11:18 27/11/2015
Ngày 26 tháng 11 năm 2015(tức ngày 15/10 ÂL) vừa qua Chùa Khai Nguyên đã tổ chức lễ thế phát xuất gia cho 9 cô chú phát Bồ Đề Tâm muốn sống cuộc sống xuất gia phạm hạnh để mong muốn trở thành người sứ giả của Như Lai .
22:50 12/05/2015
٭Phải bốn người xuất gia trở nên lên cùng sống chung hòa hợp thì mới gọi là Tăng-đoàn. Ðó là "hòa giai cộng trụ," không tranh không chấp. Một người xuất gia sống đơn độc không thể gọi là Tăng.
15:29 05/05/2015
Hòa Thượng Hư Vân (1849-1959), viết bài ca này vào năm 19 tuổi để lại cho hai người vợ và bỏ nhà ra đi xuất gia tu đạo. Về sau, do cảm động về Đạo đức của ngài, hai người vợ này đều đã xuất gia trở thành Tỳ kheo ni.
01:01 01/04/2014
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 5) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Điều sau cùng là lợi hòa đồng huân. Lợi, ngày nay chúng ta gọi là đời sống vật chất, ở trong tăng đoàn các vị phải biết. Tăng đoàn cũng có nghĩa rộng, tuyệt đối không hoàn toàn chỉ người xuất gia, những người xuất gia đương nhiên là Tăng đoàn, thế nhưng ý nghĩa của nó không hạn cuộc ở người xuất gia; các đồng tu tại gia, nếu như người một nhà bạn đều học Phật, người cả nhà đều quy y thì cả nhà bạn chính là một tăng đoàn. Có thể thấy được danh từ tăng đoàn này dùng được rất rộng rãi. Vậy thì trong một công ty, từ ông chủ cho đến công nhân đều tu học Phật pháp thì công ty của bạn chính là tăng đoàn. Cho nên tăng đoàn là đoàn thể, nghĩa rất rộng lớn, không phải là nghĩa hẹp, chỉ cần tuân thủ sáu điều giới luật này thì đó chính là một tăng đoàn. Trong tăng đoàn chú trọng có lợi phải chia đều, cách chia đều này cũng không phải nói là mọi người đều một mực bình đẳng. Người xuất gia có thể nói là đời sống nhất mực bình đẳng. Ở trong một tự viện, từ trụ trì đến từng người trong chúng, đãi ngộ đời sống vật chất nhất định là bình đẳng, không có đặc quyền giai cấp. Nhưng trong công ty, từ ông chủ đến công nhân, chức vụ đương nhiên là không như nhau, vậy thì bình đẳng phải nói thế nào vậy? Bạn có thể có được đãi ngộ công bằng thì đó chính là bình đẳng. Do đây mà biết, trong Phật pháp mỗi câu mỗi chữ là sinh động, không phải là khô cứng. Tóm lại mà nói, thật sự phù hợp, hợp tình hợp lý, hợp pháp thì gọi là bình đẳng, đó là sáu phép hòa kính.
20:21 01/03/2014
Tinh thần cầu nguyện cũng là một phương pháp tu trì của người xuất gia nói riêng hay Phật tử tại gia hòa chung. Nếu chúng ta biết cầu nguyện cho mọi người thoát khổ được vui, ai cũng biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ, sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau vì tình người trong cuộc sống. Tinh thần cầu nguyện nhằm giúp cho mọi người vững thêm niềm tin và nghị lực, vượt qua các nỗi lo âu, sợ hãi mà sống an vui, hạnh phúc. Ngoài tinh thần đó, mỗi người con Phật đều là một vị Bồ tát với lời phát nguyện trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh, và cuối cùng là hồi hướng công đức để ai cũng được thành Phật. Đó là điểm ưu việt của người tu theo con đường Bồ Tát vì lợi ích cho nhiều người.Thực ra, tinh thần cầu nguyện : cầu an, cầu siêu, cầu sám hối của đạo Phật được chư Tổ phương tiện lập ra dần đưa mọi người tới cái lý nhân quả, tin sâu nhân quả và từ đó biết tu sửa trong chính những suy nghĩ, những lời nói, những hành động của mình để chúng ta mỗi ngày bước đến cái đích của sự an lạc, giải thoát.