Vì Sao Thời Nay Người Tu Phật Nên Chọn Pháp Tịnh Độ?

Vì Sao Thời Nay Người Tu Phật Nên Chọn Pháp Tịnh Độ?

 21:32 04/08/2015

Phật pháp chia ra làm ba thời kỳ: lúc Phật còn tại thế cho đến một ngàn năm sau Phật nhập diệt là thời kỳ chánh pháp, thính chúng trực tiếp nghe Phật và các vị Bồ Tát, A La Hán thuyết giảng, tự quán sát tu tập, vạn người tu đạo, vạn người chứng đạo. Sau một ngàn năm Phật nhập diệt, Tăng đoàn đại đệ tử toàn là những vị Bồ Tát, A La Hán truyền bá Phật pháp, hướng dẫn mọi người tu học, do ảnh hưởng tu tập của các vị Thánh Tăng, nên hàng đệ tử đối với sự chứng ngộ giải thoát có phần dễ dàng, trăm người tu năm bảy chục người chứng đạo; thời gian này cũng kéo dài cả ngàn năm sau thời chánh pháp được gọi là thời tượng pháp, từ năm Phật lịch 1000 đến năm 2000( Tây Lịch 500 – 1500). Thời kỳ mạt pháp bắt đầu từ Phật Lịch 2001 (DL1501) đến 10,000 năm sau. Hiện tại chúng ta đã ở thời kỳ mạt pháp khoảng 500 năm, nên biết rằng chỉ nương theo pháp môn niệm Phật mà thoát sanh tử, ngoài ra tu các pháp môn khác cũng tốt nhưng vạn người tu khó có được vài người chứng đạo giải thoát. Pháp môn tu cũng phải tùy thời tùy cơ phù hợp với điều kiện và phương tiện cho người tu; vì xã hội hiện tại cơ khí quá nhiều nên con người cũng trở thành quá cơ tâm; do đó chỉ y lục tự Nam Mô A Mi Đà Phật mới tiêu trừ được cơ tâm mà đưa người về nơi cõi Tịch Quang Tịnh Độ.

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

 01:04 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần cuối) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Phật tự chính là một bộ phận giáo dục của Phật giáo. Sau đời hậu Hán thì Trung Quốc có hai loại giáo dục then chốt. Giáo dục của nhà Nho là quốc gia chọn lấy Khổng Tử làm chủ đạo, trong sáu bộ dưới Thủ Tướng có một bộ gọi là Lễ Bộ. Lễ Bộ là Bộ Giáo dục của quốc gia, còn Tự là do Hoàng Đế trực tiếp quản lý. Dưới Hoàng Đế có 9 Tự, Tự quan lớn gọi là Khanh, cửu Khanh. Sau khi Phật giáo đến Trung Quốc, lúc đó có Hồng Lô Tự tiếp đãi khách đến từ nước ngoài (Hồng Lô Tự tương đương với Bộ Ngoại giao ngày nay), về sau Trung Quốc chúng ta muốn để họ thường lưu lại Trung Quốc, không để cho họ đi, vậy thì phải là thế nào? Hồng Lô Tự không thể tiếp đãi dài lâu, nên liền xây dựng một Tự khác, thế là dưới Hoàng Đế liền biến thành mười Tự. Vậy thì Tự này tên gọi là gì? Lúc đó Ngựa trắng kéo kinh Phật tượng Phật từ Tây vực đến Trung Quốc, bạn từ nơi đây có thể thấy được hậu đạo của lòng người Trung Quốc. Công lao của Ngựa trắng chúng ta không thể nào quên ân nó, nên Tự này liền được đặt tên là Bạch Mã Tự. Đây là Phật Tự thứ nhất của Trung Quốc.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây