Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

THẬP NHẤT DIỆN THẦN CHÚ TÂM KINH

THẬP NHẤT DIỆN THẦN CHÚ TÂM KINH

Hán dịch: Đời Đường

Tam Tạng Pháp Sư HUYỀN TRANG phụng chiếu dịch

Việt dịch: HUYỀN THANH

* * *

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavam) ngự tại Đạo Trường Trúc Ý ở Thất La Phiệt cùng với Chúng Đại Bật Sô gồm 2500 người và vô lượng số Bồ Tát Ma Ha Tát do Từ Thị Bồ Tát Maitra Bodhisatva) làm Thượng Thủ đến dự. Lại có vô lượng Bật Sô (Bhiksu), Bật Sô Ni (Bhiksunì), Ô Ba Sách Ca (Upàsaka), Ô Ba Tư Ca (Upàsìka) với các hàng Trời (Deva), Rồng (Nàga), Dược Xoa (Yaksa), Kiền Đạt Phộc (Gandharva), A Tố Lạc (Asura), Yết Lộ Trà (Garuda), Khẩn Nại Lạc (Kinnara), Mạc Hô Lạc Già (Mahoraga), Cưu Bạn Trà (Kumbhandha), Tỳ Xá Già (Pi’sàca), người (Manusya), Phi Nhân (Amanusya)… đại chúng vây quanh cung kính tôn trọng tán thán để rồi nói Pháp.

Chương 1: THẬP NHẤT DIỆN QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT

 

THẬP NHẤT DIỆN QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT

Huyền Thanh (Nguyễn Vũ Tài)

* * *

Tôn này có tên Phạn là EKÀDA’SA MUKHA AVALOKITE’SVARA, dịch âm là Ế Ca Na Xà Mục Khư A Phộc Lộ Chỉ Đế Thấp Phộc La. Dịch nghĩa là Thập Nhất Diện Quán Tự Tại, Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, Thập Nhất Diện Quán Âm. Cầu đảo Tôn này có thể trừ bệnh diệt tội.

- Theo truyền thống của Bà La Môn Giáo: Ở Ấn Độ thì Tôn này là Thập Nhất Hoang Thần (Ekàda’sa Rudra). Vào khoảng Thế Kỷ thứ 5, thứ 6 sau Công Nguyên thì Tôn này được du nhập vào Phật Giáo dưới hình thức là một Hóa Thân của Bồ Tát Quán Tự Tại.

- Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng: Ở vô lượng kiếp trước, với Tâm Đại Bi vô hạn, Quán Thế Âm Bồ Tát muốn cứu thoát tất cả chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử luân hồi, nên đối trước chư Phật 10 phương, Ngài phát nguyện rằng:” Nguyện cho con cứu được tất cả chúng Hữu Tình. Nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành ngàn mảnh”

Thoạt tiên Ngài xuống cõi Địa Ngục, sau đó đến cõi Ngạ Quỷ và tiến dần đến cõi Trời. Tại đấy, Ngài nhìn xuống Thế Giới đau khổ với cái nhìn thấu hiểu của Thánh Trí thì Tâm Ngài bị xúc động sâu sắc. Vì mặc dù Ngài đã cứu nhiều chúng sinh thoát khỏi Địa Ngục nhưng vẫn còn có vô số chúng sinh khác đang sa vào. Điều này làm Ngài buồn rầu vô hạn. Trong một lúc, gần như Ngài đã mất niềm tin vào lời nguyền vĩ đại mà Ngài đã tuyên thệ và thân thể Ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Giữa cơn tuyệt vọng, Ngài cầu cứu tất cả chư Phật. Ngay lập tức, hằng hà sa số chư Phật từ 10 phương đều hiện thân đến cứu giúp. Với Thần Lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho Ngài hiện trở lại toàn thân và từ đấy Ngài có 11 cái đầu, 1000 cánh tay, trên mỗi bàn tay có một con mắt. Sự kiện này biểu thị cho sự phối hợp giữa Trí Tuệ và phương tiện thiện xảo, là dấu hiệu của Tâm Đại Bi chân thật. Trong hình thức này, Ngài đã sáng chói rực rỡ và có nhiều năng lực lớn hơn để cứu giúp chúng sinh. Do vậy Ngài còn có tên gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm.

Trong truyền thống này thì Ngài có thân màu trắng. 11 mặt xếp thành 5 tầng:

- 3 mặt của tầng một có mặt chính giữa màu trắng, mặt bên phải màu xanh lục, mặt bên trái màu đỏ.

- 3 mặt của tầng thứ hai có mặt chính giữa màu xanh lục, mặt bên phải màu đỏ, mặt bên trái màu trắng.

- 3 mặt của tầng thứ ba có mặt chính giữa màu đỏ, mặt bên phải màu trắng, mặt bên trái màu xanh lục. Tất cả khuôn mặt đều có mắt dài và nhỏ như đang mỉm cười.

- 1 mặt của tầng thứ tư là khuôn mặt màu đen biểu lộ sự phẫn nộ, miệng ló răng nanh, có 3 mắt và tóc màu cam dựng đứng.

- 1 mặt của tầng thứ năm là khuôn mặt hiền hòa màu đỏ đội vương miện.

- 2 tay đầu tiên chắp lại trước ngực cầm viên ngọc báu.

Bên phải:Taythứ hai cầm tràng hạt, tay thứ ba kết Diệu Thí Thắng Ấn, tay thứ tư cầm Pháp Luân.

Bên trái:Taythứ hai cầm hoa sen vàng, tay thứ ba cầm bình có chứa nước Cam Lộ, tay thứ tư cầm cung tên.

- 992 tay còn lại đều mềm mại như những cánh sen kết Diệu Thí Thắng Ấn.

Trong mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, không một cánh tay nào vượt quá vương miện và cũng không buông thấp quá đầu gối.

Ngực trái của Ngài được che bằng miếng da hươu. Trang phục bên dưới làm bằng lụa vải tốt, thắt lưng bằng vàng có nạm ngọc quý, vương miện cũng nạm ngọc quý và thân của Ngài được trang điểm bằng mọi loại báu như vòng, xuyến, anh lạc, lụa nhiều màu… tỏa ánh hào quang sáng ngời.

Do Tôn này biểu thị cho Pháp Liên Hoa Kim Cương (Padma Vajra) nhằm giúp cho Chúng Sinh phá tan phiền não chướng đang ngăn che ánh sáng Thắng Diệu của Trí Tuệ bản nhiên thanh tịnh trong tâm của mình nên các bậc Đạo Sư Tây Tạng thường truyền dạy Pháp tu này và gọi Đại Chú của Ngài là Đại Bi Chú.

Theo truyền thống Hoa Văn:

Hiện Đồ Thai Tạng Giới Mạn Trà La ghi nhận rằng:

Thập Nhất Diện Quán Âm có vị trí ở đầu bên phải của Viện Tô Tất Địa, Mật Hiệu là Biến Dị Kim Cương .

Chủng Tử là KA là chữ lược của Kàrunika (Bậc có tâm Bi) biểu thị cho Tác Nghiệp, dùng phương tiện Đại Bi tế độ chúng sinh, tạo tác nghiệp lành thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian. Tam Muội Gia Hình là Bình Quân Trì.

Hay chủng tử là SA biểu thị cho sự khai mở Tâm Bồ Đề vốn có của tất cả chúng sinh. Tam Muội Gia Hình là hoa sen hé nở.

Trong Viện này thì Ngài có thân màu trắng với 11 đầu chia làm 3 tầng: Tầng một có 3 mặt. Tầng hai có 5 mặt, tầng ba có 3 mặt. Thân ngồi Bán Già trên đài sen có 4 tay, bên phải :Taythứ nhất kết Thí Vô Úy An, tay thứ hai cầm tràng hạt. Bên trái:Taythứ nhất cầm hoa sen hé nở, tay thứ hai cầm bình Quân Trì.

Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh ghi nhận rằng:

Tôn Tượng có 11 mặt, 4 tay. Bên phải: Tay thứ nhất cầm tràng hạt, tay thứ hai kết Thí Vô Úy Ấn. Bên trái:Taythứ nhất cầm hoa sen, tay thứ hai cầm bình Quân Trì.

11 mặt gồm có: 3 mặt ngay phía trước có tướng tịch tĩnh (hay từ bi), 3 mặt bên trái có tướng uy nộ, 3 mặt bên phải có tướng ló răng nanh bén, 1 mặt phía sau có tướng cười giận, 1 mặt bên trên có tướng Như Lai (1 Hóa Phật của A Di Đà Phật).

Trong mão trên mỗ đầu đều có vị Hóa Phật. Thân tướng có mọi loại anh lạc trang nghiêm.

Đà La Ni Tập Kinh, một vài Kinh do Ngài Huyền Trang dịch và hình tượng lưu bố trong nhân gian thì Thập Nhất Diện Quán Thế Âm có 11 mặt và 2 tay với tay bên phải cầm Pháp Khí (hoặc cầm bình Quân Trì với hoa sen), tay bên trái cầ tích trượng (hoặ đeo tràng hạt và kết Dữ Nguyện Ấn).

Mộ số Đạo Sư Mật Giáo lại nhận định rằng: Thập Nhất Diện Quán Âm là vị Hóa Tôn củ Tu La Đạo, có biệt danh là Đại Quang Phổ Chiếu Quán Thế Âm và Mật Hiệu là Từ Mẫu Kim Cương (hoặ Từ Oán Kim Cương).

* * *

Ý NGHĨA CỦA 11 MẶT

*

* * *

Ý nghĩa của 11 mặt được nhận định theo nhiều cách khác nhau:

Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh Nghĩa Sớ ghi là:

- 3 mặt phía trước có tướng hiền lành (Từ) biểu thị cho việc nhìn thấy chúng sinh hiền thiện mà sinh tâm Từ. Đại Từ là ban vui.

- 3 mặt bên trái có tướng giận dữ biểu thị cho sự nhìn thấy chúng sinh ác mà sinh tâm Bi. Đại Bi là cứu khổ.

- 3 mặt bên phải có tướng ló nanh trắng biểu thị cho sự nhìn thấy kẻ có Tịnh Nghiệp liền phát lờ khen Hiếm có, siêng năng tinh tiến trong Phật Đạo.

- 1 mặt phía sau có tướng Bạo Đại Tiếu, biểu thị cho sự nhìn thấy chúng sinh có Thiện Ác Tạp Uế mà sinh nụ cười quái dị sửa ác hướng theo Đạo.

- 1 mặt bên trên có tướng Như Lai biểu thị cho sự mãn túc Nguyện.

Tiên Phòng ghi nhận là:

11 mặt là 10 Địa và Phật Quả mỗi một thứ đều có 1 mặt. 10 Địa là viên mãn 10 Ba La Mật.

Dã Quyết ghi nhận là :

- 11 mặt là 11 Địa (Hoan Hỷ Địa, Ly Cấu Địa, Phát Quang Địa , Diệu Tuệ Địa, Nan Thắg Địa, Hiện Tiền Địa, Viễn Hành Địa, Bất Động Địa, Thiện Tuệ Địa, Pháp Vân Địa, Phật Địa) biểu thị cho 11 phẩm Vô Minh, lại thêm mặt gốc biểu thị cho 12 phẩm Vô Minh. Hoặc nói là: Độ 12 nhân Duyên.

- 3 mặt phía trước có tướng Tịch Tĩnh biểu thị cho nghĩa: xưa nay vốn tịch lặng của Đông Phương Bất Động Phật.

- 3 mặt bên trái có tướng phẫn nộ biểu thị cho nghĩa: giáng phục của Nam Phương Bình Đẳng Tính Trí.

- 3 mặt bên phải có tướng ló nanh bén biểu thị cho nghĩa: nói Pháp của Tây Phương Diệu Quán Sát Trí.

- 1 mặt phía sau có tướng cười giận biểu thị cho Bắc Phương Sự Nghiệp Trí.

- 1 mặt trên cùng có tướng Phật biểu thị cho Bất Nhị Pháp Giới Thể Tính Trí.

Khẩu Quyết ghi nhận là:

- 3 mặt phía trước có tướng Đại Từ biểu thị cho 3 vị Phật là: Thích Ca Thế Giới Năng Tịch Như Lai, An Lạc Thế Giới Vô Ngại Quang Như Lai, Cà Sa Tràng Thế Giới Kim Cương Kiên Cố Hoan Hỷ Như Lai.

- 3 mặt bên trái có tướng Đại Bi biểu thị cho 3 vị Phật là: Bất Thoái Chuyển Âm Thế Giới Cực Diệu Viên Mãn Hồng Liên Hoa Sổ Thân Như Lai, Tuyệt Trần Thế Giới Pháp Tràng Như Lai, Minh Đăng Thế Giới Sư Tử Như Lai.

- 3 mặt bên phải có tướng ló nanh trắng biểu thị cho 3 vị Phậ là: Trang Nghiêm Thế Giới Nhất Thiết Phật Thông Tuệ Quang Vương Như Lai, Kích Luân Thế Giới Minh Giác Như Lai, Phổ Hiền Thế Giới Hiền Thủ Như Lai.

- 1 mặt phía sau có tướng Bạo Tiếu biểu thị cho 1 vị Phật là: Nan Siêu Thế Giới Thân Phóng Pháp Quang Như Lai.

- 1 mặt Phật trên đỉnh biểu thị cho 1 vị Phật là: Diệu Quang Thế Giới Biến Chiếu Như Lai

* * *

CHÂN NGÔN CỦA THẬP NHẤT DIỆN QUÁN TỰ TẠI

*

* * *

Chân Ngôn của Thập Nhất Diện Quán Tự Tại có 2 loại là Đại Chú và Tiểu Chú. Tùy theo sự truyền thừa mà có nhiều sự ghi nhận khác nhau.

- ĐẠI CHÚ:

Đức Dalai Lama đời thứ 7 ghi nhận là:

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMAH ÀRYA JNÀNA SÀGARA VAIROCHANA VYÙHA RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA

NAMAH SARVA TATHÀGATEBHYAH ARHATEBHEYAH SAMYAKSAMBUDDHEBHYAH

NAMAH ÀRYA AVALOKITESHVARÀYA BODHISATTVÀYA MAHÀSATTVÀYA MAHÀKÀRUNIKÀYA

TADYATHÀ: OM – DHARA DHARA , DHIRI DHIRI, DHURU DHURU, ITTI VATTI, CHALE CHALE, PRACHALE PRACHALE, KUSUME KUSUMA VARE, ILI MILI, JITI JVALAM ÀPANÀYA (Bản khác ghi là: CITI JVALAM APANAYE ) – SVÀHÀ

Đức Phật Sống Tây Khang NẶC NA ghi nhận là:

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMO BHAGAVATE MAHÀ KÀRUNIKÀYA VAJRASÀRA PRAMARBHANI TATHÀGATAYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA

TADYATHÀ: OM  DHARA DHARA, DHIRI DHIRI, DHURU DHURU, INTE VANTE, CALE CALE, PRACALE PRACALE, SARVA KLE’SA, SARVA KARMA, ÀVARANANI, ‘SUDDHE ‘SUDDHE, VI’SUDDHE VI’SUDDHE, GAGANA SVABHÀVA VI’SUDDHE – SVÀHÀ

Thập Nhất Diện Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Mật Ngôn Niệm Tụng Nghi Quỹ Kinh, Quyể Thượng ghi nhận là:

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMAH ÀRYA JNÀNA SÀGRA VAIROCANA BHYÙHA RÀJAYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA

NAMAH SARVA TATHÀGATEBHYU ARHATEBHYAH SAMYAKSAMBUDDHEBHYAH

NAMAH ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATVÀYA MAHÀSATVÀYA MAHÀKÀRUNIKÀYA

TADYATHÀ: OM – DHARA DHARA, DHIRI DHIRI, DHURU DHURU, ITE VATE, ‘SALE ‘SALE, PRA’SALE PRA’SALA, KUSUME KUSUMA VALE, IRI, VIRI, CIRI CIRI, TIJARAM APANAYA PARAMA’SUDDHASATVA, MAHÀKARUNIKA – SVÀHÀ

Phật Thuyết Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Thần Chú Kinh ghi nhận là:

NAMO BUDDHÀYA

NAMO DHARMÀYA

NAMO SANGHÀYA

NAMO JNÀNA SÀGARA VAIROCANÀYA TATHÀGATÀYA

NAMAH ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATVÀYA MAHÀSATVÀYA MAHÀKÀRUNIKÀYA

TADYATHÀ: OM – DHARA DHARA, DHIRI DHIRI, DHURU DHURU, ITI VATI, CALE CALE, PRACALE PRACALE, KUSUME KUSUMA VALE, IRI MIRI CIRI CITI JVALAM ÀPANÀYA, BODHISATVA MAHÀKÀRUNIKA – SVÀHÀ

Thập Nhất Diện Thần Chú Kinh ghi nhận là:

Kính lễ Tam Bảo

Kính lễ Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như Lai

Kính lễ Tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác

Kính lễ Bậc có tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát.

TADYATHÀ: OM – DHARA DHARA, DHIRI DHIRI, DHURU DHURU, ITI VATI, CALE CALE, PRACALE PRACALE, KUSUME KUSUMA VARE, IRI , MIRI, CIRI CIRI, TIJARAM ÀPANÀYA, ‘SUDDHASATVA MAHÀKÀRUNIKA – SVÀHÀ

Đồ Tượng Quyển 3, trang 26 ghi nhận Đại Chú là:

TADYATHÀ: OM – DARA DARA, DHIRI DHIRI, DHURU DHURU, ITE VATE, ‘SALE‘SALE, PRA’SALE PRA’SALE. KUSUME KUSUMA VALE, IRI , VIRI, CIRI CIRI, TIJARAM APANAYA, PARI’SUTHÀSATVA, MAHÀKARUNIGHA – SVÀHÀ

Đồ Tượng Quyển 3, trang 142 ghi nhận Thập Nhất Diện Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Mật Ngôn là:

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMAH ÀRYA JNÀNA SÀGRA VAIROCANA BHYUA RÀJAYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA

NAMAH SARVA TATHÀGATEBHYO ARHATEBHYAH SAMYAKSAMBUDDHEBHYAH

NAMAH ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATVÀYA MAHÀSATVÀYA MAHÀKARUNIKÀYA

TADYATHÀ: OM – DHARA DHARA, DHIRI DHIRI, BURU BURU, ITE VATE, ‘SALE ‘SALE, PRA’SALE PRA’SALE, KUSUME KUSUMA VALE, IRI, MIRI, CIRI CIRI, TIJARAM APANAYA, PARAMA’SUDDHASVATVA, MAHÀKÀRUNIKA , SVÀHÀ

Đồ Tượng Quyển 3, trang 186 ghi nhận là:

(Quy mệnh như trên)

OM – DARA DARA, DHIRI DHIRI, DHURÙ DHURÙ , ITE VATE, ‘SALE ‘SALE, PRA’SALE PRA’SALE, KUSUME KUSUMA VALE, IRI, VIRI, CIRI CIRI, JARAM APANAYA, RAMA ‘SUDDHASADVA, MAHÀKARUNIGHA – SVÀHÀ

Đồ Tượng Quyển 4, trang 430 ghi nhận là:

(Quy mệnh như trên)

OM – DARA DARA, DHIRI DHIRI, DHÙRÙ DHÙRU, ITE VATE, ‘SALA ‘SALE, PRA’SALE PRA’SALE, KUSUME KUSUMA VALE, IRI, MIRI, CIRI CIRI, TIJARAM APANAYA, PARA’SUDDHA-, MAHÀKARUNIGHA – SVÀHÀ

- TIỂU CHÚ:

Đồ Tượng Quyển 3, trang 26 ghi nhận Tiểu Chú là:

OM – MAHÀ KARUNIGHA (MAHÀ KÀRUNIKA: Bậc có Tâm Đại Bi ) – SVÀHÀ

Thế Gian lưu hành Tiểu Chú là:

OM- RUHE’SVARA (Thế lực tự tại) – SVÀHÀ

Đồ Tượng Quyển 3, trang 119 ghi nhận Tiểu Chú là:

OM (Quy mệnh) – RUHE JVALA ( Uy Thế Quang Diễm ) HRÌH (Chủng tử của Liên Hoa Bộ – SVÀHÀ (Quyết định thành tựu)

Đồ Tượng Quyển 3, trang 186 ghi nhận Tiểu Chú là:

OM – MAHÀ KARUNIGHA – SVÀHÀ

Thế Gian lưu hành Tiểu Chú là:

OM – RUHE’SVARA ( Thế Lực Tự Tại) HRÌH

Đồ Tượng Quyển 4, trang 430 ghi nhận Tiểu Chú là:

OM- ROKA’SVARA HRÌH – SVÀHÀ

Phật Quang Đại Từ Điển Quyển 1, trang 324 ghi nhận Tiểu Chú là:

Án, lỗ kế nhập phộc la, hộ-lị

OM- LOKE’SVARA (Thế Tự Tại, Tự tại trong Thế Gian) HRÌH.

Qua sự tìm hiểu trên, dự vào nghĩa lý căn bản của Chân Ngôn, chúng ta có thể phục hồi được 3 bài Đại Chú và 2 bài Tiểu chú như sau:

- Đại Chú 1:

NAMO RATNATRAYÀYA (Quy Mệnh Tam Bảo)

NAMAH ÀRYA JNÀNA SÀGARA VAIROCANA VYÙHA RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA (Kính lễ Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác)

NAMAH SARVA TATHÀGATEBHYAH ARHATEBHYAH SAMYAKSAMBUDDHEBHYAH (Kính lễ tất cả Như Lai Đẳng, Ứng Cúng Đẳng, Chính Đẳng Chính Giác Đẳng)

NAMAH ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATVÀYA MAHÀSATVÀYA MAHÀKÀRUNIKÀYA (Kính lễ Bậc có Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát) TADYATHÀ (Như vậy) OM (Cảnh giác) DHARA DHARA (Gia trì cho ta và người ) DHIRI DHIRI (Người gia trì không kể nam nữ) DHURU DHURU (Lóe sáng) ITI VATI (Năng lực tự nhiên: Hư không, gió, mặt trời, mặt trăng… như vậy) CALE CALE (Lay động) PRACALE PRACALE (Lay động khắp) KUSUME KUSUMA BALE ( Sức lực của bông hoa bên trong bông hoa ) ILI (Che chở ủng hộ) MILI (Ngăn cản, chận đứng) JITI JVALAM (Thâu nhiếp ánh sáng) ÀPANÀYA (Xuất Tức Quán, Quán hơi thở ra vào) SVÀHÀ (Quyết định thành tựu).

- Đại Chú 2:

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMAH ÀRYA JNÀNA SÀGARA VAIROCANA VYÙHA RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA

NAMAH SARVA TATHÀGATEBHYAH ARHATEBHYAH SAMYAKSAMBUDDHEBHYAH

NAMAH ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATVÀYA MAHÀSATVÀYA MAHÀKÀRUNIKÀYA

TADYATHÀ : OM_ DHARA DHARA, DHIRI DHIRI, DHURU DHURU. ITI VATI , CALE CALE , PRACALE PRACALE , KUSUME KUSUMA BALE , CITI JVALAM (Hiểu biết lưu ý đến ánh sáng) ÀPANÀYA (Theo hơi thở ra vào) IRI (Che chở triệt để) MIRI (Ngăn cản chận đứng) CIRI (Sự gây thương tích, giết chết) PARAMA’SUDDHASATVA MAHÀKÀRUNIKA SVÀHÀ (Quyết định thành tựu Bậc Chí Thượng Thanh Tịnh Hữu Tình có đầy đủ Tâm Đại Bi )

- Đại Chú 3:

NAMO RATNATRAYÀYA (Quy mệnh Tam Bảo)

NAMO BHAGAVATE MAHÀKÀRUNIKA VAJRASÀRA PARAMARTHANI TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA (Quy mệnh Đức Thế Tôn Đại Bi Kiên Cố Tối Thắng Nghĩa Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác) TADYATHÀ (Như vậy) OM (Cảnh giác) DHARA DHARA (Gia trì cho ta và người) DHIRI DHIRI (Người trì Chú không kể nam nữ) DHURU DHURU (Lóe sáng, tỏa sáng) ITI VATI (Năng lực thiên nhiên như vậy) CALE LALE (Lay động) PRACALE PRACALE (Lay động khắp) SARVA KLE’SA (Tất cả phiền não) SARVA KARMA AVARANANI (Tất cả chướng ngại của nghiệp) ‘SUDDHE ‘SUDDHE (Tinh lọc, thanh tịnh) VI’SUDDHE VI’SUDDHE (Khiến cho thanh tịnh, tinh lọc hoàn toàn) GAGANA SVABHÀVA VI’SUDDHE (Thanh tịnh như tự tính của hư không) SVÀHÀ (Quyết định thành tựu).

- Tiểu Chú 1 :

OM(Quy mệnh) MAHÀ KÀRUNIKA (Bậc có Tâm Đại Bi) SVÀHÀ (Thành tựu cát tường)

- Tiểu Chú 2 :

OM (Quy mệnh) LOKE’SVARA (Đấng Thế Tự Tại) HRÌH (Chủng tử Thanh Tịnh của Liên Hoa Bộ) SVÀHÀ (Thành tựu tốt lành)

Ngoài ra để tăng cường cho lực gia trì của Chân Ngôn, các bậc Đạo Sư Mật Giáo đã truyền dạy thêm các bài tán Quy Mệnh là:

- Giác Thiền Sao ghi nhận Thập Nhất Diện Quán Âm Hối Quá Tán là:

Nam mô Đương Tiền tam diện Từ Bi Tướng

Nam Mô Tiền tam Từ Diện Cầu Như Ý

Nam mô Tiền Tam Bi Diện Trừ Quỷ Tật

Nam mô Tả biên tam diện Sân Nộ Tướng

Nam mô Tả tam diện Giáng Oán Tặc

Nam mô Hữu biên tam diện Bạch Nha Tướng

Nam mô Đương hậu nhất diện Bạo Tiếu Tướng

Nam mô Đỉnh thượng nhất diện Như Lai Tướng

Nam mô Đỉnh thượng Phật Diện trừ tật bệnh

Nam mô Tối thượng Phật Diện nguyện mãn túc.

- Phòng Sao ghi nhận là:

Nam mô Tả biên hậu diện tồi Ma Đạo

Nam mô Trung diện ly khổ nạn

Nam mô Tiền diện trừ Quỷ tật

Nam mô Hữu biên tiền diện cầu Như Ý

Nam mô Trung diện Cữu Nộ (Giận dữ lâu dài)

Nam mô Hậu diện trừ chướng nạn

Nam mô Kiếp Độ Tiền

Nam mô Tả biên hữu diện trừ Quỷ Thần

Nam mô Trung diện Điều Phong Vũ

Nam mô Tả diện tăng thọ mệnh

Nam mô Hậu biên nhất diện thành ngũ cố

Nam mô Đỉnh thượng nhất diện phá Ma Quân.

Huyền Thanh (Nguyễn VũTài) kính ghi

* * *

/3
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây