Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “Khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cọi rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.
Vì sao các ngài có thể đạt tới chỗ trí tuệ hơn người? Làm sao các ngài có thể đạt được thần thông khó nghĩ bàn? Nói một cách tóm tắt, đó là vì khi còn ở nhân địa thì chư Phật và Bồ Tát bao giờ cũng tu hành một cách nghiêm túc, chân thật, và lúc nào cũng giữ Giới hết sức cẩn thận. Bất luận lúc nào các ngài cũng tự mình nêu gương, đi đứng nằm ngồi đầy đủ oai nghi. Ðối với chúng sanh, thì các ngài không ngại vất vả, sẵn sàng hy sinh, chẳng tiếc thân mạng, mà tuyệt nhiên không bao giờ tự quảng cáo hay khoe khoang công đức mà các ngài đã làm vì lợi ích của chúng sanh. Ðó là vì các ngài xem việc cứu độ chúng sanh là bổn phận và trách nhiệm của chính mình. Chư Phật và chư Bồ Tát đều có tư tưởng: Thi ân bất cầu báo, Đồng thời, các ngài đều có hành vi “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” – có lòng nhân từ bao la đối với kẻ không có duyên với mình, và thực hành hạnh đại bi bằng cách xem mọi loài là cùng một thể với mình. Chính nhờ tu hành như vậy nên các ngài mới được trí tuệ hơn người và đạt thần thông khó nghĩ bàn. Khi nghe giảng Kinh, chúng ta cần phải suy ngẫm, “tiêu hóa” các nghĩa lý mình nghe được thì mới có ích; bằng không, thì nghe Kinh tuy nhiều nhưng lại chẳng lãnh hội được những đạo lý trong Kinh, thậm chí đem các nghĩa lý của Kinh mà “đặt đằng sau ót”, chẳng nghiên cứu, chẳng suy gẫm; rồi vì chỉ dùng con quỷ “tinh ranh”, con sâu “lanh lợi” của riêng mình mà gây ra những chuyện hồ đồ, điên đảo. Làm điều xằng bậy như thế tức là bất hiếu với chư Phật và chư Bồ Tát, và cũng là bất hiếu với tổ tiên, cha mẹ cùng sư trưởng của họ. Thế thì chúng ta phải như thế nào? Chúng ta phải hành trì Phật Pháp một cách đàng hoàng, chân thật, không được lười biếng trễ nãi, không được phóng dật buông lung; dù ở nơi đâu chúng ta cũng nên cẩn thận, lúc nào cũng thận trọng, và phải luôn luôn dũng mãnh tinh tấn, nghiêm thủ Giới Luật. Ðó là những điều kiện tất yếu mà người tu Ðạo phải tuân theo. Nếu chúng ta có những tập khí, thói quen không chánh đáng thì nhất định phải sửa đổi. Có lỗi mà không chịu sửa đổi, còn tìm cách che đậy, thì đó chính là “trợ Trụ vi ngược”, nghĩa là giúp vua Trụ làm những điều tàn ác, bạo ngược. Ân Trụ Vương, vị vua cuối cùng của nhà Thương (Trung Hoa), vốn là một hôn quân vô đạo; cho nên những người làm điều độc ác thì được gọi là “trợ Trụ vi ngược”. Trong số những người tu Ðạo cũng có “Trụ Vương”. Ðó là ai? Chính là Ma Vương! Thấy Phật Pháp trở nên hưng thịnh thì Ma Vương rất khó chịu, bèn dùng trăm phương ngàn kế để phá hoại Phật Pháp, nhiễu loạn đạo tràng. Nếu quý vị có đạo tràng thì Ma Vương tới quấy nhiễu đạo tràng. Nếu quý vị không có đạo tràng thì Ma Vương sẽ quấy nhiễu thân tâm của quý vị, làm cho quý vị thân không an, tâm không ổn; một khi thân tâm bị điên đảo thì quý vị không thể tu hành có thứ lớp theo như giáo pháp được. Ðó là cách phá hoại trực tiếp. Còn cách phá hoại gián tiếp của Ma Vương là lợi dụng đủ thứ cảnh giới để dẫn dụ, mê hoặc, làm cho quý vị không còn Ðịnh lực, thần hồn điên đảo. Vì trúng phải độc kế của Ma Vương nên quý vị đánh mất chân tâm tu Ðạo, đến khi hối hận thì đã trễ! Do đó, người tu Ðạo thì tâm cần phải yên định, vững chãi như núi Tu Di; dù gặp bất kỳ cảnh giới nào cũng không động tâm. Khi ấy, Ma Vương phải đành bó tay, chỉ còn cách quăng giáp tháo chạy mà thôi! Ý kiến bạn đọc
Chúng ta phải “mượn cái giả để tu cái chân thật”, phải học hỏi trí tuệ hơn người và thần thông khó nghĩ bàn của chư Phật cùng chư Bồ Tát.
Dữ nhân bất truy hối.
(Ban ơn, không mong đáp,
Cho rồi, không hối tiếc.)