Làm Thế Nào Biết Mình Thật Có Tín Nguyện Hạnh?

Thứ năm - 05/09/2013 08:32 - Đã xem: 9532

Làm Thế Nào Biết Mình Thật Có Tín Nguyện Hạnh?

Trong phần trước tôi đã trình bày với các đồng tu, trong tất cả các pháp môn quý vị mà nhận biết pháp môn này, có thể tuyển chọn pháp môn này. Đây chính là cách tuyển chọn trí huệ cao nhất.
Cho thấy cái trí huệ này trong pháp môn Tịnh Tông rất là quan trọng, vừa mở đầu thì Đại Sư Ngẫu Ích nói với chúng ta rằng Tín Nguyện là huệ hạnh, đây là nói trí huệ. Người niệm Phật rất là có phước. Phước huệ song tu. Vây có được vãng sanh hay không? Đây là một vấn đề hiện tại, là vấn đề hiện tại của chúng ta rất nghiêm túc, có được vãng sanh hay không là quyền quyết định ở nơi chính mình, không phải ở nơi người khác, cũng không phải ở nơi Phật, Bồ Tát. Đại Sư Ngẫu Ích nói rất đúng tự hỏi mình có tín và nguyện hay không? Nếu quý vị thật tin thật nguyện muốn đi. Vậy thì quý vị đã hội đủ điều kiện rồi. Quý vị nhất định được vãng sanh. Nếu quý vị không phải thật tin thật nguyện thì chắc chắn không có phần vãng sanh. Cho nên phải thật sự tin tưởng, thật sự nguyện muốn đi. Cũng có nhiều vị đồng tu nói rằng tôi thật sư tin tưởng, tôi thật sự nguyện muốn đi. Tại sao công phu niệm Phật của tôi vẫn không đắc lực, đến bây giờ vẫn còn chưa có tin tức gì được vãng sanh, tiền đồ vẫn còn rất mờ xa. Cái vấn đề này cũng phải tự mình bình tĩnh mà suy xét. Lòng tin của quý vị có phải là thật tin hay không? Trong miệng thì nói được một cách quyết định tôi tin tôi nguyện nhưng trong tâm thì không muốn đi. Nếu nói ngày mai thì đi vãng sanh thì quý vị sẽ sợ chết không muốn đi. Ngày mai thì phải chết, không được, tôi không muốn đi. Cho thấy lòng tin và nguyện của quý vị đều là giả dối, đều không phải thật. Nếu là thật tin. Khi nghe ngày mai đi vãng sanh thì quý vị sẽ rất vui mừng thì làm so có lo ngại, làm sao có sợ chết. Cho nên tự mình phải bình tĩnh suy xét trong miệng chúng ta thì nói quyết định như vậy nhưng trong lòng tin và nguyện đều là giả. Chịu không nổi sự thử thách. Đây chính là nguyên nhân công phu niệm Phật của quý vị không đắc lực, đây cũng là cầu sanh Tịnh Độ tiền đồ vẫn còn rất mờ xa, nhân tố ở tại chỗ này. Vì sao lại có tình hình này? Những người có tình hình này rất nhiều rất nhiều. Nếu mà truy tìm nguyên nhân đó đều là do phiền não tập khí huân tu huân tập từ vô thỉ kiếp cho đến ngày nay. Cũng tức là tham sân si mạn. Chúng ta đối với thế gian này, đối với mọi người, mọi việc, mọi vật đều là có lòng tham, đều là có lòng lưu luyến, đều là không xả được, đều là không buông bỏ được. Tuy có niệm Phật cũng không được vãng sanh. Cho dù nguyện lực của A Di Đà Phật có lớn đi nữa cũng không có biện pháp giúp cho quý vị sanh về Cực Lạc Thế Giới. Tuy rằng trong miệng quý vị nói rất muốn đi, đó chỉ là trong tâm đột nhiên cũng muốn đi. Thật ra trong lòng tham ái vẫn còn rất nặng. Đúng như Phật tại trong kinh nói “Tất cả chúng sanh lòng tham ái không nặng thì không sanh vào cõi ta bà”. Vì sao quý vị lại ở cõi ta bà này tạo lục đạo luân hồi. Vì tình cảm quá nặng. Trong cái tình cảm này bao gồm đối với mọi người, mọi việc, mọi vật. Nếu không đoạn trừ được cái tình cảm này thì sẽ chướng ngại việc vãng sanh. Tức là tín và nguyện không được chân thật.

Khi vọng tưởng của chúng ta nổi dậy thì phiền não nổi dậy. Phiền não tức là tham, sân, si, mạn. Những ý niệm này vừa nổi dậy thì liền niệm A DI ĐÀ PHẬT tức là hàng phục được tham sân si mạn. Trong kinh Kim Cang có nói nên hàng phục cái tâm như thế nào? Chúng ta niệm một câu A DI ĐÀ PHẬT này thì có thể hàng phục được vọng tưởng phiền não khiến cho nó không khởi tác dụng thì đây gọi là có công phu. Nếu chúng ta suốt ngày đến tối niệm Phật cho dù một ngày niệm một trăm ngàn tiếng Phật hiệu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật mà trong tâm vẫn còn nổi dậy vọng tưởng, vẫn còn nổi dậy tham, sân, si, mạn. Cách niệm Phật như vậy cũng vô ích. Vì không hàng phục được phiền não vẫn còn ở trong lục đạo luân hồi. Đúng như cổ đại đức có nói “hét bể cổ họng cũng uổng công”. Công phu của quý vị không đắc lực thì không hàng phục được phiền não.

Tu học pháp môn này thì tín và nguyện là mục tiêu, là phương hướng. Trì danh là chánh tu. Hay nói cách khác pháp môn niệm Phật này trong phần trước tôi đã trình bày rất rõ ràng, niệm Phật là niệm từ trong tâm không phải miệng niệm. Trong tâm thật có Phật thì gọi là niệm Phật. “Hữu khẩu vô tâm” thì không gọi là niệm Phật. “Hữu tâm vô khẩu” tuy miệng không niệm nhưng trong tâm có niệm Phật. Chữ “NIỆM” này là “kim tâm” tức là “hiện tại tâm”. Hiện tại trong tâm thật có Phật, đã có Phật thì đương nhiên không có vọng niệm, thì không có vọng tưởng, đây là đạo lý nhất định. Nếu quý vị có vọng tưởng, có tạp niệm thì không có Phật. Cho nên phải biết cách niệm như thế nào thì mới gọi là chánh tu.

Hòa Thượng Tịnh Không khai thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây