Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.
Oán thân trái chủ của bạn không tìm ra bạn, bởi vì bạn có thần hộ pháp bảo hộ. Chúng ta xem cái chú giải này của Niệm lão: “Đản niệm Phật pháp môn đồng ư Mật pháp, thị tha lực môn, thuộc ư quả giáo”[14] Một câu A-Di-Đà Phật này là quả. Tì Kheo Pháp Tạng chứng được bồ-đề vô thượng là quả hiệu của Phật. Chúng ta dùng quả làm nhân. “Hành nhân phát tâm niệm Phật”, chúng ta phát tâm niệm Phật, chúng ta dùng phương pháp “truy đảnh” niệm Phật, là câu này tiếp nối câu kia. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ trước khi vãng sanh nửa năm, ngài nói với tôi, ông đã buông xả tất cả rồi, nhất tâm chuyên niệm A-Di-Đà Phật, mỗi ngày ông niệm Phật 14 vạn tiếng. 14 vạn tiếng niệm như thế nào vậy? A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật… “truy đảnh” niệm Phật, câu này tiếp nối câu kia. Tôi từng làm thí nghiệm thì 10 phút niệm 1.000 tiếng, 20 phút có thể niệm hơn 2.000 tiếng, 1 giờ niệm 6.000 tiếng Phật hiệu, 10 giờ thì 6 vạn tiếng Phật hiệu, 20 giờ là 12 vạn tiếng Phật hiệu. Nếu như niệm nhanh hơn một chút nữa, thì 20 giờ là đủ rồi, 20 giờ là có thể niệm được 14 vạn tiếng. Người già thời gian nghỉ ngơi là 4 giờ, 24 giờ một ngày thì 4 giờ nghỉ là đủ rồi, thời gian còn lại đều đang niệm Phật, dốc sức niệm Phật. Bạn hỏi“liệu có cần như vậy không?” Ông thực chất cũng là làm cho chúng ta xem, 20 giờ niệm 14 vạn tiếng, không được có vọng tưởng xen vào trong đó, vọng tưởng không thể vào được, không có tạp niệm, không có vọng tưởng thì nửa năm vãng sanh. Ông cũng là đang biểu pháp, biểu pháp cho chúng ta xem nếu thật sự muốn vãng sanh thì phải làm như vậy. Ngẫu Ích Đại sư nói rất hay “Có thể vãng sanh hay không, quyết định ở có tín, nguyện hay không?” Thật sự có tín, thật sự có nguyện, thì điều kiện vãng sanh đã đầy đủ rồi. Còn đạt phẩm vị cao thấp khi sinh về thế giới Tây phương Cực-lạc là phẩm vị gì? “Phẩm vị cao thấp, thuộc về công phu niệm Phật sâu hay cạn”. Cho nên muốn vãng sanh thế giới Tây phương Cực-Lạc nhất định phải tín, nguyện, trì, danh. Công phu niệm Phật sâu, sâu ở chỗ nào vậy? Ngài không có nói niệm Phật nhiều ít, niệm Phật nhiều ít không có nói, dù chỉ một niệm hay mười niệm nếu như công phu sâu cũng có thể thượng thượng phẩm vãng sanh. Có người một đời chưa từng niệm Phật, cuối cùng lúc vãng sanh niệm 10 tiếng, họ thượng thượng phẩm vãng sanh. Vậy niệm như thế nào? Thâm tâm. Sao gọi là “thâm”? Tâm thanh tịnh là “thâm”, tâm bình đẳng sâu hơn nữa, giác là sâu nhất. Nếu bạn dùng thanh tịnh, bình đẳng giác niệm là thượng thượng phẩm, dùng tâm bình đẳng niệm là thượng bối là thượng trung phẩm, thượng hạ phẩm; dùng tâm thanh tịnh niệm vãng sanh Phương tiện hữu dư Tịnh độ, là Trung bối vãng sanh, là trung thượng phẩm, trung trung phẩm, trung hạ phẩm; Còn công phu thành khối vãng sanh, đây là người bình thường chúng ta đều có thể làm được, là giống như Hoàng Niệm lão vậy, công phu thành khối, ba vị đại đức ở Chùa Phật Lai thị hiện cho chúng ta thấy toàn là công phu thành khối, để chúng ta nhìn thấy rồi, người như vậy vãng sanh là cõi Phàm thánh đồng cư độ, người bình thường là phàm thánh đồng cư độ. Nhưng thực tế mà nói ba vị của Chùa Phật Lai này, họ không phải người bình thường, họ đã sớm chứng được thanh tịnh bình đẳng giác rồi. Vì sao nói vậy? Niệm Phật đến khi nào vãng sanh vậy? Niệm Phật 3 năm là phải vãng sanh rồi. Còn đây tích lũy đến 92 năm, hoàn toàn là vì biểu pháp, là vì độ chúng sanh, giúp chúng sanh khởi tín phát nguyện chân thành niệm Phật. Đó chính là điều mà trong “Kinh Kim Cang” nói “Pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp”, phải đem nó xả sạch sẽ, vậy mới có thể vãng sanh Tịnh độ, chứng được bồ-đề vô thượng. Vãng sanh Tịnh độ là hoa báo, khai hoa rồi, còn ở thế giới Cực-lạc chứng được bồ-đề vô thượng là quả báo, không có thời gian dài như vậy, không bị những khổ nạn này. Chúng sanh chúng ta không thể nhìn ra, chúng sanh chúng ta thấy rồi không tin. Lão Hòa thượng Hải Hiền ở nơi đây thời gian lâu như vậy, 112 tuổi, thân tâm khỏe mạnh, đầu óc rõ ràng, tư duy nhạy bén, đây đều không phải người phàm có thể làm được mà hoàn toàn là thị hiện cho chúng ta xem, một câu Phật hiệu có năng lượng lớn như vậy, có nhiều lợi ích như vậy. Bạn có thể không niệm sao? Dưới đây nêu ra thí dụ trong kinh Thập Vãng sanh: “Như, vãng sanh kinh vân: Phật ngôn: Nhược hữu chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh giả, bỉ Phật tức khiển nhị thập ngũ Bồ Tát ủng hộ hành giả. Nhược hành, nhược tọa, nhược trụ, nhược ngọa, nhược trú, nhược dạ, nhất thiết thời, nhất thiết xứ, bất linh ác quỷ, ác thần đắc kỳ tiện dã”[15] Chúng ta cần phải tin lời Phật nói trong kinh là thật, không phải giả. Tổ sư đại đức Tịnh tông dẫn lời trong “Kinh Thập Vãng Sanh”, không phải một mình lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, mà là rất nhiều, ở trong “Đại Tạng Kinh” đều có nói, điều này có ghi kèm. Bộ kinh Thập vãng sanh này không biết là do người nào phiên dịch, ở trong “Tạng Kinh” không có thu, “Vạn Tục Tạng” có thu, truyền đến Nhật Bản, người Nhật Bản thu rồi. Đại đức Tịnh tông Nhật Bản chúng ta không được xem thường, họ hạ công phu đối với “Kinh Vô Lượng Thọ” rất sâu, ở Nhật Bản chú giải “Kinh Vô Lượng Thọ” có hơn 20 loại. Hình như lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở trong cái tập chú này đã có trích dẫn 3-4 loại chú giải “Kinh Vô Lượng Thọ” của tổ sư Nhật Bản. Phật trước khi viên tịch nói với chúng ta “tứ y pháp” khi Tôn giả A-nan thỉnh giáo với Phật “Phật Đà tại thế mọi người chúng con lấy Phật làm thầy, không có vấn đề, ở trong giáo thật sự là hòa hợp, vậy khi Phật không trụ thế nữa, chúng con lấy ai làm thầy?” Phật nói ra “Tứ y pháp”, đó là “lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy, phải trì giới, phải chịu khổ”. Ở trong Tứ y pháp: Điều thứ nhất:“y pháp bất y nhân”. Pháp là lời Phật nói. Nếu không phải do Phật nói, mà do người bình thường nói thì lời của người bình thường nếu nói khác với lời Phật nói thì không được nương theo, còn như hoàn toàn tương đồng với lời Phật nói thì có thể nương theo. Điều thứ 2, “y nghĩa bất y ngữ”, Ngôn ngữ dù nói khác nhau cũng không có sao cả, nhưng ý nghĩa là như nhau, điều này quan trọng nhất. Có câu này rồi thì phiên dịch là không có vấn đề rồi. Phiên dịch là gì? Là nói khác nhau. Ngôn ngữ văn tự Trung Quốc không giống như Phạn Văn, cho nên “y nghĩa bất y ngữ”. Điều thứ 3: “y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa” Sao gọi là liễu nghĩa? Bộ kinh này, cái pháp môn này, có thể giúp chúng ta ở trong một đời này dứt sanh tử, ra khỏi tam giới, đây gọi là liễu nghĩa. Nhưng nếu ta đã học cái pháp môn này, ta đời này vẫn không thể ra khỏi tam giới, thế thì đối với ta mà nói là bất liễu nghĩa. Cho nên “liễu nghĩa”, mỗi người căn tánh không giống nhau, tự mình nhất định phải lựa chọn, tự mình có phần nắm chắc là có thể tu thành công. Thế nhưng chúng ta hãy bình tĩnh tư duy, thật sự mỗi một pháp môn ở trong “Đại Tạng Kinh” chúng ta đều không có phần nắm chắc dứt sanh tử, ra khỏi tam giới, duy chỉ chỉ có pháp môn này là có thể được. Chúng ta làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, bản thân có tín tâm, tín nguyện trì danh, buông xả vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm A-Di-Đà Phật, chúng ta có thể vãng sanh thế giới tây phương Cực-lạc, thế nên bộ kinh này đối với ta là liễu nghĩa còn “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa”, “Bát-nhã” đối với ta đều là bất liễu nghĩa. Cho nến chúng ta nên học liễu nghĩa, không nên học bất liễu nghĩa. Hy vọng chúng ta có thể thành tựu nhanh chóng, có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, có thể vượt qua mười pháp giới. Điều thứ tư cũng là điều cuối cùng: “y trí bất y thức” Trí là lý trí, đầu óc phải rõ ràng, không nên làm việc theo tình cảm, nương theo trí tuệ, không nương theo cảm tình. Cảm tình chắc chắn là phiền phức. Chủ tể ở phía sau tình cảm là ma vương, bởi vì bạn có tình, bạn sẽ bị nó lợi dụng. Trí tuệ ma vương không có, phía sau trí tuệ là Phật Bồ-tát. Chỉ cần chúng ta có dục vọng, bị nóng nảy, bị kích thích, thì rất dễ dàng bị ma lợi dụng rồi, ma giúp bạn tạo nghiệp, ma giúp bạn đọa lạc, cái này rất đáng sợ. Chúng ta dùng trí huệ, chúng ta không dùng cảm tình, tâm lượng của chúng ta mở ra, có thể bao dung, có thể nhẫn nhục, thì ma không thể lợi dụng được, nó vô phương. Bộ kinh này chúng ta cần phải tin. Lúc tôi học tập ở Đài Trung, thầy Lý cũng thường hay trích dẫn đoạn kinh văn này là một đoạn ở trong kinh A Di-Đà: “Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thị kinh, thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả. Thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm.”[16] Ở trong đây chữ cần đặc biệt chú ý chính là chữ “thiện”. Như thế nào mới là thiện nam tử, thiện nữ nhân? Tiêu chuẩn của chữ thiện này là gì? Chính là phước thứ nhất trong tịnh nghiệp tam phước “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, thì người này chính là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Còn ta tự mình cho rằng mình thiện, cái này không được, vì đây là dùng tiêu chuẩn của mình, cần phải dùng tiêu chuẩn của Phật, tiêu chuẩn tuyệt đối của Phật chính là thập thiện nghiệp đạo. Thập thiện nghiệp đạo không dễ dàng làm được. Tại sao chúng ta không dễ, mà cổ nhân làm rất dễ dàng vậy? Vì nền tảng của cổ nhân sâu dày vững vàng, cho nên thập thiện nghiệp rất dễ dàng làm được, họ thọ tam quy ngũ giới rồi, họ thật sự làm được, thật sự là đệ tử Phật. Chúng ta hiện nay thọ tam quy ngũ giới, Bồ-tát giới, đều là hữu danh vô thực, không phải thật. Vì sao vậy? Vì chưa làm được. Lời của đại sư Thiên Thai là “trong quả vị danh tự, hữu danh vô thực”[17]. Cho nên trước tiên phải nắm được chữ “thiện”. Đây chính là điều chúng tôi gần đây nhất (cũng gần 20 năm) đề xướng 3 cái gốc của Nho Thích Đạo. Nho thì chọn “Đệ Tử Quy”, chúng ta chọn bộ sách này. Đạo thì chọn “Thái Thượng Cảm ứng Thiên”, Phật thì chọn “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Ba loại sách này là nền tảng của học Phật, giống như cái cây vậy, nó là gốc cây, giống như các tòa nhà vậy, nó là nền móng. Nếu như không có cái nền móng này, thì Phật pháp không thể thiết lập, không có Phật pháp. Cũng như ở trong đạo tràng không có người tu hành chân chánh, thì ở đây không phải đạo tràng chân chánh, chí ít cũng phải có một người tu hành chân chánh thì là đạo tràng và nếu như người này vãng sanh rồi, thì đạo tràng sẽ không còn nữa, vì phía sau không có người kế thừa, người thật sự tu hành. Không có người thật sự tu hành thì đạo tràng không còn nữa, là “hữu danh vô thực”. Chúng ta mở quyển kinh ra, lật ra, thường hay nhìn thấy thiện nam tử, thiện nữ nhân. Phật dưới đây mới nói cho chúng ta. Nói cho ai vậy? Là nói cho thiện nam tử, thiện nữ nhân. “Văn thị kinh thọ trì giả”[18]. Kinh này chính là “Kinh A-Di-Đà”. “Kinh A-Di-Đà” là tiểu bổn của “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh Vô Lượng Thọ” là đại bổn của “Kinh A-Di-Đà”, cho nên nó có thể thông dung. “Văn” là nghe được bộ kinh này, “Thọ” là tiếp nhận, “Trì” là gìn giữ, thật làm. Có thể đem những đạo lý mà trong bộ kinh này nói biến thành tư tưởng của mình, phương pháp mà trong kinh nói biến thành đời sống hành vi của chính chúng ta, thực hiện toàn bộ, đây gọi là “thọ trì”. “Cập văn chư Phật danh giả”[19]: Tên của chư Phật chính là A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật là tên của chư Phật. A-Di-Đà Phật là tiếng Phạn. Dịch thành ý nghĩa trung văn, “A” dịch thành “vô”, “Di-Đà” dịch thành “lượng”, “Phật” dịch thành “giác”. Cái danh hiệu này dùng ý nghĩa tiếng Trung Quốc để nói là “vô lượng giác”, vậy có vị Phật nào không phải là vô lượng giác chứ? Cho nên nó là danh hiệu của tất cả chư Phật, là tổng danh hiệu, là thông danh hiệu. Chúng ta niệm một câu A-Di-Đà Phật, tức là tất cả chư Phật thảy đều niệm đến rồi, không có bỏ sót một vị Phật nào cả. Tất cả chư Phật đều phù hộ bạn. Tại sao vậy? Bạn thảy đều niệm đến rồi. Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân này, đều được tất cả chư Phật hộ niệm, A-Di-Đà Phật hộ niệm bạn, mười phương ba đời tất cả chư Phật đều hộ niệm bạn. Bộ kinh này là “Kinh A-Di-Đà”, “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh Quán Vô Lượng Thọ”, ba bộ này là cùng một bộ. “Kinh Vô Lượng Thọ” là nói tỉ mỉ, “Kinh A-Di-Đà là nói đơn giản, nói sơ lược. Vì sao vậy? Để cho bạn dùng làm thời khóa sáng tối, đơn giản rõ ràng. “Kinh Thập Lục Quán” là nói đạo lý, pháp môn niệm Phật, đạo lý niệm Phật thành Phật, cùng với phương pháp niệm Phật, bên trong có 16 loại. Phương pháp niệm Phật vô lượng vô biên, quy nạp thành 16 loại lớn. Danh hiệu của niệm Phật là quán thứ 16 (?), 16 loại phương pháp một loại cuối cùng là trì danh niệm Phật. Cho nên ba kinh là một bộ kinh. Chúng ta ngày nay lấy “Kinh Vô Lượng Thọ” ở trong ba kinh này làm chủ tu. Vì sao vậy? Đó là khái luận, nó là nói tỉ mỷ, văn tự nhiều, kinh tương đối dài, nói rõ ràng, nói minh bạch, giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, giúp chúng ta nguyện lực kiên cố, không bị dao động. Đây là giúp chúng ta vãng sanh, là những thiện nam tử, thiện nữ nhân này, đều được tất cả chư Phật hộ niệm. “Thị cố, niệm Phật nhân hữu tứ thập lý quang minh chúc thân, ma bất năng phạm”[20] Người niệm Phật chân chánh thân có quang minh chiếu xa 40 dặm, thế là chúng ta liền có thể nghĩ đến giống như Chùa Phật Lai cái chùa nhỏ này có ba vị người niệm Phật chân chánh như vậy thì xung quanh Chùa Phật Lai 40 dặm có Phật quang soi chiếu, cái khu vực này không có tai nạn, sẽ không có ác quỷ, ác thần, không dám bước vào. Vì sao? Vì như ở trong “Kinh Thập Vãng Sanh” nói thì chùa Phật Lai sẽ có 25 vị Bồ-tát thường trụ ở nơi này bảo hộ, là thật không phải giả. Ở trên cái thế giới này, có rất nhiều nơi cũng có người niệm Phật chân chánh. Vậy Bồ-tát này có thể chăm sóc đến tất cả họ không? Có thể! Bồ-tát có thể phân vô lượng vô biên thân, phân thân của họ hữu dụng, không phải không hữu dụng. Nên biết người niệm Phật chúng ta, “nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai chắc chắn gặp Phật”. Đặc biệt là hiện tiền, Phật mà hiện tiền ta thấy, thảy đều là hóa thân Phật, những chư Phật này, những đại Bồ-tát này đều là pháp thân đại sĩ, đều có năng lực phân vô lượng vô biên thân, chúng ta vô phương tưởng tượng. Tôi niệm Phật, 25 vị Bồ-tát này tôi nhìn thấy rồi. Bạn niệm Phật 25 vị Bồ-tát bạn cũng nhìn thấy rồi. Ai niệm Phật thì người ấy đều nhìn thấy. Họ, những người này thần thông quảng đại, bạn dứt khoát không được nghi hoặc, nếu bạn nghi hoặc chúng ta liền bị lừa ngay. Tại sao vậy? Tín tâm không kiên cố, ma đến nhiễu loạn. Tâm không thanh tịnh, tâm có nghi hoặc, chiêu cảm ma đến rồi, Phật Bồ-tát không thể hiện tiền rồi. Tại sao cũng có người niệm Phật lại có ma chướng vậy? Oan thân trái chủ rất nhiều, chủ yếu là bạn tín tâm không đủ, thường hay hoài nghi. Vậy làm thế nào trị cái bệnh này vậy? Kinh giáo có thể trị cái bệnh này. Người còn hoài nghi thì nghe kinh nhiều, đọc kinh nhiều, kinh này niệm được 1.000 biến, niệm được 1 vạn biến. Tôi thường nói chú giải xem 30 lần, kinh đọc được 1 vạn lần, thì nghi hoặc của bạn sẽ không còn nữa. Tại sao vậy? Hiểu rõ rồi, thật sự làm rõ ràng rồi thì công phu đắc lực ngay, bản thân có tín tâm quyết định được sanh, còn nếu chưa vãng sanh mà bản thân có tín tâm thì Phật quan tâm ta. Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học tập đến đây thôi. ADI ĐÀ PHẬT! Ghi chú: [1] những pháp môn khác hoàn toàn cậy vào tự lực, tu hành trong đời Mạt có lắm chướng nạn [2] Trong kinh Lăng Nghiêm đã giảng tường tận, người tu Thiền Quán bị năm mươi thứ Ấm Ma quấy nhiễu [3] Do vậy, các pháp môn khác được gọi là đạo khó hành [4] Dị hành đạo [5] Pháp môn Niệm Phật, hành nhân phát tâm niệm Phật, nương vào bổn nguyện và oai thần của Phật Di Đà gia bị, hộ trì hành giả, ma chẳng thể quấy nhiễu [6] Nếu có chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh, đức Phật ấy liền sai hai mươi lăm vị Bồ Tát ủng hộ hành giả. Dù đi, hay ngồi, dù đứng, hay nằm, dù ngày, hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội thuận tiện (quấy nhiễu hành giả) [7] nhưng pháp môn Niệm Phật giống như Mật pháp, là tha lực môn, thuộc về Quả giáo [8]Masuru Emotos [9]Tức 5 loại:“phụ tử hữu thân, phu phụ hữu biệt, quân thần hữu nghĩa, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” (cha con có quan hệ thân thiết, vợ chồng có trách nhiệm khác nhau, vua tôi có nghĩa, lớn nhỏ có tôn ty thứ tự, bạn bè giữ chữ tín) [10] Tức 5 chữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, đạo nghĩa thường hằng (vĩnh viễn chẳng thể thay đổi), đó là đạo [11] Tứ Duy là bốn chữ “lễ, nghĩa, liêm sỉ”, [12] Bát Đức là tám chữ “trung, hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa, hòa, bình”. [13] “Nhất thiết thời, nhất thiết xứ bất lệnh ác quỷ, ác thần đắc kỳ tiện dã.” [14] nhưng pháp môn Niệm Phật giống như Mật pháp, là tha lực môn, thuộc về Quả giáo [15] Đức Phật dạy: “Nếu có chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh, đức Phật ấy liền sai hai mươi lăm vị Bồ Tát ủng hộ hành giả. Dù đi, hay ngồi, dù đứng, hay nằm, dù ngày, hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội thuận tiện [quấy nhiễu hành giả]” [16] “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, nghe kinh này mà thọ trì và nghe danh hiệu chư Phật thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả chư Phật sở hộ niệm - Hán dịch, nhà Dao Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch – Viết dịch: HT. Thích Trí Tịnh [17] Danh Tự Tức Phật, chuyện này ai nấy đều bình đẳng, hữu danh vô thực, vì sao? Tự tánh của quý vị là Phật. Chúng ta bắt đầu học Phật, rất nghiêm túc học Phật, nhưng công phu chưa đắc lực, khi ấy, gọi là Danh Tự Tức Phật, hữu danh vô thực (Tịnh độ Đại kinh Giải Diễn nghĩa- Lần thứ nhất – Năm 2010) [18] Nghe kinh này mà thọ trì đó [19] Nghe danh hiệu của các chư Phật- Hán dịch, nhà Dao Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch – Việt dịch HT. Thích Trí Tịnh [20] Lại nữa, người niệm Phật thân có quang minh chiếu xa bốn mươi dặm, ma chẳng thể xâm phạm Ý kiến bạn đọc