Tôn xưng Hòa thượng, Thượng tọa và Đại đức

Thứ năm - 06/06/2013 11:37 - Đã xem: 5526

Tôn xưng Hòa thượng, Thượng tọa và Đại đức

Tại Việt Nam ngày nay, "Hòa thượng" được xem là phẩm vị giáo phẩm cao nhất trong tổ chức Tăng già của GHPGVN...
Hỏi: Nhờ giải thích nguyên nghĩa của các cách tôn xưng "Hòa thượng", "Thượng tọa" và "Đại đức".

Đáp:

- Hòa thượng: có gốc từ Phạn ngữ: upadhyaya, Pàli: upajjhaya, tiếng Nhật là: osho; dịch âm Hán Việt là Ưu ba đà la; nguyên là cách gọi đối với các bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa di hoặc Tỳ kheo, vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư hoặc Lực sinh. Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Độ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập Tăng già, đó là Hòa thượng và A xà lê (hoặc Giáo thọ, Phạn ngữ: acarya). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì giới, thực hành nghi lễ, và vị Giáo thọ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng cũng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.

Tại Đông và Nam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A xà lê. Muốn mang danh hiệu này, một vị Tăng phải đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ)... và danh hiệu này được tấn phong trong một buổi lễ long trọng của Tăng già. Danh từ này sau cũng được dùng chỉ những vị Tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu.

 
Danh hiệu "Đại Hòa thượng" cũng thường được sử dụng trong Thiền tông để chỉ những vị Thiền sư. Theo những nghi thức tụng niệm trong một Thiền viện tại Nhật Bản, thiền sinh phải tưởng niệm đến hệ thống truyền thừa từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến vị Lão sư (roshi) đang trụ trì và tụng danh hiệu của chư vị. Tên của chư vị thường được thêm danh hiệu (Đại Hòa thượng) phía sau để tăng thêm vẻ uy nghiêm.

Tại Việt Nam ngày nay, "Hòa thượng" được xem là phẩm vị giáo phẩm cao nhất trong tổ chức Tăng già của GHPGVN, điều kiện tấn phong được quy định trong Hiến chương của Giáo hội (đang ở giáo phẩm Thượng tọa, trên 60 tuổi đời và 40 tuổi đạo, có đạo hạnh, có công đức với đạo pháp và dân tộc...).

- Thượng tọa: có nguồn gốc Phạn ngữ: sthavira, Pàli: thera; là cách tôn xưng một vị Tăng cao tuổi đã đạt bốn tiêu chuẩn sau: 1) Đức hạnh cao; 2) Nắm vững tất cả giáo lý căn bản của đạo Phật; 3) Nắm vững các phương pháp thiền định; 4) Người đã diệt ô nhiễm, phiền não và đạt giải thoát.

Danh hiệu Thượng tọa được dùng sau này không hẳn là theo tất cả các tiêu chuẩn trên, thường chỉ để dùng cho các Tỷ kheo có danh tiếng, cao tuổi hạ.

Tại nước ta, phẩm vị "Thượng tọa" được xem là giáo phẩm sau "Hòa thượng", điều kiện để GHPGVN tấn phong cũng được quy định trong Hiến chương của Giáo hội (Tăng sĩ từ 45 tuổi đời và 25 tuổi đạo trở lên, có công đức với đạo pháp và dân tộc...).

- Đại đức: là tôn hiệu chỉ cho những vị Tăng có đạo hạnh và trí tuệ. Ở nước ta ngày nay, Đại đức chỉ cho những vị Tăng đã thọ giới Tỳ kheo.

Hòa thượng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Hòa thượng là một danh hiệu, chức danh dành cho một vị Tăng sĩ Phật giáo

Mục lục

Nghĩa gốc

Hòa thượng (zh. héshàng 和尚[上], sa. upādhyāya, pi. upajjhāya, ja. ōshō, bo. mkhan po མཁན་པོ་), dịch âm Hán-Việt là Ưu-ba-đà-la, Ô-ba-đà-na (zh. 鄔波駄耶). Hòa thượng có những nghĩa sau:

  1. Là bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa-di hoặc Tỉ-khâu, vì vậy cũng được gọi là Thân giáo sư (zh. 親教師) hoặc Lực sinh (zh. 力生). Trong thời gian đầu của Phật giáo tại Ấn Độ, người ta phân biệt hai vị thầy của một người mới nhập Tăng-già, đó là Hòa thượng và A-xà-lê (hoặc Giáo thụ, sa. ācārya, pi. ārcāriya). Hòa thượng là người dạy các đệ tử biết trì Giới, thực hành nghi lễ, và vị Giáo thụ là người giảng Pháp, ý nghĩa của kinh sách. Vì thế mà danh từ Hòa thượng đồng nghĩa với từ Luật sư hoặc Giới sư trong thời này.
  2. Vị trụ trì, Tăng sĩ Phật giáo. Ở Nhật Bản, từ nầy được phát âm theo nhiều cách khác nhau: Thiền tông gọi là ōshō, Thiên thai tông gọi là kashō, Chân ngôn tông gọi là washō.

Tại Đông Á

Tại Đông ÁNam Á, danh hiệu Hòa thượng là chức vị cao nhất mà một người tu hành có thể đạt được, cao hơn cả vị A-xà-lê. Muốn mang danh hiệu này một vị tăng phải đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ).... và danh hiệu này được ban trong một buổi lễ long trọng. Danh từ này sau cũng được dùng chỉ những vị tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu.

Danh hiệu "Đại Hòa thượng" cũng thường được sử dụng trong Thiền tông để chỉ những vị Thiền sư. Theo những nghi thức tụng niệm trong một Thiền viện tại Nhật Bản, thiền sinh phải tưởng niệm đến hệ thống truyền thừa từ Phật Thích-ca Mâu-ni đến vị Lão sư (ja. rōshi) đang trụ trì và tụng danh hiệu của chư vị. Tên của chư vị thường được gài thêm danh hiệu "Đại Hòa thượng" phía sau để tăng thêm vẻ uy nghiêm.

Tại Việt Nam

Theo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964 qui định thì những Tăng sĩ đã thọ giới Tỳ Kheo có tuổi đời từ 20 đến 40 tuổi là Ðại Ðức, từ 40 đến 60 tuổi đời là Thượng Tọa và từ 60 tuổi đời trở lên là Hòa Thượng. Hòa Thượng là các vị đã thọ Tỳ kheo giới và có 60 tuổi đời sắp lên, trong đó có 30 tuổi hạ, và phải qua một tiến trình đề cử và suy tôn của một đại hội toàn quốc hay do giáo lệnh của Ðức Tăng thống phê chuẩn ([1]).

Hiện nay, theo quy định trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, "Được tấn phong Hòa thượng những Thượng toạ từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức với Đạo pháp và dân tộc, do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị TW thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một giáo chỉ do Đức pháp chủ ban hành" ([2]).

Bên cạnh đó, danh hiệu "Đại lão Hòa thượng" được dùng để gọi những vị Hòa thượng có tuổi đạo từ 60 năm trở lên tính theo hạ lạp, thông thường là 80 tuổi đời trở lên.

Tham khảo

  • Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây