Đọc sách ngàn lần - Tập 2

Thứ bảy - 21/07/2018 11:07 - Đã xem: 2300

ĐỌC SÁCH VÌ TU GIỚI - ĐỊNH - KHAI HUỆ

Giáo viên: Kính chào thầy!

Thầy Trần: Xin chào mọi người!

Tiết mục trước chúng ta bàn đến “đọc sách nghìn lần”, dáng vẻ khi đọc sách. Tiếp theo mời hai cô hãy nói về điều quan trọng hơn, đó là chỉ tay đọc chữ.

 Giáo viên: Chỉ tay đọc chữ là điều then chốt nhất. Trước tiên, đó là vị trí đặt tay của bạn khi thực hiện việc chỉ tay đọc chữ. Việc này phải chú ý. Bạn không thể để tay che lên trên chữ, vì che chữ thì mắt sẽ nhìn không thấy. Cho nên tay phải đặt ở bên cạnh chữ và chỉ vào chữ đang đọc. Hơn nữa, tốc độ khi chỉ vào chữ không được phép quá nhanh, nhất định phải là trong miệng đọc đến chữ nào thì tay đồng thời cũng phải chỉ đến chữ đó.

Đọc sách ngàn lần - Tập 2
Đọc sách ngàn lần - Tập 2

 

Thầy Trần: Tôi thấy có bạn học nhỏ tuổi chỉ đông thì đọc tây, vốn dĩ không phải đang đọc chữ đó. Việc này nói lên được điều gì? Nói rõ em ấy đang không tập trung, không biết là đang suy nghĩ gì, đầu óc không tập trung, thế là đồng học đi tuần trong lớp phải dùng thước thúc khẽ vào người em ấy (không cần nói), em ấy mới sực tỉnh và chuyển trở lại.

Đối với những đồng học rất nhỏ tuổi, bạn phải cầm tay của em đặt lên bên cạnh chữ đó.

Vì sao phải chỉ tay đọc chữ? Nhất định phải hiểu là, hiện nay trẻ nhỏ cầm quyển sách đọc nhưng thực chất tâm không tập trung. Trẻ nhỏ có vấn đề này. Đọc được mười lần nhưng bản thân các em đều không biết đang đọc những gì.

Bạn phải chỉ tay đọc chữ thế này, chỉ vào từng chữ từng chữ một để đọc thì sẽ không chỉ sai. Bạn vừa phân tâm thì liền chỉ sai chữ. Khi chỉ sai chữ thì người khác liền nhìn ra được. Vậy nên nhất định phải ghi nhớ, mục đích của việc chỉ tay đọc là để cho tâm của đứa trẻ cùng âm thanh và chữ hoàn toàn có thể dung hòa vào với nhau. Mắt nhìn chữ này (đây là nhãn căn), tai nghe được (nhĩ căn), ví dụ đọc “thái thượng viết” thì mắt thấy chữ “thái” này, tai cũng nghe được chữ  “thái”, tay thì chỉ vào chữ “thái”, tâm đô nhiếp hết vào chữ “thái” này. Bạn xem, mũi không ngửi được cái gì, miệng cũng không nếm được gì. Thân (tay chỉ) là xúc căn. Tâm là ý căn. Xúc (thân) căn, ý căn, nhãn căn và nhĩ căn, bốn căn đều nhiếp, hai căn kia (mũi và vị giác) tạm thời nghỉ ngơi, thực chất sáu căn đều nhiếp cả. Mục đích chính ở chỗ này. Vì vậy mới nói việc chỉ tay đọc chữ vô cùng quan trọng. Bọn trẻ [nếu] không chỉ tay đọc chữ như vậy thì chúng thật sự có thể đọc cho bạn nghe 500 biến, nhưng thần thức của chúng đều không biết đã bay đi đâu mất, hồn phi phách tán, vậy thì uổng công, lãng phí thời gian. Cho nên nói mục đích thứ nhất của việc chỉ tay đọc chữ này là để tâm của đứa trẻ tám tiếng đồng hồ liên tục bám sát vào trong Kinh văn, thâu tâm lại, thu nhiếp tâm, giữ chặt tâm lại. Chỉ tay sai thì bạn bị phạt đòn. Vì sao chỉ sai? Là đang nghĩ ngợi gì vậy?

Thức ăn đều vì con mà chuẩn bị sẵn sàng, mọi việc khác đều giúp con làm xong, chuyện gì cũng không cần con làm, mục đích là gì vậy? Mục đích chính là để con tu định công trong tám giờ đồng hồ này. Đã có đồng học giúp bạn nấu cơm. Mọi người luân phiên nhau nấu cơm. Lần sau đồng học đã nấu cơm chuyển sang đọc sách.

Các thầy ở đây dõi theo các con chính là để tâm của con có thể định lại được. Cho nên học vấn của việc chỉ tay đọc này vô cùng lớn (việc chỉ tay đọc sách này là một học vấn lớn).

Tôi thấy có bạn nhỏ đặt tay lên Kinh điển mà lướt, như thế không được, phải không?

Giáo viên: Dạ đúng, điểm chỗ này hay là nhấn chỗ kia đều không được, khi chỉ tay đọc chữ nhất định phải thật chậm, chỉ tay từng chữ từng chữ một, tay chỉ vào chữ cùng với miệng đọc cần tương ứng.

Thầy Trần: Tương ứng với âm thanh.

Giáo viên: Dạ đúng, chữ mà tay chỉ vào phải tương ứng với âm thanh. Ví dụ như “cẩu”, “hoặc”, “phi”, “nghĩa”, “nhi”, “động”, “bối”, “lí”, “nhi”, “hành”, “dĩ”, “ác”, “vi”, “năng”.

Thầy Trần: Đúng

Giáo viên: Đều rất là chậm rãi, cùng với âm thanh nhất định phải tương thích thì mới được. Nếu như có em nhấn tay, ví dụ như là “cẩu hoặc phi nghĩa nhi động, bối lí nhi hành", thì đây chỉ là đang ra sức ấn vào chữ đó, lúc này tâm em ấy nhất định đang tán loạn, tâm không chuyên. Hơn nữa, [đọc] trong tập thể thì [phải] vô cùng nhạy cảm, bởi vì mọi người đều đang rất nghiêm túc đọc “cẩu”, “hoặc”, “phi”, “nghĩa”, “nhi”, “động” từng chữ từng chữ, còn cái dáng của đứa trẻ kia tỏ ra vô cùng không cung kính một cách rất rõ ràng. Việc nhấn tay khi đọc chữ như vậy tuyệt đối không được phép làm. Cho nên, người đi tuần trong lúc cả lớp đang đọc sách phải nhắc nhở.

Thầy Trần: Lời cô vừa nói đến rất quan trọng. Đọc sách để làm gì? Để tu tâm, để tâm của bạn trở nên an định. An định có tiêu chuẩn nào hay không? Có tiêu chuẩn, đó là tâm cung kính. Đọc “cẩu hoặc phi nghĩa nhi động” như vậy là không cung kính, nghe giọng đọc thì có thể nghe ra được đứa trẻ có tâm cung kính hay không. Cho nên đọc sách nghìn lần, bạn xem chúng tôi đã làm tiết mục này được hai kỳ rồi mà vẫn nói không hết, học vấn bên trong quá sâu sắc. Bạn biết cách đọc không? Biết cách dạy không? Không biết. Vậy nên, thông qua việc nghe âm thanh trẻ nhỏ đọc sách có thể nghe ra được tâm của chúng có an định hay không, có cung kính hay không, có thanh tịnh hay không. Dù có dụng tâm hay không đều nghe ra được. Nếu như nói anh nói nhưng tại sao tôi lại không nghe ra? Đó là vì tâm anh còn loạn hơn, loạn với loạn thì nghe không ra. Do đó, thầy cô, thầy chủ nhiệm thực sự rất quan trọng, đặc biệt là các lớp trưởng đi tuần qua lại giám sát lớp đọc bài, tâm của người đó cũng phải thanh tịnh. Nếu không thì họ sẽ nhìn không ra, nhìn mà không thấy, nghe như không nghe, tâm họ rất loạn.

Giáo viên: Thưa thầy, nếu như tâm họ rất loạn thì sẽ ảnh hưởng đến các đồng học xung quanh, khiến các đồng học xung quanh cũng loạn. Ngoài ra, họ cũng không phát hiện ra được vấn đề. Vì vậy người giám sát này rất quan trọng, trước tiên tâm họ bắt buộc phải an định. Có đồng học nào đọc quá nhanh hay là đọc một cách xốc nổi, thì họ sẽ đứng bên cạnh người đó lặng lẽ đọc theo một cách chính xác, như vậy sẽ dẫn dắt cho đồng học đó đọc đúng theo mọi người.

Thầy Trần: Đúng. Xin nói với bạn, người chân thật có tâm thanh tịnh, trong lúc đi tuần qua lại giám sát việc mọi người đang đọc, họ chỉ cần nghe đọc qua một lần thì liền biết người này có vấn đề gì hay không. Họ có cái thể hội này. Bản lĩnh này từ đâu mà đến? Tâm an định được rồi bạn liền có bản lĩnh này. Bạn nghe người không có tâm an định đọc qua một biến, bạn liền có thể cảm nhận được từ trường của họ có vấn đề.

Giáo viên: Hơn nữa, trong lúc lớp trưởng hoặc chủ nhiệm lớp đi tuần, thì tâm an định đặc biệt quan trọng. Có những khi không cần thiết dùng lời nói, họ chỉ cần đứng ở trước lớp nhìn xuống các em, sự an định trong tâm của họ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến toàn thể lớp học, cho nên có đôi khi không cần đến ngôn ngữ.

Thầy Trần: Đối với phụ huynh ở nhà, phương pháp này tốt. Bạn cũng muốn dạy con đọc sách nghìn lần nhưng ở phòng kế bên mở tivi, múa hát huyên náo, hoặc ở bên cạnh đánh mạt chược, miệng thì hỏi con đọc được mấy lần rồi. Việc này không thể được, căn bản là sẽ không dạy ra được. Vì vậy nhất định phải biết, những gì bạn nhìn thấy được, nghe đến được, kể cả cái từ trường mà bạn nhìn không thấy, nghe không được, năng lực của tâm niệm đều ảnh hưởng vô cùng lớn đến trẻ nhỏ. Cho nên việc nhấn tay khi đọc chữ mà các cô vừa nói là không được, vừa nhìn thấy thì biết là thật sự bồng bột xốc nổi. Không những bạn có thể nhìn thấy được mà còn có thể cảm nhận được. Thông qua lời nói cử chỉ của các em thì liền biết đứa trẻ này công phu như thế nào, học vấn như thế nào, đức hạnh ra làm sao. Cho nên điểm này chúng ta đã nói thông suốt rồi. Nho Thích Đạo tam giáo là nhất nguyên, đều là giáo dục. Dạy cái gì? Dạy bạn tu tâm, gọi là nội học. Nhất định phải ghi nhớ điều này.

Không phải là hướng ngoại mà học. Mặc bộ Hán phục, mặc lên người một cách chỉnh tề bộ trang phục truyền thống là trang phục nhà Đường, thậm chí đội thêm cái mũ lên thế này càng làm trong tâm càng loạn, hoàn toàn đi ngược với tôn chỉ của giáo dục.

Tự tánh của con người là an định. Quá trình đọc sách là để hồi phục lại tự tánh. Tự tánh có đầy đủ viên mãn tâm cung kính, thế nên bạn quan sát động tác, thần thái, thanh âm của trẻ có thể phán đoán trẻ nhỏ hiện có phải đang đến gần với tự tánh hay đang ở trong tự tánh hay không. Việc này bạn đều có thể cảm nhận được. Nhất định phải ghi nhớ, tám giờ đồng hồ này chính là để con trẻ chìm đắm trong tự tánh chứ không thoát ra ngoài. Việc này đối với chúng chính là công phu quan trọng nhất. Vì vậy, học văn hóa truyền thống là học tâm tánh. Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đều là kết quả phía sau, phía trước còn có bốn câu: Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm. Cho nên nói thành ý. “Thành” có nghĩa là một niệm không sanh, không có bất kỳ suy nghĩ lung tung loạn động nào. Cái ý niệm đó vốn dĩ là định, là thanh tịnh, tâm của chúng mới có thể biểu hiện ra ngoài là chánh. Do đó, các cô giảng việc chỉ tay đọc chữ này quan trọng biết chừng nào! Thật sự phải nghiêm túc phụ trách thực hiện. Bạn không gánh trách nhiệm là bạn có tội, bạn phụ sự tín nhiệm của mọi người với mình. Bạn thật sự nghiêm túc phụ trách thì công đức vô lượng.

Giáo viên: Thưa thầy, còn một vấn đề nữa, đó là trong quá trình chỉ tay đọc chữ, mọi người phải làm thật chậm, chỉ vào từng chữ từng chữ một, chứ không thể nhấn như thế này. Vì sao vậy? Vì khi chỉ tay đọc chữ mà đọc  quá nhanh, hoặc là dùng tay lướt như vậy, nhãn căn của bạn không có cách nào thâu nhiếp được tất cả những chữ mà bạn chỉ đến, vậy nên khi tiến hành chỉ tay đọc chữ nhất định phải rất chậm, không thể lướt như thế này.

Thầy Trần: Đúng. Hay nói cách khác, không được đọc quá nhanh.

Giáo viên: Dạ đúng, điều này rất then chốt.

Thầy Trần: Bạn mà đọc quá nhanh thì tay sẽ theo không kịp, đến sau cùng càng đọc thì trong tâm càng tán loạn. Cho nên nói mọi người đều biết hít thở, trẻ sơ sinh cũng biết, nên đều làm qua loa. Hít thở là tiết tấu tự nhiên nhất. Bạn xem, chúng ta tâm bình khí hòa, tâm buông xuống [vạn duyên], không được phép nghĩ ngợi lung tung bất cứ việc gì, chúng ta để ý niệm tập trung vào việc hít thở thì hơi thở sẽ tương đối từ tốn. Các khán giả cũng có thể thể hội được, việc này tương đối là từ tốn. Bạn thử chạm vào nhịp đập của mạch, bạn sẽ phát hiện nhịp mạch đập cùng với nhịp hít thở là giống nhau. Không thể nói bạn hít thở vô cùng chậm rãi, kéo dài, nhưng mạch đập lại đập thình thịch. Cùng một thân thể sao lại tạo thành hai loại tiết tấu được? Nói một cách khác, chỉ cần có một điểm nào đó loạn thì tất cả đều loạn, một điểm nào thật sự định lại được thì tất cả sẽ định. Bạn đừng xem nhẹ những lời chúng tôi nói ở trên. Sư phụ đã có dạy, hết thảy thân tâm của bạn đều nhập vào một loại trạng thái khoan thai, trạng thái tự nhiên, thì với thân tâm của bạn sẽ được lợi ích lớn. Tu thân chính là tu như vậy.

Chúng tôi vừa nói hai nguyên tắc, đó là là tư thế đọc sách và chỉ tay đọc chữ. Hai nguyên tắc này mang hàm nghĩa rất sâu. Những người khác không hiểu, nghĩ rằng những gì lão tổ tông lưu truyền lại đều là cái bỏ đi. Hiện tại bạn nghe rồi, bạn còn có cái ý nghĩ là đồ bỏ đi nữa hay không? Hiện nay trường học, đại học, viện nghiên cứu có dạy những điều này không? Họ đều không biết, họ căn bản  không biết được tâm bình khí hòa là thế nào. Thực chất họ chỉ cần hồi phục được sự bình thường, họ dụng tâm đi thể hội hơi thở của bản thân, thì họ liền biết tâm bình khí hòa mỗi thời mỗi khắc không tách rời họ. Chỉ có điều họ đã làm cho hư hoại rồi, ngày ngày tâm tình tán loạn, liều thân bạt mạng. Do đó, để đứa trẻ từ nhỏ tập thành thói quen tuân thủ giữ gìn được tâm bình khí hòa, tự nhiên bình thường. Cách nuôi dạy như vậy thì khi đứa trẻ trưởng thành sẽ rất khác.

Giáo viên: Thưa thầy, trong lúc chỉ tay đọc chữ vẫn còn một lưu ý, đó là tay bạn chỉ đến chữ nào thì chữ đó nhất định phải nhập vào tâm. Không nhập tâm thì mặc dù tay đang chỉ vào chữ nhưng hiệu quả sẽ khác. Nếu như không nhập tâm, chúng có đọc được một nghìn lần vẫn là tâm tình tán loạn.

Thầy Trần: Việc này các cô làm chủ nhiệm lớp có kinh nghiệm. Trong cả quá trình đọc sách này thì [sau] mỗi một khoảng thời gian đọc sách, chẳng hạn như sau ba tiếng rưỡi đồng hồ đọc sách trôi qua, chủ nhiệm lớp, thầy cô phải thường nhắc nhở các em, hỏi các em buổi sáng có vấn đề gì không, có khúc mắc gì không? Buổi chiều phải chú ý những vấn đề gì. Phải giảng cho các em, thường xuyên nhắc nhở thì các em mới có khái niệm. Nếu không giải thích mà chỉ nói như vậy, người lớn cũng không dễ dàng gì hiểu được. Với trẻ nhỏ, chúng không biết được thế nào là nhập tâm. Cho nên phải nói với các em, đọc chữ gì thì mắt nhìn đến chữ đó. Ví dụ đọc đến chữ “thái” trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên thì hỏi các em đó là chữ gì, chữ “thái”, đọc một lần nữa: “Thái”. Như vậy là đang dạy các em điều gì? Dạy các em nhãn căn nhìn thấy, trong tâm cùng với nhãn căn này phải là đồng nhất. Phải dạy các em, để các em thể hội, khi đọc chữ này, khi nhìn đến chữ này, chữ này phải nhập vào tâm, đọc lên chữ này thì chữ này phải lọt vào tai, chữ “Thái” này có nhập vào tâm chưa? Có thể hội, có nhập tâm rồi là có cảm giác, “thái - thượng - cảm - ứng - thiên”, nhập tâm rồi thì không nghĩ chuyện khác. Cũng có thể nói, trong tâm bạn khi đang đọc chữ này, tai nghe chữ này, ngoài chữ này ra, không có gì khác, đây gọi là nhập tâm. Chỉ tay đọc chữ cũng như vậy, bốn căn: mắt thì nhìn thấy chữ “thái”, miệng phát ra âm thanh “thái”, tai thì nghe được chữ “thái”, tay chỉ đến chữ “thái”, đều nhiếp ở cái chữ này. Đây là cách tu học không gì sánh bằng, “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (thâm nhập một môn, trường kỳ huân tu), chính là làm cho những phiền não tập khí, tư tâm tạp niệm, những thứ hỗn độn của chúng ta đều biến mất. Từng chữ từng chữ tuần tự mà đọc hết được bộ kinh.

Âm thanh nhỏ thì không được, các em sẽ rất dễ bị hôn trầm, cũng rất dễ hồn phi phách tán đi mất. Nhất định âm thanh phải lớn, nhưng cũng không thể quá lớn. Tôi đã từng gặp một bạn học nhỏ chào tôi: “Em chào thầy”bằng giọng thều thào. Tôi hỏi: “Cổ họng em làm sao thế?”. Em nói: “Thưa do đọc sách ạ”. Như vậy là đọc sai rồi.

Giáo viên: Thưa đúng, âm thanh phát ra đặc biệt quan trọng. Đầu tiên giống như thầy vừa nói đến, âm thanh không thể quá lớn, cũng không thể quá nhỏ. Vậy thì tiêu chuẩn là gì? Chỉ cần tai của bản thân có thể nghe được một cách rõ ràng tường tận là được. Ngoài ra, khi đọc sách, chữ nào cũng phải rõ ràng, không được mơ hồ. Chẳng hạn như phải đọc rõ ràng từng chữ: Cẩu, hoặc, phi, nghĩa, nhi, động. Bạn không thể đọc một cách mơ hồ: Cẩu hoặc phi nghĩa nhi động. Mỗi một chữ nhất định phải đọc ra một cách rõ ràng mạch lạc. Điều này thì vô cùng quan trọng. Hơn nữa, khi chúng ta đọc chữ này thì âm thanh là từ trong tâm phát ra bên ngoài, từ miệng mà đọc ra thành tiếng, rồi âm thanh đó lại rõ ràng tường tận truyền vào đến tai của bản thân. Các em nhất định phải đọc theo cách như vậy thì mới có thể chuyên tâm. Vấn đề này thật sự rất quan trọng.

Thầy Trần: Giảng đến đây, có thể nói điều quan trọng nhất trong việc “đọc sách nghìn lần” đã xuất hiện. Mọi người nhất định phải ghi nhớ, đây là điểm then chốt nhất. Then chốt nhất là việc gì? Ví dụ đọc “Thái thượng cảm ứng thiên, thái thượng viết”, âm thanh này từ đâu phát ra? Từ trong miệng mà phát ra, từ miệng phải thông qua tâm. Mở Kinh văn trước mặt, đọc chữ “thái” phải chính từ trong tâm phát xuất ra (mời xem video nghe cách thầy Trần đọc để biết cách đọc từ trong tâm phát ra là như thế nào). Phải để các học trò thể hội. Vì vậy, các cô, các phụ huynh phải thường nói với các em, để các em thể hội được. Cũng có em đọc một cách hời hợt: “Thái thượng cảm ứng thiên”, trên thực tế tâm của em không để ở đây. Vậy thì không được. Phải làm cho tất cả học trò thể hội được thế nào là từ trong tâm phát xuất ra [bằng cách đọc mẫu cho các em nghe]: “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”.

Từ tâm phát xuất ra và không phải từ tâm phát xuất ra có gì khác nhau? Có khác biệt. Làm sao biết được? Tôi xin nói mọi người bí quyết này, khi bạn đọc sách, trong tâm ngoài những chữ này ra không có gì khác thì chính là từ tâm phát xuất ra. Chỉ cần bạn vẫn còn một chút gì khác thì không phải từ tâm phát ra bên ngoài. Trong tâm chỉ có những chữ này, bạn mới có thể phát ra âm thanh như vậy. Nếu không thì âm thanh làm sao phát ra được, âm tự làm sao phát ra được chứ? Nhưng con người thực sự mắc phải vấn đề này, một mặt thì nghĩ đến chiều nay nên mua đồ gì, nấu món gì, nhưng họ vẫn có thể đọc Kinh văn được. Quả thực con người có cái bản lĩnh này, phải không? Vậy phải làm sao? Khi vọng niệm đến không cần nghĩ đến chúng, mà bám vào câu chữ, tâm của chúng ta cùng với chữ dung hợp lại với nhau. Mọi người cần thể hội việc này. Đọc Kinh Phật cũng là theo đạo lý này, đều giống nhau, chính là tu cái tâm này. “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, bạn thể hội đến được ý niệm của chính mình, liên tục chuyên chú vào từng chữ một. Cô nói học trò10 phút đọc một biến, vậy một ngày có phải đọc được 50 biến không?

Giáo viên: Là hơn 50 biến. 

Thầy Trần: Cái gì bạn cũng không được nghĩ, đọc lại lần nữa cũng không nghĩ ngợi gì. Bạn chỉ cần đọc: “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, chính là đang ở trong những từ này, đây gọi là biết đọc. Chữ từ trong tâm phát xuất ra, không có gì khác, vọng tưởng vọng niệm đều không có, cái gì cũng không có, chỉ có cái chữ đó. Nhìn thấy chữ đó thì chỉ nghĩ tới chữ đó. Có cần thiết nghĩ tới ý nghĩa của chữ đó không? Không cần, đó là vọng niệm, là tạp niệm. “Họa phước vô môn duy nhân tự chiêu”, thật sự không có cái cửa (“vô môn”) này. Bạn hỏi: Vốn dĩ tôi luôn nghĩ có cái cửa này. Thật ra đây đều là gián đoạn, bạn suy nghĩ đến nó để làm gì? Hết thảy đều không cần nghĩ đến. Nếu bạn nói rằng trong quá trình này, hầu hết người trưởng thành, người có công phu nhất định còn rất khó làm đến được, thậm chí rất khó thể hội được, thì dạy cho con cái chúng tôi, dạy cho học sinh phải làm sao? Chúng ta phải thường nhắc trên miệng giúp các em thể hội, từ trong tâm phát ra, vừa nhìn thấy những chữ này thì phát xuất ra, liền có phản ứng: “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Mọi người trong lúc đọc sách nhất định phải chú ý, đừng cố gắng phân giải ý nghĩa. “Thái”, mắt của ta đang nhìn vào, “thượng”, miệng thì đang đọc, “cảm ứng thiên”, nghe từ tai của ta đi vào bên trong.

Nếu hỏi: Tại sao khi con đọc chữ này không phải từ tai mà đi vào? Như vậy là trở nên điên đảo. Cho nên những điều vừa nãy tôi giải thích, tôi đã phân giải một cách rất chi tiết, thực tế trong lúc đọc sách những thứ này đều không có. Nhất định ghi nhớ, một niệm cũng không sanh. “Thái thượng cảm ứng thiên”, đọc gọn gàng như thế, giản đơn như thế thì đúng. Bạn đừng để khi đang đọc mà nghĩ ngợi là nghe từ tai trái của mình hay là từ tai phải. Bạn đang làm cho rối loạn, làm cho điên đảo. Nhất định phải ghi nhớ việc gì cũng không được nghĩ. Tâm của bạn và nghe, nhìn, nói của bạn đều cùng với các con chữ dung hợp thành một thể, không có cái gì khác. Như vậy thực sự quá tốt, cứ như vậy mà đọc.

Giáo viên: Thêm một điểm nữa chính là âm thanh khi đọc sách. Chúng con trước kia tiếp xúc với các em học tập văn hóa truyền thống, âm thanh của các em khi đọc sách giống như đang hát một bài hát thiếu nhi vậy. Tốt nhất là không nên làm như vậy. Các em khi đọc sách càng ít sự xen tạp càng tốt, để cho các em đọc ra từng chữ thật rõ ràng thì sẽ rất tốt. Ngoài ra, khi đọc sách cũng không được phép đọc quá chậm, ví dụ như kéo dài âm ra, thái…, thượng…, cảm…, ứng…, thiên.... Kéo dài âm ra như vậy, các em sẽ mệt mỏi buồn ngủ, các em nhỏ tuổi sẽ dễ mệt. Cho nên khi đọc sách cũng không được kéo âm dài ra, tốc độ vừa đủ là tốt hơn hết.

Thầy Trần: So với cách nói chuyện bình thường cần quy chuẩn hơn, thường ngày nói chuyện không được rõ ràng như vậy, không chậm như vậy. Đọc sách so với nói chuyện có hơi chậm hơn một chút, vậy có điều gì tốt không? Đứa trẻ này trước tiên trong tương lai cách biểu đạt sẽ không như những người thông thường, vì chúng đã được huấn luyện rất tốt, nói năng rành mạch. “Phàm nói chuyện, nói trọng điểm”, sáu chữ này làm được rồi, các em đã thể hội được. “Trọng” nhất định không phải là gắng sức mà hét. “Trọng” là thế nào? Nhất định phải nên biết, đó là kính trọng, là thận trọng, là cung kính. Lời tôi nói là lời giáo dục của Thánh Hiền, Kinh điển của Thánh nhân. “Trọng” có ý nghĩa này.

Tại sao trẻ nhỏ hiện nay học “Đệ Tử Quy” thế nào cũng không làm được? Căn bản các em không biết thế nào gọi là kính trọng, chưa từng kính trọng người khác. Thế nào là kính trọng? Vậy nên nói nhất định phải biết đọc tụng Kinh điển, đây là tu cái tâm kính trọng của các em. Cho nên đọc Kinh phải biết cách đọc. Một số trường hợp thì cần đọc như hát. Chúng ta nên hiểu, đó là dành cho những ai? Dành cho các em rất nhỏ tuổi, những em khó nghe lời, những em nói chuyện còn chưa được rõ ràng thì áp dụng được, để các em yêu thích, dẫn dắt chúng, chúng có thể hát, hơn nữa có thể nói tiếng địa phương. Khi bắt đầu vào nói chuyện chính thức, chỉnh tề nghiêm túc nói chuyện, thì những điều kia sẽ phải lược bỏ đi hết, các em đã tiến vào rồi. Những thứ đó chính là để các em sinh tâm hoan hỉ. Khi thực sự có thể nói chuyện, nhằm tu tâm cung kính của các em thì từng câu từng chữ phải nói được rành mạch. Nói không rành mạch thì là không cung kính đối với Kinh điển và sự giáo dục của Thánh nhân. Có người hỏi: Vậy xin hỏi làm sao mới gọi là đọc được rất cung kính?”“Nói trọng điểm”là nói một cách khoan thai, không gò bó, không gấp gáp, giống như chúng ta nói việc hít thở, mạch đập là một tiết tấu, bạn có thể thể hội được không?

“Trọng” thể hội thế nào? Chỉ cần [đọc] với tâm cung kính, thì [người] nghe sẽ cảm thấy khác. Bạn xem, gọi đứa trẻ đó đến đứng bên cạnh, thầy cô giảng “họa phúc vô môn”, chữ này con biết không? “Duy nhân tự triệu”, con có biết không? Việc này so với cách nói chuyện thông thường là không giống nhau. Sự việc này là đem những lời trong Kinh điển xem rất trọng, giống như chân lý vậy. Cho nên chúng ta xem thấy việc sao chép Kinh điển, chép  “Kinh Vô Lượng Thọ”, những câu Kinh văn này giống như là làm bằng vàng vậy. Tại sao vậy? Vì Kinh văn vĩnh viễn không thay đổi. Cái tâm cung kính của chúng với Kinh văn, dùng một từ “trọng” để biểu đạt. Thế nên các cô làm chủ nhiệm lớp cần phải hiểu, dạy dỗ các em chính là dạy dỗ những điều này, tuyệt đối không phải nói âm thanh đọc được rất nặng rất lớn, mà là để tu tâm, để cho các em biết được mình đang đọc những gì, không phải đọc như một bài khóa bình thường, mà đó là chân tướng của vũ trụ nhân sanh, quy luật, chân lý từ tự tánh lưu lộ ra bên ngoài. Bạn đang đọc chân lý mà mơ mơ hồ hồ, xem nhẹ, “nhân chi sơ tánh bổn thiện”, “thái thượng cảm ứng thiên”, đọc vậy không được, quá xem thường. Vậy nên “nói trọng điểm”, chữ “trọng” chính là mang nghĩa này.

Thông qua việc các em học sinh đọc chữ thì bạn có thể phán đoán ra được, các em trong suốt tám giờ đồng hồ đã làm sai hay đúng. Nhất định nhớ là không thể chỉ tu hình thức, mà phải nhìn vào tâm của các em. Nếu các vị nói các vị nhìn không ra được, thì như tôi vừa mới giảng, bản thân các vị trước tiên phải an định, tự bản thân trước tiên phải có thành kính. Tâm cung kính của các vị chưa bằng học sinh, hay có thể nói học sinh cao hơn so với các cô thì các cô sẽ nhìn không thấy, các cô sẽ không nhìn rõ được tâm của các em, bởi các cô thấp hơn mà! Tâm cung kính của các cô không bằng các em, phụ huynh không có tâm cung kính, thì làm sao có thể uốn nắn, đốc thúc các em.

Giáo viên: Trong quá trình đọc sách, ngắt câu tuyệt đối phải rõ ràng, nhất định phải có ngưng nghỉ. Ví dụ như nói: “Cẩu hoặc phi nghĩa nhi động, bối lí nhi hành, dĩ ác vi năng”, ngắt câu rất rõ ràng rành mạch. Bạn không thể đọc “cẩu hoặc phi nghĩa nhi động bối lí nhi hành”. Như vậy thì không được, ngắt câu nhất định phải ngưng nghỉ.

Thầy Trần: Hay có thể nói, bạn phải đọc cho được rõ ràng ý nghĩa của câu này.

Giáo viên: Thưa đúng, đọc thành câu.

Thầy Trần: Đúng rồi, vốn dĩ cái ý của tác giả phải đọc như vậy, sao bạn lại có thể chia tách ra? Đáng lẽ phải ngắt câu ra thì bạn lại đọc liền thành một mạch. Ngắt câu, điều này nhất định phải hiểu, tốt ở điểm nào? Mọi người chúng ta nhất định phải biết, Kinh điển chính là Thánh nhân đang nói chuyện với người. Bạn đọc sách một lần, thì giống như Thánh nhân nói chuyện với bạn một lần. Thánh nhân mượn cái miệng của bạn, mượn tay bạn chỉ chữ đọc. Giống như người lớn tuổi ở trước mặt đọc cho bạn nghe, như người lớn tuổi đang cầm tay bạn chỉ vào sách để đọc vậy. Thế nên bạn cần phải hiểu, bạn đọc những lời này liên tục một mạch, cần phải ngắt đoạn thì bạn lại đọc nối liền thì không hợp lý lẽ, là sai rồi. Cho nên, điều thứ nhất là không cần vội vội vàng vàng, không cần cuống quýt lên.

Tôi nhớ tôi đã từng thỉnh giáo Sư phụ Ngài là: Thưa sư phụ, có người đọc Kinh Phật vô cùng nhanh, con ở bên cạnh nghe thì như đang lẩm nhẩm rất nhanh. Thưa sư phụ, con có cảm nhận, con cảm giác như tâm con vốn dĩ đang rất bình lặng, khi vừa nghe đọc thì tâm đã động rồi, tâm hoảng ý loạn. Thưa sư phụ, tại sao họ lại phải đọc như vậy?”. Các cô đoán xem Sư phụ trả lời thế nào? Sư phụ nói họ đang gấp thời gian, chạy đua với thời gian. Tôi nói, đương nhiên là có vấn đề. Đúng vậy! Bạn có thể đọc rất nhanh, nhưng trong quá trình đọc rất nhanh đó, có thể nào giữ gìn được cái tâm thanh tịnh, làm cho người bên cạnh sau khi nghe vẫn là thanh thanh tịnh tịnh không? Bạn có cái công phu này không? Nếu như đọc được rất nhanh, càng đọc thì tâm càng loạn thì bạn tốt hơn nên chậm lại. Đọc Kinh không phải vì chạy đua với thời gian, không phải lấy đồng hồ để đằng sau mà tính giờ, hoàn toàn đi ngược với mục đích của việc tu học. Thế nên đối với trẻ nhỏ cũng vậy, nói cho các em là ngoài “nói trọng điểm”, thì lời nói phát âm không được mập mờ, “chớ nói nhanh, chớ mơ hồ”, ngắt câu ngắt đoạn phải rõ ràng rành mạch, bạn mới có thể thọ dụng cái ý nghĩa này. Nếu như có người ở trước mặt bạn lẩm nhẩm, bạn thọ dụng được gì không?

Vậy nên nhất định phải biết, đọc Kinh là cho ai nghe? Là hai bên tai của bản thân đang nghe, là cho chính bản thân nghe. Thế nên nhất thiết phải biết, có người đọc, ai đang đọc? Là bản thân đang đọc. Nhất định có người đang nghe, ai đang nghe? Bản thân đang nghe. Bạn đừng để ý người khác, bạn đã nghe được chưa? Bạn chưa nghe được, tại sao vậy? Tâm không tập trung, từng câu từng chữ đều không từ tai mà nghe vô trong. Nhất định phải hiểu rõ đạo lý này. Chỉ cần trong tâm có điều gì, âm thanh có nghe và không nghe đều như nhau, trong tâm có thứ khác chiếm hết chỗ rồi. Nếu [trong tâm] cái gì cũng không có, [thì] xuất ra điều gì sẽ đi vào cũng là điều đó, điều đó ở tại nơi này (trong tâm), đây gọi là biết đọc.

Giáo viên: Thưa thầy, ngoài ra, trong lúc đọc sách, rất nhiều đồng học xuất hiện tình trạng hôn trầm.

Thầy Trần: Thế nào là hôn trầm? Càng đọc càng buồn ngủ, xiêu vẹo lảo đảo, thật sự sắp ngủ đến nơi.

Giáo viên: Những lúc như vậy nhất định phải khắc chế, nhất định phải đối trị. Các em học sinh khi đọc sách, phía sau lớp học có để một chậu nước rửa mặt, trong chậu là nước lạnh, đọc mệt rồi thì tự mình đi đến rửa mặt, xong quay lại tiếp tục đọc. Còn có bạn học tay cầm cây thước (chính là cây thước các em dùng để kẻ ô), bạn nhỏ tuổi mệt thì dùng cây thước khẻ/ đánh vào chân. Hoặc là có bạn học còn mang theo chai dầu gió, dầu cù là. Khi buồn ngủ thì thoa lên vùng mũi, vùng trên của môi trên, mùi dầu rất kích thích nên sẽ không dễ bị buồn ngủ.

Thầy Trần: Đúng! Còn có thể thoa hai bên thái dương, thời gian chúng ta từng đi học đều có qua kinh nghiệm này.

Giáo viên: Thưa đúng, chính là dùng đủ loại biện pháp khác nhau để đối phó việc hôn trầm này.

Thầy Trần: Tôi lúc nhỏ có xem qua bộ sách “Những Câu Chuyện Cầu Học Của Người Xưa”. Tôi nhớ được rất rõ, năm đó tôi 7 tuổi. Tôi vào thời điểm đó đã biết, người xưa “đầu treo tường, dùi đâm vế. Họ thực sự rất buồn ngủ, vừa phải làm việc đồng áng, vừa phải đọc sách. Người xưa thật sự rất nỗ lực khắc khổ cầu học vì để đời này được thành tựu. Họ lấy tóc của mình buộc lại, treo lên trên trần nhà, chỉ cần vừa ngủ gật thì tóc của họ sẽ giật mạnh, rất đau khiến họ tỉnh dậy. Hoặc họ vừa buồn ngủ thì dùng phần đầu nhọn của dùi tự đâm vào đùi mình đến mức chảy máu. Do đó mới có câu “đầu treo rường, dùi đâm vế”. Sáu chữ này, thời chúng tôi hồi đó không ai không biết. Tôi học cấp một là năm 1976, chúng tôi đều biết. Bạn không khắc khổ học, bạn không trải qua 10 năm gian khổ đèn sách, bạn ngày ngày chỉ biết ngưỡng mộ người khác, người này thành tài rồi, người kia có triển vọng, do đâu vậy? Cổ Thánh tiên Hiền muốn được thành tựu chỉ có một phương pháp[DTNT1] này.

Chúng ta đọc sách chí nguyện nơi Thánh Hiền, không phải chỉ biết hỏi con cái có tiến bộ chưa, có thành tựu gì chưa? Chỉ có phương pháp này. Vậy nên khi tôi nghe thấy những học sinh ở chỗ các cô cầm thước tự đánh vào đùi thật đau là rất tốt.

Giáo viên: Ngoài ra, còn ngắt nhéo vào cánh tay hoặc những nơi khác trên cơ thể cho thật đau.

Thầy Trần: Phải! Vậy khi các em đọc mệt thì phải làm sao?

Giáo viên: Ngắt nhéo vào phần eo. Thực sự có tác dụng. Nếu không, các em sẽ ngủ gật, ngủ thiếp đi.

Thầy Trần: Phụ huynh, thầy cô, bạn học xung quanh nhất định phải khích lệ những học sinh như vậy, tại sao? Đây là phẩm đức tốt nhất, phụ huynh không nên làm gián đoạn. Cha mẹ ở kế bên thấy con như vậy thì xót cho con là không được. Cứ để trẻ thoải mái, chúng không chịu cực, không chịu khổ thì chúng không thể có thành tựu được. Vậy thì một chút khổ có đáng là bao! Các vị xem trong bộ “Những Câu Chuyện Cầu Học Của Người Xưa” sẽ thấy, không chịu nếm khổ trong khổ thì sao có được ngọt trong ngọt?

Khi tôi còn nhỏ thì thầy thường xuyên đã đến bên nói đây đều là cách nói dân gian xa xưa: Muốn vinh hiển hơn người trước tiên phải chịu khổ hơn người, ngày ngày đều là cái này. Bạn không chịu khổ ư! Cho nên chúng ta phải hiểu, những học sinh này có thể tự giác làm được như vậy, đây chính là dấu hiệu tốt của sự hưng thịnh trong gia đình bạn, là điềm lành, hiện tượng tốt. Con cái của bạn trộm cắp gian lận, không thể chịu khổ là điềm báo của gia đình suy bại, là phá gia chi tử. Bạn hãy chọn đi. Vì vậy, đối trị hôn trầm, phạt quỳ cũng là phương pháp tốt. Tôi thấy các cô để học trò quỳ lên bàn cũng tốt, tại sao vậy? Các em chỉ hơi chểnh mảng là sẽ ngã xuống đất, cho nên sẽ không dám. Nhưng thật ra sẽ không ngã xuống được, vì sao vậy? Vì sợ mà! Trong đầu sẽ lo lắng nên không buồn ngủ nữa. Phương pháp này tốt.

Giáo viên: Hơn nữa, có khi học sinh hôn trầm thì sẽ cho các em xuống sân chạy bộ. Thời tiết nóng như vậy, các em ở trong lớp không chăm chỉ đọc sách thì ra ngoài chịu khổ chạy bộ. Sau khi các em quay lại sẽ nghiêm túc bắt đầu đọc.

Thầy Trần: Đúng! Phải chịu hình phạt. Làm sao có chuyện không chịu phạt chứ? Cho nên bạn xem bên trong “Lễ Ký” có giảng, roi mây dùng để làm gì? “Hạ sở nhị vật, thu kì uy dã” (Dùng roi trừng phạt để thể hiện sự uy nghiêm trong giáo dục). “Hạ sở” là gì? Roi mây. Phải phạt đánh vào mông hai cái. Việc này thực có tác dụng. Bạn xem bộ phim tài liệu, người Hàn Quốc quản giáo con cái bằng cách nào? Đánh vào phần bắp đùi, cẳng chân khi chúng lấy trộm đồ người khác. Người mẹ đều dạy như vậy. Đây đều là văn hóa truyền thống của cổ Thánh tiên Hiền. Chúng ta đều phải chịu đòn mà nên, đều được dạy như vậy mà thành. Do đó, đọc sách không chăm chỉ đọc, lơ đễnh chểnh mảng thì phải bị phạt buổi trưa không được ăn cơm, quỳ ở đó. Nhịn một bữa ăn thì không việc gì, nhưng đối với con trẻ mà nói, chúng sẽ sinh tâm hổ thẹn. Tôi thấy học trò của các cô đều rất khỏe mạnh, hơn nữa vóc dáng cũng rất cao, có những em cao lớn bằng chiều cao của tôi, nên có bớt một vài bữa ăn cũng không thành vấn đề. Nhưng bạn xem, những đứa trẻ trong xã hội hiện nay, bữa nào bữa nấy đều không kém ai, còn thêm thức ăn, càng ăn càng mập, càng ăn càng hồ đồ, lại còn ngỗ ngược với cha mẹ, đều là hậu thế kém cỏi, công tử công chúa. Dinh dưỡng thì rất tốt, nhưng chúng đều khó bảo.

Giáo viên: Ngoài những hình phạt tương ứng này ra, khi các em hôn trầm chúng ta vẫn phải giáo dục, dạy dỗ cái tâm hổ thẹn. Ví dụ như tất cả đồng học tại sao đều cùng có một thời gian nghỉ ngơi, cùng một vị thầy dạy học, tại sao chỉ có em buồn ngủ còn những bạn khác lại không buồn ngủ? Cả lớp chỉ có mình em phải chịu phạt quỳ, em có biết xấu hổ là gì không? Có tâm hổ thẹn hay không? Phải dạy các em. Trong quá trình áp dụng cách dạy này, bất luận là thầy cô hay lớp trưởng, bạn nhất định phải chân thành yêu thương các em. Tâm yêu thương lúc này rất quan trọng. Chân thật muốn các em tốt, thật sự muốn các em chăm chỉ đọc sách, thực sự hi vọng tương lai các em có thành tựu. Cái tâm này các em đều có thể cảm nhận được. Tâm của bạn và tâm các em [có sự tương thông], đó chính là do niệm lực.

Thầy Trần: Tương thông.

Giáo viên: Thưa đúng, là tương thông, các em có thể cảm nhận được.

Thầy Trần: Đúng! Vậy nên việc nghiêm phạt không phải là mục đích, mà là giúp các em rõ lý, giúp các em hiểu tại sao phải ở đây một ngày ngồi tám giờ đồng hồ, bảy phút đọc một bộ kinh, đọc hơn 50 lần một ngày. Tại sao vậy, đọc đi đọc lại là giúp các em hiểu rõ, hồi phục cái vốn định của tự tánh. Rất nhiều người khi xem đến đây sẽ nói, những biện pháp này nghe thì quá tốt nhưng chưa từng nghe qua. Những biện pháp này chính là do sư phụ dạy chúng ta. Có người hỏi phải chăng do các vị phát minh ra? Không phải, bộ “Đại Học” trong Tứ Thư giảng điều này vô cùng tường tận.

“Tri chỉ nhi hậu hữu định”, “chỉ” nghĩa là gì? Rất nhiều sự việc không được phép làm, lục căn bao hàm trong cái chữ này, tâm cũng bao gồm trong cái chữ này thì sẽ đắc định. Chúng ta nhất thiết phải biết những quy tắc này. Cách cầm sách như thế nào, cách đọc làm sao đều là đang tu cái từ “chỉ” này. Biết được việc gì không nên làm, biết dừng lại, chắc chắn sẽ đạt định.

“Định nhi hậu năng tịnh”, chữ “tịnh” này chính là để bạn hồi phục tự nhiên, như chúng ta nói hít thở, trạng thái của hít thở sẽ không nông nổi nữa. “Tịnh nhi hậu năng an”, trạng thái “an” so với “tịnh” thì cao hơn, vững chắc bất động. “An nhi hậu năng lự”, “lự” là gì bạn biết không? “Lự” chính là không có gì mà nghĩ không ra, không có gì là không biết. “Lự” là suy nghĩ, suy xét, đều biết được, hay có thể nói, đến được cảnh giới này thì họ đã đại triệt đại ngộ rồi. “Lự ắt sẽ được đắc”, đắc cái gì? Họ chứng đắc được quả vị.

Trong nhà Nho, tôi tin tưởng khi làm đến mức độ tịnh, an thì chính là quân tử, làm được cao hơn là hiền nhân, thực sự làm đến được “lự” ,đến được “đắc” thì đều là hiền nhân, Thánh nhân. Đây chính là đang chỉ ra trình tự của tu học, quy trình theo từng bước từng bước. Trước tiên, bắt đầu từ “chỉ”, “tri chỉ” mới có thể đắc “định”. Điều này cùng với nhà Phật nói đều giống nhau, trước tiên chứng đắc Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, sau là Bồ Tát, hướng lên từng bậc từng bậc nâng cao. Bạn xem, đều là như vậy, đây là danh xưng của học vị.

Phần sau của “Đại Học” nói: “Vật có gốc ngọn, sự có mở có kết, tri phải có trước có sau, là gần với đạo”. Câu này chúng ta đọc đến đây thì hiểu ra tất cả, hóa ra những điều các cô giảng về “đọc sách nghìn lần”, những gì vừa giảng chính là từ trong bộ “Đại Học”. Đúng rồi, chúng ta làm sao dám tự mình phát minh, sư phụ cũng không tự mình phát minh. Phu tử dạy rằng: Thuật nhi bất tác, tín nhi hảo cổ.

Những phần chúng tôi đã giảng trong hai tập tiết mục đầu, các bạn đem đi đối chiếu, thì đều tương ưng với trình tự của các câu như “tri chỉ nhi hậu hữu định”, phía sau là “tịnh”, “an”, “lự”, “đắc”. Chúng có trình tự, tốt nghiệp tiểu học sẽ tới cấp hai, cấp ba, đại học, từng cấp từng cấp đạt được. Bạn không thể nói vừa ăn thì đã mập, không thể nói chúng ta vừa làm đã muốn thành như thế nào, bạn không có nền tảng. Cho nên chúng ta vừa giảng giải, mọi người liền nghe hiểu, hoàn toàn dựa trên nghĩa lý của Kinh giáo để đọc sách. Bạn nhìn thấy đơn giản, bạn đọc không hiểu, nhưng bạn vừa nghe giảng thì bạn liền hiểu rõ. Chung quy lại một câu, là tu tâm của bạn. Bạn xem, từ “chỉ”, từ trên biểu hiện bề ngoài thì đó là không được nói năng hành động lung tung, cầm sách phải cầm như vậy, động tác phải có quy củ, thực chất vẫn là đang tu tâm. “Định”, tâm đã an định, vẫn chỉ là bên ngoài dường như đã an định được rồi nhưng bên trong thì không phải vậy. “An” chính là đến gần với tâm tịnh. “lự”, vậy thì đã khai trí huệ rồi, trí huệ vốn có của tự tánh đã khai mở. “Đắc” chính là chứng đắc quả vị. Bạn xem, bạn không làm từ “chỉ” trước tiên, mà trước tiên làm từ định trong an định. Chúng ta đều nói hiện nay con cái vô cùng ngang bướng, đứng cũng đứng không thẳng, ngồi cũng ngồi không vững, ở cũng ở không yên, chính là không biết làm từ “chỉ” trước. Vậy nên những điều này, người xưa đã giảng cho chúng ta quá rõ ràng, bạn cứ theo như vậy mà làm, rất đơn giản, tự tự nhiên nhiên mà đạt đến hiệu quả.

Sau tiết mục kỳ thứ hai này của chúng ta sẽ có rất nhiều học sinh của chúng ta có thể ngồi vị trí của các cô hiện giờ để nói ra những thay đổi, những thể hội của các em, các cô không cần nói đến ai khác, các cô làm chủ nhiệm lớp chắc cũng không nghĩ tới.

Giáo viên: Dạ không nghĩ tới.

Thầy Trần: Không nghĩ tới điều gì? Sự vĩ đại của người xưa vượt qua tưởng tượng của chúng ta. Quá vĩ đại rồi! Giáo dục Thánh Hiền không gì sánh bằng. Cho nên bạn xem hết tiết mục này, bạn có thể không tán thán sao, có thể không bái phục sao? Tiết mục đặc biệt “đọc sách nghìn lần” này của chúng ta, chúng ta hi vọng trong ngoài nước có thể lưu thông số lượng lớn, người người nhà nhà đều được lợi ích. Chúng ta phải cảm ơn cổ Thánh tiên Hiền, cảm ân Sư phụ lão thượng nhân đã chỉ ra cho chúng ta những điểm này, đã chỉ cho chúng ta phương hướng cứu giúp con trẻ.

Hôm nay chỉ xin giảng đến đây.          

---- HẾT----


 [DTNT1]Thay “phương pháp” cho từ “Con đường”. Để con đường cũng được.

Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây