MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

 22:59 01/04/2014

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phẩm Tỳ Lô Giá Na thứ sáu) (Phần 2) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không. Giảng tại: Hiệp hội giáo dục Phật Đà Hồng Kông Thời gian: Tháng 12 năm 2002 Chào các vị đồng tu! Chúng ta còn phải tiếp tục cùng nhau học tập. Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả. Có cần phải gần gũi vị pháp sư này không vậy? Không cần thiết, không cần thiết phải gần gũi vị pháp sư này, ta gặp ở trên mạng là rất tốt rồi. Sau này có duyên gặp mặt hay không, điều này không quan trọng. Quan trọng là ta thật sự đã học được điều gì ở nơi họ. Đích thực bớt phiền não, trí tuệ được tăng trưởng, bớt oán giận, có thể chung sống hòa mục với tất cả chúng sanh, có thể biết dùng Tứ Nhiếp Pháp để xử lý tốt tất cả các mối quan hệ với nhau, thích giúp đỡ người khác, đương nhiên cũng biết tiếp nhận sự giúp đỡ của người khác, đây đích thực là sống trong thế giới chân thiện mỹ tuệ. Cho nên ở trong gia đình có những thiết bị đơn giản này là đủ rồi, Phật pháp đã đến với gia đình bạn rồi, giáo dục thánh hiền học không khó.

10 nguyen cua Pho Hien Bo Tat

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần 1)

 22:44 01/04/2014

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN

(Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phẩm Tỳ Lô Giá Na thứ sáu)

(Phần 1)

Người giảng: Pháp sư Tịnh Không

Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật đà Hồng Kông

Thời gian: Tháng 12 năm 2002

Chào các vị đồng tu!

Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức. Cái thiện căn này trong đời này, kiếp này không khởi tác dụng. Cho nên chúng ta nhất định phải có duyên thù thắng, có thể hiểu được trọn vẹn mười cương mục này, biết áp dụng nó vào trong đời sống thường ngày thì có lợi ích công đức rất lớn, tự nhiên chúng ta sẽ thích làm, biến nó thành cương lĩnh quan trọng chỉ đạo trong đời sống chúng ta, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều tương ưng với mười hạnh nguyện, được như vậy thì tốt.

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

 00:52 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 1) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Xin chào các vị đồng tu! Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy. Thế nhưng vào lúc đó, thời gian chỉ có một tiếng rưỡi đồng hồ, không thể nào giảng giải tường tận. Về sau vào năm 1992, khi tôi đến thăm nước Mỹ, ở mỗi một thành phố, tôi đều vì mọi người giảng giải đại ý của Kinh Địa Tạng. Sau khi đến Miami, ở đó có cư sĩ Tăng Hiến Vĩ (sau này ông cũng xuất gia rồi) tiếng Anh rất tốt, năng lực thông dịch rất giỏi, vào lúc đó cũng có một số người ngọai quốc đến nghe, tôi xem thấy tình hình của hiện trường liền đổi ngay đề giảng, không giảng giải Kinh Địa Tạng mà giảng giải về Nhận Thức Phật Giáo này. Tôi nhớ lại thính chúng ở Miami so với hiện trường hiện tại này của chúng ta, số lượng chỉ bằng phân nửa, thế nhưng ảnh hưởng của một tuần giảng giải đó rất lớn, băng thu âm những buổi giảng đó sau này được mang ra viết lại thành một quyển sách lưu truyền khắp thế giới, số lượng in ra cũng rất nhiều, tôi nghĩ các vị đều đã xem qua.

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 1)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 1)

 10:27 31/03/2014

Chào quí vị đồng tu! Hôm nay chúng ta có cơ duyên tốt như vậy để cùng nghiên cứu học tập Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đối với quí vị tại Học Hội Tịnh Tông Hoa Kỳ. Chúng ta biết đại đức xưa thường nói: “biển Phật pháp, người tin là có thể vào, người trí là có thể độ”. Thế Tôn cả đời dạy học, tức là giảng kinh nói pháp, tất cả kinh điển đã nói trong 49 năm thì thời gian giảng Bát Nhã chiếm nhiều nhất, số lượng cũng nhiều nhất. Từ đó cho thấy, giáo dục Phật pháp là lấy trí tuệ Bát Nhã làm chủ. Thường hay có một số người tu pháp môn Tịnh Độ ngộ nhận, người tu Tịnh Độ hay lơ là trí tuệ Bát Nhã, cách nhìn như vậy là không đúng. Chúng ta thấy trong Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì tuyên dương pháp môn này mới đặc biệt gọi tôn giả Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất ra nói với ông. Trong chúng Bồ Tát, chúng ta nhìn thấy Đại Sĩ Văn Thù trí tuệ đệ nhất, làm thượng thủ đứng đầu trong chúng Bồ Tát của Kinh A Di Đà. Từ đó cho thấy, nếu như không phải đại trí chân thật thì rất khó tiếp nhận pháp môn này. Vì thế, câu nói “người trí là có thể độ” đối với Tịnh Độ là câu nói vô cùng xác đáng.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây