Đọc sách ngàn lần - Tập 1

Thứ sáu - 06/07/2018 10:56 - Đã xem: 2331

CÔNG PHU CỦA TRẺ NHỎ TỪ TƯ THẾ ĐỌC SÁCH MÀ BẮT ĐẦU

Giáo viên: Xin kính chào thầy!

Thầy Trần: Xin chào mọi người!

Gần đây sư phụ ngài đã có một bài khai thị rất quan trọng liên quan đến vấn đề tu học văn hóa truyền thống có đề mục là “Học Tập Văn Hóa Truyền Thống Như Thế Nào?”. Sư phụ Ngài giảng trong sáu tiếng đồng hồ, chia thành ba tập. Chúng ta xem xong mà thọ giáo được rất nhiều. Ở trong tiết mục này, sư phụ đã có một sự chỉ dạy vô cùng quan trọng, đầu tiên là nêu ra vấn đề: “Vì sao phải học tập văn hóa truyền thống?”. Các cô xem, các cô đều là giáo viên chủ nhiệm, học trò trong trường văn hóa truyền thống rất nhiều, từ mọi miền đất nước, các cô là những người hứng mũi chịu sào, [thế nên] có một vấn đề được nêu lên là vì sao các cô phải học, vì sao phải dạy?

Đọc sách ngàn lần - Tập 1
Đọc sách ngàn lần - Tập 1

 

Sư phụ đã giảng vô cùng rõ ràng, đọc sách chí tại Thánh Hiền, cũng chính là nói, không phải đến để học tri thức, mà là đến để thay da đổi thịt, đến để thành tựu một nhân tài cho đất nước, cho dân tộc. Tiêu chuẩn là gì? Thấp nhất cũng là một người quân tử, còn cao hơn thì là Hiền nhân, Thánh nhân. Dạy xong rồi, học xong rồi mà đứa trẻ này không thành quân tử, không thành Hiền nhân, không thành Thánh nhân, thì giáo dục đã thất bại. Sư phụ Ngài đã nói với chúng ta phương hướng và mục tiêu của giáo dục. Đây không phải là tự sư phụ nói, mà chúng ta từ xưa đến nay xem trọng giáo dục. Chuyên gia học giả trên toàn thế giới đều công nhận, trong phương diện giáo dục của chúng ta, không chỉ là kinh nghiệm của bốn - năm ngàn năm, mà nguyên lý, phương pháp, minh chứng, thành quả đều được ghi chép ở trong các điển tịch, trong các sách sử của chúng ta, cả thế giới chỉ còn lại nền văn hóa này. Chúng ta có cần phải kế thừa hay không? Muốn kế thừa thì bạn phải tạo ra được thành quả, bạn phải bồi dưỡng ra người quân tử, Hiền nhân, Thánh nhân. Không bồi dưỡng ra được thì bạn không kế thừa được gì, những quyển sách ấy đặt ở đây không có tác dụng gì, sau cùng vẫn là đoạn diệt. Thế nào gọi là truyền thừa? Là phải bồi dưỡng đào tạo ra người như vậy. Do đó, mọi người chúng ta nhất định phải nên biết mục tiêu và phương hướng của việc học tập và dạy học. Trở thành Thánh nhân, Hiền nhân, quân tử thì không phải là người tầm thường chút nào. Đức hạnh, học vấn và năng lực của họ, người khác không thể so sánh được, chân thật là không chỉ có thể quang tông diệu tổ gia đình bạn (đây là chuyện nhỏ), đưa dân tộc hưng thịnh lên, mà còn có thể khiến cho thiên hạ thái bình, đem lại hạnh phúc chân thật. Thế nên chúng ta phải dạy dỗ cho ra nhân tài, vì “nhân tồn chính cử”, con người chỉ cần tồn tại thì người tốt sẽ tồn tại. Chính cử nghĩa là gì? là chính trị hưng vượng, thiên hạ thái bình. “Nhân vong chính tức”“nhân vong” nghĩa là gì? Con người không còn nữa, quân tử, Hiền nhân, Thánh nhân không còn nữa, mất rồi. “Chính tức” nghĩa là gì? Nghĩa là thiên hạ đại loạn. Cho nên con người là quan trọng nhất. Từ xưa đến nay, chúng ta coi trọng việc giáo dục tuyệt đối không phải là chuyện đàm huyền thuyết diệu, mà nhất định có thành quả.

Tiếp theo, sư phụ nói về phương pháp của việc dạy học. Phương pháp của việc học tập rất nhiều, các ngành các nghề mỗi mỗi đều có phương pháp. Tôi liền nghĩ từ xưa đến nay phải có sư thừa, chúng ta là người đi theo sư phụ ngài, đến học tập Nho - Thích - Đạo, sư phụ là vị đạo sư của chúng ta. Tuy rằng chúng ta tu học không ra làm sao cả, nhưng chúng ta cũng tự nhận là có sư thừa. Sư phụ Ngài đã chuẩn bị vô cùng tỉ mỉ và chu đáo, chúng ta nghe cũng hiểu rồi, còn cần Sư phụ phải mở miệng nói ra sao, các tông các phái đều nói rất nhiều, vậy phải làm sao? Đúng vậy, chúng ta đi theo sư phụ, nhìn vào sư phụ. Vậy làm như thế nào đây? Sư phụ đã nói phương pháp tốt nhất là “đọc sách nghìn lần, nghĩa kia tự hiểu”. Đúng vậy! Nghĩa kia tự thấy. Đây thật là quá hay, học trò từ từ tự mình có thể hiểu rõ được. Những lời này không phải là sư phụ nói, mà các đại đức đã truyền mấy nghìn năm nay rồi, nghìn vạn đời đều dùng phương pháp này. Bạn xem, ở trong “Tam Tự Kinh” có nói: “Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên”“quý dĩ chuyên” này chính là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Không phải là nhị môn, không phải là bát môn, mà là nhất môn thâm nhập. Ba ngày thả lưới, hai ngày treo lưới thì không được. Bởi vậy sư phụ thường nói, một người mà muốn đời này có thành tựu thì theo một vị thầy (sư thừa), học một bộ kinh. Người học Phật cũng biết bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một câu Phật hiệu, thì chắc chắn có thể thành tựu. Các bạn xem mười mấy vị tổ sư đại đức trong Tịnh Độ Tông, tổ tổ tương truyền đều là như vậy. Nho - Thích - Đạo tam giáo nhất nguyên đều thông cả. Chỉ một cách học, cũng giống như cách nói ở trên “Tam Tự Kinh”, “Đệ Tử Quy” cũng nói: “Đây chưa xong, kia chớ đọc”. Đúng vậy! Bạn không thể hôm nay đọc cái này, ngày mai đọc cái kia. Bạn phải chuyên, phải định, phải nhất. Khổng Phu Tử nói: “Đạo của ta chỉ một mà xuyên suốt hết”“Ngô sùng Chu”, tức là “ta tôn sùng Chu Công”, giống như học trò tư thục vậy, Khổng Tử ngài xem Chu công là lão sư. “Chỉ phương lập tướng”“phương” là gì? Là phương hướng; “tướng” là gì? Là hình tướng. Thánh nhân lập giáo, dạy học nhất định là khiến cho mọi người có thể nhìn thấy được rõ ràng minh bạch, sờ đến được, nhìn thấy được, không phải là tỏ ra sâu xa huyễn hoặc với bạn. Bạn gặp phải vị thầy như thế thì bạn phải hết sức cẩn thận. Sư phụ đã nói hết với chúng ta phương pháp, nguyên lý học tập văn hóa truyền thống như thế nào rồi. Ngài cũng nói rất rõ ràng phương hướng mục tiêu học tập văn hóa truyền thống là “đọc sách nghìn lần, nghĩa kia tự hiểu”.

Mời mọi người xem sư phụ nói thầy giáo ngày xưa dạy học trò như thế nào.

Hòa thượng: Ngày xưa dạy học ở tư thục, thầy dạy cho học trò chính là dạy chúng đọc, không có giảng giải. Thầy cứ dạy chúng đọc sách một ngày 8 giờ đồng hồ, không được đọc sai chữ, cũng không được đọc thiếu sót, một quyển đọc hết lần này đến lần nọ.

Thầy Trần: Sư phụ nói ngày xưa các thầy trong trường tư thục dạy học trò một ngày 8 giờ đồng hồ. Trong 8 giờ này chỉ cho chúng đọc một một kinh điển, ngày ngày đều đọc. Đây là sư phụ đã nói. Chúng tôi sau khi nghe rồi cũng có chút lặng người không nói nên lời, vì chưa thấy cách dạy như vậy. Sau đó sư phụ nói, phương pháp hay như vậy nhưng vô cùng đáng tiếc là hiện tại không tìm được người nào làm như vậy, không có người làm, hay nói cách khác là không có người nào tin. “Đọc sách nghìn lần, nghĩa kia tự hiểu”, tám chữ này nói ra mọi người đều không tin.

Sau khi tôi nghe xong thì trong lòng rất đau buồn, vì sao vậy? Chúng ta đi theo học tập Sư phụ Ngài, Sư phụ nói không có người làm, tôi cũng không có mặt mũi, tôi cũng mất mặt lắm, tôi không thể nào để cho sư phụ nói những lời này nữa. Tuy rằng học trò của sư phụ, đệ tử của sư phụ ở khắp nơi trên thế giới, số lượng không biết bao nhiêu mà kể, nhưng tôi cảm thấy tôi cũng là một người trong số họ, tôi không thể nào để cho sư phụ nói những lời này một lần nào nữa, sư phụ đã quá đau lòng. Ngụ ý sâu xa là sư phụ đã đem phương pháp hay nói cho mọi người nghe rồi nhưng không có ai tin, không có ai làm. Tôi là một người đi theo Ngài, tôi cũng thật sự cảm thấy hoang mang xấu hổ, thấy mất mặt, tôi phải làm sao đây? Tôi muốn chúng ta phải làm, cho nên tôi đem phương pháp này dạy cho các cô chủ nhiệm, để các cô đi làm. Chúng ta nhất định phải nghe lời của sư phụ. Nếu làm không tốt thì do cách làm của chúng ta có vấn đề, nguyên lý thì không sai. Nếu nguyên lý sai thì làm sao nó có thể truyền biết bao nhiêu đời nay?

Bởi vậy hôm nay chúng tôi làm một tiết mục đặc biệt này, đó là “đọc sách nghìn lần, nghĩa kia tự hiểu”. Hôm nay có rất nhiều phụ huynh, các thầy cô văn hóa truyền thống, các học trò trong nhà trường. Những đứa trẻ này không dạy được thành công, không dạy được tốt, đã bỏ lỡ rất nhiều năm rồi, đã làm ra rất nhiều lỗi. Những năm gần đây kết quả là báo hỏng, không đủ tiêu chuẩn. Thực ra đây cũng không phải là dự tính ban đầu của các thầy cô, họ cũng rất đau khổ, tìm không ra phương pháp rốt cuộc thì phải học như thế nào mới có thể khiến cho bọn trẻ thay đổi triệt để, thành quân tử, Hiền nhân, Thánh nhân. Có phương pháp học tập nào hay không?

Các vị hãy xem chúng tôi làm tiết mục đặc biệt lần này, các lớp học tập văn hóa truyền thống của họ sẽ làm thí nghiệm, tuyển chọn ra một bộ kinh điển. Tôi chọn ra cho họ sách “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” từ đầu đến cuối thời gian cũng không dài, có lẽ khoảng 10 phút. Mọi người đều đọc, một ngày đọc 8 giờ đồng hồ. Thời gian không đủ là không được, không cho đi ngủ, cũng phải đọc cho đủ, có khi còn đọc đến 9 giờ đồng hồ. Đọc khoảng ba ngày, năm ngày thì bọn trẻ liền có phản ứng, liền có hiệu quả. Sau hai tuần lễ thì hiệu quả rất rõ ràng.

Hiện tại thì đã đọc được bao nhiêu ngày rồi?

Giáo viên: Dạ là 20 ngày rồi

Thầy Trần: Vừa được 20 ngày, chúng tôi quyết định ghi hình tiết mục này. Chúng ta hãy gọi những học trò này ra đây, có em lớn có em còn nhỏ. Ba tuần là 21 ngày, 20 ngày là chưa được ba tuần. Chúng tôi mời phụ huynh, các thầy cô, các bạn học trong trường văn hóa truyền thống đến đây nghe và xem thử, đĩa phim này nhất định sẽ được lưu hành với số lượng lớn. Bạn không xem thì bạn sẽ không tin, bạn đối với sự dạy bảo của Sư phụ Ngài, đối với sự chỉ dạy của cổ Thánh tiên Hiền thật sự là không có cách cứu vãn, cho nên chúng tôi đã làm tiết mục này. Làm sao có thể chứ? Làm thế nào có thể chứ? Bạn hãy xem, bạn có thể tưởng tượng ra làm sao có thể không? Sự thay đổi này là trước giờ chưa từng có.

Hai cô giáo này làm giáo viên chủ nhiệm đã được vài năm rồi. Chúng tôi xem những quyển sách này, bao gồm từ thời Minh, thời Thanh, những tư liệu dạy học tư thục chúng tôi đều có nhưng không có nhìn thấy qua phương pháp này. Hay nói cách khác, bây giờ bạn làm được thì bạn đã vượt hơn cả tư thục từ thời nhà Minh, nhà Thanh. Chúng ta cũng biết Minh, Thanh triều đã xuất hiện biết bao nhiêu học vấn gia vĩ đại. Trong lòng chúng ta đã có cơ sở rồi, y theo phương pháp này nhất định có thể bồi dưỡng ra được nhân tài. Không bồi dưỡng ra được là do chúng ta làm chưa tốt, là do lòng tin, thành ý chúng ta chưa đủ, cũng có thể là phương pháp đã có vấn đề. Vì vậy, hôm nay chúng tôi đem tiết mục đặc biệt này cúng dường cho người trong thiên hạ. Chúng ta biết Indonesia đang làm Viện Hán Học, Malaysia cũng đang làm, Nhật Bản thì có trường tư thục Hán Học, Hàn quốc cũng có viện Hán Học, bao gồm cả viện Hán Học ở Paris, viện Hán học Cambridge ở Anh. Các nơi trên thế giới, kể cả ở trong nước như Hong Kong hiện tại cũng đang làm viện Hán Học. Những nhà Hán học trên toàn thế giới, những người có chí hướng phục hưng văn hóa truyền thống thì quá nhiều, họ cũng tha thiết ước mong, nhưng không biết lý luận và phương pháp. Bạn nói xem, nhiều học trò như vậy thì dạy như thế nào đây? Cách dạy như thế nào đều có cả.

Lần này chúng tôi làm thí nghiệm, chúng tôi chuẩn bị cho chúng đọc tiếp, qua một thời gian nữa lại ghi hình tiếp, mọi người lại nghe xem chúng đã thay đổi thêm được những gì. Đây cũng giống như là một thử nghiệm. Sau khi trở về các vị cũng có thể dựa theo phương pháp này để làm ở nhà, ở trường học hoặc ở những nơi nào thích hợp, không mất bao nhiêu thời gian thì bạn sẽ phát hiện ra bọn trẻ có sự thay đổi rất lớn. Người hiện tại nói thật lòng thì dường như không có khái niệm gì đối với quân tử, Hiền nhân, Thánh nhân. Sau này, các tiết mục trên trang mạng của chúng tôi sẽ chuyên giảng vấn đề này. Chúng ta đơn giản mà nói thì chính là người thông thường không thể so bì với chúng về đức hạnh, học vấn, năng lực. Bạn cũng không ngoài việc mong muốn con cái của mình được như vậy. Tương lai con cái của bạn trở thành các thầy Hán học, tuổi tác lớn một chút thì thành giáo sư Hán học, học giả Hán học, tuổi tác lớn hơn nữa thì thành Hán học gia. Lúc đó cả thế giới đều tranh nhau có được người này thì sinh kế của chúng, ăn mặc ở dùng của chúng căn bản là bạn không cần phải lo nữa.

Lần này cựu thủ tướng Nhật Bản - ông Hatoyama Yukio và phu nhân đến viếng thăm và nghe tôi giảng một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau khi tôi giảng xong, câu đầu tiên mà ông nói với tôi là: “Mời thầy sau này có thời gian thuận tiện hãy đến Nhật Bản giảng dạy”. Hơn nữa, họ cũng rất nhiều lần thỉnh cầu Sư phụ Ngài có thể đến Nhật Bản để giảng kinh thuyết pháp, chính là họ cần nhân tài, mọi người đều muốn có được nhân tài. Việc này quá tốt! Xa là Srilanka, gần là Malaysia, Indonesia, có nơi nào mà không phải là đang xây dựng viện Hán Học, xây dựng đại học Nho - Thích - Đạo? Nhưng mà không có thầy. Cho nên chúng ta học tập cái này, đọc sách chí tại Thánh Hiền, bồi dưỡng ra thầy cô, vậy thì trong nhà bạn đã có Thánh Hiền rồi còn gì? Quang tông diệu tổ chỉ là thứ yếu.

Hôm nay, tiết mục đặc biệt: “Đọc sách nghìn lần” này của chúng tôi bắt đầu từ bây giờ. Các vị xem, các phụ huynh và thầy cô đều rất hiếu kỳ. Đầu tiên, các cô chủ nhiệm hãy nói cụ thể là làm như thế nào.

Giáo viên: Điều đầu tiên, nơi học rất là quan trọng. Hoàn cảnh nơi mà các em đọc sách phải thật yên tĩnh, không thể có những âm thanh ồn náo. Ví dụ như bây giờ là mùa hè thì thời tiết nóng, phòng các em đọc sách nhiệt độ không thể quá nóng vì sẽ khiến người các em đầy mồ hôi, các em sẽ không an định được. Chúng tôi học ở trong lớp học, cho nên cho mở máy điều hòa nhiệt độ. Ngoài ra, mọi người không được đi qua đi lại nhiều, để cho các em có thể an định được.

Buổi sáng, chúng tôi thông thường học ba tiếng rưỡi đồng hồ, giữa tiết nghỉ năm phút. Thời gian nghỉ chủ yếu là để cho học trò có thể uống một ít nước hoặc đi vệ sinh, không được nói chuyện cũng như không được xem các loại sách khác.

Thầy Trần: Đối với vấn đề này Sư phụ Ngài đã từng nói qua, trong tám giờ đồng hồ, tốt nhất là không nên loạn động. Ví dụ như trong ba tiếng rưỡi đồng hồ buổi sáng, các cô quy định là có thể đi nhà vệ sinh, không có nghỉ ngơi, một mạch một liên tục ba tiếng rưỡi, không có thời gian để hoạt động. Hay nói cách khác, bạn đứng cũng được, ngồi cũng được, cứ ở đó mà đọc Kinh điển thì bạn sẽ định được ngay chỗ đó, nhúc nhích cũng không được. Ba tiếng rưỡi đồng hồ, có đúng không?

Giáo viên: Dạ đúng vậy! Việc này là rất quan trọng. Trong quá trình đọc sách, chúng có thể đứng đọc. Đứng mệt rồi thì có thể ngồi đọc. Còn nếu em nào buồn ngủ thì em đó sẽ quỳ đọc, quỳ ở dưới đất cũng được, quỳ ở trên bàn cũng được.

Thầy Trần: Chú ý là trong quá trình đọc Kinh điển, không thể nói tôi cứ đọc như vậy rồi lại đứng lên, đọc được một lúc lại ngồi xuống. Như vậy thì không được. Ví dụ như bộ kinh này đọc trong bảy phút. Trong bảy phút này nếu bạn không đứng để đọc thì ngồi để đọc, nếu không ngồi thì quỳ để đọc, bạn không thể đọc giữa chừng thì thay đổi tư thế.

Giáo viên: Chúng con có các đồng học đi giám sát trong lớp để xem thời gian. Giờ đầu tiên sẽ để cho mọi người đứng để đọc, giờ thứ hai sẽ để cho mọi người ngồi để đọc. Nếu như có bạn nào buồn ngủ thì sẽ có yêu cầu đặc biệt riêng với bạn đó.

Ngoài ra, khi đọc sách thì phải cầm sách lên. Cầm sách như thế nào vậy? Khi cầm sách thì phải cầm đủ xa một chút, không được để quá gần, phải xa ra một chút. Hơn nữa, các em cũng không được để ngang, cũng không được cúi xuống, đầu phải ngẩng lên giống như lúc đứng thẳng, có thể nhìn thấy được phía trước. Sau đó tay thì cầm quyển sách và dùng ngón trỏ của bàn tay chỉ lên các chữ khi đọc.

Thầy Trần: Tư thế này mọi người phải nên ghi nhớ, quyển sách phải cầm như thế này, một ngày tám giờ chỉ một tư thế này. Vì sao phải như vậy, đây chính là một loại huấn luyện có tính quy củ và cưỡng chế ở mức thấp nhất đối với một đứa trẻ. Các bạn xem, con trẻ hiện nay trong nửa phút cũng không ngồi yên được, vò đầu bứt tai, la hét chạy nhảy. Bạn nhìn xem, những đứa trẻ này vừa ngồi xuống thì giống như một bức tượng điêu khắc vậy, như như bất động. Có người hỏi là làm như vậy thì đối với con trẻ liệu có tốt hay không? Đó là nói theo kiểu người phương tây, họ không hiểu. Hiện nay, rất nhiều phụ huynh và thầy cô trong đầu đều chứa đựng những quan niệm bị tây hóa, họ lại muốn học văn hóa truyền thống nhưng không học được. Vì sao vậy? Vì hai loại quan niệm này đang xung đột với nhau. Họ nhìn thấy việc này thì họ không hiểu, họ không tiếp nhận được. Đứa trẻ này có phải là đang rất vất vả hay không? Là khổ của bao năm đèn sách. Hiện tại có đứa trẻ nào nhận được cái khổ này chứ? Ở trường chúng cõng cái cặp rất to, sách vở chất cao như núi, chúng cũng đang ở đó chịu khổ nhưng cái khổ đó là sai lầm, cái khổ đó không đáng phải khổ như vậy. Chúng tôi để cho bọn trẻ chịu cái khổ này, đây là phương pháp của người xưa truyền lại, là quy củ mà người xưa dạy. Bạn thấy nó rất là đơn giản, nhưng lại dưỡng thành cái quy củ cho bọn trẻ, bồi dưỡng tâm tánh. Sự ảnh hưởng này rất lớn. Người xưa không thể nào lại đi đày đọa con trẻ. Hiện nay một đống sách chất cao như núi vậy thì bọn trẻ phải tự sát, sống không nổi nữa, đó mới thật là hại người, chúng tôi không dạy như thế. Không được động là không được động đậy, là như như bất động. Trong “Đệ Tử Quy” cũng nói “đứng ngay thẳng”. Nếu tâm chúng mà loạn thì sao chúng có thể chánh? Chúng không thể chánh.

Nếu như có cơ hội, mọi người hãy xem đoạn phim của người Nhật Bản, hoặc là đi đến Nhật Bản xem. Chúng tôi thể hội rất sâu, người Nhật Bản bảo lưu giữ gìn rất tốt văn hóa truyền thống. Bạn xem, họ đứng là ra dáng đứng, ngồi là ra dáng ngồi, đứng có tướng đứng, ngồi có tướng của ngồi. Lần này chúng ta nhìn thấy cựu thủ tướng Hatoyama Yukio, các vị xem cách ông hành lễ với mọi người, nếu không cần thì không động, một khi động thì đều hợp với quy củ. Một người già Nhật Bản đã 67 tuổi rồi, trên người của ông vẫn toát ra cái truyền thống này. Truyền thống này học từ văn hóa truyền thống, cách cúi đầu hành lễ là của văn hóa truyền thống, đồ Ki-mo-no của họ thực tế là trang phục thời nhà Hán. Chúng ta sau khi nhìn thấy thì biết được, sự huấn luyện và giáo dục được tiếp nhận là không như nhau, từ nhỏ thì nền tảng này đã được vun bồi chắc chắn. Tư thế đọc sách này là quy củ, 80 tuổi thì vẫn là tư thế này. Nếu bạn mà hỏi họ: “Ông ơi, công phu của ông là từ đâu mà có vậy?”. Có lẽ ông sẽ nói với bạn là từ hai cô giáo chủ nhiệm. Họ cũng học với lão pháp sư. Họ nói với tôi, họ là luyện ra như vậy đó, là đồng tử công. Cho nên bạn không nên xem thường tư thế của việc “đọc sách nghìn lần”.

“Đọc sách nghìn lần” có thể nào ngả nghiêng hay không? Có thể nào dựa bên này ngả bên kia hay không? Không thể nào. Hay nói cách khác, giống như việc tĩnh tọa (chúng ta những người học Phật đều biết), ngồi xếp bằng, tay chắp lại, hai vai thả lỏng, ngồi ngay ngắn chỉnh tề, vạn duyên buông xuống, “như như bất động”, không sai chút nào. Làm gì có chuyện ngồi thiền mà ngồi ở đó xiêu qua vẹo lại. Phải “như như bất động. Mục đích là gì? Là để cho thân thể chúng ta đều có thể nhập vào trạng thái an định, không động đậy , đều được cố định rồi. Cũng giống như việc cài nút áo, nút áo đã được cài lại rồi, không động một chút nào. Hay nói cách khác, dùng tư thế này để trói nội tâm của bạn, để tâm không tán loạn khắp nơi nữa. Bạn xem, hai tay chắp lại, tâm của bạn từ từ sẽ an định trở lại. Vì vậy, không nên xem nhẹ tư thế đọc sách của học trò, đó là không thể nào xiêu vẹo ngả nghiêng được. Bạn không dạy như vậy là không được, vậy thì không phải là người trong nghề rồi.

Có người nói về thiên tánh bẩm sinh của trẻ. Những đứa trẻ này cũng có thiên tánh bẩm sinh, đó là gì vậy? Là lúc vui chơi, là lúc chơi đùa. Các vị nhìn học trò trong trường này xem, tôi nhìn thấy nụ cười của chúng rất trong sáng, hoạt bát, ngây thơ, những đứa trẻ bên ngoài không thể nào so bì được. Vì sao vậy? Vì không có sự hồn nhiên trong sáng, không có cái gọi là ánh sáng thật sự, sự khỏe mạnh thật sự, không có chuyện không vui thích. Ở đây có em đã học được bốn, năm năm. Các vị xem bọn trẻ, tuổi đi học thì đều là như vậy. Nhưng khi bạn cho chúng đọc sách thì chúng như nhập định vậy, như như bất động, trang nghiêm, nghiêm túc, thanh tịnh và uy nghi. Như vậy quá tốt. Hay nói cách khác, khi bọn trẻ nên chơi mà lại giống như tên mọt sách, tỏ ra tâm trạng đăm chiêu, không vui, bạn nhìn thấy mà không lo sợ sao? Khi cần phải đọc sách thì chúng lại hay hoay khó chịu, chúng ngồi cũng ngồi không yên. Bạn nói xem, như vậy không đáng lo sao? Trong xã hội hiện nay bọn trẻ đều là như vậy.

Như thế nào là bình thường? Bình thường chính là khi chơi đùa thì chúng chính là những đứa trẻ, khi cần phải học thì chúng an an định định. Đó chính là dáng vẻ của người đọc sách, là phần tử tiểu tri thức, như một người trưởng thành thu nhỏ vậy. Tốt, như vậy thì đúng. Phụ huynh hiện nay không có chuyên môn, họ không hiểu, họ hỏi rằng: “Các vị yêu cầu con của tôi như vậy thì chúng có chịu khổ hay không?”. Chúng có chịu nổi hay không vậy? Con cái của các vị vì sao lại dạy không được? Nguyên nhân là ở chỗ này, ngay cả tư thế đọc sách cũng không đúng. Hơn nữa, một mặt là để bảo vệ mắt của chúng, một mặt là cầu học vấn, vừa bắt đầu đọc sách thì phải có quy củ. Tôi thường hay nói với các đồng học, một mảnh giấy cũng không thể để xiên lệch. Đây là học ai vậy? Là học sư phụ. Trong “Đệ Tử Quy” nói: “Bàn học sạch, bút nghiên ngay”, đây là quy củ. Con cái của các vị trong tương lai đều có thư phòng riêng. Người có thư phòng thì có phải là người thông thường hay không? Bạn là người làm cha mẹ mà bạn không cảm thấy vui mừng hay sao? Chúng không đọc sách thì chúng cần thư phòng để làm gì? Có thư phòng riêng chứng tỏ chúng là người đọc sách. Thư phòng để lộn xộn thì không được.

Nhất định phải nên nhớ tướng do tâm sanh. Người có được sự giáo dưỡng tốt thì nhất định sẽ áp dụng “Đệ Tử Quy” vô cùng tốt. Mỗi cử chỉ động tác, bạn xem, sách bày ở trên bàn khiến người ta nhìn thấy là sinh tâm cung kính, sinh tâm hoan hỷ, sinh tâm muốn thân cận. Người ta muốn theo bạn học mà móng tay bạn cũng không chịu cắt, tóc tai rối bời, đầu tóc bù xù, móng tay thì dính đất đen xì thì không được. Có câu rằng “phải xứng đáng làm thầy của người”. Chúng ta phải bồi dưỡng chúng thành các thầy các cô tương lai, thì những đứa trẻ này phải luyện công phu bằng cách như vậy. Bọn trẻ thông thường thì làm không được. Chúng không làm được thì phải làm thế nào? Các vị xem, các đồng học đi tuần của chúng tôi đều cầm cây thước bảng, vừa động một cái là chúng liền biết phải ngồi thẳng lên, không thể nào cong lưng, không thể nào ngả nghiêng ngả ngửa. Nếu như vậy thì có lợi ích gì chứ? Chỉ cần duy trì như vậy hơn nửa năm đến một năm thì bạn bảo những đứa trẻ này ngồi nghiêng chúng cũng không quen, chúng tự sẽ ngồi thẳng.

Giáo viên: Đọc được đến ngày thứ 20 thì chúng cảm thấy nếu như khi ngủ mà không nằm tư thế kiết tường thì có chút khó chịu.

Thầy Trần: Là ngủ không được à?

Giáo viên: Đúng vậy. Ngủ cũng phải nằm cho ngay, nếu không thì cũng cảm thấy có gì đó không đúng.

Thầy Trần: Đúng vậy. Như vậy các vị hiểu được người tốt là do dạy mà ra; Quân tử, Hiền nhân, Thánh nhân đều là do dạy mà ra. Vấn đề là bạn có biết dạy hay không, xem bạn dạy như thế nào. Ở những trường văn hóa truyền thống như thế này các vị nhất định không thể xem thường tư thế chúng đọc sách, viết chữ, cử chỉ đi đứng nằm ngồi. Nhất định đứng phải cho ra đứng, ngồi cho ra ngồi. Nếu không thì “Đệ Tử Quy” cũng chỉ là nói suông. Chúng tôi nói nhiều lời như vậy cũng đều là về dáng vẻ của con người. Những dáng vẻ này, chúng tôi xin nói với mọi người, cũng giống như cái thước đo vậy, cao hơn một chút cũng không được, mà thấp hơn một chút cũng không được. Thật sự là có một số thầy cô và phụ huynh còn hồ đồ, nói việc đó có trói buộc quá hay không? Họ đều là dùng cách nghĩ riêng của mình mà nghĩ, hoặc là dùng cách nghĩ của phương tây để nghĩ, họ không biết đây gọi là tu thân. Trẻ nhỏ làm việc cử chỉ tay chân đều có chừng mực, tương lai tâm của chúng cũng sẽ có chừng mực, nói năng làm việc, đối người tiếp vật chúng đều có chừng mực. Đây là giáo dục sự chừng mực. Hơn nữa là những đứa trẻ này ngồi ở đâu, đứng ở đâu đều không giống với người khác, người khác sẽ ngước nhìn. Chúng ta không phải là vì điều này, nhưng thông qua việc này có thể dò xét được thành quả của việc dạy học. Học trò mà các vị dạy thật sự là có khác. Do đó, nhất định phải hiểu rõ những ngôn từ động tác này, thậm chí là việc buộc dây giày, cài chiếc nút, những thói quen trong cuộc sống đều là dùng để thâu liễm (ước thúc) nội tâm của chúng. Mọi người phải nghe cho hiểu việc này.

Tương lai chúng tôi sẽ có một tiết mục có tên là “Dưỡng Chánh Di Quy”, là một buổi học quan trọng nhất ở trong giáo dục tư thục truyền thống. Bây giờ đã hết giờ rồi. Chúng tôi sẽ ghi hình buổi học này để nói về quy củ. Nhất định phải biết, nếu như con trẻ từ nhỏ mà động tác đi đứng nằm ngồi có quy củ, thì nội tâm của chúng sẽ có quy củ, có chừng mực, có tiêu chuẩn. Cách dạy chính là như vậy.

Giáo viên: Rất nhiều phụ huynh có lẽ sẽ lo lắng, giống như vừa lúc nãy thầy đã nói, bọn trẻ cầm sách thời gian dài như vậy có mệt hay không? Việc này thì xin các vị phụ huynh hãy yên tâm, bởi vì sau khi bọn trẻ đã an định đọc sách, không cần quá nhiều thời gian, chỉ năm - sáu ngày thì chúng tự mình cảm thấy dường như đã quên là trong tay mình đang cầm quyển sách, cũng quên luôn là cánh tay mình có mỏi hay không; sáu căn của chúng, toàn bộ thân tâm đều nhiếp vào trong quyển kinh sách mà chúng đang đọc. Có rất nhiều bạn học nói là dường như không biết là có người đang ở bên cạnh, cảm thấy xung quanh như không có ai, dường như là chỉ có một mình mình thôi, cứ ở đó mà đọc sách,

Thầy Trần: Đó gọi là đã nhập cảnh giới rồi. Cảnh giới này thật tuyệt vời, thật là quá hay, cho nên nhất định phải nên biết làm thế nào để dạy con trẻ đọc sách. Trước tiên từ phương diện oai nghi phải có quy củ.

Giáo viên: Ngoài ra, đối với một số trẻ như trẻ nhỏ ba – bốn tuổi, vì chúng còn hơi nhỏ nên khi chúng đọc sách thì có thể dùng một chồng sách để kê ở phía sau, quyển sách để lên trên, làm như  vậy thì chỉ tay đọc cũng tương đối dễ. Nhưng không thể để sách trên bàn, vì sẽ khiến chúng phải cúi đầu xuống, như vậy thì âm thanh giọng đọc sẽ khó phát ra.

Thầy Trần: Thời gian trôi qua rất nhanh, tập này chúng tôi chỉ mới nói đến tư thế đọc sách mà đã mất nhiều thời gian đến như vậy, những tập sau còn quan trọng hơn rất nhiều. Tập sau chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo với mọi người.

Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây