HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

 23:12 01/04/2014

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Vạn vật hài hoà, thiên hạ thái bình) Tập 2 DÂN TỘC TRUNG HOA ĐÃ ĐẾN LÚC NHẬN TỔ QUY TÔNG PV: Một người bắt đầu từ nhỏ cho đến khi kết thúc mạng sống sẽ không ngừng suy nghĩ về vấn đề là ta từ đâu đến, ta là ai, và ta sẽ đi về đâu? Tương tự như vậy, một quốc gia, một dân tộc cũng cần phải trả lời vấn đề này, nếu không thì họ sẽ không xác định được vị trí của mình và phương hướng phát triển sau này. Mười một năm trước, Trung Quốc có tổng cộng chín vị đại hiền đại đức, bao gồm những người như ngài Triệu Phác Sơ, đã cùng nhau đưa ra đề án chánh hiệp số 016. Đề án này đã kêu gọi khẩn cấp về giáo dục giá trị quan tư tưởng truyền thống Trung Quốc, họ nói rằng: giá trị quan và tư tưởng truyền thống là kết tinh trí tuệ của dân tộc chúng ta. Kinh điển truyền thống là chất truyền tải khổng lồ của tâm hồn dân tộc. Những điều này là nền tảng cho sự phát triển và sinh tồn của dân tộc chúng ta, là sức gắn kết của dân tộc mấy ngàn năm nay nên tuy nhiều lần gặp tai nạn mà không bị tan rã. Nếu như để di sản văn hóa đó bị tiêu diệt, thì chúng ta sẽ là tội nhân của dân tộc, tội nhân của lịch sử. Mọi người cầm cuốn sách xưa mà không hiểu gì cả là có lỗi với liệt tổ liệt tông, là có lỗi với nhân dân thế giới, có lỗi với nhân loại. Mười một năm đã trôi qua, những người đại biểu cho lương tâm của dân tộc như ngài Triệu phác Sơ đã lần lượt ra đi, nhưng vấn đề đó vẫn còn để đó, bây giờ chúng ta cần phải đem trí tuệ và dũng khí để tìm ra câu trả lời hay nhất.

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

 01:04 01/04/2014

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần cuối) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Phật tự chính là một bộ phận giáo dục của Phật giáo. Sau đời hậu Hán thì Trung Quốc có hai loại giáo dục then chốt. Giáo dục của nhà Nho là quốc gia chọn lấy Khổng Tử làm chủ đạo, trong sáu bộ dưới Thủ Tướng có một bộ gọi là Lễ Bộ. Lễ Bộ là Bộ Giáo dục của quốc gia, còn Tự là do Hoàng Đế trực tiếp quản lý. Dưới Hoàng Đế có 9 Tự, Tự quan lớn gọi là Khanh, cửu Khanh. Sau khi Phật giáo đến Trung Quốc, lúc đó có Hồng Lô Tự tiếp đãi khách đến từ nước ngoài (Hồng Lô Tự tương đương với Bộ Ngoại giao ngày nay), về sau Trung Quốc chúng ta muốn để họ thường lưu lại Trung Quốc, không để cho họ đi, vậy thì phải là thế nào? Hồng Lô Tự không thể tiếp đãi dài lâu, nên liền xây dựng một Tự khác, thế là dưới Hoàng Đế liền biến thành mười Tự. Vậy thì Tự này tên gọi là gì? Lúc đó Ngựa trắng kéo kinh Phật tượng Phật từ Tây vực đến Trung Quốc, bạn từ nơi đây có thể thấy được hậu đạo của lòng người Trung Quốc. Công lao của Ngựa trắng chúng ta không thể nào quên ân nó, nên Tự này liền được đặt tên là Bạch Mã Tự. Đây là Phật Tự thứ nhất của Trung Quốc.

Hành hương lễ Phật đầu Xuân về Sơn Tổ của Nước Việt

Hành hương lễ Phật đầu Xuân về Sơn Tổ của Nước Việt

 06:01 03/02/2014

Mỗi quốc gia đều có những con sông, ngọn núi trở thành biểu tượng cho sự trường tồn của dân tộc mình, là điểm tựa, là niềm tin cho dân tộc ấy chống kẻ thù xâm lược bảo vệ và phát triển đất nước. Nhật Bản có núi Phú Sỹ, Ấn Độ có núi Linh Sơn, Trung Quốc có núi Thái Sơn và Việt Nam có núi Tản Viên…Ngọn núi đó là biểu tượng thiêng liêng và muôn đời trong tiềm thức của tộc Việt.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây