Chùa Khai Nguyên - Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt NamChùa Khai Nguyên, Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, Chùa Khai Nguyên, ChuaKhaiNguyen.Com, địa chỉ xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội I Địa chỉ 2; Chùa Tản Viên, chùa tản viên, tản viên sơn quốc tự, tan vien pagoda, pháp âm, chùa tản viên, tản viên sơn
CHÙA KHAI NGUYÊN
Xã Sơn Đông - TX. Sơn Tây - TP. Hà Nội
ĐỐI VỚI VIỆC TÀ CHÁNH, PHẢI QUẤY CHÚNG TA PHẢI LÀM SAO ?
Chủ nhật - 01/12/2013 05:03 - Đã xem: 3444
Chúng ta mong cầu vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham dự đại pháp hội của Phật A Mi Đà, đó là Mi Đà nguyện hải. Chúng ta cũng hiểu rõ những đạo lý này, nắm vững cương lĩnh, tu hành thế nào. Thế nhưng hiện tại chúng ta vẫn chưa đi, thân thể vẫn còn ở thế gian này, vậy phải sinh họat ra sao? phải làm việc thế nào? Làm thế nào đối nhân xử thế tiếp vật tương ưng với lý luận cảnh giới trong kinh mà không hề trái phạm?. Điều này vô cùng quan trọng. Hay nói cách khác, hiện tại chúng ta chưa đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, chúng ta phải trải qua đời sống như các thượng thiện nhân của thế giới Tây Phương Cực Lạc, như vậy mới tương ưng. Cho nên ở nơi đây, Phật dùng Bồ tát Trung Trụ để biểu thị.
Tâm chúng ta phải ở nơi trung đạo, không có tâm thiên lệch. Tất cả đều phải nắm được trung, cái trung này không thiên vào không cũng không thiên vào có, không thiên vào chánh cũng không thiên vào tà. Những chân giả, tà chánh, thiện ác, phải quấy, chúng ta đều nói hai bên. Phật dạy phải đi vào trung đạo, đó chính là biểu hiện đời sống trí tuệ cao đẳng. Phải tiếp cận chánh pháp, cũng không thể bài trừ tà pháp. Chuyển tà quay về đường chánh, đó là tạo công đức, trí tuệ. Nếu có phát tâm, tâm thừa mà sức không đủ để chuyển tà quay về đường chánh, như vậy công đức cũng đã hoàn thành, như trên kinh Lăng Nghiêm Phật nói “phát ý viên thành”, thì xem như cũng được viên mãn công đức. Cho nên phải biết dùng “Trung đạo” kết hợp đời sống tu hành “Tịnh Niệm liên tục” mà Bồ tát Đại Thế Chí đã nói. Đây là ý nghĩa mà “Trung Trụ” biểu thị.