Làm thế nào để kiểm soát Cơn Giận: 7 Mẹo để giữ bình tĩnh

Thứ ba - 19/07/2016 06:32 - Đã xem: 3296
Bạn có để cho bản thân nổi giận trong ngày hôm nay?
Hãy mường tượng hình ảnh này: bạn thức dậy vào buổi sáng và để cơn giận tuôn trào. Vì thế, bạn đã bỏ việc chạy bộ buổi sáng (điều này làm bạn thêm khó chịu). Đến lúc ăn sáng, người nấu bếp cho bạn không xuất hiện. Bạn vội vã đi làm mà chưa ăn uống đầy đủ (càng bực mình hơn). Bạn có một cuộc họp vào lúc 10:00 sáng nhưng lại bị kẹt xe hàng giờ (bực mình biến thành nóng giận). Rồi bạn cũng đến nơi nhưng buổi họp lại không theo như kế hoạch đã định (cơn giận tăng lên). Bạn có một cuộc tranh luận dài với một đồng nghiệp (bạn sắp lớn tiếng). Bạn đặt một bữa ăn trưa ngon lành để tâm trạng tốt hơn, nhưng nhà hàng lại giao nhầm món cho bạn (sự tức giận lên đến đỉnh điểm). Sau giờ làm việc, bạn lại bị kẹt xe khi rời công sở đi dự tiệc tối của 1 người bạn thân (bạn sắp bùng nổ và muốn chửi rủa tất thảy mọi người).

Theo tác giả Ronald T. Potter-Efron và Patricia S. Potter-Efron trong quyển “Hãy để cơn giận qua đi”

Nguồn cơn của sự tức giận là bất cứ việc gì có thể khiến bạn không hài lòng và nổi xung lên.

Chúng ta luôn tìm kiếm sự bình an nội tâm nhưng thực tế là chỉ mất vài giây để chúng ta nổi giận lên vì một việc gì đó. Điều này không chỉ xảy ra một lần rồi thôi, mà là xảy ra khá nhiều hàng ngày trong cuộc sống hối hả nơi thành thị. Chúng ta thường xuyên tức giận hay khó chịu về nhiều thứ - giao thông, thời tiết, chính phủ, các việc hàng ngày, việc làm nơi công sở, trọng lượng của bạn, cuộc họp thiếu mục tiêu, cuộc chiến với một người bạn, hoặc các bác tài tính lố tiền xe… Thật là không có thời gian nghỉ ngơi.

Tức giận, cảm xúc không ổn định, là những trải nghiệm không thú vị nhưng thực ra đó là cách quan trọng để bạn biểu hiện cảm xúc. Vì vậy, không có vấn đề gì khi bạn nổi giận hay biểu hiện cho người khác biết bạn đang cảm thấy thế nào. Tuy nhiên tức giận thường xuyên hay quá mức sẽ gây hậu quả cho sức khỏe, ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, mức độ lo âu căng thẳng…, vv; và ảnh hưởng đến mối quan hệ với những người gần gũi thân thuộc khi bạn làm tổn thương tình cảm của họ.

Các tác động của sự tức giận quá mức

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Pittsburg, những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo âu và trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của tim mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. Căng thẳng liên tục sẽ gợi lên những cảm xúc tiêu cực, từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch, làm tăng tiền tố kích thích trong cơ thể.

Trong quyển Vượt qua sự giận dữ: sách hướng dẫn cho quý ông: Làm thế nào giải thoát chính bạn khỏi cơn giận và Nhận nhiều hơn từ cuộc sống, tác giả Thomas J. Harbin nói: "Nghiên cứu cho thấy tâm trạng thù hằn càng cao sẽ càng dễ dẫn đến bệnh loét, bệnh tim và các bệnh lý khác. Giận dữ quá sẽ khiến người khác tránh xa bạn, phá hoại hôn nhân, ngăn cản bạn thăng tiến trong công việc, kéo bạn xuống và cản trở sự tiến bộ của bạn."

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Charles Spielberger, đã thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến sự tức giận, lo lắng và trầm cảm, đã phát triển “thang trạng thái/ khuynh hướng nóng giận”. Ông chỉ ra trạng thái nóng giận là cảm xúc tạm thời và bản tính nóng giận là khuynh hướng cư xử nóng nảy trước mọi tình huống. Thực tế là cảm xúc của mỗi người đều khác nhau và tùy thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề của họ. Một số người “có cái đầu nóng” so với những người khác, và như vậy, anh ta dễ gặp rắc rối khi giải quyết vấn đề. Tất cả chúng ta nổi giận cả khi có ý thức và trong vô thức.

Làm thế nào để hạn chế cơn giận

Sau đây là một số mẹo có thể giúp bạn

1. Giải quyết vấn đề

Như khi người ta nói, nếu nghi ngờ việc gì, hãy bắt tay giải quyết điều đó. Hoạt động thể chất là một trong những cách tốt nhất để giải tỏa suy nghĩ tiêu cực. Khi tâm trí của bạn phủ bóng mây tiêu cực, hãy tập các bài tập, kể cả một số bài tập cơ bản như duỗi cơ (stretching) Điều này sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và giải phóng tâm trí của bạn. Khi đến phòng tập thể dục (gym), hãy cố gắng đốt hết năng lượng thừa nhưng đừng làm cho bản thân mệt mỏi thêm, hoặc chỉ cần đi ra ngoài chạy bộ.

2. Biểu lộ cảm xúc của bạn

"Kềm nén sự tức giận không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta chớ ngần ngại biểu lộ cảm xúc của mình. Trong thực tế, việc biểu hiện cảm xúc có trong các hình thức nghệ thuật, khiêu vũ, động tác, hoặc các hình thức sáng tạo khác. Tức giận, khi được thể hiện một cách hiệu quả, sẽ trở nên tích cực. Hãy nhớ rằng, tức giận là bình thường, nhưng chúng ta phải chuyển chúng theo hướng tích cực, chứ không phải chỉ đơn giản là kềm nén", tiến sĩ tâm lý Roshni Sondhi, Phòng Sức Khỏe Tâm Thần, Trung Tâm chăm sóc sức khỏe Fortis; nói.

Hầu hết các chuyên gia cũng đề nghị giải quyết vấn đề và thể hiện chính mình bằng cách sử dụng từ “tôi”. Ví dụ: Tôi đang tức giận vì… Cảm xúc của tôi bị tổn thương vì những lý do đó… Điều này cũng sẽ giúp bạn không đổ lỗi hay chỉ trích người khác.

3. Hít thở sâu

Có một lý do khiến yoga giúp làm dịu tâm lý chúng ta. Tập trung vào hơi thở của chúng ta chuyển các nguồn năng lượng bên trong đi đúng hướng, do đó mang lại sự thay đổi. Savasana, còn được gọi là tư thế xác chết, được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất để hạn chế sự tức giận. Để thực hiện tư thế này, bạn cần nằm xuống sàn, hai cánh tay và chân thư giãn. Lòng bàn tay hướng lên trên và hai bàn chân mở. Sau đó nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở của bạn, khi nhịp thở ổn định, hãy thư giãn. Ngay cả khi bạn chỉ thiền định trong vài phút cũng có thể tạo ra điều kỳ diệu.

4. Đếm Đến 10

Hầu hết các chuyên gia thường khuyên đếm đến 10 trước khi bày tỏ sự tức giận của mình. “Về mặt thần kinh học, cơn giận chỉ kéo dài chưa đầy hai giây" Ronald T. Potter-Efron, đồng tác giả quyển sách Hãy để cơn giận qua đi, nói. Vì vậy, khoảng thời gian ngắn ngủi đếm đến 10 đủ để ngăn chặn sự tức giận của mình, giúp ta suy nghĩ trước khi phản ứng trong lúc cơn giận đang đỉnh điểm.

5. Sức mạnh của nước

"Tức giận như nước chảy; không có gì sai miễn là bạn để nó chảy đi. Giận ghét như nước tù đọng... " - C. JoyBell C.

Cơn giận cần phải đi ra khỏi cơ thể của bạn để bạn có thể hành động đúng. Và không có cách nào tốt hơn là sử dụng nước để hạ nhiệt. Không gì bằng lặn xuống hồ bơi và bơi nhiều vòng quanh hồ để giải phóng tất cả những căng thẳng trong tâm trí của bạn. Bên cạnh đó, việc đốt cháy calo cũng là một cách tuyệt vời để làm trẻ chính mình. Thậm chí nghe âm thanh của nước rơi hay tiếng sóng biển cũng có thể mang lại cho bạn sự bình an trong tâm hồn. Hoặc đơn giản chỉ là tắm dưới vòi sen để giảm stress và giải tỏa tâm trí của bạn. Hãy tự nhủ rằng: cứ để nó trôi đi.

6. Tạm nghỉ

"Thoát ra khỏi hoàn cảnh khiến bạn nổi giận (nếu có thể). Trong lúc căng thẳng, hoặc giây phút nóng giận hoặc là cơn giận bộc phát, tốt nhất là tạm thời bỏ đi ra ngoài. Chúng ta sẽ có đủ thời gian để bình tĩnh trở lại", Tiến sĩ Roshni Sondhi nói.

Tạm nghỉ giúp bạn nhìn lại vấn đề, có thể nhận ra sai lầm của bạn và giải quyết sự việc tốt hơn.

7. Hành động ngược lại

"Một trong những cách nhanh nhất để thay đổi cảm giác bức xúc là hành động ngược lại. Mỉm cười thay vì nhăn mặt. Nói chuyện nhẹ nhàng thay vì lớn tiếng. Hãy thư giãn thay vì căng thẳng. Buông bỏ hơn là tấn công. Đồng cảm thay cho phê phán", tác giả Matthew McKay và Peter Rogers nói trong quyển Kiểm soát cơn giận. Trong bộ phim nổi tiếng Tiếng Hindi-Munna Bhai M.B.B.S., trong đó tiến sĩ J.C. Asthana (do Boman Irani đóng) sử dụng tiếng cười như một phương tiện để giải tỏa cơn giận của mình.

Như đã đề cập trong quyển sách Dập tắt lửa giận của Sư ông Thích Nhất Hạnh, "Theo lời dạy của Đức Phật, các điều kiện cơ bản nhất cho hạnh phúc là tự do. Ở đây chúng tôi không đề cập đến tự do về mặt chính trị, mà là tự do ra khỏi sự tức giận, thất vọng, ghen tuông và si mê. Những trạng thái này được mô tả như những chất độc, một khi vẫn còn trong trái tim của chúng ta, thì không thể có hạnh phúc."

Vì vậy, đây là vấn đề thời gian. Hãy để sự tức giận của bạn trôi đi.

Tác giả bài viết: BBT Website

Nguồn tin: www.chuahoangphap.com.vn

 Tags: nổi giận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây