Đọc sách ngàn lần - Tập 5

Thứ sáu - 17/08/2018 15:24 - Đã xem: 2696

ĐỌC SÁCH KHIẾN THAY DA ĐỔI THỊT

Giáo viên, học sinh: Con xin chào thầy!

Thầy Trần: Chào mọi người!

Tập trước em học sinh này ở đây chia sẻ, mọi người nghe xong rất cảm động. Chúng tôi hi vọng tiết mục đặc biệt “Đọc sách ngàn lần” này có thể được phiên dịch ra và lưu thông rộng rãi ở khắp các học viện Hán học trên toàn thế giới. Trước đây chúng tôi rất ít khi nghe nói một cách chi tiết về cái này, thế nên lần này chúng tôi sẽ nói chi tiết, có ví dụ, có nguyên lý, có phương pháp, còn có thể thực hiện ở nhà, ở trường học, chính mình có thể chứng minh. Việc này không giống với khoa học. Trong khoa thọc thì nhà khoa học có thể chứng minh nhưng con không thể. Đây là sự phiền phức của khoa học. Văn hóa truyền thống vĩ đại ở chỗ nào? Người người đều có thể chứng minh. Con nói “tôi là Phật”? Đúng, con có thể chứng thành Phật quả, đó là sự thật. Thế nên chúng ta nói ai ai cũng đều là đứa trẻ tốt. Con xem, nghịch ngợm phá phách như em ấy nhưng con có cảm nhận em ấy càng ngày càng đi theo phương hướng tốt, theo hướng làm đứa trẻ tốt. Con nói tiếp đi.

Đọc sách ngàn lần - Tập 5
Đọc sách ngàn lần - Tập 5

 

 Học sinh: Thưa thầy! Chính con trước đây luôn tự cảm thấy bản thân rất tốt, khi người khác phê bình con thì luôn cảm thấy bị oan uổng. Qua lần này tự mình đọc sách này thì toàn bộ đều chuyển biến rồi, đó là người khác nhắc nhở con, không cần người khác nhắc nhở con, chính con phát hiện bản thân có lúc làm không đúng, đột nhiên cảm nhận được.

Thầy Trần: Con tự mình biết được sao?

Học sinh: Vâng! Con chính mình có thể cảm nhận được. Hơn nữa có vấn đề gì xảy ra, chính con có tình trạng không đúng thì chính con cũng có thể sửa đổi ngay lập tức. Trước đây khi giáo viên nhắc nhở con là chỗ này của con không đúng, con nếu như không sửa đổi thì chắc chắn tới lúc nào đó lại phạm sai lầm, thì con tự mình cảm thấy bản thân rất tốt, giáo viên tại sao lại nói con chỗ này làm không đúng chứ? Con trước đây cứ luôn hồ đồ như vậy.

Thầy Trần: Bây giờ đều biết rồi, mọi người lãnh hội được bốn chữ “tự tánh bổn giác” (tự tánh vốn giác). Con nói xem, một đứa trẻ hồ đồ như vậy, nghịch ngợm phá phách, ở trong lớp luôn đứng hạng chót, tại sao lại có thể biến thành như vậy? Chính em ấy có năng lực phát hiện, giống như một tấm gương vậy, trước đây soi cái gì? Đừng nói là soi, trước đây còn không biết đó là tấm gương, hiện tại vừa lau đi thì có thể soi chiếu. Cái này sư phụ thường giảng là tự tánh bổn giác, họ vốn là người minh bạch. Hiện nay có bao nhiêu người hồ đồ? Con nói xem họ sai mà họ không thừa nhận, con nói cho họ nghe họ cũng không hiểu. Tại sao vậy? Ô nhiễm quá nặng nề. Vậy thì tấm gương đó có thể soi ra con người sao? Trên đó toàn là vết bẩn, tại sao bản thân họ có chút sai lầm thì ngay lập tức có thể phát hiện. Nguyên nhân gì vậy? Tự tánh bổn giác. Tại sao là tự tánh bổn giác? Bởi vì vốn có sẵn đầy đủ, tự tánh của con người, hết thảy trí tuệ, giác mà không mê, những đặc điểm này họ đều có. Vậy con nói xem, đứa trẻ nhỏ như vậy có không? Có chứ! Cái này không liên quan đến tuổi tác, lớn tuổi thì có thể sẽ bị ô nhiễm nặng hơn, đứa trẻ càng nhỏ thì càng dễ dạy. Thế nên nhất định phải biết trong tâm mỗi người đều là một tấm gương, nếu như con soi không được là vì nguyên nhân gì? Là do những vết bẩn đó vẫn chưa được lau đi. Đọc sách chính là quá trình lau đi những vết bẩn này.

Học sinh: Thưa thầy, điểm cảm nhận thứ ba của con đó chính là vào buổi chiều đọc sách ngày thứ năm, chính con có thể cảm nhận sâu sắc là khi đó bên ngoài cũng không còn nữa.

Thầy Trần: Chỉ biết đến đọc sách, không hề nghĩ đến điều khác à? Người xung quanh, phòng học cũng không còn nữa à?

Học sinh: Vâng! Khi đó không hề có suy nghĩ này, chính là không còn cảm giác gì nữa, chỉ có chính mình đang đọc sách. Nhưng khi đang đọc thì cảm thấy như có một cụ già hình như đang dặn dò con rất nhiều, ví như trong kinh điển giảng “cho nên muốn sống lâu thì trước tiên phải tránh xa tội lỗi”, thì cảm thấy cụ ấy đang nói: “Con đó, muốn không còn bệnh, muốn được khỏe mạnh, muốn sống thật tốt, thật tự tại thì nhất định không được làm chuyện xấu, nhất định phải tránh xa những chuyện xấu”. Chính con khi đó có thể cảm nhận được. Hơn nữa, bình thường cảm thấy cụ ấy cứ ở đó nhắc nhở con, “Đường đúng thì đi tới, đường sai thì tránh lui”, cảm giác như nói với con là “chuyện tốt con phải làm, chuyện xấu con nhất định không được làm, gặp phải những chuyện không được thì con nhất định không được làm”. Con cứ luôn có cảm giác đó. Đến lúc này thì bản thân bất giác cảm thấy rất buồn, bởi vì bản thân có lúc làm không đúng, cảm thấy rất buồn.

 Thầy Trần: Hổ thẹn à?

 Học sinh: Dạ đúng vậy! Rất hổ thẹn. Sau đó không muốn làm như vậy nữa, con không muốn làm những chuyện xấu nữa, chính là có cảm giác này.

 Thầy Trần: Em ấy có thể cảm nhận được một cụ già đang giảng từng câu “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” cho em ấy nghe, con nghĩ mà xem, kinh điển không phải là chết, kinh điển làm sao mà chết được chứ? Thế nên hôm nay các bạn học sinh trong các trường đau khổ muốn tự sát, còn nhưng em học sinh này hiện tại đeo lên chiếc cặp, con nhìn xem, ngày thứ năm chúng vui vẻ biết bao! Nói đi cũng phải nói lại, nếu con muốn đưa các em học sinh bên ngoài vào trong trường đọc sách 8 tiếng như vậy, thầy nghĩ là chúng sẽ rất đau khổ, chúng không chịu được. Trong mắt người ngoài là chúng tới đây chịu tội, chịu tội nặng phải ngồi yên 8 tiếng đồng hồ đọc sách. Nhưng những em học sinh ở đây không những không cảm thấy mình chịu tội mà còn cảm thấy tâm hoan hỷ, tâm vui vẻ, tâm hổ thẹn, thiện ác thị phi xấu đẹp chúng đều rõ ràng. Còn có lời cụ già giảng cho con nghe, con có cảm nhận gì? Cảm thấy ấm áp có đúng không?

Học sinh: Vâng! Có khi con phạm sai lầm thì con nghĩ tới có một cụ già ngày ngày khuyên con như vậy, con còn không biết ngại mà phạm sai lầm tiếp sao? Chính là có cảm giác này.

Thầy Trần: Các con nghĩ xem trên thế giới này có nơi nào có được sự giáo dục tốt như vậy? Chỉ một cuốn sách mấy trang giấy là được. Con xem đứa trẻ này thích học tập. Không được, có một cụ già đang nói chuyện với mình, vậy thì có phải thật sự có một cụ già không? Thầy cảm thấy mọi người không nên chấp trước vào chuyện này. Nếu như con gọi điện thoại tới nói con chúng tôi đọc sách cả nửa năm cũng không thấy cụ già nào tới, vậy thì con sai rồi. Nhất định phải nhớ kỹ cảnh giới hoan hỷ của mỗi người không giống nhau, có cụ già hay không đều tốt, chỉ cần chúng hoan hỷ, chúng thích học tập, thích đọc sách, chúng có thể ngồi yên ở đó hai mươi ngày chứ không phải năm ngày.

Em ấy nói là tình trạng của ngày thứ năm, thế nên bạn biết được tự tánh vốn định, hơn nữa còn pháp hỷ sung mãn, em ấy vốn là hoan hỷ. Thế nên câu đầu tiên trong Luận Ngữ viết rằng: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”“Học” có nghĩa là gì? Là noi theo, làm theo, con học theo họ, đó là nghĩa của học. “Nhi thời tập chi”, lúc nào cũng phải làm được, chữ “tập” có nghĩa là làm được. “Bất diệc duyệt hồ”, Phu Tử nói cho con biết con sẽ có niềm vui. Con xem sau 2.000 năm thì em học sinh này đã chứng minh rồi, em ấy thật sự vui vẻ, mà càng ngày càng vui vẻ. Không cách nào dùng lời nói để hình dung được việc này, có nói với con như thế nào thì con cũng không hiểu. Câu đầu tiên trong Luận Ngữ em ấy đã chứng minh được, mặc dù chỉ là niềm vui nho nhỏ, nhưng mà em ấy biết đó không phải là giả.

Thế nên con nhất định phải biết học sinh ngày nay tại sao lại thất bại? Giáo viên tại sao lại thất bại? Chính là ở chỗ chữ “Học” này có vấn đề. Tại sao lại có vấn đề? “Học” là phải thành tâm, thành ý, thành khẩn mà làm theo, đó mới gọi là học. Làm theo cái gì? Làm theo những điều tốt đã nói trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, điều không tốt thì không được làm, đó gọi là làm theo, xấu cũng không được làm. Nếu làm theo những điều tốt thì chuyện tốt nào cũng làm rất viên mãn, làm theo điều tốt mới gọi là học. Đổi một cách nói khác là thân tâm, hành vi cử chỉ, nằm ngồi, khởi tâm động niệm của chính mình phải tưng ưng với kinh điển, học như vậy mới tốt mới giỏi được. Hiện nay học sách giáo khoa có vấn đề, trong đó toàn dạy con người tham sân si mạn, dạy làm sao kích thích dục vọng của con người, không có quan hệ gì tới đức hạnh. Tiêu chuẩn tốt không dạy, học sinh đi đâu mà học? Không có nơi nào để học, vậy thì noi theo cái gì? Thật sự đem kinh điển để trước mặt chúng, chúng sẽ cho rằng đây là phong kiến mê tín phải bỏ đi, chúng không ném đi thì cũng không có cái tâm muốn noi theo. Thế nên hiện nay có rất nhiều đứa trẻ biết đọc, học thuộc, biết viết, biết hát “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, đứa trẻ đó vẫn là đứa trẻ không tốt, vẫn là một phàm phu, không thấy có chút gì thay đổi, không thể nào thay đổi khí chất. Tại sao vậy? Vì chúng không học, chúng không muốn làm theo những lời dạy trong kinh điển. Câu nói này nếu dùng cách nói của sư phụ chính là phải đổi tâm, đem tri kiến của con đổi thành câu nói phía trên. “Đệ Tử Quy” giảng: Ân phải báo, oán phải quên. Báo oán ngắn, báo ơn dài”, con có làm được chưa? Đây là quan niệm của chính con sao? Không phải vậy, quan niệm của chính con vẫn là tính toán so đo từng chút một, nhất định phải báo thù này.

Hôm nay có một tin tức, chị gái đi tới trường đại học thăm em trai. Người em trai đó là sinh viên ưu tú. Người em cãi nhau với chị, con nói xem, ngàn dặm xa xôi tới thăm lại gặp phải đứa em không hiểu chuyện, thật là cầm thú, cầm dao đâm chị không biết bao nhiêu nhát, cuối cùng đâm chết chị mình. Kẻ giết người, em trai giết chị gái. Hiện tượng này con làm sao giải thích? Con đi hỏi chuyên gia, con đi hỏi lãnh đạo đều không giải thích được. Nguyên nhân của chuyện này là bởi vì sao? Giáo dục Thánh Hiền không còn nữa, trong tâm của chúng ấn tượng một chút về điều thiện cũng không có. Họ không dạy, cũng không biết điều này. Họ dạy con đều là cạnh tranh, đấu tranh, anh sống tôi chết, anh phải thuận theo tôi. Trẻ con bây giờ không phải đều là như vậy sao? Nếu không nghe theo tôi thì tôi chết cho anh coi, đều là tự tự tự lợi. Ngày ngày là dạy những thứ này. “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh”, “Sa Di Luật Nghi”, có chữ nào, có câu nào dạy con trẻ ích kỷ không? Không hề có, đều là dạy người thương người, vì người quên mình, vậy mới có người tốt xuất hiện được. Hiện nay trong đại học giết người, đầu độc người nhiều như vậy là tại sao? Đây đều là sự thất bại của nội dung và phương pháp nguyên lý giáo dục, chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng. 

Giáo viên: Thưa thầy! Con tin rằng rất nhiều người vừa nghe tới một ngày 8 tiếng đồng hồ đọc kinh, hơn nữa lại là đọc một bộ kinh, thì suy nghĩ đầu tiên nhất định sẽ là khô khan, tẻ nhạt biết bao, con trẻ có thể kiên trì được không?

Thầy Trần: Con có thể để họ đi hỏi những em học sinh đó, con không nên tự mình phán đoán. Chưa làm mà đã ngăn chặn, vậy thì đã làm đứt đoạn pháp thân huệ mạng của con trẻ rồi, cơ hội đời này khiến chúng hạnh phúc đã bị bạn cắt đứt. Con chưa biết mà đã nói ra, đây gọi là tùy tiện phê bình. Người thời nay đều có tính này. Họ không biết cái gì mà lại phê bình.

Giáo viên: Vậy chúng con cũng muốn hỏi thầy, tại sao em ấy không cảm thấy tẻ nhạt mà lại cảm thấy rất hoan hỷ, hơn nữa có một cụ già rất từ bi ở bên cạnh khuyên bảo em ấy?

Thầy Trần: Thầy nói cho con biết sự tẻ nhạt vốn không hề có. Khi nãy thầy có nói cái ác vốn không có, phiền não vốn không có, em ấy trong tám giờ đồng hồ này vẫn luôn ở trong quá trình khôi phục tự tánh. Tự tánh vốn thiện lương, đều là tốt đẹp, vốn là cố định không hề dao động, không có vọng niệm. Đó là đặc điểm của tự tánh. Thế nên trong tám giờ đồng hồ này đều là tự tánh. Đây là cách nói phương tiện, trẻ em thông thường không đạt được thành quả như vậy, nhưng mà đã tiếp cận gần giống như vậy. Đó là mùi vị của tự tánh, thế nên em ấy cảm thấy rất tốt đẹp, có rất nhiều chuyện không hiểu tự nhiên lại hiểu ra.

Con xem, lúc chúng ta mới học Phật, ví dụ như thầy đọc kinh Phật, nghe sư phụ giảng kinh, nhiễu Phật niệm A Di Đà Phật, cứ niệm rồi không hề cố ý nghĩ nhưng đột nhiên những vấn đề cách đây bảy - tám năm, trước đây không hiểu lại có đáp án. Giống như mở khóa vậy, không có chìa khóa, chính mình phải mở từng cái một. Chính thầy đã trải nghiệm chuyện này. Tự tánh vốn giác, con vốn không phải mê hoặc, vốn là cái gì cũng biết. Sau đó thầy báo cáo với sư phụ, sư phụ nói đúng rồi, chính là như vậy. Em ấy cũng như vậy. Thế nên nói nguyên lý, phương pháp nhất định phải tương thông với tự tánh, phải tương hợp. Những chuyện như vậy mấy ngàn năm trước, tình hình, cảm nhận cũng giống hiện tại, ai cũng không hề sai. Hơn nữa, tụi con có phát hiện ra là trong lớp của tụi con nhiều học sinh như vậy thì  cảm nhận của từng em có giống nhau không?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Không hề khác nhau?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Điều này chứng minh cái gì? Tự tánh ai ai cũng có, mà tự tánh là một, không phải nói có hai tự tánh. Không phải anh một tự tánh, tôi một tự tánh, thiên hạ này có đến hàng triệu tự tánh, mà chỉ một tự tánh. Đặc điểm của tự tánh là thuần tịnh thuần thiện, cái gì cũng không có.

Giáo viên: Hơn nữa còn tương đồng. Các bạn học bình thường có biểu hiện tốt đều cảm nhận như vậy, cảm nhận của các bạn học nghịch ngợm cũng như vậy, tự tánh là giống nhau.

Thầy Trần: Thực nghiệm khoa học vĩ đại nhất. Con xem, cổ Thánh tiên Hiền nhà Đường, nhà Tống cho đến nhà Hán đều tu học Nho Thích Đạo cũng giống với ngày nay, con tăng trưởng tín tâm. Mọi người chưa hề gặp nhau nhưng lại giống nhau. Điều này cho thấy cái gì? Tự tánh bất sanh bất diệt. Thân thể của con người có sanh diệt nhưng tự tánh không có sanh diệt, đặc điểm của tự tánh giảng rất rõ ràng trong Nho Thích Đạo. Nho gia nói là minh đức, con xem em ấy có minh, cảm giác sáng tỏ, chữ Minh trong từ minh đức này không phải tùy tiện lựa chọn. Các con dùng phương pháp “minh minh đức”, “đại học chi đạo”.

Giáo viên: Thưa thầy! Có lúc những em học sinh này nói ra cảm giác của chúng thì tụi con rất kinh ngạc. Sao các em ấy nhỏ như vậy mà có thể nói ra cảnh giới như vậy, có thể nói ra những lời như vậy? Chúng con cảm giác không thể nghĩ bàn. Hơn nữa, có rất nhiều thứ không hề có trong sách, bình thường giáo viên cũng không hề dạy, tự chúng biết được.

Thầy Trần: Đó không thể nào là sao chép, cũng không phải là nghe được ở đâu, cũng không phải là tụi con dạy, vậy thì từ đâu mà có? Vốn tự đầy đủ. Việc này đã chứng minh trong tự tánh cái gì cũng sẵn có, cái gì cũng biết. Con xem, con không tin có được không? Nếu không thì sao chúng có thể nói ra những lời đó? Vừa dùng phương pháp này thì quả nhiên đều chứng đắc, gọi là “tư duy sau đó chứng đắc” (lự nhi hậu năng đắc). Đắc được rồi, đều đắc được minh đức.

Giáo viên: Thưa thầy! Khi nãy thầy giảng chữ Học có nghĩa là làm theo, vậy thì các em học sinh này lúc đọc sách cũng không hề nghĩ phải làm theo người xưa. Các em ấy là do giáo viên yêu cầu, nhất định phải làm như vậy, có cảm nhận và lãnh hội như vậy.

Thầy Trần: Con hãy nhớ khi đó lục căn của chúng đều thâu nhiếp, chúng không thể nghĩ. Nghĩ tới ai bây giờ? Chúng không thể nghĩ. Chúng đang đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, đọc chữ này, vậy con nói xem trong quá trình đọc kinh có làm theo không? Có, làm theo cái gì? Trong kinh văn có nói: Tham lam không biết chán,trước thần linh thề láo cho mình là ngay thẳng; ham nhậu nhẹt quậy phá; anh em ruột thịt giận nhau, tranh giành nhau. Trai không trung lương, gái không nhu thuận”, chúng đều muốn loại bỏ, chúng không dám. Chúng học được điều gì? Chúng đang học: Không khinh thường nhà tối. Phải tích lũy công đức. Từ bi lân mẫn đối với muôn loài. Phải hết lòng với người, có hiếu với cha mẹ, anh em thương nhau. Tự sửa mình rồi hãy dạy người. Thương xót cứu giúp cô nhi và quả phụ”. Con xem, những gì chúng đọc, những gì chúng nghe, trong lòng cảm nhận rất rõ ràng tấm gương đó, cái nên và không nên đều bày trước mặt chúng. Đó gọi là gì? Gọi là giáo hóa. “Giáo”, chúng thụ giáo, “giáo” chính là trên làm dưới nói theo, làm theo. “Hóa” chính là đem khối băng biến thành nước, đem một người xấu chuyển hóa thành người tốt. Thế nên con xem, trong chữ Triện, chữ “hóa” này là chữ người đảo ngược. Tại sao lại đảo ngược? Con người thay đổi rồi, đổi thành người khác, vẫn là người đó nhưng phương hướng đã thay đổi hết rồi. Cho nên chữ Hán là ký hiệu trí tuệ. “Hóa”, chính mình chứng minh, chuyển hóa rồi, nếu chuyển hóa chưa đủ thì từ từ chuyển hóa. Mới có hai mươi ngày thôi.

Giáo viên: Thưa thầy, hơn nữa, trong quá trình đọc sách, lục căn của các em đều thâu nhiếp vào một chỗ, khi đó thì một niệm cũng không sanh. “Một niệm không sanh tức là thành”, cũng chính là nói khi đó các em rất chí thành. Chí thành thực ra cũng chính là đang học, đang noi theo.

Thầy Trần: Đúng vậy, thầy nói cho con biết thực ra không cần làm theo. Các con hiểu ý của thầy không? Chúng vốn tốt như vậy, chúng học theo ai? Các con có từng nghĩ qua chưa? Năm đó Thích Ca Mâu Ni Phật giảng bộ “Đại Tạng Kinh”, giảng kinh thuyết pháp bốn mươi chín năm, các con có từng nghĩ qua là ngài noi theo ai không? Ai dạy cho ngài? Không hề có, con tìm không ra, trong lịch sử không có ghi chép chuyện này. Vì sao vậy? Vốn mọi người đều là Phật. Nhưng mà chúng sanh thông thường, đặc biệt là các em nhỏ không hiểu được, nhất định phải chỉ ra phương hướng cho chúng, cho chúng hình tượng. Cho chúng xem “Nhị Thập Tứ Hiếu – Lão Lai Tử”, “Mẫn Tử Khiên”,  con trẻ xem xong sẽ học theo, có tấm gương rồi, hiếu học. Chính là ý này. Trên thực tế chúng vốn có những cái này, chúng vốn đều biết, vừa học là biết, hay nói cách khác, chúng vốn là người trong Nhị Thập Tứ Hiếu. Mọi người phải lãnh hội câu nói này.

Học sinh: Thưa thầy! Khoảng thời gian đọc sách này con cảm nhận chánh khí của chính mình được nâng cao. Trước đây cảm thấy cả thân thể con rất phù phiếm, chính là phiêu phiêu, vô cùng nóng nảy gấp gáp. Nhờ đọc sách mà bản thân cảm thấy trầm ổn hơn, làm việc gì hay hành vi cử chỉ đều vô cùng trầm ổn, vững vàng. Con có lãnh hội này.

Thầy Trần: Đây là em ấy chính mình cảm nhận được, cử chỉ hành vi không giống trước đây. Mới có hai mươi ngày, các con có từng nghĩ qua không, nếu như là hai năm hoặc mười năm, thầy tin là em ấy sẽ hoàn toàn thay da đổi thịt, cắm cái rễ quá sâu rồi, sẽ không thay đổi nữa.

Các con sẽ hỏi làm sao em ấy lại có cảm nhận sự biến hóa này trên thân thể? Nhất định phải ghi nhớ nhân chi sơ tính bổn thiện”. Chữ thiện này mang nghĩa tán thán, bản tính của con người quá tốt rồi, thiện tai thiện tai. Thế nên dùng một chữ thiện này đại biểu cho bổn tính tốt đẹp! Cử chỉ hành vi trầm ổn, hào sảng, phù hợp, ổn định, có chừng mực, những cái này con vốn có, con đừng bao giờ cho rằng có được từ bên ngoài. Con đi hỏi xem hai mươi ngày đọc sách có người dạy chúng làm sao để đi đường hay không? Không có đúng không? Chúng tự mình biến thành như vậy. Điều này cho thấy cái gì? Chúng đang khôi phục tự tánh. Chuyện tốt như vậy người trong nghề phải nhìn ra được. Con xem ngài Tăng Quốc Phiên viết thư cho cháu trai của mình, chữ quan trọng nhất chính là chữ “trọng”, nói lời phải trọng, cử chỉ phải trọng.

Phu Tử nói với chúng ta: “Quân tử bất trọng tắc bất uy”Uy nghĩa là gì? Không để cho người coi thường. Nếu không con làm việc sẽ không thành, đời này của con làm kinh doanh nhỏ cũng không được, chăm lo gia đình cũng khó khăn, thế nên chữ “uy” này rất quan trọng. Hay nói cách khác, chỉ cần ở trong xã hội này khiến người xem thường, thì cuộc đời của con không thể nào có hạnh phúc. Từ đâu mà thấy? Từ nói chuyện trầm ổn. “Phàm nói chuyện, nói trọng điểm, chữ trọng này nghĩa là gì? Kính trọng đối với kinh điển, chính mình nói chuyện phải thận trọng, nói chuyện bình thường phải thận trọng chứ không phải chỉ đối với kinh điển. “Trọng”là ý này. Được người tôn kính, được người khác tin tưởng đều từ đây mà có. Cho nên trong nhân - lễ - nghĩa - trí - tín, chữ “tín” này là tánh đức, vốn khiến cho người ta tin. Tại sao vậy? Cử chỉ, đi đứng nằm ngồi, ngôn ngữ tương ưng với tự tánh. Trước đây con nói cảm thấy nói năng rất tùy tiện, không có bộ dạng con người, nói chuyện cũng không ra hồn là nguyên nhân gì? Đều là biểu hiện bị sai lệch, bị ô nhiễm. Vốn không phải là bộ dạng này, tự tánh không phải là bộ dạng này, thông qua quá trình đọc kinh “minh minh đức”, minh đức hiển hiện thì có những cảm nhận này. Cho nên chúng ta hôm nay nhất định phải biết, dạy con trẻ thành một người quân tử, một vị Thánh Hiền thì đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi. Làm sao mà dạy ra được? Không phải là trói chúng lại ở đó. Lời các con nói có thể trở thành tham khảo quan trọng cho thầy cô và phụ huynh. Tự tánh bổn trọng, tự tánh vốn là vững vàng thận trọng. Cho nên phải hạ công phu trong việc khôi phục tự tánh cho chúng, chứ không phải hạ công phu trên thói xấu của chúng. Hạ công phu trên thói xấu của chúng thì sai rồi, hạ công phu sai chỗ. Nhất định phải nhớ chúng có chỗ tốt, chúng có bảo bối. Mục đích của con là phải “minh”, hiểu rõ bảo bối của chúng, “minh minh đức” thể hiện ra, lấy nó ra ngoài, chặt đứt những ác duyên, vậy thì tốt rồi. Cho nên chúng ta phải làm sao mới dạy con trẻ thành người? Khởi phát tự tánh, cắt đứt ác duyên là tốt nhất, tự chúng sẽ có cảm nhận. Nếu không con có nói với chúng “quân tử bất uy bất trọng”, đi đường như thế nào thì cũng không có tác dụng. Ô nhiễm trong lòng chúng nhiều như vậy, chúng chỉ cần bước đi là đã sai, vừa mở miệng nói đã sai, ô nhiễm vẫn chưa được xử lý sạch sẽ.

Giáo viên: Thưa thầy, trước đây tụi con để các em sửa đổi thói quen xấu, sửa đổi tập khí, sửa đổi tính lười biếng, tự tư, lòng tham rất nặng, nhưng mà tụi con phát hiện sau khi các em đọc kinh điển xong, hình như những chuyện này đột nhiên nhạt bớt, những thói xấu hay toàn bộ tập khí đều phai nhạt đi nhiều, không có nói phải sửa cái này sửa cái kia, cả người cảm giác đều thoải mái ra rất nhiều.

Thầy Trần: Hết thảy hay sao?

Giáo viên: Vâng, sửa đổi hết thảy.

Thầy Trần: Không phải là sửa thói quen này rồi mới sửa thói quen kia?

Giáo viên: Dạ không phải.

Thầy Trần: Là sửa đổi hết thảy?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Lúc đó thì mới biết tất cả điều tốt đó đều từ một cái gốc. Cũng giống như nhìn một cái cây ra trái, khắp cây đều là trái ngon nhưng chỉ có một gốc, trái ở phía nam và trái ở phía bắc có phải là từ một gốc không? Chúng ta hạ công phu ở trái là sai rồi, phải hạ công phu ở gốc. Hết thảy thiện đều nằm ở một gốc. Lại nói tiếp, hết thảy ác cũng ở một gốc. Điều này cũng dễ hiểu. Nói người này sát - đạo - dâm - vọng, ăn uống chơi bời, họ làm những chuyện ác này đều là một gốc. Nói lại câu thứ ba tụi con có hiểu được không? Hết thảy quả thiện và quả ác đều là một gốc, “nhất thiết pháp duy tâm sở hiện”, đều ở một niệm trong lòng con. Một niệm mê thì hết thảy là quả ác. Vì sao vậy? Toàn làm sai rồi, giá trị quan sai rồi, tham sân si mạn nghi, tùy theo phiền não tập khí mà làm. Một niệm giác, giác ngộ rồi, tôi không thể làm những chuyện xấu này vì đây là ác.

Mạnh Phu Tử có nói: “Thị phi chi tâm, nhân giai hữu chi”. Hay nói cách khác, vốn là minh bạch, tự tánh vốn giác, phân biệt rất rõ ràng. Cái này không tốt, bởi vì không tốt nên vốn không có, tà ác vốn cũng không có, những gì tốt vốn sẵn có, cho nên tự nhiên sẽ theo cát tránh hung. Theo tốt tránh xấu là bản năng của con người. Con xem những em nhỏ, chúng chưa biết nói chuyện, còn chưa hiểu về cuộc sống, nhưng nếu có người đánh mẹ của chúng, hét lớn với mẹ của chúng, thì những em nhỏ đó rất tự nhiên sẽ đứng chắn trước mẹ, hơn nữa còn oán hận người đó. Ý của chúng là không cho người đó làm như vậy với mẹ của chúng, chúng không hiểu oán hận, ý thức của chúng là phải người đó phải dừng lại, không được làm hại mẹ chúng. Con người đều có trải nghiệm này. Ai dạy chúng việc này? Theo cát tránh hung là bản năng của con người, bảo hộ bản thể của chính mình. Cha mẹ và con cái là một thể, đây là bản năng. Tụi con xem thân thể con người, trời lạnh thì nổi da gà, những lỗ chân lông thu nhỏ lại thành da gà, có tác dụng gì? Giữ ấm. Vừa lạnh thì ngay lập tức biết giữ ấm, con có ra lệnh cho chúng không? Không. Đây là bản năng. Cơ thể con người có bản năng này, tự tánh thì càng không cần nói tới. “Linh minh trạm tịch”, không hề hồ đồ chút nào. “Trạm tịch” tức là không có gì hết, không ô nhiễm chút nào. Cái này con nghe hiểu rồi đó, tự tánh của con người tốt như vậy. Thế nên nhìn thấy cái ác chúng vốn biết, nhưng “nếu không dạy thì cái tính ấy thay đổi”, những ô nhiễm này tới thì không được, thế nên nhất định phải dạy. Dùng cái thiện, phù hợp với tự tánh, dùng kinh điển Thánh Hiền hiển lộ tự tánh để dạy chúng, để chúng giữ gìn. Việc này rất quan trọng.

Thế nên, chúng ta nghe tới đây phải biết người làm điều thiện là tự nhiên bình thường, làm điều ác là không bình thường. Con người hiểu được đạo lý này thì học tập không khó, cũng không tốn sức, đó là một chuyện vui vẻ. Bởi vậy, “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. Đổi cách nói khác là trong quá trình học tập, học chính là làm theo, tập là trong quá trình thực hành nếu như không cảm thấy vui vẻ thì chính là học sai rồi. Câu đầu tiên trong Luận Ngữ chính là ý này, thế nên tương lai tôi sẽ giảng Luận Ngữ, tìm thời cơ thích hợp sẽ làm báo cáo với mọi người. Câu nói này rốt cuộc giảng điều gì mà được đặt ở vị trí quan trọng như vậy? Chính là ý nói con người nếu như không có cảm giác hạnh phúc, không có cảm giác vui vẻ thì đã học tập sai rồi. Đây là tiêu chuẩn, từ xưa tới nay không hề thay đổi. Vì sao vậy? Trong quá trình học tập tự tánh vốn rất thoải mái, giữa tự tánh với nhau không hề có chướng ngại nào, là tương thông, hoan hỷ.

Thầy nói lời này không biết các con có thể hiểu không? Thiện và ác cũng cùng một gốc, đều là cái tâm của chính mình. Nếu như mê thì thành ác. Giác ngộ rồi, giác ngộ Ấn Độ cổ xưa gọi là Phật, Phật Đà, dịch thành tiếng Hán là giác ngộ. Thế nên Phật giáo là giáo dục giác ngộ, mọi người phải biết đó là giáo dục, để khôi phục bản lai diện mục của con. Con có muốn không? Do vậy, quả ác hay quả thiện cũng là một gốc, đều là do cái tâm này tạo ra. Mấu chốt là ở chỗ nào? Mê, ngộ. Thế nên tông chỉ của tất cả giáo dục Nho Thích Đạo đều là vì khiến con người phá mê khai ngộ. Đứa trẻ này hiểu rồi thì không còn mê hoặc nữa, giác ngộ rồi, trong tương lai quả thiện sẽ đợi em ấy. Mà trong mê và ngộ, đây là điểm mấu chốt.

Mê và ngộ làm sao giải quyết? Dùng giáo dục “đại học chi đạo”, nhất định phải ghi nhớ trong đó có đạo, có học, chính là giáo dục mà nãy giờ nói tới. Do đó, hết thảy đau đớn và khổ nạn của con người trên thế gian này là do có được nhận giáo dục Thánh Hiền, giáo dục nhân tánh hay không. Được nhận thì nhất định sẽ hạnh phúc, vui vẻ. Con nói xem Nhan Hồi có khổ không? Ăn uống đạm bạc, ở nhà tranh nhưng không khổ, “bất cải kỳ lạc”, con làm sao giải thích? Người ta ngày ngày rượu thịt, xe đưa người đón, vậy mà lại đau khổ, ngày ngày đều muốn chết, con mới biết được mục đích của đời người ở đâu. Không phải ở bên ngoài mà ở trong tâm của con có vui vẻ hay không. Con dạy các em nhỏ cũng phải dạy cái này, yêu cầu chúng cầu ở bên trong, trong nội tâm có hạnh phúc không. Hiện tại hỏi những đứa trẻ, chúng không hạnh phúc là vì sao? Không được ăn McDonald, không được ăn hambuger, cái này có thể nghe theo chúng sao? Do vậy, phải có một tiêu chuẩn để xem chúng có thực sự vui vẻ hay không. Tiêu chuẩn gì? Chính là chúng nói, hình như học tập rất khổ, xung quanh không có gì cả, nhưng trong tâm lại rất hạnh phúc, có tâm hoan hỷ. Đây là học đúng rồi, phù hợp câu đầu tiên trong Luận Ngữ, có tiêu chuẩn, không phải nói ai phát minh sáng tạo, đặt bừa tiêu chuẩn là không được.

Giáo viên: Thưa thầy! Khi con còn nhỏ thường nghe nói đọc sách có thể thay đổi vận mệnh, khi đó cho rằng học xong thi đại học, tìm một công việc tốt thì vận mệnh của con đã thay đổi rồi. Nhưng mà hôm nay thông qua tiết mục đọc sách này, đọc sách Thánh Hiền thật sự có thể thay đổi vận mệnh, không chỉ đơn giản là thay đổi vận mệnh như vậy.

Thầy Trần: Sư phụ thường nói vận mệnh của con người có thể thay đổi, nhận giáo dục Thánh Hiền, học “Liễu Phàm Tứ Huấn”, con nghe theo mà làm. “Học” chính là làm theo, con phải học. “Tập” chính là thực hành, con phải tự mình làm, nhất định có thể sửa. Vậy con nói xem, tại sao vận mệnh của nhiều người lại không hề thay đổi? Họ không học, không tập, không nhận được giáo dục Thánh Hiền, vậy thì như thế nào? Vậy thì “hết thảy đều do số mệnh, chẳng chút nào do người”, con căn bản không thể làm được gì. Thế nên các con làm chủ nhiệm, vừa dạy lại vừa học, mặc dù các con đang dạy người khác nhưng tự mình cũng được giáo dục, được cảm động, sanh tín tâm. Thật vậy, con xem một đứa trẻ như vậy thực sự có thể thay đổi được vận mệnh, mới có hai mươi ngày mà em ấy đã biến đổi lớn như vậy, rất có hi vọng rồi.

Học sinh: Thưa thầy! Con có một cảm nhận, đó là thông qua đoạn thời gian đọc sách này chính con phát hiện đọc sách phải luôn kiên trì, không thể ngắt quãng. Trong khoảng thời gian đó con có mấy ngày nghỉ ngơi, có chút việc, thế nên không có theo tới cùng. Lúc bắt đầu đọc lại cảm thấy rất tốn sức, nhưng mà so với ngày đầu tiên bắt đầu đọc sách thì cảm thấy cũng đỡ hơn, bởi vì lần trước con phải bỏ ra bốn ngày mới có thể khôi phục lại trạng thái, lần này chỉ tốn có hai ngày rưỡi là đã đi vào trạng thái rồi. Con phát hiện ra hiệu quả của mỗi lần càng ngày càng tốt hơn.

Thầy Trần: Sư phụ thường nói “một môn thâm nhập trường kỳ huân tu”, không thể đứt đoạn, không thể ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới. Chuyện này tuyệt đối không được. Đến một trình độ nhất định, dùng lời của người hiện tại tức là lượng biến thành chất thì đột nhiên sẽ thay đổi. Con cũng không biết làm sao để thay đổi. Trước đây thầy thường lấy ví dụ, con xem có một số buổi tiệc tùng uống rượu, mọi người cứ uống từng ly từng ly, ly nhỏ thì không sao, không có cảm giác, thực ra có chuyện hay không? Có cảm giác, có chuyện. Cái gì có cảm giác? Lục phủ ngũ tạng có cảm giác, chỉ có điều tê liệt nên con không biết. Dạ dày, bụng, tim, gan, phổi đều có cảm giác nhưng con không biết mà thôi, thực ra đều có thay đổi. Lại uống thêm một ly nữa, rồi ly nữa, uống tới ly thứ mười thì gục, say rồi. Đây là ý gì? Biến hóa này rất nhỏ, từ từ từng chút một, lượng biến thành chất, đợi đến khi con có cảm giác, thực ra bên trong đó đã có biến hóa rất lâu rồi. Việc này ý là gì vậy? Con nói hôm này học sinh đọc sách, ra ngoài nhìn không có gì thay đổi, ngày mai cũng không có gì thay đổi, con nhìn không ra. Con không nên có cách nghĩ này, cứ làm theo tiêu chuẩn mà chúng ta nói. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, một khi con đứt đoạn thì phản ứng của chúng có thể nhìn ra được, con không đứt đoạn thì không dễ gì nhìn ra được, vừa đứt đoạn thì nhìn ra liền.

Học sinh: Vâng.

Thầy Trần: Chúng rất dễ dàng phát hiện chính mình, biến xấu rồi, vấn đề của tôi ở đâu? Lại bắt đầu lại từ đầu, vậy cái tâm an định không còn, cảm giác tốt cũng không còn. Cho nên không thể đứt đoạn, tự nhiên sẽ tiến vào cảnh đẹp, chính là người này không hay không biết sao lại biến thành như vậy? Đặc biệt là chủ nhiệm và phụ huynh ở bên cạnh con trẻ không có gì thay đổi, nhưng người bên ngoài thì nhìn thấy thay đổi rất lớn. Thế nên nói chúng ta phải hiểu, cũng giống như cái cây vậy, hôm nay con nhìn, ngày mai con nhìn thì vẫn là cái cây đó không có gì thay đổi, nhưng mười năm con không thấy cây thì cây sẽ thay đổi rất lớn. Con người thì cần “trăm năm trồng người”. Vì thế, nhà giáo dục dùng phương pháp “đọc sách ngàn lần này” nhất định phải hiểu rõ là không nên gấp gáp vội vàng, không nên mong muốn ngày ngày đều có sự thay đổi. Hôm nay con có cảm nhận gì? Không có cảm nhận thì rất đau buồn là sai rồi, không nên như vậy, tâm thái không đúng rồi. Thế nên chúng ta muốn đạt tới một hiệu quả rất tốt, phải có tâm lý chuẩn bị trăm năm trồng người, mới có thể khiến tâm của học sinh an định. Vẫn là những lời chúng ta nói trong tiết mục lần trước, không nên có hi vọng gì. Cũng giống như hít thở vậy, con có khi nào hi vọng trong lúc hít thở nhìn thấy một cái vòng vàng rơi xuống hay từ trong mũi mắt nhảy ra một vật như vậy không? Không hề có, hít thở chính là hít thở, nên có tiết tấu gì, nên có trạng thái gì thì cứ tùy thuận theo nó. Vì vậy khi đọc sách lục căn đều thâu nhiếp. Con phải duy trì những tiêu chuẩn này cho chúng cũng giống như hít thở vậy. Con không cần quan tâm đến hiệu quả, chúng tự nhiên sẽ đem minh đức hiển lộ ra ngoài, đợi đến khi đó thì cũng giống như các con nói, sao những đứa trẻ này lại có thể nói ra những lời như vậy? Sao lại có thay đổi lớn như vậy? Đúng vậy, chúng vốn là như vậy, đâu phải là cầu từ bên ngoài? Thế nên một niệm cầu cũng không có.

Mấu chốt là không được đứt đoạn, có thể kiên trì được nửa năm, trẻ nhỏ một chút thì một năm, công phu vững vàng rồi. “Đọc sách ngàn lần” trong một năm, ngày nào cũng đọc 8 giờ trong một năm thì tốt quá rồi. Chúng ta tin rằng ngàn vạn gia đình, vô số trường học làm thực nghiệm này nhất định có thể làm tốt hơn, còn cao hơn các con. Điều kiện đầu tiên là phải tin tưởng, không nên hoài nghi, như lý như pháp mà làm theo quy đinh, không được bỏ sót bước nào thì nhất định sẽ có thành quả tốt. Con bỏ thời gian nửa năm để cắm rễ cho đứa trẻ năm hay sáu tuổi, thì một đời của chúng có vô số điểm tốt. Hơn nữa, nếu có trường học kia một năm lấy ra thời gian một tháng (không phải hai mươi ngày) chỉ để “đọc sách ngàn lần”, thì một năm này chúng được vô lượng lợi ích. Mọi người đều có thể trải nghiệm.

Giáo viên: Thưa thầy, trước đây chúng con cũng từng dạy học cho những em nhỏ này, giảng Đệ Tử Quy mỗi ngày. Lúc giảng cũng giúp các em đem những đạo lý này liên tưởng cuộc sống thực tế của các em, nhưng mà các em học sinh ngồi dưới không có chút phản ứng gì, hình như cảm giác nói thế nào cũng không chạm được vào tâm các em. Nhưng bây giờ mới đọc có hai mươi ngày, tự các em ấy đã có thay đổi lớn như vậy.

Thầy Trần: Con bây giờ nói chút chuyện với chúng là chúng hiểu ngay lập tức.

Giáo viên: Vâng, đúng vậy.

Thầy Trần: Vậy đó là đạo lý gì? Khi nãy chúng ta nói về tấm gương, soi cách nào thì cũng không soi ra hình người là nguyên nhân gì? Đó là giữa con người và gương cách nhau một tầng chất bẩn, hay nói cách khác là giữa con và học sinh có sự cách biệt. Sự cách biệt này nếu như nói theo các em học sinh là phiền não, tập khí của chúng vẫn chưa được loại bỏ. Giống như tấm gương vậy, con lau một chút thì soi được tay của con, lại lau một chút nữa thì thấy cánh tay, lau thêm chút nữa thì soi được cả con người. Toàn bộ đều lau sạch thì con nói thế nào thì chúng phản ứng vậy, chúng hiểu như vậy, đúng không?

Giáo viên: Vâng.

Thầy Trần: Dùng “đọc sách ngàn lần” tại sao có thể đạt được hiệu quả này? Mọi người nhất định phải ghi nhớ, tám giờ đồng hồ này là chúng làm được. Chúng ta khi nãy nói tám tiếng đồng hồ này là quá trình hoàn thành trì giới, đắc định, khai huệ một lần. Con xem trong đọc sách có giới, lục căn không thể vọng động. Chúng trì giới đắc định, thân tâm đều an định, chúng làm sao có thể không khai mở trí huệ chứ? Con nói với chúng chúng làm sao không hiểu chứ? Trước đây nghe không hiểu vì giới, định không có, không làm được hoặc làm chưa tới. Hiện tại thuộc về phương pháp cường độ cao, vô cùng thuần khiết, lau rất là nhanh, lau rất là bóng, vậy thì các con nghe hiểu rồi. Vì thế, nhất định phải biết phương pháp mục đích của đọc sách là để chúng khôi phục lại minh đức, tự tánh, trí huệ, đức hạnh, tướng hảo vốn có của chúng, là quá trình khôi phục. Người nhận được giáo dục hay người giáo dục phải đem đạo lý này giảng đi giảng lại cho mọi người. Con không nên ở đây nói con đã đọc thuộc lòng rồi, nên con không nói nữa. Như vậy thì không được. Không phải là để con học thuộc, “tri thức học thuộc được không đủ để làm thầy người khác”, không phải là để con đi con đường đó. Cái đó không đáng giá, không thể khiến con người phá mê khai ngộ, khiến đại chúng khôi phục bổn giác. Kiểu học bằng cách ghi nhớ không ổn, [ghi nhớ] tri thức như thế vốn không ổn. Nhất định phải dùng trí huệ, dùng tâm tánh mới có thể nói chuyện với chúng.

Thầy nghe nói còn có rất nhiều bạn học, hơn mười bạn học đúng không? Được! Chúng ta cứ nghe từng người một, mỗi một bạn học sẽ có những lãnh hội không giống nhau, vô cùng kỳ diệu. Chúng con vô hạn cảm ân sư phụ, cảm ân lời dạy bảo của tổ tiên.

Tác giả bài viết: Thầy Trần Đại Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây