05:57 14/06/2014
(PGVN) Đạo Phật luôn đề cao hàng đầu tinh thần hòa giải bất bạo động dù trong bối cảnh nào, thể hiện rõ tinh thần vì hòa bình của nhân loại mà các nước trên thế giới hướng đến. Đây cũng là tinh thần chung từ lực lượng chấp pháp biển Việt Nam tại biển Đông.
09:25 23/04/2014
Thông điệp mừng Phật đản ( Vesak 2014) của Đức Pháp chủ
23:18 01/04/2014
HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Vạn vật hài hoà, thiên hạ thái bình) Tập 3 NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA HÀI HÒA LÀ GÌ? PV: Hiện nay các quốc gia trên toàn thế giới đều đang liên tục phản tỉnh hệ thống giáo dục của mì nh để tìm xem rốt cuộc là vấn đề xuất phát từ đâu? Có thể nguyên nhân thất bại rất nhiều nhưng mọi người đều có chung một quan điểm là con người được bồi dưỡng theo hướng không biết chung sống hài hòa với người khác, không biết chung sống hài hòa với vạn vật trong tự nhiên, không biết chung sống hài hòa với lịch sử truyền thống văn hóa của mình. Con người hiện nay không biết xử lý tốt ba mối quan hệ này nên tự nhiên mới xuất hiện đủ thứ nguy cơ, đủ loại tai nạn. Vậy cần phải làm thế nào? vẫn là câu nói xưa của Trung Quốc là: “Ai gây ra chuyện, người ấy phải giải quyết”.
04:32 20/03/2014
Trong Kinh Đại bi Tâm Đà Ra Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài Anan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sinh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Mi Đà ở Tây phương Cực Lạc. Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ tát khác và Phật A Mi Đà, trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Mi Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Mi Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Quán Thế Âm Bồ Tát được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát, ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sinh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm nghìn vạn ức chúng sinh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát. Cũng theo kinh này thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 ứng hóa hiện thân là thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang. Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh: Dương Liễu Quán Âm, Long Đầu Quán Âm, Trì Kinh Quán Âm, Viên Quang Quán Âm, Du Hý Quán Âm, Bạch Y Quán Âm, Liên Ngọa Quán Âm, Lang Kiến Quán Âm, Thí Dược Quán Âm, Ngư Lam Quán Âm, Đức Vương Quán Âm, Thủy Nguyệt Quán Âm, Nhất Diệp Quán Âm, Thanh Cảnh Quán Âm, Uy Đức Quán Âm, Diên Mạng Quán Âm, Chúng Bảo Quán Âm, Nham Hộ Quán Âm, Năng Tĩnh Quán Âm, A Nậu Quán Âm, Vô Úy Quán Âm, Diệp Y Quán Âm, Lưu Ly Quán Âm, Đa La Quán Âm, Cáp Lỵ Quán Âm, Lục Thời Quán Âm, Phổ Bi Quán Âm, Mã Lang Phụ Quán Âm, Hiệp Chưởng Quán Âm, Nhất Như Quán Âm, Bất Nhị Quán Âm, Trì Liên Quán Âm, Sái Thủy Quán Âm.
03:39 14/01/2014
Năm hết tết đến, nhà nhà người người đều hân hoan niềm vui với những khó khăn năm cũ đã qua, đón một năm mới an lành, sung túc... Cho dù bận rộn đến bao nhiêu đi nữa, cho dù ở xa cách mấy đi nữa, thì vào thời điểm này cũng đều cố gắng thu xếp và gác lại mọi chuyện để trở về với mái nhà đầm ấm của mình. Và đó cũng là thời điểm lắng đọng trong mỗi người dân Việt Nam cùng hướng về Chư Phật, gia tiên, chư vị thần linh, hương linh, vong linh... - một thế giới vô hình đã ăn sâu vào tiềm thức của tất cả người dân Việt Nam nói riêng và người dân phương Đông nói chung. Tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến với tâm chân thành cầu xin Chư Phật, chư vị Thần Linh, Gia tiên... đem lại sự an lạc, sung túc... đến với ông bà, cha mẹ, con cháu trong gia đình, đất nưóc hòa bình...Chúng ta nên khấn, cúng như thế nào mới thuận mà không thiếu sót? Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một số bài khấn trong dịp cuối năm và đón chào xuân mới.