18:53 06/11/2015
Chữ Phật có nghĩa là giác ngộ. Học Phật có nghĩa là học làm người giác ngộ, tức là “phá mê khai ngộ”. Tâm giác ngộ là tâm Bồ Tát, ngược lại, cái tâm mê hoặc điên đảo là cái tâm sinh tử luân hồi. Dùng cái tâm sinh tử luân hồi mà tu tất cả các pháp thiện thì cũng vô ích, cũng không thể thoát khỏi luân hồi. Tuy nhiên vẫn có được phước báo. Phước báo đó, theo như trong kinh nói, sẽ được sinh vào một trong sáu nẻo luân hồi nằm trong ba cõi, mà phước báo cao nhất là được sinh vào cõi Đại phạm thiên. Vua của cõi trời Đại phạm thiên vẫn là phàm phu, cũng không có cách gì để có thể thoát khỏi sự trôi lăn trong sáu nẻo. Hưởng hết phước báo rồi lại bị đọa lạc, luân hồi. Cho nên, làm Thượng đế cũng không phải là cứu cánh.
11:51 16/09/2015
Văn báng nhi nộ, tuy xảo tâm lực biện, như xuân tàm tác kiển, tự thủ triền mộ, nộ bất duy vô ích, thả hữu hại dã. (Nếu nghe những lời phỉ báng mà nổi giận. Dù hết lời biện hộ, chẳng khác nào như con tằm nhả tơ, tự trói buộc mình mà thôi. Sự nóng giận tai hại vô ích.) Sự việc này, chúng ta trong đời sống sinh hoạt thường ngày hay gặp phải, bản thân chúng ta phải đề cao cảnh giác, ngàn vạn lần không được để hoàn cảnh xoay chuyển, như vậy thì tổn thất của chúng ta quá lớn rồi. Một lần nổi sân hận, bất luận thời gian dài hay ngắn, tức là nói chỉ một giây đồng hồ ngắn ngủi như thế, đã làm tổn hại trên sinh lí, trên tâm lí của chúng ta, cần phải mất thời gian ba ngày mới có thể phục hồi lại tâm thanh tịnh. Chư vị nghĩ thử xem, nếu như mỗi ngày đều phát nộ khí, đối với sức khỏe của bạn có tổn hại quá lớn rồi, điều này thật không đáng chút nào.
17:46 30/04/2015
“Buông bỏ vạn duyên” tức là “Ly nhất thiết hư vọng tương tưởng”. Tất cả ngũ dục lục trần không còn tơ tưởng, công phu mới làm được đến giống nhau. Nếu vẫn còn tơ tưởng ngũ dục lục trần, vẫn không ngừng vọng tưởng, cảnh giới này sẽ không đạt được. Đạt cảnh giới như vậy, không những quyết định được vãng sanh, mà còn có thể “tùy ý vãng sanh”, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó; còn có thể làm được “tự tại vãng sanh”: đứng mà đi cũng được, ngồi mà đi cũng được, đi bằng cách nào cũng được cả. Như thế mới hiểu được công đức đích thật thù thắng, phải xem chúng ta cố gắng thế nào thôi.
10:27 31/03/2014
Chào quí vị đồng tu! Hôm nay chúng ta có cơ duyên tốt như vậy để cùng nghiên cứu học tập Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đối với quí vị tại Học Hội Tịnh Tông Hoa Kỳ. Chúng ta biết đại đức xưa thường nói: “biển Phật pháp, người tin là có thể vào, người trí là có thể độ”. Thế Tôn cả đời dạy học, tức là giảng kinh nói pháp, tất cả kinh điển đã nói trong 49 năm thì thời gian giảng Bát Nhã chiếm nhiều nhất, số lượng cũng nhiều nhất. Từ đó cho thấy, giáo dục Phật pháp là lấy trí tuệ Bát Nhã làm chủ. Thường hay có một số người tu pháp môn Tịnh Độ ngộ nhận, người tu Tịnh Độ hay lơ là trí tuệ Bát Nhã, cách nhìn như vậy là không đúng. Chúng ta thấy trong Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì tuyên dương pháp môn này mới đặc biệt gọi tôn giả Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất ra nói với ông. Trong chúng Bồ Tát, chúng ta nhìn thấy Đại Sĩ Văn Thù trí tuệ đệ nhất, làm thượng thủ đứng đầu trong chúng Bồ Tát của Kinh A Di Đà. Từ đó cho thấy, nếu như không phải đại trí chân thật thì rất khó tiếp nhận pháp môn này. Vì thế, câu nói “người trí là có thể độ” đối với Tịnh Độ là câu nói vô cùng xác đáng.