PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN TĨNH TÂM

PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN TĨNH TÂM

 06:47 17/04/2014

Mục đích tối hậu, cao quý nhất của con người là trở thành Phật. Nhưng không phải ai “kiến tánh” và toạ thiền cũng đều thành Phật cả. Song, toạ thiền của nhà Phật là con đường duy nhất để có thánh trí và có lòng từ bi. Đó là con đường của chư Phật. Giáo dục là giúp con người, dù khoa học kỹ thuật hay đạo đức, học tập và lý luận để phát triển trí thông minh, có kiến thức, có nhân cách, tự lập và phục vụ xã hội. Giáo dục là nắm giữ, tích trữ, Thiền là buông bỏ, xả ly. Phương pháp tuy có khác nhau, nhưng cùng chung một hướng là: tiến tới chân, thiện, mỹ. Nhưng cái đích của giáo dục là giúp con người trở nên có trí thức cao, có nhân cách; còn Thiền của nhà Phật lại dắt dẫn con người đến được trí tuệ tối hậu, từ bi, thành Chánh Đẳng Giác. Còn toạ thiền ứng dụng trong đời thường nhằm hình thành một thói quen tâm linh trở thành tính cách vô ý thức đã giúp hành giả có một thân xác linh hoạt, một thức điền được chuẩn bị tốt nhất để sẵn sàng lãnh nhận những thiện căn chủng tử phát triển tốt đẹp. Đối với những người Phật tử thuần thành, với các thiền sư thường xuyên quán Tứ niệm xứ, quán đến độ trở thành hiệp nhất, thì giả dụ như: “Tiếng tăm và dục tình...” chỉ còn là danh từ khái niệm, là trạng thái của một thân xác hèn kém xấu xa, một tâm thức còn nhiều mê chấp, và thật là vô nghĩa, chẳng có chi đáng đắm luyến. Như vậy, thiền vô cầu là có thể hiểu được. Nói như thế không có nghĩa là trong đời thường không thể toạ thiền. Bởi vì, đức Phật dạy: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Ngoài thế gian ra không có Phật, Phật ở ngay tại thế gian, Phật ở ngay trong ta. Ngoài ta không có giác ngộ, Thiền ở ngay trong đời thường như mặc áo, ăn cơm, cuốc vườn, trồng rau, đi, đứng, nằm, ngồi đều là Thiền cả. Buông bỏ nghĩa là hành đạo ngay trong đời thường mà vẫn xả ly, không chấp trước trên tinh thần vô ngã vị tha, xả ly tâm sai biệt, diệt trừ ác tập nhị nguyên... Như thế, thiền mới trở thành siêu việt. Đành rằng, toạ thiền là một việc khó nhưng nếu không thực hành toạ thiền thì không có kinh nghiệm trở thành tính cách vô ý thức, không những chỉ lấy đó mà thực hành mà còn cho ý chí tự thân đó là nghiệp rồi. Cho nên trong sự nghiệp giáo dục, nếu đem ứng dụng thuyết nghiệp của nhà Phật thông qua việc thực hành toạ thiền, thì sự tu dưỡng tự lực, có nghĩa là phấn đấu nỗ lực tự tâm nhằm hình thành những thiện nghiệp chủng tử như: chủ động tự nguyện, chân thật hồn nhiên, kiên trì tập trung, có phương pháp... còn có một ý nghĩa cực kỳ to lớn. Có lẽ, đó cũng là mục đích có ý nghĩa chiến lược của giáo dục. Việc toạ thiền đều đặn, đúng phương pháp, không gián đoạn, không bỏ dở và bí quyết thành công, dù chỉ 20 phút mỗi ngày cho cả cuộc đời; thì đối với học sinh, sinhviên và những người làm công việc khoa học kỹ thuật là đủ và có giá trị đích thực để chuyển hoá thân tâm. Thân xác trở nên bén nhạy, tâm thức với một thức điền đồng đẳng, trực giác, minh mẫn, thông sáng. Nắm được ý nghĩa to lớn của thuyết nghiệp trong đạo Phật và thực hành thiền quán tự nội, toạ thiền thường nhật, nếu được đem ứng dụng cho những người làm lao động trí óc là một sự nghiệp vô cùng to lớn, nhất là đối với học sinh, sinh viên và các nhà làm công việc khoa học và nghệ thuật. Nó thực sự trở thành sự nghiệp của cả một dân tộc. Toạ thiền đúng cách, vừa sức, đều đặn, không gián đoạn, không bỏ dỡ, lâu dài, nhiều tháng năm...là một hành động tốt nhất để hình thành một “định hình hoạt động tâm linh”, hướng thiện và hướng thượng; và trong phạm vi thế tục, sáng tạo và thiên tài. Như thế chưa đủ để nói lên hiệu quả vĩ đại của thiền trong giáo dục hay sao?

Những hình ảnh cuối - ngày thứ 3 Pháp hội Cầu An đầu năm tại Chùa Khai Nguyên

Những hình ảnh cuối - ngày thứ 3 Pháp hội Cầu An đầu năm tại Chùa Khai Nguyên

 20:21 01/03/2014

Tinh thần cầu nguyện cũng là một phương pháp tu trì của người xuất gia nói riêng hay Phật tử tại gia hòa chung. Nếu chúng ta biết cầu nguyện cho mọi người thoát khổ được vui, ai cũng biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ, sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau vì tình người trong cuộc sống. Tinh thần cầu nguyện nhằm giúp cho mọi người vững thêm niềm tin và nghị lực, vượt qua các nỗi lo âu, sợ hãi mà sống an vui, hạnh phúc. Ngoài tinh thần đó, mỗi người con Phật đều là một vị Bồ tát với lời phát nguyện trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh, và cuối cùng là hồi hướng công đức để ai cũng được thành Phật. Đó là điểm ưu việt của người tu theo con đường Bồ Tát vì lợi ích cho nhiều người.Thực ra, tinh thần cầu nguyện : cầu an, cầu siêu, cầu sám hối của đạo Phật được chư Tổ phương tiện lập ra dần đưa mọi người tới cái lý nhân quả, tin sâu nhân quả và từ đó biết tu sửa trong chính những suy nghĩ, những lời nói, những hành động của mình để chúng ta mỗi ngày bước đến cái đích của sự an lạc, giải thoát.

Pháp hội "Trung Phong" ngày thứ hai tại Chùa Pháp Vũ

Pháp hội "Trung Phong" ngày thứ hai tại Chùa Pháp Vũ

 18:26 31/12/2013

Sau thành công viên mãn của lễ khánh thành nhà thờ Tổ, nhà thờ mẫu. Đặc biệt sau khi tham dự Đại lễ "Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm" ngày thứ nhất, bà con nhân dân và quý liên hữu Phật tử thập phương đã cảm nhận được sự vi diệu của Phật Pháp, sự an lạc trong tâm hồn của chính bản thân mỗi người. Sang ngày thứ hai và cũng là ngày cuối cùng của Pháp hội, đông đảo bà con nhân dân, Phật tử thập phương, đặc biệt các cháu học sinh, sinh viên đã đến tham dự Pháp hội ngay từ sáng để được nghe bài Pháp thoại hết sức quý báu của ĐĐ Thích Đạo Thịnh - Vị chủ sám trong mỗi Pháp hội "Trung Phong". Đại Đức đã có những chia sẻ tâm đắc về cái duyên gặp được Pháp hội " Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm", những trăn trở được tháo gỡ của Đại Đức cũng như những trải nghiệm từ những ngày đầu sang Hồng Kông thỉnh cầu Pháp Sư - Hòa Thượng Tịnh Không ban bố và chứng minh gia hộ cho Đại Đức cùng hàng đệ tử được tổ chức Đại lễ "Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm" tại Việt Nam theo nghi thức của Đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Thế Giới; đem lại sự lợi lạc cho quần sinh. Sự lợi ích đó không những chỉ người dương đang sống như chúng ta được hưởng mà hết thảy thần thức của các hương linh, anh linh, chân linh, vong linh...trong các cảnh giới u huyền như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, atula, người, trời cũng đều được hưởng.

Đại lễ Khánh Đản Đức Phật A Mi Đà tại Chùa Khai Nguyên

Đại lễ Khánh Đản Đức Phật A Mi Đà tại Chùa Khai Nguyên

 10:55 21/12/2013

Sáng 19/12/2013 (Tức ngày 17 tháng 11 năm Quý Tỵ), không quản ngại cái giá rét của khí hậu Miền Bắc nói chung, các quý liên hữu Phật tử xa gần đã vân tập khá đông tại Niệm Phật Đường Chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội để tham dự Đại Lễ Khánh Đản Đức Từ Phụ A Mi Đà Như Lai - Vị Giáo Chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc - Điểm đến cuối cùng của những hành giả tu Tịnh Độ nói riêng, hay những người con Phật có ước nguyện sinh về nước Ngài nói chung. Tham dự và chứng minh buổi lễ có Đại Đức Thích Đạo Thịnh - Trụ trì Chùa Khai Nguyên - Chùa Tản Viên, trưởng ban tổ chức Đại Lễ. Đại Đức Kim Tuệ - Trụ trì Chùa KReng Làng Văn Hóa Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Chư Tôn Đức Tăng Ni Chùa Tản Viên - Chùa Khai Nguyên cùng đông đảo Phật tử Đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, các Quý liên hữu Phật tử xa faanf, bà con nhân dân cũng về tham dự.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây