Phương Pháp Đối Trị Tâm Tán Loạn Và Buồn Ngủ Khi Niệm Phật

Thứ năm - 24/09/2015 21:40 - Đã xem: 3599

Phương Pháp Đối Trị Tâm Tán Loạn Và Buồn Ngủ Khi Niệm Phật

Niệm Phật là phải lấy kinh hành niệm Phật làm chính, khi nào quý vị mỏi thì ngồi xuống nghỉ ngơi, giờ giấc ngủ nghỉ, cố gắng giảm thiểu tới mức tối đa.

 Bởi vì ngủ là hôn trầm, người nào ngủ nhiều, chứng tỏ người đó còn nhiều hôn trầm. Hôn trầm là lạc vào vô minh. Nhiều vọng tưởng là trạo cử. Không riêng gì trong lúc niệm Phật, nếu làm việc mà hôn trầm hoặc trạo cử đều bị chướng ngại. Trong nhà Phật gọi hai thứ chướng ngại này là hôn trầm, trạo cử.

Trạo cử là tâm xao xuyến, không định, bị nhiều vọng tưởng chi phối.

Hôn trầm là u mê, không sáng suốt, ngủ gục.

Bình thường chúng ta không thấy có vọng niệm, khi ngồi yên xuống, vọng niệm nổi lên rất nhiều. Có người cho là do niệm Phật, thưa quý vị, không phải như thế, không phải do niệm Phật mà sanh nhiều vọng niệm. Thực tế trong lúc bình thường, chúng ta đã có rất nhiều vọng niệm rồi, nhưng chúng ta không để ý đến khi ngồi yên lặng xuống niệm Phật, muốn thu nhiếp tâm lại mới phát giác rõ ràng như thế thôi.

Với hai loại chướng ngại này Phật có chỉ cho chúng ta phương pháp đối trị.

  • Thứ nhất: Đối trị vọng tưởng.

Nếu vọng tưởng nhiều dùng phương pháp chỉ Tịnh, nghĩa là trụ ở một chỗ hoặc là trụ ở câu danh hiệu Phật hay niệm Phật ở trong tâm cũng được, nếu không niệm thành tiếng có thể lắng nghe người khác niệm, chỉ cần dụng tâm chuyên nhất, vọng niệm tự nhiên tan biến. Tuyệt đối không nên tạo tác thêm vọng niệm, nghĩa là đừng có ý nghĩ miễn cưỡng, dẹp tắt vọng tưởng, nếu không sẽ vọng tưởng tăng thêm vọng tưởng. Do đó vọng tưởng nhiều bao nhiêu cũng mặc kệ, đừng để ý để làm gì, hãy dồn hết tinh thần, ý chí tập trung vào câu danh hiệu Phật hoặc tâm trung vào quán tưởng. Quán tưởng điều gì đây? Tưởng hình Phật, đến tưởng hảo của Phật. Tóm lại, cần phải tập trung tinh thần, ý chí mới có thể tiêu trừ được vọng tưởng. Hầu hết tất cả những nguyên tắc dụng công đều nhằm mục đích tiêu trừ vọng tưởng, hôn trầm, tạp niệm để hồi phục lại bản tánh giác ngộ của mình. Nói chung trong nhà Phật, bất luận sử dụng công nào đều hy vọng đạt được ba mục đích này.

  • Thứ hai: Phương pháp đối trị hôn trầm.

Nếu trong lúc ngồi niệm Phật bị hôn trầm, tốt hơn hết hãy đứng lên lạy Phật. Lạy Phật và kinh hành niệm Phật đối trị hôn trầm rất có hiệu quả.

Lạy Phật làm cho tinh thần tỉnh thức, trong lúc lạy Phật, điểm đặc biệt cần lưu ý là lạy Phật để sám hối. Bởi vì nghiệp chướng, tập khí của chúng ta rất là nặng nề, cho nên trong niệm Phật đường nhất là người sơ học, nếu mỗi ngày đạt tiêu chuẩn trên 300 lạy là rất tốt, rất có lợi.

Chúng ta thường nghe trong Đại Thừa Kinh Điển nói rằng: Tu hành trong thời mạt pháp, niệm Phật là pháp môn thù thắng nhất. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, đó không phải là bản ý của Ngài, chỉ vì ứng cơ thuyết pháp để dẫn độ chúng sanh mà thôi.

Đại lão hoà thượng Tịnh Không Khai Thị

Nguồn tin: (Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo và thế tục, Nxb. Từ Thư Thượng Hải, tr.181-184)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây