18 TẦNG ĐỊA NGỤC - NƠI TRỪNG TRỊ KẺ GÂY NGHIỆP CHƯỚNG

18 TẦNG ĐỊA NGỤC - NƠI TRỪNG TRỊ KẺ GÂY NGHIỆP CHƯỚNG

 05:56 19/11/2018

Địa ngục hay cõi âm là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo. Đây là nơi đến của các linh hồn sau khi chết, là nơi giam giữ và trừng phạt các linh hồn tội lỗi.
Nhân quả là triết lý cơ bản của Phật giáo. Cõi Niết Bàn dành cho những linh hồn ăn ở hiền lành, luôn từ bi, cứu giúp kẻ khó. Còn 18 tầng địa ngục dành cho những linh hồn tội lỗi, ăn ở thất đức, gây nhiều nghiệp chướng

Khởi Công Xây Dựng Đại Tượng Phật A Mi Đà Vì Hòa Bình Thế Giới

Khởi Công Xây Dựng Đại Tượng Phật A Mi Đà Vì Hòa Bình Thế Giới

 19:16 29/12/2015

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm “ Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát” có đoạn đức Phật tán thán rằng “ này thiện nam tử, trên đời có hai hạng người hy hữu như cánh hoa Ưu Đàm. Một là những người biết kiến tạo cái mới. Hai là người biết tu sửa cái cũ.” Lời tán dương khen ngợi ấy của đức Thế Tôn chính là động lực lớn lao để quý Tăng Ni cùng Phật tử thập phương và nhân dân địa phương trong mười năm qua đã đem hết tâm huyết của mình để xây dựng nên ngôi Đại Hùng Bảo Điện và cảnh quan của chùa được như ngày hôm nay được như ngày hôm nay.

Lễ vía Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát 19 tháng 02

Lễ vía Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát 19 tháng 02

 04:32 20/03/2014

Trong Kinh Đại bi Tâm Đà Ra Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài Anan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sinh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Mi Đà ở Tây phương Cực Lạc. Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ tát khác và Phật A Mi Đà, trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Mi Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Mi Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Quán Thế Âm Bồ Tát được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát, ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sinh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm nghìn vạn ức chúng sinh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát. Cũng theo kinh này thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 ứng hóa hiện thân là thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang. Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh: Dương Liễu Quán Âm, Long Đầu Quán Âm, Trì Kinh Quán Âm, Viên Quang Quán Âm, Du Hý Quán Âm, Bạch Y Quán Âm, Liên Ngọa Quán Âm, Lang Kiến Quán Âm, Thí Dược Quán Âm, Ngư Lam Quán Âm, Đức Vương Quán Âm, Thủy Nguyệt Quán Âm, Nhất Diệp Quán Âm, Thanh Cảnh Quán Âm, Uy Đức Quán Âm, Diên Mạng Quán Âm, Chúng Bảo Quán Âm, Nham Hộ Quán Âm, Năng Tĩnh Quán Âm, A Nậu Quán Âm, Vô Úy Quán Âm, Diệp Y Quán Âm, Lưu Ly Quán Âm, Đa La Quán Âm, Cáp Lỵ Quán Âm, Lục Thời Quán Âm, Phổ Bi Quán Âm, Mã Lang Phụ Quán Âm, Hiệp Chưởng Quán Âm, Nhất Như Quán Âm, Bất Nhị Quán Âm, Trì Liên Quán Âm, Sái Thủy Quán Âm.

Hành hương về chốn tổ Trần Nhân Tông

Hành hương về chốn tổ Trần Nhân Tông

 14:12 10/12/2013

Với truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", hướng về cội nguồn của dân tộc. Nhân kỷ niệm 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn. Đại Đức Thích Đạo Thịnh, trụ trì Chùa Tản Viên, Chùa Khai Nguyên, cùng các hàng đệ tử, các Phật tử trong Đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Việt Nam, các cháu TTNPT "Hương Từ Bi" hành hương về chốn tổ Trúc Lâm Yên Tử thắp nén tâm hương thành kính tưởng nhớ tới sự nghiệp tu hành cũng như tri ân công đức của Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, trau dồi tâm Bồ Đề kiên cố cho những ngưòi con Phật đang trên con đường tu học.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây