Pháp, ước lượng theo chỗ hiểu biết trong tâm của chúng sinh. Kinh lại tiếp tục mô tả về sự thù thắng của thế giới ấy, không có ba đường ác, không có thứ khổ sinh già bệnh chết, cũng như không có bất kỳ thứ khổ gì khác. Không gian nơi đó rộng lớn vô biên, khí hậu ôn hòa hợp ý, đất đai phẳng phiu làm bằng bảy báu, từ dưới đất đến hư không đều hiện ra các thứ cung điện lầu gác nguy nga tráng lệ, cây báu và ao tắm có nước tám thứ công đức, lại còn có những mùi thơm nhiệm mầu và những loài chim sặc sỡ hót líu lo tuôn ra Pháp âm. Luôn có nhạc Trời vang vọng và hoa Trời rải xuống, hòa với gió rải rác khắp nơi. Mọi mọi vật vật đều phóng ánh sáng rỡ vô cùng tận thiện tận mỹ. Người nào có thể vãng sinh về đó nghe Phật thuyết pháp và tu hành thì chắc chắn sau cùng sẽ thành Phật quả. Trong Kinh cũng chia ra ba hạng bậc vãng sinh, và nói lên tác hại của những kẻ nghi ngờ pháp môn Tịnh Độ cũng như đức Phật A Di Đà mà tu hành sẽ bị cầm tù nơi thành trì bảy báu suốt 500 năm, sau đó còn bị cách xa đức Phật, con đường thành đạo xa vời. Chi-lâu-cà-sấm (zh. 支婁迦讖; sa. Lokakṣema), trong tiếng Sanskrit (Phạn) thì Lokakṣema có nghĩa là “hạnh phúc của thế gian” (welfare of the world). Ông là vị Tăng nhân Phật giáo đến từ nước Quý-sương thời Đông Hán. Nước Quý-sương (sa. Kuṣāṇ; 30 – 375), là một nước mạnh thời cổ nằm ở vùng Trung Á, trong thời kỳ thịnh hành của nước này (105 – 250) lãnh thổ đã mở rộng một dải suốt từ Tajikistan cho đến biển Caspi, xuống tận Afghanistan cho đến lưu vực sông Hằng về phía tây bắc Ấn Độ. Tuy nhiên, quê gốc của ông là ở nước Nguyệt Chi (hay Nguyệt Thị), đó là một quốc gia (thực ra là dân tộc) du mục nằm ở một dải thuộc vùng tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) ngày nay, tuy nhiên về sau do xung đột với nước Hung Nô và chia rẽ nội bộ mà phân ra làm hai: từ phía tây trở đi đến tận Y Lê là Đại Nguyệt Thị, còn ở giữa khoảng Cam Túc và một dải tây bắc vùng núi Kì Liên của tỉnh Thanh Hải được gọi là Tiểu Nguyệt Thị. Cương thổ nước Kushan (Quý-sương) trong thời kỳ thống trị phồn vinh của nó [Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Kushan_Empire]. Vào cuối đời cai trị của Hán Hoàn Đế (trước sau năm 167), ông theo con đường tơ lụa đi vào Trung Quốc đến kinh đô Lạc Dương của nhà Hán, đến đầu thời vua Hán Linh Đế thì bắt đầu phiên dịch kinh điển. Trong khoảng 167 – 186, ông đã dịch ra nhiều điển tịch của cả hai hệ Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa. Ông khá thông thạo Hán ngữ, song công việc phiên dịch hầu như chỉ thực hiện một mình ở ngoài, duy nhất có một thời gian từng hợp tác với một nhà sư là Trúc Phật Sóc người Ấn Độ để cùng nhau biên dịch bộ Kinh Bát Chu Tam-muội (2 quyển)[5]. Trong khoảng niên hiệu Quang Hòa và Trung Bình của Hán Linh Đế (từ 178 – 189) ông chuyên tâm tự mình dịch Kinh, và có lẽ Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác đã ra đời trong khoảng thời gian này. Ở trên đã nói rằng hoàn toàn một mình ông dịch, chỉ có duy nhất Kinh Bát Chu là hợp tác cùng Trúc Phật Sóc, như vậy đồng nghĩa là các bản dịch của Chi-lâu-cà-sấm hầu hết là dịch tự phát, không có nhà đầu tư đứng ra tổ chức, và tất nhiên cũng sẽ không có hoặc rất hiếm có người đương thời nào khảo sát lại cách dịch của ông. Đó là một lối dịch có thể tạm gọi là “một mình trong phòng kín”, có lẽ là không trải qua công đoạn khảo duyệt theo trình tự nào giống như kiểu một hội đồng thẩm duyệt lại chất lượng bản dịch Kinh. Đó cũng là lí do để mổ xẻ phong cách dịch có chuẩn xác hay không của vị tăng sĩ này trong mục (2.1.2). Nếu xét về thời gian truyền dịch Kinh điển thì Chi-lâu-cà-sấm muộn hơn An Thế Cao một chút. Thật ra, hai nhà sư Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan là hai vị truyền giáo đầu tiên phiên dịch Kinh Phật sang Hán ngữ, còn An Thế Cao là người đặt nền móng và một trong những người tiên phong đưa Kinh điển Phật giáo với số lượng nhiều hơn chuyển ngữ thành Hán văn, có đóng góp to lớn cho công cuộc truyền đạo buổi đầu lúc Phật giáo mới vào Trung Hoa. Tuy nhiên, Phật giáo Trung Hoa đời sau lại không coi trọng công trình của An Thế Cao bằng Chi-lâu-cà-sấm, đơn giản vì An Thế Cao chủ yếu chỉ dịch những Kinh điển bị cho là Tiểu Thừa, còn những Kinh điển Đại Thừa thì rất ít mà dù có đi chăng nữa tiêu biểu như bản Vô Lượng Thọ Kinh (2 quyển) đã liệt kê ở trên thì cũng đã bị thất truyền. Vì vậy, Chi-lâu-cà-sấm được tôn vinh như là người tiên phong trong việc đem Kinh giáo của hệ thống Đại Thừa truyền sang Hán địa. Trong đó, hai dịch bản đầu tiên mà ông dịch đó là Kinh Đạo Hành và Kinh Bát Chu có mối liên hệ mật thiết đến văn hệ Bát-nhã, thành ra ông cũng là người giới thiệu đến người Hán về học thuyết Bát-nhã trước tiên, có công lớn trong việc phát triển Hiển học Phật giáo trong thời Nam – Bắc triều sau này, không chỉ chiếm ưu thế trong tầng lớp thống trị mà tư tưởng còn lan rộng trong giới bình dân[6]. Theo Xuất Tam Tạng ký tập (zh. 出三藏記集) quyển 13 ghi rằng: “Chi Sấm vốn là người nước Nguyệt Chi. Ngài thông hiểu Hán ngữ, học vấn rộng rãi, suy nghĩ sâu lắng, nết hạnh mộc mạc, tính cách siêng năng, tin giữ giới pháp, phúng tụng quần Kinh, chí gìn tuyên pháp, nổi tiếng bởi tinh cần…”. Và xác định ông sống cùng thời với An Thế Cao, song dịch Kinh muộn hơn. Ở trên cũng đã nói, văn hệ và tư tưởng Bát-nhã nhờ có Chi-lâu-cà-sấm mở đầu với Kinh Đạo Hành Bát-nhã mà lan truyền dần dần thịnh hành ở đời Lưỡng Tấn Nam – Bắc triều về sau. Tiếp theo đó, có Chi Khiêm dịch bộ Đại Minh Độ Vô Cực Kinh (zh. 大明度無極經), Cưu-ma-la-thập dịch Tiểu Phẩm Bát-nhã Ba-la-mật Kinh (zh. 小品般若波羅蜜經) cùng với Kinh Đạo Hành của Chi-lâu-cà-sấm là “đồng bản dị dịch” – giống nhau một gốc từ bản Phạn văn nhưng khác người dịch và đặt tên khác nhau. Tư tưởng tính Không của Đại Thừa được truyền bá rộng rãi. Tư tưởng Tịnh Độ về thế giới Tây phương Cực Lạc của A Di Đà Phật không chỉ được Chi-lâu-cà-sấm truyền tải trong bộ Kinh giới thiệu lần này mà còn được tuyên dương trong Kinh Bát Chu Tam-muội. Trong Kinh ấy bảo rằng một vị hành giả tu tập niệm Phật trong bảy ngày bảy đêm “nhất tâm bất loạn” cũng giống như đang đi vào trạng thái Thiền định không khác, và việc niệm Phật đó cho đến khi thành tựu Tam-muội sẽ thấy đức Phật A Di Đà, sau phút lâm chung sẽ được vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Vì vậy, Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác và Kinh Bát Chu Tam-muội của ông có thể nói là hai bộ Kinh mở đầu cho sự truyền nhập tư tưởng Tịnh Độ vào Trung Quốc, đó là chưa kể một bộ Kinh khác của Chi-lâu-cà-sấm mang tên A Súc Phật Quốc Kinh lại giới thiệu về Tịnh Độ phương Đông của đức Phật A-súc, cũng là một loại hình khác nằm chung trong tư tưởng Tịnh Độ. Vì là một dịch giả “tự túc” với các bản Kinh được dịch của mình, thời gian lại lâu xa, thành ra số lượng bản dịch của Chi-lâu-cà-sấm không tài nào xác định được. Theo nhà sư Đạo An đời nhà Tấn, Chi-lâu-cà-sấm có để lại ba bản Kinh đáng chú ý nhất, đó là: 1) “Đạo Hành Bát-nhã Ba-la-mật Kinh” (zh. 道行般若波羅蜜經), 10 quyển, dịch vào năm Quang Hòa thứ 2 (179). 2) “Bát Chu Tam-muội Kinh” (zh. 般舟三昧經), 2 quyển, cũng vào năm 179. 3) “Thủ Lăng Nghiêm Kinh” (zh. 首楞嚴經), 2 quyển, dịch vào năm Trung Bình thứ 2 (185). Ngoài ra còn những bản Kinh khác, không cần liệt kê. Về phương diện văn chương từ ngữ của Chi-lâu-cà-sấm trong dịch Kinh, có thể nói là ông đã tích lũy một vốn kinh nghiệm về dịch thuật khá uyên áo, lại biết tiếp thu văn hóa tư tưởng của người Trung Hoa. Văn phong của ông khá trôi chảy mà tinh túy, lại biết giữ gìn nguyên ý, người đời sau gọi dịch phẩm của âm là “từ chất đa Hồ âm”[7] (cái chất ngôn từ nhiều giọng Hồ[8]), ý nói là ông phần nhiều phiên các danh từ chủ yếu từ Phạn âm sang theo lối ký âm chứ không dịch. Đọc qua các bản dịch của ông sẽ thấy, những danh từ được phiên âm như: Xá-lợi-phất (Śāriputra), Tu-bồ-đề (Subhūti), Văn-thù-sư-lợi (Mañjuśrī), A-duy-việt-trí (Avaivartika) v.v… đã trở nên quen thuộc, được những nhà phiên dịch về sau kế thừa noi theo mà sử dụng. Có điều cũng cần phải thấy, cũng như An Thế Cao và nhiều vị tăng nhân dịch Kinh khác trong buổi đầu mới đem Phật giáo truyền vào Trung Hoa, sự khập khiễng trong ngôn ngữ và văn hóa tất nhiên không phải không có. Từ bầu không gian Phật giáo nơi miền đất văn minh Ấn Hằng truyền sang nền văn minh Hoa Hạ, có thể nói rất nhiều sự khác biệt nhau về: tư tưởng, con người, nếp sống, văn hóa, triết lý, v.v… Trung Hoa bấy giờ với hai nền môn giáo to lớn đó là Nho gia và Đạo gia có sức ảnh hưởng rất sâu từ giai cấp thống trị cho đến giới bình dân. Phật giáo lúc đó chỉ là đạo lí từ bên xứ ngoài – gọi theo cách khinh miệt của người Hán là tộc Hồ - khi đặt chân vào xứ sở của Nho – Lão này, tất nhiên để “nhập gia tùy tục”, cần phải tùy thuận theo bản xứ để mà truyền bá giáo lí của đức Phật một cách dễ dàng cho người Hán dễ tiếp cận. Các nhà biên dịch Kinh văn buổi đầu ấy vì sự chập chững và khó khăn trong việc chuyển dịch ngôn ngữ từ Phạn sang Hán, vì thế đành phải mượn ngôn từ của bên Nho – Đạo không phải ít. Chi-lâu-cà-sấm cũng không ngoại lệ, để truyền tải Kinh văn sao cho phù hợp với tư tưởng và cách đọc của người Trung Hoa, ông cũng mượn khá nhiều từ ngữ của Đạo gia. Chẳng hạn như: từ “Bản vô” (本無), được sử dụng trong Kinh Đạo Hành đến 184 lần, từ đó được dịch từ tiếng Sanskrit (Phạn) là “Tathatā”, đời sau sửa lại dịch là “Chân như” (真如)[9]; “Ni đế” (尼諦) dịch từ chữ “Nirodha satya”, đời sau sửa lại là “Diệt đế” (滅諦), “Phi thập” (非十; không vẹn mười) dịch từ “Anātman”, đời sau sửa lại là “Vô ngã” (無我) v.v…[10] Chính nhiều tư liệu lịch sử đã công nhận rằng các nhà sư dịch Kinh Phật buổi đầu đã nhầm lẫn trong việc vay mượn ngôn từ của văn hóa tư tưởng Trung Hoa khá nhiều, không phải chỉ riêng Chi-lâu-cà-sấm. Những điểm hạn chế đó đã dần dần được người đời sau khắc phục. Ở phần phân tích bản Kinh tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục nói về điều này. Bản Kinh này được ghi nhận là của Chi-lâu-cà-sấm. Tuy nhiên, có thuyết nghi ngờ về dịch giả thật sự của Kinh này. Trước hết, cần phân tích nội dung bản dịch và dùng phương pháp đối sánh có thể kết luận được. Sở dĩ người ta có quyền đặt sự nghi ngờ đối với dịch giả thật sự của bản Kinh này, trước hết là do những sách điển ghi chép sớm nhất về tiểu sử cũng như cống hiến của dịch giả. Chẳng hạn như tăng sĩ Thích Đạo An (312 – 385) đời Tấn biên soạn Tổng lí chúng Kinh mục lục (zh. 綜理眾經目錄), trong đó có liệt kê những dịch phẩm của Chi-lâu-cà-sấm, nhưng lại không thấy ghi bản Kinh này. Sau đó, Chi Mẫn Độ (thế kỷ IV, đời Tấn) trong Hợp Thủ Lăng Nghiêm ký (zh. 合首楞嚴記) có bổ sung một số dịch bản của Chi-lâu-cà-sấm, như Thiểm Chân Đà La Sở Vấn Bảo Như Lai Tam Muội Kinh, nhưng cũng không hề nhắc đến bản Kinh này. Xuất Tam Tạng ký tập của Tăng Hựu (445 – 518) bổ sung thêm Quang Minh Tam-muội Kinh (zh. 光明三昧經) cho rằng là của Chi-lâu-cà-sấm dịch, không có bản Kinh này. Lịch đại Tam Bảo ký (zh. 歷代三寶記) của Phí Trưởng Phòng (thế kỷ VI – VII, đời Tùy Đường) lại liệt kê 8 bản Kinh nữa của ông, như Đại Tập Kinh (zh. 大集經)… cũng không nhắc tới bản Kinh này. Tóm lại, những ghi chép sớm nhất về các dịch bản của Chi-lâu-cà-sấm dù khảo chứng còn chưa hết, song chưa hề có tài liệu nào cho biết Chi-lâu-cà-sấm có bản dịch Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác cả. Tuy nhiên, một bằng chứng đó vẫn chưa thể kết luận được. Chúng ta cần bước vào phân tích khái lược giá trị nội dung của bản Kinh thì mới có thêm chứng cứ. Mở đầu Kinh văn, không hề có câu Như vầy tôi nghe (Như thị ngã văn) để dẫn nhập, ngay cả trong Kinh Đạo Hành, Kinh Vấn Bồ-tát Thự… của Chi-lâu-cà-sấm cũng không có câu mở đầu này. Câu dẫn nhập đó là thông lệ thường có ở mỗi bài Kinh Phật, chứng minh đó là do ngài Ānanda (A-nan-đà) trùng tuyên lại, Phật giáo Trung Hoa rất coi trọng câu dẫn nhập này vì cho rằng đó là một phần trong “lục chủng thành tựu”, nếu không có thì không thể thành tựu bản Kinh. Tuy nhiên, trong hệ thống Hán Tạng cũng có không ít Kinh văn chẳng có câu mở đầu này, một số trong đó đích thực là ngụy kinh, còn lại thì phần nhiều được dịch bởi những tăng sĩ sang Trung Quốc phiên dịch thời kỳ đầu. Không rõ nguyên bản Sanskrit có thiếu sót chăng, khó kiểm chứng được. Nội dung bản Kinh cho rằng đức Phật thuyết giảng tại núi Linh Thứu ở thành Vương Xá, 4 bản Kinh sau cũng trùng địa điểm, có điều Linh Thứu được phiên âm là Kì-xà-quật, còn Vương Xá lại phiên là La-duyệt-kì. Trong các bản Kinh, khi khai mạc Pháp hội, chắc chắn thường sẽ nói số lượng của hội chúng và liệt kê một vài vị tiêu biểu. Trong bản Kinh này, chúng đệ tử Thanh Văn Tỳ-khưu được đưa con số ước lệ là 1250 vị; Bồ-tát có 72 “nayuta”[11]; 500 vị Tỳ-khưu-ni; cư sĩ nam giới là 7000 người; cư sĩ nữ giới là 500 người; gom lại con số của tứ chúng và Bồ-tát ước chừng là 72,009,250 vị. Lại còn có chư Thiên cõi Dục là 800 nghìn, cõi Sắc là 700 nghìn, cõi Biến Tịnh là 60 “nayuta”, Phạm Thiên là một ức[12]. Như vậy có thể nói là dùng con số rất lớn. Ở đây, ta nên hiểu rằng Kinh điển Bắc truyền đa phần sử dụng số liệu mang ý nghĩa ước lệ tượng trưng, hoàn toàn không phải là theo nghĩa thật, vì vậy nếu xem Kinh văn mà hiểu nghĩa đen của nó là sai lầm. Tính riêng về tứ chúng đã có 9,250 người cộng với 72 triệu Bồ-tát đó là chuyện không tưởng, đương thời dân số Ấn Độ chưa nhiều như hiện nay (hiện đại khoảng 900 triệu dân) huống chi số lượng theo Phật giáo lúc ấy không thể đồ sộ như Kinh nói. Con số dường như chỉ muốn phô trương rằng đại chúng dự hội rất đông, và bởi vì đức Phật sắp thuyết chân lí nên mới được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng như vậy. Bốn bản Kinh sau cũng hoàn toàn liệt kê chúng hội khác hẳn với đây. Bản thời Đường của Bồ-đề-lưu-chí chỉ kể ra 25 vị Thanh Văn Tỳ-khưu và 3 vị Đại Bồ-tát, cộng thêm 16 vị thuộc nhóm Hiền Hộ Bồ-tát, không hề nói rõ đại chúng gồm bao nhiêu, nếu chỉ tính riêng con số có mặt trong Kinh văn thì chỉ mới dưới 50 người. Bản thời Ngụy của Khang Tăng Khải kể rằng Thanh Văn Tỳ-khưu gồm 12,000 người, cũng 3 vị Đại Bồ-tát và 16 vị thuộc nhóm Hiền Hộ, không nhắc đến Tỳ-khưu-ni hay cận sự nam, cận sự nữ, tính con số có mặt trong Kinh văn là trên 12,000. Bản thời Ngô của Chi Khiêm chỉ nói có 12,000 Tỳ-khưu, ngoài ra không nhắc tới hội chúng nào nữa. Bản thời Tống của Pháp Hiền kể rằng có 32,000 Tỳ-khưu, cũng không nói đến hội chúng khác. Như vậy, số liệu mà 5 dị bản đưa ra hoàn toàn khác nhau rất rõ, không thể nào cùng dịch từ một nguyên bản Phạn văn được. Có một số vị truyền giáo Tịnh Độ hiện nay đưa ra lập luận rằng: “Sở dĩ năm bản Kinh điển ấy ghi chép quá khác nhau là bởi vì đức Phật đã thuyết Kinh Vô Lượng Thọ 5, 6 lần. Điều đó chứng tỏ Kinh Vô Lượng Thọ vô cùng quan trọng”. Đây là cách lập luận chủ quan vẫn chưa thông qua kiểm chứng khoa học. Kinh Vô Lượng Thọ cũng như hệ thống Kinh điển Bắc truyền Phát Triển (Đại Thừa) được biên tập vào sau này khoảng sau thời Phật nhập diệt 500 năm trở đi, có rất nhiều tư tưởng do hậu thế thêm bớt, không thể dựa vào số lượng văn bản Kinh để mà thẩm định đức Phật đã thuyết bao nhiêu lần được. Theo các nhà khảo cứu, Kinh Vô Lượng Thọ văn bản Phạn ngữ có thể đã được biên tập vào thời kỳ vương quốc Kuṣāṇa (Quý-sương, 30 – 375) vào thế kỷ thứ 1 – 2 Tây lịch bởi sự sắp xếp của nhóm Tỳ-khưu thuộc phái Hóa Địa bộ (Skt: Mahīśāsaka; Pāli: Mahimsasaka) và được thịnh hành ở vùng Gandhāra (Càn-đà-la, ngày nay nằm giữa ranh giới Afghanistan và Pakistan). Và rất có thể, Kinh Vô Lượng Thọ có mối liên quan bởi sự biên soạn của hệ phái Thuyết Xuất Thế bộ (sa. Lokottaravāda), thông qua các yếu tố tương đồng với tác phẩm Đại Sự (sa. Mahāvastu) của bộ phái này[13] [14]. Như vậy, ta có thể thấy Kinh Vô Lượng Thọ ra đời từ khá sớm, nhưng cũng phải sau thời Phật viên tịch 500 năm, là hỗn hợp tư tưởng của hai trường phái: Hóa Địa bộ và Thuyết Xuất Thế bộ, nghĩa là vẫn còn trong tư tưởng Bộ phái tiền Đại Thừa, và sau đó được Phật giáo Đại Thừa tiếp thu phát triển lần lần lên. Các nhà khảo cổ hoàn toàn có thể chứng minh, tư tưởng Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà có mặt ở Ấn Độ từ khi còn rất sớm trước cả khi Phật giáo Đại Thừa xuất hiện. Hiện nay, ngành khảo cổ học qua tìm kiếm đã phát hiện dấu vết của các bản Kinh Vô Lượng Thọ được viết bằng ngôn ngữ Gandhāra cũng như các bản được viết bằng tiếng Prakrit ở vùng Tây Bắc[15]. Tại Trung Quốc, người ta cũng tìm thấy được bản thảo tay của Kinh Vô Lượng Thọ được viết b Ý kiến bạn đọc
NĂM DỊ BẢN KINH VÔ LƯỢNG THỌ
Nguyễn Thành Sang (Diệu Trai cư sĩ)
Email: [email protected] | Phone: 012.555.00.131
1 Tổng quan về “Năm dị bản Kinh Vô Lượng Thọ”
1.1 Các bản Hán dịch
2. Phật thuyết A Di Đà Tam-Da Tam-Phật Tát-Lâu-Phật-Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (zh. 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經; ký hiệu: T12 No. 362 [Nos. 360, 361, 363, 364]), thông thường gọi tắt là Đại A Di Đà Kinh (zh. 大阿彌陀經). Tất cả các đề mục ghi chép Kinh điển đều thống nhất dịch giả là Ưu-bà-tắc Chi Khiêm người nước Nguyệt Thị đời nhà Ngô dịch. Tuy nhiên, các học giả Nhật Bản về sau khảo chứng và cho rằng dịch giả đích thật chính là pháp sư Chi-lâu-cà-sấm đời Đông Hán, còn Chi Khiêm chỉ là người cải định về sau .
3. Phật thuyết Vô Lượng Thọ Kinh (zh. 佛說無量壽經; ký hiệu: T12 No. 360 [Nos. 361-364]). Kinh mục đề rằng dịch giả là Sa-môn Khang Tăng Khải người Ấn Độ đời Tào Ngụy, ông đã dịch Kinh này tại chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, vào năm Nhâm Dần tức là niên hiệu Vĩnh Gia thứ 4 (310). Tuy nhiên, nhiều học giả sau quá trình khảo chứng nghi ngờ rằng bản dịch này không phải của Khang Tăng Khải, cho rằng có sự liên quan đến Trúc Pháp Hộ thời Đông Tấn . Bản Kinh thứ ba này có lẽ được lưu hành rộng rãi nhất, bằng chứng là vị Tổ sư đời thứ 13 của Tịnh Độ Tông là hòa thượng Thích Ấn Quang (1862 – 1940) vào năm 1933 đã chỉ định cho giáo đồ Tịnh Độ đời sau rằng bản Kinh này là tiêu chuẩn nhất. Chắc cũng vì như vậy mà bản Kinh này được chọn dịch ra nhiều ngoại ngữ nhất trong năm bản.
4. [Đại Bảo Tích Kinh] Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (zh. “大寶積經”無量壽如來會; ký hiệu: T11 No.310 j. 17-18). Bản này do Tam Tạng pháp sư Bồ-đề-lưu-chí người Nam Ấn Độ đời Đường phụng chiếu dịch. Thật ra Vô Lượng Thọ Như Lai Hội chỉ là một phẩm nằm trong “Kinh Đạo Bảo Tích” mà thôi, trong chính văn Hán ngữ được xếp nằm ở quyển 17 và 18. Hòa thượng Ngẫu Ích trong Pháp Hải quan lan (zh. 法海觀瀾) cho rằng bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí văn phong đẹp nhất. Thời cận đại, ở Nepal các nhà khảo cổ đã phát hiện được nguyên bản Phạn văn có nội dung giống với Kinh này .
5. Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh (zh. 佛說大乘無量壽莊嚴經; ký hiệu: T12 No. 363 [Nos. 360-362, 364]) do Minh Giáo đại sư Pháp Hiền đời nhà Triệu Tống phụng chiếu dịch.
1.2 Bản dịch Việt văn và ngoại ngữ khác
1.3 Các bản chú sớ của Kinh
2 Các dịch giả và giá trị của các dị bản Kinh
2.1 Dịch giả Chi-lâu-cà-sấm và bản thời Hán “Phật thuyết Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”
2.1.1 Chi-lâu-cà-sấm (147? - ?)
2.1.2 Bản thời Hán “Phật thuyết Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”