Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.
Cửa Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, một người học Phật dù cố gắng hành trì, tu tập trãi qua hằng hà sa số kiếp cũng không dễ gì có thể lãnh hội hết tất cả nội dung phong phú đó huống là chỉ một đời người. Cho nên, tùy theo căn cơ, duyên nghiệp, một khi đã phát tâm đi vào con đường giải thoát, hành giả hoặc nhờ phước duyên được chư Phật, chư Bồ Tát độ trì dẫn dắt, hoặc do minh sư chỉ bảo, mỗi người cần nên tự chọn cho mình một pháp môn để tu tập. Có rất nhiều pháp môn tu học phổ biến trong đại chúng hiện nay như Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định… Pháp môn tuy có thể khác nhau, nhưng một khi đã tự xem mình là trưởng tử của Như Lai, hạnh nguyện của mỗi hành giả đều giống nhau, đó là noi theo ánh sáng của chư Phật, quyết tâm xé bỏ bức màn vô minh, đạp qua nẽo luân hồi sinh tử để đi vào con đường giải thoát, tiến đến đạo qủa bồ đề, hầu mang lại an vui, phúc lợi không những cho riêng mình mà còn cho toàn thể chúng sanh.
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, đó là tâm nguyện chung của một người mang hạnh nguyện Bồ tát vào đời, dù khoác trên mình chiếc áo tăng sĩ hay hàng tại gia cư sĩ. Nhưng một người dù có thiện tâm, hảo ý đến bao nhiêu mà không có khả năng thực hiện được ý nguyện của mình thì thiện tâm hảo ý cũng trở thành vô ích. Như một người trông thấy kẻ bị nạn sắp chết đuối dưới dòng nước chảy xiết, nhảy xuống định cứu, thế nhưng bản thân mình lại không biết lội, chẳng những đã không cứu được người, vừa thiệt thân mạng mình một cách vô ích, lại còn gây trở ngại thêm cho công tác cứu hộ. Cho nên, muốn độ người trước hết phải độ ta, có nghĩa là phải xét xem ta có đủ khả năng, tư cách để độ người hay không? Muốn thế mỗi người phải luôn tích cực, tinh tấn tu tập không ngừng nghỉ mới có thể từng bước tiến dần đến ánh sáng giác ngộ.
Chú Đại Bi trong các nghi thức tụng niệm phổ thông là chữ phiên âm theo kiểu Âm Phạn –> Âm Hán –> Âm Việt. Do phần dịch âm qua 2 lần nên 1 số âm cũng khác xa so với âm Phạn gốc. Theo các nhà chuyên môn, tiếng Phạn có cấu trúc ngữ âm rất đặc thù (âm vực rộng, trầm bổng đa dạng), khi trì niệm đúng cách, âm thanh thần chú phát ra như Phạm âm (âm thanh của Phạm thiên), hải triều âm (âm thanh sóng biển) tác động đến não bộ với những hiệu ứng rung động đặc biệt, góp phần làm cho tâm tư lắng đọng, vọng niệm dứt bặt, thành tựu chánh định. Tuy nhiên, tụng thần chú quan trọng ở lòng thành chứ không bắt buộc phải tụng cho đúng âm giọng tiếng Phạn hay tiếng Việt. Đo đó, quý vị nào đã quen tụng với bản phiên âm Âm Phạn –> Âm Hán –> Âm Việt thì hãy tiếp tục, không cần phải học theo âm Phạn gốc ở bài này. Hướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn rất chi tiết của Phật tử Liên Tâm (GS. Phan Đình Quế) Download video hướng dẫn học về máy: Video học Chú đại bi tiếng Phạn Namo ratnatràyàya. Chú Đại Bi nằm trong “Kinh Đại bi tâm đà la ni”. Phật nói chú này là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc. Thần chú này do Quan Thế Âm bồ tát nói. Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục. Ý kiến bạn đọcHướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn (Sanskrit) bằng video
Bản Chú Đại Bi tiếng Phạn (Maha Karuna Dharani):
Namo Aryàvalokites’varàya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.
Om sarva rabhaye sunadhàsya.
Namo skirtva imam aryàvalotites’vara ramdhava.
Namo narakindhi hrih mahàvadhasvàme.
Sarvàrthato subham ajeyam sarvasata. Namo varga mahàdhàtu.
Tadyathà: om avaloki lokate karate.
Ehrih mahà bodhisattva sarva sarva mala mala.
Mahi hrdayam kuru kuru karman.
Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.
Dhara dhara dhirini svaràya.
Cala cala mama vimala muktir.
Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari.
Basha basham prasàya hulu hulu mara.
Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru.
Bodhiya bodhiya bodhaya bodhaya.
Maitreya narakindi dhrish nina.
Bhayamana svaha siddhaya svàhà.
Maha siddhàya svaha.
Siddha yoge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà.
Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.
Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.
Padma kastàya svaha.
Nirakindi vagalàya svaha.
Mavari śankaraya svāhā.
Namo ratnatràyàya. Namo aryàvalokites’varaya svaha.
Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.