20:30 01/12/2019
Chứng minh và tham dự Hội nghị có: Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Thanh Điện – Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 1 TƯ GHPGVN, Trưởng ban Ban trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai; Thượng tọa Tiến sĩ Thích Giác Hiệp – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Phật giáo Quốc tế, phó trưởng BanTrị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai; Đại đức Thích Chân Tín – Uỷ viên HĐTS, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh; ĐĐ Thích Đạo Thịnh – phó Thư ký, kiêm Chánh VP BHDPT TWGHPGVN cùng toàn thể chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai và các đại diện Cư sĩ Phật tử tiêu biểu trong toàn tỉnh Lào Cai đồng tham dự.
06:27 30/11/2019
“Ước mơ lớn nhất của em là có một chiếc xe đạp để hàng ngày tới trường học “con chữ” lớn lên em làm thầy giáo dạy Toán” Hảng Seo Sử một học sinh Trường PTDTBT THCS Lùng Phình (Lào Cai) chia sẻ. Nắm được những khó khăn trong cuộc sống của nhiều học sinh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương kết hợp với Ủy ban nhân tỉnh Lào Cai trao tặng quà và những chiếc xe đạp trong mơ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập ở hai huyện Bảo Thắng và Bắc Hà.
03:33 18/11/2018
ĐỌC SÁCH CHÍNH LÀ NỘI HỌC
Giáo viên: Kính chào thầy!
Thầy Trần: Chào mọi người. Đến nay là tập thứ mấy rồi nhỉ?
Giáo viên: Dạ tập thứ 12.
Thầy Trần: Vậy là tiết mục này phá kỷ lục rồi. Vì sao lại ghi hình tiết mục này lâu như vậy? Bởi vì có nhiều việc đáng nói. Hiện nay mọi người quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để dạy con người trở nên tốt đẹp. Các bạn thấy đó, vừa rồi mọi người có nhắc đến một vấn đề là giáo trình mà các trường học trong xã hội đang dùng. Ở trường học văn hóa truyền thống thì dùng giáo trình như “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Trong khóa trình “đọc sách ngàn lần” thì dùng sách “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Giáo trình không như nhau vì sao hiệu quả không như nhau vậy? Vì những giáo trình theo thế tục xã hội đó không tương thông với tự tánh, chướng ngại tự tánh, còn giáo trình về giáo dục của Thánh Hiền thì tương thông với tự tánh. Sư phụ Ngài thường nói các Kinh điển của Thánh Hiền như Tứ Thư Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh, Kinh Phật, Đạo Đức Kinh là từ trong tự tánh lưu xuất ra bên ngoài. Tự tánh của mỗi người đều sẵn có, nếu đã được khơi thông rồi, ví dụ như lau mặt gương, ai ai cũng đều có tấm gương này, người xưa gọi nó là “minh đức”, loại đức hạnh này ai ai cũng đều có, nó vốn là quang minh trong sáng. Vì sao sau đó không còn sáng nữa vậy? Vì đã bị ô nhiễm, “cẩu bất giáo, tánh nãi thiên”. Hiện nay phải làm sao? Phải khôi phục lại. Làm thế nào để khôi phục? Phải trừ khử sự ô nhiễm. “Việc dạy học quý ở chỗ tinh chuyên”, việc này trong Tam Tự Kinh đã nói với chúng ta rồi, sư phụ đã nói với chúng ta hãy “đọc sách ngàn lần”. Bắt đầu từ hai chữ “tri chỉ” trong câu thứ hai của sách Đại Học, “tri chỉ nhi hậu hữu định”, từ đây mà hạ thủ. Đúng vậy, giới - định - huệ, không có giới thì những cái phía sau đều không có. Học sinh nữ này, con hãy chia sẻ xem con “đọc sách ngàn lần” đã có được cảm nhận gì?
15:24 17/08/2018
ĐỌC SÁCH KHIẾN THAY DA ĐỔI THỊT
Giáo viên, học sinh: Con xin chào thầy!
Thầy Trần: Chào mọi người!
Tập trước em học sinh này ở đây chia sẻ, mọi người nghe xong rất cảm động. Chúng tôi hi vọng tiết mục đặc biệt “Đọc sách ngàn lần” này có thể được phiên dịch ra và lưu thông rộng rãi ở khắp các học viện Hán học trên toàn thế giới. Trước đây chúng tôi rất ít khi nghe nói một cách chi tiết về cái này, thế nên lần này chúng tôi sẽ nói chi tiết, có ví dụ, có nguyên lý, có phương pháp, còn có thể thực hiện ở nhà, ở trường học, chính mình có thể chứng minh. Việc này không giống với khoa học. Trong khoa thọc thì nhà khoa học có thể chứng minh nhưng con không thể. Đây là sự phiền phức của khoa học. Văn hóa truyền thống vĩ đại ở chỗ nào? Người người đều có thể chứng minh. Con nói “tôi là Phật”? Đúng, con có thể chứng thành Phật quả, đó là sự thật. Thế nên chúng ta nói ai ai cũng đều là đứa trẻ tốt. Con xem, nghịch ngợm phá phách như em ấy nhưng con có cảm nhận em ấy càng ngày càng đi theo phương hướng tốt, theo hướng làm đứa trẻ tốt. Con nói tiếp đi.
00:57 01/04/2014
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 3) Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không Địa điểm: Boston Úc Châu Giáo dục của thời xưa đều là dạy căn bản trí trước. Căn bản trí gọi là Vô tri. Không như trường học hiện tại, giáo học của hiện tại chỉ có thể đào tạo nhân tài, không thể đào tạora thánh hiền, giáo dục của thời xưa có thể đào tạo nhân tài, cũng có thể đào tạo ra thánh hiền, vì trên phương thức giáo dục, trên tư tưởng, trên giáo dục không giống nhau.Bạn xem, Trung Quốc thời xưa, nếu như các vị đọc qua Lễ ký, thì bạn sẽ thấy tiểu học của Trung Quốc, trẻ em 7 tuổi đi học, khi đi học thì liền theo thầy, không theo cha mẹ nữa. Ở vào thời đại đó, đại khái mỗi một tháng thì mùng một, mười lăm nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ. Hiện tại chúng ta dùng ngày tháng của phương tây, lấy ngày chủ nhật làm ngày nghỉ, ngày nghỉ của thời xưa Trung Quốc đại khái là ngày mùng một, mười lăm, năm mới nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ, bình thường học sinh phải theo thầy giáo. Thầy giáo dạy cái gì? Dạy giáo dục đời sống, dạy học trò tưới nước quét nhà, đối đáp, giáo dục những thứ này, dạy học trò làm việc, dạy học trò làm thế nào hiếu dưỡng cha mẹ, làm thế nào cùng sống hòa thuận với anh em chị em, cho nên đó là thuộc về giáo dục đời sống. Từ nhỏ đã bồi dưỡng nên biết được hiếu đễ.