Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1) 
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.

 

Chương 16: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 8 - Phần 2

Tại sao không tán thành? Vì tôi là người Trung Hoa, mọi người đều biết, Nếu như những thứ của người Trung Hoa tốt như vậy Tại sao các bạn không chịu học? tôi tin rằng cái này có nguyên nhân, các bạn hoài nghi, không dám nói. đây là sự thật không phải giả, Họ không biết rằng, 200 năm trước người Trung Hoa ai ai cũng đều học, 200 năm sau người Trung Hoa không còn học nữa, họ đã quên mất nó. tiến sĩ Arnold Joseph Toynbee hiểu, ông nói không sai. Vì đối tượng mà tôi viếng thăm là những học sinh khoa Hán học họ không phải là người tầm thường, Khoa Hán học là học sách cổ của người Trung Hoa những người học văn hóa truyền thống cổ của Trung Hoa họ nói tiếng Bắc Kinh rất là chuẩn, họ có thể đọc được cổ văn, tôi rất khâm phục họ tôi hỏi các bạn học tiếng Hoa, học văn tự, cổ văn của Trung Hoa, đã học được bao lâu rồi? Họ trả lời là đã học 3 năm rồi quả là hiếm thấy. chỉ trong ba năm mà họ có thể đọc được cổ văn của người Trung Hoa, Chúng tôi rất là khâm phục họ. người ngoại quốc học hành rất là chăm chỉ, trừ khi họ không chịu học thái độ học tập của họ rất nghiêm túc. Lúc tôi ở Mỹ, có viếng thăm qua đại học Newyork trong trường đại này cũng có khoa Trung Văn, Tôi hỏi những người nước noài, họ học khoa Trung Văn học cũng đã được ba năm cho thấy việc này không khó chỉ có thời gian ba năm thì có thể lấy được chiếc chìa khóa của " Tứ Khố Toàn Thư" Trung Hoa Văn ngôn văn là chiếc chìa khóa để mở " Tứ Khố Toàn Thư", bây giờ người ngoại quốc học càng ngày càng nhiều. ở Trung Hoa gần đây chúng ta có thấy được sự giác ngộ, họ đã giác ngộ. giống như là đã tỉnh mộng vậy những nhà lãnh đạo ở Trung Hoa đã kêu gọi khôi phục văn hóa truyền thống, trong văn hóa truyền thống đúng là có những cái hay, có thể cứu vãn tình hình hiện nay, có thể cứu vãn toàn cầu. Điều trước tiên là chúng ta phải nhận thức nó một cách chính xác, phải học tập, học tập bây giờ có khó khăn, Tại sao? Điều kiện học tập không đầy đủ, điều kiện là văn ngôn văn và chữ Hán. " Tứ Khố Toàn Thư" hoàn toàn là viết bằng cổ văn, dùng chữ Hán , không phải là dạng giản thể, mà là dùng chính thể, tức là chính khải, viết bằng chữ Hán chính thể. là trí tuệ mấy ngàn năm nay của tổ tiên và thánh hiền, triết lý quan niệm giảng dạy hoặc chúng ta gọi là học tập, triết lý quan niệm học tập, phương pháp học tập, hiệu quả học tập, kinh nghiệm học tập, đều ở trong < Tứ Khố Toàn Thư>, đây mới thật là báu vật. cái báu vật này có thể giúp cho chúng ta, giải quyết tất cả vấn đề, nghi nan khốn khó không có cái nào không thể giải quyết Đường Thái Tông mọi người đều biết, ngài làm hoàng đế lúc 27 tuổi, cai trị một quốc gia rộng lớn, nhân khẩu đông đúc chúng ta tin rằng là ngài không có đi học qua, vì khi ngài 16 tuổi đã cầm binh đánh giặc, ngài là một tưóng quân sau khi làm hoàng đế ngài đã nghĩ đến việc làm sao để cai quản đất nước ngài tìm ở cổ nhân, ở thánh hiền, bắt đầu từ thời đại của ngài trở về trước hai ngàn năm trước, bắt đầu từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, và lịch đại Thánh Hiền để lại những lời giáo huấn, ngài chỉ cần kinh, sử, tử ba loại này, tập ngài không cần, đó là mảng Văn học. Ở đây có nói đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ cho người đem những văn tự này tất cả đều ghi chép lại cho ngài xem, bộ này gọi là < Quần Thư Trị Yếu>. vậy là gì? là cái tinh hoa của tinh hoa trong < Tứ Khố Toàn Thư>. những thứ này cho đến nay vẫn còn có tác dụng, chúng ta đã tìm được nó và đã in ấn ra rồi, không những ở Trung Hoa, mà nó ảnh hưởng cả thế giới. mỗi câu mỗi chữ đều là tinh hoa, đối với xã hội hiện nay nó vẫn còn có tác dụng chúng ta đọc những đoạn kinh văn này, sẽ thấy chúng có rất nhiều ý nghĩa . hôm nay chúng ta học bộ kinh này là lão cư Hạ Liên Cư hội tập cho chúng ta, bổn hội tập của kinh Vô Lượng Thọ bổn hội tập này là căn cứ vào bổn hội tập của Vương Long Thư và bổn hội tập của Ngụy Mặc Thâm lúc trước. Cư sĩ Vương Long Thư niệm Phật rồi đứng mà vãng sanh, < Long Thư Tịnh Độ Văn> được lưu truyền cho đến ngày nay, không có ai không thích, là đại thiện tri thức những quyển hội tập thu thập được đều có chút khuyết điểm nhỏ chưa làm được hoàn thiện, đại đức tổ sư nhiều đời có phê bình cho nên ở thời Dân Quốc, lúc chiến tranh, lão cư sĩ Hạ Liên cư dùng hết thời gian 10 năm, hội tập lại từ đầu thành bộ kinh điển này. tất cả những thiếu xót của cổ nhân toàn bộ đều được chỉnh sửa lại, trở thành quyển thiện bổn thật sự của kinh Vô Lượng Thọ này quyển kinh này, những người trước tôi một đời rất nhiều người chưa được thấy qua, tại vì số lượng in ấn rất ít, hơn nữa nước Trung Hoa quá rộng lớn, Luật Hàng lão pháp sư từ Đại Lục mang sang Đài Loan mấy quyển, tặng cho Lý lão sư ở Đài Trung, nên chúng tôi mới có cơ hội nhìn thấy. Lý lão sư nhìn thấy quyền kinh này, thấy thầy ngài cư sĩ Hoàng Quang Hy viết một bài lời tựa dài , tiến cử giới thiệu, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chú giải, thì Lý lão sư không thấy. phần chú giải của ngài là trí tuệ chân thật, không phải dùng ý nghĩ của bản thân mà giảng kinh, hoàn toàn dựa vào kinh luận và sự khai thị của tổ sư đại đức. đoạn này là ai giảng bạn xem chúng ta đọc phần cuối trong < Đại Thế Chí Viên Thông> nói. Mỗi một đoạn chú thích nhỏ đều có xuất xứ, không phải tự ngài nói, tôi từ bộ kinh nào, trong phần luận nào trích ra, trong chú giải của tổ sư đại đức nào chép ra. cái thứ nhất là rõ ràng bản thân ngài khiêm tốn, cái thứ hai cũng là sự từ bi chân thật khiến cho chúng ta đọc phần chú giải này cũng bằng với việc đọc hết 83 bộ kinh luận và 110 loại trước tác của tổ sư đại đức. cái này rất tốt! để cho chúng ta học bộ kinh này, bằng với việc học hết toàn bộ tinh hoa của bộ Đại Tạng Kinh bộ chú giải này, bộ kinh này, Kinh là cái chủ chốt trong kinh điển của Phật giống như < Quần Thư Trị Yếu> vậy, quan trọng nhất; Chú cũng là quần kinh cùng với bộ phận chủ yếu trong Chú Sớ của tổ sư đại đức, tất cả đều được chép ra ở đây. cho nên, bộ kinh này cũng tức là biển rộng tri thức, trong kinh Hoa Nghiêm nói một là tất cả, tất cả là một một bộ kinh này là tất cả các kinh. phần chú giải này, ngoài tất cả các kinh ra, còn có sự khai thị của tất cả tổ sư đại đức, hiếm có khó gặp tôi có bộ đầu tiên, thật sự là bộ đầu tiên. lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ viết thành một bộ dùng sơn dầu in, mang sang Hoa Kỳ, tôi gặp ngài ở Hoa Kỳ ngài tặng cả bộ kinh cho tôi, chỉ mang theo có bộ kinh này sau khi xem xong, tôi rất là cảm động và thỉnh giáo ngài Ngài có bản quyền không? Ngài nói ông hỏi tôi chuyện này để làm gì? có bản quyền, tôi tôn trọng ngài; không có bản quyền, tôi đem đi Đài Loan phiên ấn. Ngài vừa nghe xong rất vui mừng, không có bản quyền, và muốn tôi viết trên đó một bài lời tựa trên trang bìa viết tựa đề, tôi cũng làm theo ý ngài. sau khi chúng tôi quen biết nhau Lúc đó mỗi năm tôi đều có về Trung Quốc và đến Bắc Kinh thăm ngài, ít nhất mỗi năm 3-4 lần về nước là thăm ngài, thỉnh giáo ngài nói thật ngài là biểu pháp cho chúng ta nhìn thấy, trong thời đại này, muốn chú kinh thì dùng phương pháp của ngài, tập chú. Tập kinh luận Chú Sớ của đại đức xưa để chú kinh phải có thời gian xem nhiều, kiến thức rất là sâu rộng, bạn không xem bạn làm sao tìm ra? trong một bộ kinh chỉ tìm mấy câu, ngài dùng hết 83 bộ kinh luận, 110 loại trước tác của tổ sư tôi đến thăm ngài, đến nhà ngài gian phòng không lớn, chỉ rộng bằng một nữa phòng nhiếp ảnh của chúng ta một cái giường và một cái bàn, cái bàn để viết chữ gian phòng rất nhỏ, những nơi trống ngài chất những quyển kinh thư và sách tham khảo. Tôi rất là ngạc nhiên, hỏi ngài những quyển sach này từ đâu mà có? ngài làm sao tìm được những thứ này? Tam Bảo gia trì, có người biết ngài chú giải kinh sách, nên giúp ngài thu tập những tài liệu này. tài liệu vừa đưa đến là vội vàng xem, khi thấy trong sách có những gì, liền dùng bút đỏ viết lên, làm ký hiệu, để sau này áp dụng. khi tuổi già sức khỏe không tốt. chúng tôi gặp mặt nhau rất là hoan hỷ, vào lúc đó, tôi ở nước ngoài giảng kinh Vô Lượng Thọ, giảng kinh này, chỉ có một mình tôi, còn ở trong nước thì có ngài, không có ai giảng, không có ai học. cho nên chúng tôi trở thành bạn thân, chí đồng đạo hợp tôi sử dụng bộ kinh này là do Thầy tôi lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam truyền giảng cho tôi, Thầy đã từng ở Đài Nam giảng qua một lần. chú giải đơn giản, từng đoạn kết hợp lại, ở chỗ trống bên góc kinh thư, viết chữ chú giải vào chỗ này, gọi là My Chú. quyển kinh này rất nhiều người chưa xem qua, khi thầy vãng sanh, tôi mang quyển kinh này in 10.000 quyển, lưu hành ở hải ngoại, sau 2-3 năm mới lưu hành ở Đài Loan. quyển kinh này , My chú là của Lý lão sư tôi giảng hết 10 lần. đọc thuộc hết phần chú giải này, Mấy năm trước, khi tôi ở tuổi 85, 4 năm trước, 85 tuổi vào ngày tiết Thanh Minh tôi đã buông xả hết tất cả các kinh , trong kinh Kim Cang nói, " Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" Kinh Hoa Nghiêm không có nói hết, không có, đã bỏ mất. phát tâm chuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ một năm giảng một bộ, sống một năm thì giảng một bộ, sống mười năm giảng 10 bộ những kinh khác tất cả đều không giảng nữa. tôi đề xướng một bộ kinh, một câu A Di Đà Phật, chuyên tu chuyên hoằng. trong trường mời tôi giảng kinh, tôi cũng giảng bộ kinh này. Malaysia dựng lên học viện Hán học, học viện Hán học có Nho Thích Đạo, trường đại học Hồi giáo Indonesia cũng có học viện Hán Học, cũng là đào tạo đội ngũ giáo viên của Nho Thích Đạo. cho nên khi tôi có cơ hội ở trong trường giảng một lần chương trình học chính thức của trường đại học Hồi giáo indonesia là trường của quốc gia thành lập, có học vị đây là chuyện tốt, người xuất gia cũng có cơ hội đến đây để lấy học vị tiến sĩ. Chúng tôi hi vọng rằng trong nền giáo dục truyền thống Trung Hoa trí tuệ, lý niệm, phương pháp, kinh nghiệm của loại giáo dục này, có thể nói với mọi người, chúng ta cần phải khôi phục lại nó dạy học nhất định phải lấy đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh làm mục tiêu, cần phải thật sự đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy văn hóa truyền thống của tổ tiên, cái quan trọng hơn tất cả mọi thứ ở thời điểm hiện nay tại sao phải học bộ kinh này? phải buông xả hết tất cả những thứ khác dưới cùng nói, " Duy Bổn kinh trì danh nhất pháp, nãi dịch hành đạo, nhân nhân năng tu", là vì câu nói này. các pháp môn khác không phải ai cũng một đời có thể thành tựu, rất là khó.chỉ có pháp môn này, bạn hãy nhìn xem Hải Khánh, Hải Hiền, và mẫu thân của pháp sư Hải Hiền, một đời chỉ có một câu A Di Đà Phật, cả ba người đều thành tựu, không phải là một người. họ đều tự tại vãng sanh, sau cùng còn nói với mọi người ta đi đây, họ đi rồi, thật đã đi rồi không cần ai trợ niệm. Phật đến tiếp dẫn dẫn họ đi, vĩnh viễn thoát ly khỏi lục đạo luân hồi, thoát lý mười pháp giới. điều này chúng ta cần phải ghi nhớ trong tâm, phải chân thật cố gắng đuổi cho kịp, chúng ta không thể bị bỏ rơi ở phía sau, chúng ta phải có lòng tin có thể đuổi theo kịp. ở trong bộ kinh này, sự nhận biết Thế Giới Tây Phương Cực Lạc của chúng ta cũng có mức độ tương đối bất luận về lý hay về sự. nhìn thấy 3 vị thiện tri thức biểu pháp cho chúng ta lòng tin đã kiên định, không còn hoài nghi nữa, bản thân cũng có tâm nguyên, cũng cảm thấy được mình có phần chắc được vãng sanh Tôi cũng phải cầu tự tại vãng sanh, không cần người để trợ niệm, đây mới là thật sự vãng sanh, trợ niệm không nhất định sẽ thật được vãng sanh . đây là thật, ai ai cũng có thể tu. trong có hai câu nói, " Tịnh niệm tương kế, tự đắc tâm khai". ở đây không có dẫn dụng hoàn toàn nguyên văn là, " Ức Phật niệm Phật", Ức là nhớ trong lòng, niệm là niệm trong miệng Ức Phật niệm Phật, " Hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật". Hiện tiền nghĩa là hiện tại tâm thanh tịnh hiện tiền, Phật sẽ hiện tiền, bạn sẽ được gặp Phật tự đắc tâm khai, trí tuệ sẽ mở ra, lòng tin sẽ kiên định. Đại Thế Chí Bồ Tát ở sau cùng giảng phương pháp niệm Phật nói rất đơn giản, rất ngắn gọn, Tịnh niệm tương tục điều nhiếp được lục căn, câu trước là, " đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục" 8 chữ. đô nhiếp lục căn là dạy chúng ta buông xả, mắt từ trong sắc trần thu lại, tai từ trong thanh trần thu lại, lục căn không nên hướng bên ngoài, hướng ra bên ngoài sẽ sanh phiền não tất cả đều phải thu lại, không hướng ngoại mà hướng nội nội là gì? Nội là A Di Đà Phật, khởi tâm động niệm nghĩ A Di Đà Phật mắt thấy A Di Đà Phật tai nghe A Di Đà Phật mũi ngửi mùi thơm, cái thơm cúng Phật cũng câu A Di Đà Phật, lục căn đều dùng hết ở A Di Đà Phật. tịnh niệm tương tục, tịnh là tâm thanh tịnh, niệm là mỗi một ý niệm mỗi một ý niệm nối tiếp nhau không ngừng. những lúc này tôi thường nhắc đến Hải Hiền lão hòa thượng 92 năm Phật hiệu không ngừng, cái này gọi là tịnh niệm tương tục. ngài không có dục vọng, không màng danh lợi, công danh lợi lộc tất cả đều không có, rất là đơn thuần, vạn duyên buông xả. bằng lòng khổ cực , bằng lòng trì giới, mỗi ngày ngài đều hoan hỷ rất là viên mãn, không có ngày nào sống uổng phí, làm ra tấm gương cho mọi người xem. cho nên ngài tự nhiên sẽ được tự đắc tâm khai, tự nhiên sẽ cảm ứng được Phật Đà hiện thân, Phật gia trì cho ngài, Phật tín nguyện cho ngài, Hiện tiền đương lai tất định kiến Phật. " Tức phàm phu tâm, khai Phật tri kiến". chúng ta không có chứng được Thánh quả, Tiểu thừa tu đà hoàn cũng không chứng được , đây tức là phàm phu. đích thực khai Phật tri kiến, niệm Phật tức là Phật tri kiến, nếu như bạn thật sự tin tưởng, thật sự chịu niệm. " Chí ư căn khí thiển giả, đản năng chí tâm tín lạc, nguyện sanh bỉ quốc, nãi chí thập niệm, lâm mệnh chung thời, mông Phật nhiếp thọ, tiện sanh Cực Lạc." ở đây nói với chúng ta là những người căn cơ cạn, giống như ở mức độ hiện tại của chúng ta, đản năng chí tâm tín lạc, chúng ta cần phải nghiêm túc suy ngẫm, tôi có niệm tốt bốn chữ này không? chí tâm tức là chân tâm, cũng tức là chuyên tâm, nhất tâm chuyên chú gọi là chí tâm. thật sự tin tưởng, lạc là hoan hỷ, hoan hỷ với cái pháp môn Tịnh Độ này, hoan hỷ với bộ Kinh Vô Lượng Thọ, hoan hỷ cùng Phật A Di Đà, hoan hỷ với câu danh hiệu này cái tin tưởng này mới là đầy đủ, bạn có tin thật sự, không hoài nghi. kế đó là nguyện sanh bỉ quốc, tôi thật muốn một đời này, sanh đến Thế giới Cực Lạc, tôi sanh đến Thế giới Cực Lạc học thành công rồi, tôi sẽ trở lại, cái nguyện này rất tốt, ý nghĩ này rất tốt. trở lại là gi? Gọi là người tái lai, Bồ tát, không phải là phàm phu. trở lại không phải vì bàn thân, là vì độ cho chúng sanh, là vì giúp đỡ chúng sanh, thành tựu chúng sanh. trong Đại Thừa giáo, trong cửa nhà Phật, không bỏ một ai, có một người muốn học, có một người chịu học cũng sẽ không bỏ rơi họ cũng muốn thành tựu họ, Đại Thừa Bồ Tát Nguyện, hi vọng chúng ta có cái tâm nguyện này, công phu niệm Phật, thật sự có tin, có nguyện, thì sẽ đạt được điều kiện vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. phẩm vị khi vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, hoàn toàn phụ thuộc vào sự sâu cạn của công phu niệm Phật của bản thân không phải là bao nhiêu, nói cách khác là, công phu sâu thì họ buông xả nhiều những người công phụ cạn cũng có buông xả, nhưng cái buông xả của họ ít. phải thật sự buông xả, đối với thế giới này không còn tơ hào tham luyến, thật sự buông xả hết, công phu này mới sâu. cho nên nãi chí thập niệm, lâm mệnh chung thời, mông Phật nhiếp thọ, tiện sanh Cực Lạc, quyết định đắc sanh, quả là van người tu vạn người vãng sanh. " hoa khai kiến Phật, ngộ nhập vô sanh, kỳ diệu tật tiệp, mạc quá ư thị. nhất thiết chúng sanh do thử đắc độ, thập phương Như Lai nãi xưng bổn hoài." hai câu sau này nói rất hay, đến Thế Giới Cực Lạc, hoa sen hóa sanh, hoa khai kiến Phật, ngộ vô sanh pháp nhẫn, đây tức là A Duy Việt Trí Bồ Tát phàm Thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh, hoa khai kiến Phật cũng là ngộ vô sanh pháp nhẫn, ngộ như thế nào? 48 nguyện của Phật A Di Đà gia trì cho bạn đắc ngộ. cái pháp môn này là pháp môn tha lực, dựa hết vào Phật A Di Đà, đối với Phật A Di Đà niệm niệm phải có lòng nhớ ơn, không phải là Phật A Di Đà chúng ta sẽ không thể thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, không phải là Phật A Di Đà chúng ta sẽ không thể nào sanh đến Tịnh Độ chúng ta sanh đến Tịnh Độ cũng không chứng được A Duy Việt Trí Bồ Tát nhờ hết vào Phật A Di Đà Đại từ đại bi, đại nguyện đại đức, giúp đỡ chúng ta thành tựu, thật là kỳ diệu, phương pháp này trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn không có, trong vô lượng pháp môn cũng không có, thật là kỳ diệu. tật tiệp tức là nhanh lẹ, một đời viên mãn thành tựu. Mạc quá ư thị, nói về sự kỳ diệu, nói về sự nhanh lẹ không có bằng niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ, không sao bằng được. tất cả chúng sanh từ đây mà được đô, nam nữ già trẻ, hiền ngu bất hảo, trên dưới ở giữa tam căn, gặp được pháp môn này tất cả đều được độ, bình đẳng đắc độ. thập phương Như Lai nãi xưng bổn hoài. bổn hoài, sở niệm trong tâm họ, sở niệm trong tâm Phật tức là giúp đỡ chúng sanh thành Phật, không có một vị nào không như thế đoạn dưới cùng, " bổn kinh sở tuyên, nãi Như Lai chân thật thuần nhất chi pháp, vô hữu quyền khúc, cố danh chánh thuyết". cái này và trong phần chú giải hoàn toàn như nhau, nói với chúng ta rằng bổn kinh Phật nói là những gi? là chư Phật Như Lai chân thật nhất, là pháp tối thuần nhất không phải là nói tùy tiện, không phải nói quanh co, cho nên gọi nói thật sự quý giá của pháp này thể hiện khắp mọi nơi cái hiếm có của pháp môn này đều là nhắc nhỡ chúng ta cái pháp môn này rất là hiếm có, nếu gặp được cần phải trân trọng không nên dễ dàng bỏ qua nó, đó là quả là quá sai lầm. làm thế nao để thực hiện tốt? Câu Phật hiệu này phải thường xuyên ghi nhớ trong lòng, ở mọi lúc, ở mọi nơi, trong miệng không niệm không sao, niệm thầm ở trong tâm, không ai biết. lão hòa thượng Hải Hiền cũng là dùng cách niệm này, ngài mỗi sáng niệm vài tiếng, niệm lớn tiếng mấy phút từ từ niệm nhỏ tiếng từ từ niệm trong tâm, không niệm ra tiếng, cái pháp này rất là tuyệt. hôm nay chúng ta học đến đây, hi vọng mọi người

 

[1] Do vậy, nói: Trăm vạn A-tăng-kỳ nhân duyên phát khởi kinh Hoa Nghiêm

[2] Một đại sự nhân duyên để thành kinh Pháp Hoa  

[3] Cũng chỉ là nguồn gốc của pháp này  

 

[4] Cả hai kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa chỉ là pháp dẫn đường cho kinh này

[5] Cuoái kinh Hoa Nghieâm, mười đại nguyện vương của Phổ Hiền đại sĩ dẫn về Cực Lạc là một chứng cớ rõ ràng

[6] thánh giáo như chiên đàn, miếng nào cũng thơm. Pháp nào cũng viên đốn, vốn chẳng cao thấp

[7] thân là cội Bồ Đề, tâm  như đài gương sáng, luôn luôn phải lau chùi, chớ để dính bụi nhơ (Việt dịch: HT- Thích Thanh Từ)

[8]  Bồ-đề vốn không cây, Gương sáng cũng chẳng đài,  Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính bụi nhơ (Việt dịch: HT-Thích thanh Từ)

 

[9] chỉ vì chúng sanh cấu nặng, chướng sâu, tâm thô, trí hèn, đói gặp cỗ vua mà chẳng dám ăn

[10] Là cách phân loại sách của Trung quốc trong Tứ Khố Toàn Thư (từ điển bachkhoatrithuc.vn)

[11] Chỉ một pháp Trì Danh trong kinh này mới là đạo dễ hành, ai cũng có thể tu được

[12] Còn như kẻ căn khí cạn cợt, chỉ cần chí tâm tin ưa, nguyện sanh cõi kia, dẫu chỉ mười niệm, lúc mạng sắp hết, được Phật nhiếp thọ, liền sanh về Cực Lạc,

[13] hoa nở thấy Phật, ngộ nhập Vô Sanh, kỳ diệu, nhanh chóng, không chi hơn được,  hết thảy chúng sanh do pháp này đắc độ mới xứng hợp bổn hoài của mười phương Như Lai

[14] Kinh này lại tuyên dương pháp chân thật thuần nhất của Như Lai, chẳng quyền biến, cong quẹo, nên gọi là Chánh Thuyết

/30
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây