Mời xem kinh văn: “Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố, không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới”.
Phần 2 Tông chỉ tu học quan trọng nhất của bản kinh chính là đoạn thứ nhất của kinh văn: “Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Phía trước đã giới thiệu sơ lược qua năm uẩn rồi. Sắc uẩn đã bao gồm mọi hiện tượng vật chất. Tinh thần đối lập với vật chất, phương diện này tổng cộng có bốn uẩn là thọ, tưởng, hành, thức. Bốn loại này cũng là pháp do nhân duyên sanh. Trong kinh đại thừa thường nói: “Tánh không duyên khởi”, phàm là pháp do nhân duyên sanh đều không có tự thể. Đây là quan sát đến tướng chân thực của hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Tướng chân thực là tướng không. Trong tiểu chú đã giới thiệu đơn giản nghĩa không này có bốn loại.
Chào quí vị đồng tu! Hôm nay chúng ta có cơ duyên tốt như vậy để cùng nghiên cứu học tập Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đối với quí vị tại Học Hội Tịnh Tông Hoa Kỳ. Chúng ta biết đại đức xưa thường nói: “biển Phật pháp, người tin là có thể vào, người trí là có thể độ”. Thế Tôn cả đời dạy học, tức là giảng kinh nói pháp, tất cả kinh điển đã nói trong 49 năm thì thời gian giảng Bát Nhã chiếm nhiều nhất, số lượng cũng nhiều nhất. Từ đó cho thấy, giáo dục Phật pháp là lấy trí tuệ Bát Nhã làm chủ. Thường hay có một số người tu pháp môn Tịnh Độ ngộ nhận, người tu Tịnh Độ hay lơ là trí tuệ Bát Nhã, cách nhìn như vậy là không đúng. Chúng ta thấy trong Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì tuyên dương pháp môn này mới đặc biệt gọi tôn giả Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất ra nói với ông. Trong chúng Bồ Tát, chúng ta nhìn thấy Đại Sĩ Văn Thù trí tuệ đệ nhất, làm thượng thủ đứng đầu trong chúng Bồ Tát của Kinh A Di Đà. Từ đó cho thấy, nếu như không phải đại trí chân thật thì rất khó tiếp nhận pháp môn này. Vì thế, câu nói “người trí là có thể độ” đối với Tịnh Độ là câu nói vô cùng xác đáng.
Pháp môn Một Đời Thành Phật ( Trích từ Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác) Người giảng: Lão Hoà Thượng Tịnh Không. Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Đệ tử của Phật phải biết “trụ Phật sở trụ, hành Phật sở hành”, cái Trụ và hành này trên thực tế chính là áp dụng tâm Bồ Đề, bạn xem trên kinh Đại thừa, bổn kinh này là kinh Đại thừa, bổn kinh dạy bảo chúng ta tu hành, quan trọng nhất chính là tám chữ “Phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”, đây là cương lĩnh tu hành của bổn kinh, tám chữ này hợp lại là viên tu viên chứng, thiên về một phía thì không được, nếu như bạn thiên ở phát tâm Bồ Đề, thì không có một lòng chuyên niệm, vậy không đúng. Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.