Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Hiện Đại Tu Hành Tiết Yếu

Hiện Đại Tu Hành Tiết Yếu

Chương 1: 1. Giác ngộ nhân sinh

HIỆN ĐẠI TU HÀNH TIẾT YẾU
(Những điểm quan trọng trong việc tu hành ở hiện đời)

Cung kính ghi chép từ các lần diễn giảng của Thượng Tịnh Hạ Không lão pháp sư
Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội cung kính chỉnh lý
Lời mở đầu
Thân người khó được nay đã được, Phật pháp khó được nghe nay đã nghe, khó sinh vào chính giữa đất nước nay đã được sinh, thiện hữu tri thức khó gặp nay đã được gặp. Hiện đời tuy may mắn gặp nhân duyên khó được này, nhưng chúng ta học Phật đã nhiều năm vẫn là phiền não không ngừng, gặp thuận cảnh khởi tâm tham, gặp nghịch cảnh sinh sân khuể. Chúng ta nhất định phải kiến lập tín tâm, khởi phát nguyện lực, kiên định chánh hạnh mới không uổng đời này.
Quyển sách này tập hợp chỉnh lý từ những lần diễn giảng của Thượng Tịnh Hạ Không lão pháp sư, trích lục tinh yếu công đức niệm Phật, mong rằng đại chúng có thể nhờ vào quyển sách này sinh khởi niệm Phật tín tâm, đột phá tu học chướng ngại, ắt sẽ được gặp lại nhau sau khi vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới ngay trong đời này!
1. Giác ngộ nhân sinh
* Ở cái thế gian này, cho dù có đem toàn bộ thế giới cho chúng ta, chúng ta lại có thể đạt được gì? Một hơi thở ra không hít trở lại, cùng một dạng cũng là đem không đi được. Thật sự là "Vạn ban tương bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân" (muôn thứ không mang được, chỉ có nghiệp theo mình), không có bất kỳ một vật gì chúng ta có thể mang đi được.
* Thế gian này không có thứ gì là chính mình, chúng ta xem cái này là chính mình, cái kia cũng là chính chúng ta, trên sự thực đều là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tất cả đều là giả. Thân còn không phải mình huống gì vật ngoài thân! Cho nên phải buông xuống, phải đem vọng tưởng, chấp trước xả bỏ. Vô thủy kiếp đến nay sinh tử căn bản là buông không xuống. Vì vậy tự mình nhất định phải giác ngộ, phải chân chính chịu buông xuống.
* Tục ngữ nói: "Sinh không mang đến, chết không mang đi". Đừng nghĩ rằng "Tôi còn chưa chết", kỳ thực chúng ta có thể bảo đảm được rằng mình vẫn có thể sống đến ngày mai sao? Không một ai dám nói bảo đảm được ta ngày mai vẫn tồn tại, bởi vì “Hoàng tuyền lộ thượng vô lão thiếu” (Đường đến suối vàng không phân biệt già hay trẻ)! Minh bạch chân tướng sự thật này, chúng ta liền phải nắm chắc mỗi một phút mệnh quang, phải nghiêm túc cố gắng đi học tập, đi tu hành.
* "Sinh tử sự đại, vô thường tấn tốc", nếu như đối với hai câu này nhận thức rõ ràng, chúng ta liền giác ngộ. Biết sinh tử là chuyện lớn, sẽ đề khởi tâm cảnh giác. Biết vô thường tấn tốc, chúng ta liền biết quý trọng thời gian. Người tu hành quý báu nhất chính là quang âm, còn lại danh văn lợi dưỡng, tài sắc danh thực thùy, những vật này hết thảy buông xuống, chính là muốn nắm chắc quang âm tốt đẹp, đây gọi là chân chính giác ngộ.
* Kinh Kim Cang nói: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng", "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh", chúng ta phải thường thường đề khởi công phu quán chiếu, chúng ta đối với hết thảy sự, hết thảy vật tự nhiên là xem nhạt. Xem nhạt, đương nhiên chúng ta liền có thể buông xuống, có thể buông xuống, tâm địa tự nhiên thanh lương tự tại, phiền não liền ít đi. Phiền não ít, trí tuệ liền tăng trưởng, đây là đạo lý nhất định.
* Vĩnh Gia đại sư nói thật hay: “Mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên” (trong mộng rõ ràng có sáu nẻo, giác rồi đại thiên cũng không còn), đại thiên là ba ngàn đại thiên thế giới, là lục đạo luân hồi. Chỉ cần giác ngộ liền không có, mê chấp nó liền có, mê rồi mới chấp trước, giác liền không chấp trước, giác liền triệt để buông xuống, không buông xuống được chính là mê, không có giác ngộ. Như vậy vì sao không buông xuống?
* Lo lắng, dính mắc, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta nhất định phải chân chính buông xuống, nhưng nói dễ, làm rất khó, nhất định phải chân chính giác ngộ mới chịu làm như vậy. Giác ngộ cái gì? Sinh tử luân hồi đáng sợ. Chúng ta nếu không buông xuống, liền vĩnh viễn sinh tử luân hồi. Sinh tử luân hồi, nhất định là đời sau không bằng đời này, chúng ta đời này tại nhân đạo trong lục đạo, đời sau đi nơi nào? Nhất định đọa tam ác đạo.

* Cổ nhân giảng: "Nhân mạng vô thường, thạch hỏa điện quang" (Mạng người vô thường như lửa xẹt từ đá, như ánh sáng từ tia chớp). Nhân mạng giống cái gì? Giống như tia chớp vậy, một sát na. Có thể giác ngộ, thừa dịp hiện tại thân thể còn khỏe mạnh, còn chưa già, còn không có bệnh, có thể buông xuống liền tận hết khả năng buông xuống, đem toàn bộ thời gian, tinh thần xử lý đại sự của mình, cái đại sự này chính là lão thật niệm Phật.

* Mỗi người cần phải chân chính giác ngộ, giác ngộ cái gì? Sinh tử là chuyện lớn, luân hồi đáng sợ, là thật sự kinh khủng, cho nên chúng ta phải có cái loại tâm cảnh giác này. Chúng ta cả đời này cái gì cũng đều không cầu, chỉ cầu liễu sinh tử, vượt thoát luân hồi. Dùng phương pháp gì mới có thể làm được? Chỉ có niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ.

* Thiện Đạo đại sư làm bài kệ Tịnh Độ, trong đó viết:
Tiệm tiệm kê bì hạc phát
Khan khan hành bộ long chung
(Da mồi tóc bạc lần lần
Lụm cụm bước run mấy chốc)
...
Duy hữu kính lộ tu hành
Ðản niệm A Di Ðà Phật
(Duy có đường tắt tu hành
Chỉ niệm "A Di Đà Phật")

Là ý nói, con người chúng ta chung quy dần dần già yếu, làn da nhăn nheo, tóc bạc, lưng gù, đi lại từng bước chậm chạp, lụm cụm, lúc này liền phải nghĩ đến ngày tháng không còn nhiều. Cho dù hưởng thụ muôn vàn khoái lạc, sinh tử vô thường cuối cùng sẽ tới. Lúc này cần phải giác ngộ, chúng ta phải tu hành, bởi vì thời gian của chính mình đã không còn kịp rồi, cho nên phải tìm một con đường gần, một con đường đơn giản ổn định, đó chính là một lòng xưng niệm A Di Đà Phật, ngoại trừ A Di Đà Phật ra, hết thảy đều buông xuống. Đây là vị tổ sư thứ hai của Tịnh Độ tông khuyến khích người thế gian.
/5
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây