Hành Giả Mới Phát Tâm Niệm Phật Không Nên Niệm Thầm Mà Nên Niệm Lớn Tiếng

Thứ tư - 17/02/2016 07:06 - Đã xem: 4491

Hành Giả Mới Phát Tâm Niệm Phật Không Nên Niệm Thầm Mà Nên Niệm Lớn Tiếng

Khi hành giả mới thực tập niệm Phật, cần vạch cho mình một thời khóa nhất định. Có thời khóa phù hợp với mình rồi y theo thời khóa, ngày ngày nương đó hành trì không lơ là một nắng mười mưa.
   Thường thì người ta hay mắc căn bệnh lúc dầu hăng hái nhưng một thời gian sau lại giải đãi. Chính vì thế cần đưa ra thời khóa nhằm đối trị tâm niệm thay đổi thất thường của chúng ta. Trong khi niệm, nên dùng xâu chuỗi và niệm thành tiếng rõ ràng, cứ hành trì như vậy lâu ngày thành thói quen. Cha ông mình thường dạy : “Một ngày nhiếp tâm một tí, tích tiểu thành đại, định tâm mỗi ngày mỗi tăng trưởng”. Khi niệm được thành thục, chủng tử “Nam Mô A Mi Đà Phật” huân tập nhiều trong tàng thức thì dù trong bốn oai nghi đứng nằm ngồi, bất kể ngày hay đêm lúc nào câu niệm Phật cũng tự tâm lưu xuất ra. Nghĩa là, miệng có niệm Phật hay không niệm nhưng trong tâm lúc nào cũng nhớ nghĩ đến Phật. Lục tự Mi Đà liên tục không gián đoạn, câu trước nối tiếp câu sau, tâm lúc nào cũng ở trong chính niệm, các vọng niệm không còn cơ hội vọng khởi, quấy phá mình nữa. Lúc đó, Tâm đạt được trạng thái không niệm mà niệm, chuyên nhất như thế thì tịnh niệm hành giả đã thành tựu, đến lúc này có nương theo thời khóa hay không, không còn vấn đề quan trọng nữa. phép niệm Phật tam muội được thành tựu, quả vị chính phẩm vãng sanh chắc chắn hành giả đã dự phần.
   Trong quá trình tu tập, hành giả có thể lựa chọn niệm bốn chữ “ A Mi Đà Phật” hoặc thêm hai chữ “Nam Mô” vào trước. Trì bốn chữ có cái lợi dễ nhập tâm và niệm được nhiều trong cùng một thời gian. Còn niệm sáu chữ có lợi là tâm luôn thành kính, sự cảm ứng giữa ta và Phật dễ thành tựu. Niệm sáu chữ hay bốn chữ, không phải là điều quan trọng, tùy theo căn tính của mỗi người, trong khi niệm nhất thiết câu chữ phải rõ ràng, luôn chính niệm tỉnh giác mới có nhiều lợi ích.
Với những người mới thực tập cần niệm to tiếng để buộc chặt tâm viên ý mã không cho nó rong ruỗi khắp nơi. Về sai, khi đã thành thục nên dùng tâm niệm, bởi tâm niệm dễ chính niệm nhanh được kết quả nhất tâm bất loạn hơn. Tâm có chính niệm thì vọng niệm được xua tan, niệm như vậy lâu ngày thành khối, đạt đến không niệm mà niệm, niệm mà không niệm, được tự tại, an niên trước thuận nghịch của cuộc sống, đến lúc lâm chung chắc chắn hóa sanh trong Cửu phẩm liên đài.

 

Tác giả bài viết: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây