Tịnh Tu Tiệp Yếu
淨修捷要
Cư sĩ Hạ Liên Cư soạn
夏蓮居居士著
Lời Nói Đầu
Một pháp Tịnh tông dễ hành, khó tin. Nếu chẳng nghiên cứu biển giáo, sẽ chẳng thể nào hiểu được đôi chút bến bờ. Tuy kinh Hoa Nghiêm lấy mười nguyện để dẫn về, ngài Thiên Thân dùng năm phép niệm làm cửa [để vào], kẻ học hỏi nông cạn đời Mạt Pháp chẳng dễ gì tiến nhập. Ắt cần phải đọc kỹ Đại kinh (Vô Lượng Thọ Kinh) thì mới biết đại lược cương yếu. Nhưng người tu Tịnh nghiệp hiện thời, phần lớn chỉ trì Tiểu Bổn (A Di Đà Kinh), đối với Tiểu Bổn lại chỉ trì bản Tần dịch[1].
Miệng tụng Phật danh, mắt nhìn tượng Phật, tai lại nghe tiếng chính mình, âm thanh từ lưỡi phát ra, thiền vị vui sướng tấm lòng, mũi ngửi mùi hương. Niệm Phật như thế là xoay sáu căn trở về một, làm sao loạn được?
Nếu chúng ta cho việc cầu vãng sinh là tiêu cực, là lánh xa với hiện thực thì thật ra, chúng ta đã sai lầm, đã nhìn vấn đề một cách cạn cợt. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật đặc biệt nói kinh chẳng phải là tiểu thừa, mà là kinh đại thừa.
Thứ nhất phiền não không còn. Cho dù phiền não không thể hoàn toàn hết nhưng cũng ít đi, vọng niệm ít, mọi người liền trở nên thông minh, có trí tuệ. Bạn được chuyển biến ngay tâm lý.
Đại sư Ấn quang nói: “Cầu Phật pháp trong sự cung kính là một phần lợi ích; mười phần cung kính là mười phần lợi ích”. Mọi người đều rất quen với câu nói này, nhưng rất ít người thực sự hiểu được ý nghĩa của “cung kính” và “cầu” pháp. “Cung” là “công tâm”, cùng với Phật cộng thành một tâm: hiểu rõ ý nghĩa của sự dạy dỗ của Đức Phật.