MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phẩm Tỳ Lô Giá Na thứ sáu) (Phần 2) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không. Giảng tại: Hiệp hội giáo dục Phật Đà Hồng Kông Thời gian: Tháng 12 năm 2002 Chào các vị đồng tu! Chúng ta còn phải tiếp tục cùng nhau học tập. Ý nghĩa của Thỉnh Chuyển Pháp Luân hiểu được rồi, đặc biệt là thời buổi hiện đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng tiến bộ, mạng Internet cũng không ngừng cải tiến, chúng ta tin tưởng khoảng 2-3 năm sau rất có thể nó sẽ thay thế truyền hình, mức độ tiện lợi, máy tính cỡ nhỏ, lớn bằng bàn tay như vầy có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào, có thể truy cập lên mạng trên toàn thế giới, chúng ta cần biết những công cụ tiên tiến này. Hôm qua, có một bạn đồng tu tặng tôi bản mục lục ở trên mạng Internet, tôi đã xem, vô cùng phong phú, rất nhiều tư liệu giảng kinh của pháp sư đều có trong đó, bạn thấy điều này tiện lợi biết bao, các bạn ở trong nhà, muốn học với pháp sư nào, bạn đều có thể học được cả. Có cần phải gần gũi vị pháp sư này không vậy? Không cần thiết, không cần thiết phải gần gũi vị pháp sư này, ta gặp ở trên mạng là rất tốt rồi. Sau này có duyên gặp mặt hay không, điều này không quan trọng. Quan trọng là ta thật sự đã học được điều gì ở nơi họ. Đích thực bớt phiền não, trí tuệ được tăng trưởng, bớt oán giận, có thể chung sống hòa mục với tất cả chúng sanh, có thể biết dùng Tứ Nhiếp Pháp để xử lý tốt tất cả các mối quan hệ với nhau, thích giúp đỡ người khác, đương nhiên cũng biết tiếp nhận sự giúp đỡ của người khác, đây đích thực là sống trong thế giới chân thiện mỹ tuệ. Cho nên ở trong gia đình có những thiết bị đơn giản này là đủ rồi, Phật pháp đã đến với gia đình bạn rồi, giáo dục thánh hiền học không khó.
MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN
(Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phẩm Tỳ Lô Giá Na thứ sáu)
(Phần 1)
Người giảng: Pháp sư Tịnh Không
Giảng tại: Hiệp hội Giáo dục Phật đà Hồng Kông
Thời gian: Tháng 12 năm 2002
Chào các vị đồng tu!
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ kính chư Phật, nhị giả xưng tán Như Lai, v.v… đều rất thuộc. Nhưng [nếu] không thực hiện, chỉ có niệm như vậy thì không có ý nghĩa gì cả, chỉ gieo trồng được thiện căn trong A Lại Da Thức. Cái thiện căn này trong đời này, kiếp này không khởi tác dụng. Cho nên chúng ta nhất định phải có duyên thù thắng, có thể hiểu được trọn vẹn mười cương mục này, biết áp dụng nó vào trong đời sống thường ngày thì có lợi ích công đức rất lớn, tự nhiên chúng ta sẽ thích làm, biến nó thành cương lĩnh quan trọng chỉ đạo trong đời sống chúng ta, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều tương ưng với mười hạnh nguyện, được như vậy thì tốt.
NÊN DÙNG ÂN ĐỨC HÓA GIẢI THÙ HẬN Đây là buổi tọa đàm tại HongKong vào ngày 15 tháng 11 2001 sau sự kiện ngày 11 tháng 09 tại New York, Mỹ. Tham gia buổi tọa đàm gồm có: - Lão Hòa thượng Tịnh Không (“HT”) - Đạo trưởng Chu Tước Đình (“Đạo trưởng”) - Biên tập viên Tín Báo HongKong: ông Văn Chước Phi, ông Hà Phú Di (“Biên Tập Viên”)
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần cuối) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Phật tự chính là một bộ phận giáo dục của Phật giáo. Sau đời hậu Hán thì Trung Quốc có hai loại giáo dục then chốt. Giáo dục của nhà Nho là quốc gia chọn lấy Khổng Tử làm chủ đạo, trong sáu bộ dưới Thủ Tướng có một bộ gọi là Lễ Bộ. Lễ Bộ là Bộ Giáo dục của quốc gia, còn Tự là do Hoàng Đế trực tiếp quản lý. Dưới Hoàng Đế có 9 Tự, Tự quan lớn gọi là Khanh, cửu Khanh. Sau khi Phật giáo đến Trung Quốc, lúc đó có Hồng Lô Tự tiếp đãi khách đến từ nước ngoài (Hồng Lô Tự tương đương với Bộ Ngoại giao ngày nay), về sau Trung Quốc chúng ta muốn để họ thường lưu lại Trung Quốc, không để cho họ đi, vậy thì phải là thế nào? Hồng Lô Tự không thể tiếp đãi dài lâu, nên liền xây dựng một Tự khác, thế là dưới Hoàng Đế liền biến thành mười Tự. Vậy thì Tự này tên gọi là gì? Lúc đó Ngựa trắng kéo kinh Phật tượng Phật từ Tây vực đến Trung Quốc, bạn từ nơi đây có thể thấy được hậu đạo của lòng người Trung Quốc. Công lao của Ngựa trắng chúng ta không thể nào quên ân nó, nên Tự này liền được đặt tên là Bạch Mã Tự. Đây là Phật Tự thứ nhất của Trung Quốc.
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 5) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Điều sau cùng là lợi hòa đồng huân. Lợi, ngày nay chúng ta gọi là đời sống vật chất, ở trong tăng đoàn các vị phải biết. Tăng đoàn cũng có nghĩa rộng, tuyệt đối không hoàn toàn chỉ người xuất gia, những người xuất gia đương nhiên là Tăng đoàn, thế nhưng ý nghĩa của nó không hạn cuộc ở người xuất gia; các đồng tu tại gia, nếu như người một nhà bạn đều học Phật, người cả nhà đều quy y thì cả nhà bạn chính là một tăng đoàn. Có thể thấy được danh từ tăng đoàn này dùng được rất rộng rãi. Vậy thì trong một công ty, từ ông chủ cho đến công nhân đều tu học Phật pháp thì công ty của bạn chính là tăng đoàn. Cho nên tăng đoàn là đoàn thể, nghĩa rất rộng lớn, không phải là nghĩa hẹp, chỉ cần tuân thủ sáu điều giới luật này thì đó chính là một tăng đoàn. Trong tăng đoàn chú trọng có lợi phải chia đều, cách chia đều này cũng không phải nói là mọi người đều một mực bình đẳng. Người xuất gia có thể nói là đời sống nhất mực bình đẳng. Ở trong một tự viện, từ trụ trì đến từng người trong chúng, đãi ngộ đời sống vật chất nhất định là bình đẳng, không có đặc quyền giai cấp. Nhưng trong công ty, từ ông chủ đến công nhân, chức vụ đương nhiên là không như nhau, vậy thì bình đẳng phải nói thế nào vậy? Bạn có thể có được đãi ngộ công bằng thì đó chính là bình đẳng. Do đây mà biết, trong Phật pháp mỗi câu mỗi chữ là sinh động, không phải là khô cứng. Tóm lại mà nói, thật sự phù hợp, hợp tình hợp lý, hợp pháp thì gọi là bình đẳng, đó là sáu phép hòa kính.