19:46 21/06/2020
Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành. Dĩ nhiên nương tựa Pháp và Luật để thẳng tiến đến các Thánh quả giải thoát là tối cần nhưng không phải ai cũng làm được điều ấy. Để gieo trồng phước duyên với Phật và Thánh chúng, hàng đệ tử luôn tâm thành hướng vọng về bốn Thánh tích, tưởng nhớ đến nơi Phật đản sinh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân và nơi Phật nhập Niết-bàn.
06:47 17/04/2014
Mục đích tối hậu, cao quý nhất của con người là trở thành Phật. Nhưng không phải ai “kiến tánh” và toạ thiền cũng đều thành Phật cả. Song, toạ thiền của nhà Phật là con đường duy nhất để có thánh trí và có lòng từ bi. Đó là con đường của chư Phật. Giáo dục là giúp con người, dù khoa học kỹ thuật hay đạo đức, học tập và lý luận để phát triển trí thông minh, có kiến thức, có nhân cách, tự lập và phục vụ xã hội. Giáo dục là nắm giữ, tích trữ, Thiền là buông bỏ, xả ly. Phương pháp tuy có khác nhau, nhưng cùng chung một hướng là: tiến tới chân, thiện, mỹ. Nhưng cái đích của giáo dục là giúp con người trở nên có trí thức cao, có nhân cách; còn Thiền của nhà Phật lại dắt dẫn con người đến được trí tuệ tối hậu, từ bi, thành Chánh Đẳng Giác. Còn toạ thiền ứng dụng trong đời thường nhằm hình thành một thói quen tâm linh trở thành tính cách vô ý thức đã giúp hành giả có một thân xác linh hoạt, một thức điền được chuẩn bị tốt nhất để sẵn sàng lãnh nhận những thiện căn chủng tử phát triển tốt đẹp. Đối với những người Phật tử thuần thành, với các thiền sư thường xuyên quán Tứ niệm xứ, quán đến độ trở thành hiệp nhất, thì giả dụ như: “Tiếng tăm và dục tình...” chỉ còn là danh từ khái niệm, là trạng thái của một thân xác hèn kém xấu xa, một tâm thức còn nhiều mê chấp, và thật là vô nghĩa, chẳng có chi đáng đắm luyến. Như vậy, thiền vô cầu là có thể hiểu được. Nói như thế không có nghĩa là trong đời thường không thể toạ thiền. Bởi vì, đức Phật dạy: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Ngoài thế gian ra không có Phật, Phật ở ngay tại thế gian, Phật ở ngay trong ta. Ngoài ta không có giác ngộ, Thiền ở ngay trong đời thường như mặc áo, ăn cơm, cuốc vườn, trồng rau, đi, đứng, nằm, ngồi đều là Thiền cả. Buông bỏ nghĩa là hành đạo ngay trong đời thường mà vẫn xả ly, không chấp trước trên tinh thần vô ngã vị tha, xả ly tâm sai biệt, diệt trừ ác tập nhị nguyên... Như thế, thiền mới trở thành siêu việt. Đành rằng, toạ thiền là một việc khó nhưng nếu không thực hành toạ thiền thì không có kinh nghiệm trở thành tính cách vô ý thức, không những chỉ lấy đó mà thực hành mà còn cho ý chí tự thân đó là nghiệp rồi. Cho nên trong sự nghiệp giáo dục, nếu đem ứng dụng thuyết nghiệp của nhà Phật thông qua việc thực hành toạ thiền, thì sự tu dưỡng tự lực, có nghĩa là phấn đấu nỗ lực tự tâm nhằm hình thành những thiện nghiệp chủng tử như: chủ động tự nguyện, chân thật hồn nhiên, kiên trì tập trung, có phương pháp... còn có một ý nghĩa cực kỳ to lớn. Có lẽ, đó cũng là mục đích có ý nghĩa chiến lược của giáo dục. Việc toạ thiền đều đặn, đúng phương pháp, không gián đoạn, không bỏ dở và bí quyết thành công, dù chỉ 20 phút mỗi ngày cho cả cuộc đời; thì đối với học sinh, sinhviên và những người làm công việc khoa học kỹ thuật là đủ và có giá trị đích thực để chuyển hoá thân tâm. Thân xác trở nên bén nhạy, tâm thức với một thức điền đồng đẳng, trực giác, minh mẫn, thông sáng. Nắm được ý nghĩa to lớn của thuyết nghiệp trong đạo Phật và thực hành thiền quán tự nội, toạ thiền thường nhật, nếu được đem ứng dụng cho những người làm lao động trí óc là một sự nghiệp vô cùng to lớn, nhất là đối với học sinh, sinh viên và các nhà làm công việc khoa học và nghệ thuật. Nó thực sự trở thành sự nghiệp của cả một dân tộc. Toạ thiền đúng cách, vừa sức, đều đặn, không gián đoạn, không bỏ dỡ, lâu dài, nhiều tháng năm...là một hành động tốt nhất để hình thành một “định hình hoạt động tâm linh”, hướng thiện và hướng thượng; và trong phạm vi thế tục, sáng tạo và thiên tài. Như thế chưa đủ để nói lên hiệu quả vĩ đại của thiền trong giáo dục hay sao?