Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014

Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1) 
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.

 

Chương 29: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - Tập 15 - Phần 1

Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú

(Tập 15A -15B)

 

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.

Thời gian: Ngày 26 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

 

Các vị pháp sư! Các vị đồng tu xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 166, hàng thứ 5, xem từ chú giải:

“Hựu, Yếu Giải vân”, Đại sư Ngẫu Ích tán viết, “Ngô nhân hiện tiền nhất niệm tâm tánh, bất tại nội, bất tại ngoại, bất tại trung gian, phi quá khứ, phi hiện tại, phi vị lai[1]

“Tâm tánh” chính là “tự tánh”, cũng chính là “pháp tánh”, cũng chính là “thật tướng các pháp”;

“Bất tại nội, bất tại ngoại, bất tại trung gian”: Không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa. “Nội”, “ngoại”, “trung gian” là nói không gian, nó không có không gian;

“Phi quá khứ, phi hiện tại, phi vị lai”: Chẳng quá khứ, chẳng hiện tại, chẳng vị lai, ba cái này là nói thời gian, nó cũng không phải thời gian. Hay nói cách khác nó không có “thời, không”,

“Phi thanh, hoàng, xích, bạch, trường, đoản, phương, viên; phi hương, phi vị, phi xúc, phi pháp”[2]

“Phi thanh, hoàng, xích, bạch”[3]: Nó không có màu sắc, cái chữ “phi” này là thông suốt;

“Phi trường, đoạn, phương, viên[4]: Nó không có hình tướng. Hay nói cách khác, đây là nhãn căn của chúng ta không duyên đến được, ý thức của chúng ta không cảm giác được;

“Phi hương”[5]: Mũi không khởi  tác dụng được với nó; “Phi vị”[6]: Lưỡi không khởi được tác dụng với nó; “Phi xúc”[7]: Thân không khởi được tác dụng; “Phi pháp[8]: Ý không khởi được tác dụng. Cái đoạn này nói rõ tự tánh là sáu căn đều không thể duyên đến.

Mịch chi liễu bất khả đắc, bất khả ngôn kỳ vô; Cụ tạo bách giới thiên như, bất khả ngôn kỳ hữu. Ly nhất thiết duyên lự, phân biệt, ngữ ngôn, văn tự tướng, nhi duyên lự, phân biệt, ngữ ngôn, văn tự, phi ly thử biệt hữu tự tánh”[9]

Mịch chi liễu bất khả đắc[10]Không thể nghiên cứu, thì không thể nói nó không có. “Dĩ tâm cầu chi bất khả đắc[11]: Cái “tâm” này chính là đệ lục ý thức, công năng của đệ lục ý thức rất là lớn mạnh, bên ngoài có thể duyên hư không pháp giới, bên trong có thể duyên đến A Lại Da, nhưng chính là lại không duyên đến được tự tánh, nó không tương ưng với tự tánh, nó là vọng, tự tánh là chân, cho nên “tìm kiếm không thể được”[12];

Bất khả ngôn kỳ vô”[13]Không thể nói nó không có;

“Cụ tạo bách giới thiên như”[14]: “Năng sanh vạn pháp”, câu này là Đại sư Huệ Năng nói “năng sanh vạn pháp”. Cả thảy vũ trụ là do nó biến hiện ra;

“Bất khả ngôn kỳ hữu”: Không thể nói nó có;

“Ly nhất thiết duyên lự, phân biệt, ngữ ngôn,”: Lìa tất cả tướng văn tự, ngôn ngữ, phân biệt duyên lự[15];

“Văn tự tướng, nhi duyên lự, phân biệt, ngữ ngôn, văn tự, phi ly thử biệt hữu tự tánh”[16]:

Mà văn tự, ngôn ngữ, phân biệt duyên lự, chẳng lìa đây mà riêng có tự tánh, tự tánh không liên quan với đây. Thế nhưng văn tự, ngôn ngữ, phân biệt duyên lự, đều là từ trong tự tánh mà biến hiện ra.

Niệm Lão ở chỗ này có đánh dấu, có một tiểu chú: “Như thượng dụ trung”, nghĩa là “phía trước đã nêu thí dụ”[17]: Dùng vàng ròng làm tỷ dụ, những món đồ này không lìa khỏi vàng ròng (dụ cho) mười pháp giới y chánh trang nghiêm không lìa khỏi tự tánh. Nên biết “Lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp”, không khởi tâm không động niệm liền thấy được, lìa tất cả tướng, “ly cố vô tướng, tức cố vô bất tướng”[18], đây đều là bạn có thể thấy được, bạn có thể cảm xúc được, “bất đắc dĩ cưỡng danh thật tướng”[19].

Phật giúp chúng ta, Ngài dùng phương tiện khéo léo dẫn dắt chúng ta “ngộ nhập”. Nhất định phải “ngộ” mới có thể “nhập”. Nếu như không ngộ mà nói, sáu căn đều duyên không đến, bao gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thảy đều duyên không đến, đến lúc nào tướng và vô tướng không hai, là một không phải hai, vì sao vậy? Ngay trong vô tướng có tướng, ngay trong có tướng có vô tướng. Vô tướng là tánh, tự tánh, có tướng là tự tánh khởi tác dụng, có thể khởi hiện tượng, là chân thật, là tự tánh không sanh không diệt, khởi ra vạn tượng.

Đại sư Huệ Năng nói “Năng sanh vạn pháp”. Vạn pháp là sanh diệt, có sanh có diệt. “Năng khởi” là tánh khởi. Trong hiện tướng có tánh khởi, có duyên khởi; trong duyên khởi tất nhiên có tánh khởi, nhưng trong tánh khởi có lúc không có duyên khởi (“Tánh khởi phi duyên khởi”). Cõi Thật Báo Trang Nghiêm cả tánh khởi, duyên khởi thảy đều có; Pháp giới bốn thánh, sáu cõi luân hồi, duyên khởi, tánh khởi đều có. Duyên khởi không lìa khỏi Tánh khởi, không có Tánh khởi thì không có Duyên khởi. Duyên khởi là trong có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đó là biến thành duyên khởi. Tánh khởi là không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, là tánh khởi.

“Khả kiến Thật Tướng nãi ngô nhân đương tiền nhất niệm tâm tánh chi cưỡng danh”[20]

Nó không có danh tự, nên miễn cưỡng cho nó một cái tên. Chính là như Lão Tử đã nói “Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh, phi thường danh”[21]. Hết thảy danh, tướng đều là miễn cưỡng mà nói, đều không phải là chân thật. Cho nên muốn khế nhập cảnh giới, không thể chấp trước tướng danh tự, thậm chí đối với tướng danh tự cũng không thể phân biệt, cũng không thể khởi tâm động niệm, vậy thì đúng rồi.

“Tự tánh dã thị cưỡng danh, cưỡng danh vi tự tánh, thật tướng thị cưỡng danh, tự tánh dã thị cưỡng danh, Nhị Tổ mịch tâm bất khả đắc, tức thị an tâm cảnh, đản bất khả ngôn kỳ vô”[22]:

Đạt Ma từ Ấn Độ đến, đem thiền tông của Phật pháp truyền đến Trung Quốc, ở Trung Quốc ngài là tổ thứ nhất, Sơ tổ. Huệ Khả là tổ thứ hai, Nhị Tổ Huệ Khả, xem thấy Đại sư từ Ấn Độ đến, Huệ Khả cầu pháp với Sơ tổ Đạt Ma, tâm của ngài vô cùng kiền thành, ngay lúc đó tuyết rơi, tổ sư Đạt Ma ngồi toạ thiền trong phòng, ngài ở ngoài cửa, đứng ở đó chờ Tổ sư Đạt Ma xuất định. Đợi đến bao lâu? Tuyết rơi đã ngập đến đầu gối, liền biết được đã đứng rất lâu, mà Ngài vẫn chưa rời khỏi. Đạt Ma tổ sư xuất định, liền biết được có một người đứng ở bên ngoài, Đạt Ma tổ sư liền hỏi Ngài:

  • Ngoài trời lạnh đến như vậy, ông đến chỗ này cần gì?

Ngài lấy giới đao của ngài chặt đứt cánh tay trái của ngài, cúng dường Đạt Ma tổ sư. Đạt Ma Tổ Sư nói:

  • Vì sao ông phải khổ vậy?

Rồi Đạt Ma tổ sư hỏi ngài:

  • Ông cầu cái gì?

Ngài nói:

  • Tâm con bất an, cầu đại sư an tâm cho con.

Đạt Ma Tổ Sư ngồi đó đưa tay ra tiếp lấy cánh tay:

  • Con đưa tâm đây để ta an cho.

Để ngài hồi quang phản chiếu. Nhị tổ nghĩ đến nửa ngày, rồi ngài nói:

  • Con tìm tâm không được (Nhị Tổ tìm tâm), con không tìm được, tâm ở chỗ nào con tìm không ra.

Tổ Sư Đạt Ma hỏi ngài một câu:

  • Dữ như an tâm cánh.

Ý nghĩa của câu nói này chính là “Ta đã an tâm cho con rồi”. Huệ Khả nghe câu nói này rồi bỗng nhiên đại ngộ, liền khai ngộ rồi. Cho nên không thể nói nó không, vấn đề chính là có biết chân thật thể ngộ được hay không.

Chúng ta thấy mỗi người cái duyên đắc pháp đều không giống nhau. Huệ Khả chịu nhiều khổ cực đến như vậy, tâm của ngài chân thành, thanh tịnh, cung kính đến tột đỉnh, nhưng một cái nghi hoặc không thể khai giải, thì được một câu nói của Tổ Sư Đạt Ma điểm phá, ngài lập tức khai ngộ. Lục tổ Đại sư Huệ Năng nói “Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”cũng không thể chấp trước là có. Đây là:

“Cái ly tứ cú, tuyệt bách phi, phi tư lượng, phân biệt chi sở năng giải”[23]

“Tứ cú”: Chính là 4 câu “có, không, chẳng có, chẳng không”. Căn bản tứ cú này kéo dài ra “Bách phi”;

“Phi tư lượng, phân biệt chi sở năng giải”[24]Chẳng thể do suy lường, phân biệt mà hòng hiểu được. “Tư lượng” là thức thứ bảy, “Phân biệt” là thức thứ sáu. Thức sáu, thức bảy duyên không đến. Không thể nói nó có, cũng không thể nói nó không có. Nó là thế nào vậy?

Linh minh đỗng triệt, khạm tịch thường hằng. Cô minh lịch lịch, bỉnh hách hư không. Linh quang độc diệu, huýnh thoát căn trần”[25]

“Linh minh đỗng triệt”:

“Linh” là nói người này đầu óc rõ ràng, minh mẫn, phản ứng vô cùng nhanh; “Minh” là trí huệ, tràn đầy trí huệ; “Đỗng triệt”[26] là nói đối với tất cả sự vật thấy được rõ ràng, nghe được tường tận, sáu căn ở nơi cảnh giới sáu trần rõ ràng tường tận.

“Trạm tịch thường hằng”[27]:

Tuy là rõ ràng tường tận, nhưng nó “Trạm tịch”, là Giống như nước vậy trong sạch vắng lặng, không nhiễm một trần, chính là Lục Tổ đã nói “Vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt”; “Thường hằng”[28]: Là không sanh không diệt. “Trạm tịch” là vốn tự thanh tịnh; “Linh minh đỗng triệt” là trong tự tánh, trí tuệ Bát Nhã vốn đầy đủ,

“Cô minh lịch lịch”[29]:

“Cô” (là một mình) là chỉ có tự tánh, tự tánh giác. Vạn pháp đều là mê mà không giác, chỉ có tự tánh giác mà không mê. “Lịch lịch” là dáng vẻ hình dung rõ ràng,

“Bỉnh hách hư không”[30]:

“Bỉnh” là lò lửa cháy mãnh liệt, cùng “Hư không” đồng thể. Phạm vi bao lớn? Hư không có bao lớn thì nó lớn ngần ấy. Tận hư không khắp pháp giới đều ở trong hào quang của Phật. Đây là nói quang minh, ở Tịnh Tông gọi là Thường Tịch Quang. Cho nên “Cô minh lịch lịch, bỉnh hách hư không”, chính là Thường Tịch Quang. Phía sau đều là hình dung:

Linh quang độc diệu, huýnh thoát căn trần[31]

“Huýnh” là xa, “thoát” khỏi hẳn “căn, trần” (sáu căn, sáu trần). Một mảng quang minh, chính là Tịnh Độ gọi là Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Thường Tịch Quang chính là Tự tánh, Thường Tịch Quang chính là Thật tướng.

Cố Liên Trì Đại sư tán viết: Đại tai chân thể, bất khả đắc nhi tư nghị giả, kỳ duy tự tánh dư[32]

“Đại tai chân thể”[33]:“Chân thể”chính là tự tánh, chân thể chính là thật tướng;

“Bất khả đắc nhi tư nghì giả”[34]:

Là cái cảnh giới này không cho phép bạn suy tưởng. Bạn tưởng thì sai rồi, cũng không thể nói, nói liền sai. Không thể tưởng, không thể nói, ở trong cái hiện tượng này, bạn rõ ràng tường tận thông suốt thấu đáo, bạn liền kiến tánh rồi;

“Kỳ duy tự tánh dư”[35]:

Cái này nghĩa là chỉ có tự tánh mà thôi. Tự tánh chính là chân thể, chân thể của vũ trụ vạn pháp, trong triết học gọi là bản thể, còn Đại sư Liên Trì gọi là chân thể. Biến pháp giới, hư không giới, vạn sự, vạn pháp không rời khỏi nó, là do cái thể này sanh ra hiện ra. Cái thể này là năng sanh, năng hiện, toàn vũ trụ là sở sanh sở hiện. Năng, sở là một, năng, sở không hai, năng sanh là không, sở sanh là có. Không là chân không, năng sanh vạn pháp, có là huyễn có, có là diệu hữu, có tức là không. Vạn pháp, “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Có tướng hư vọng, nhưng không thể nói nó không, có tự thể nhưng không thể nói nó có, có không đều không thể nói, có “có, không” thì sai rồi, mê rồi, liền biến thành A Lại Da. Cái đoạn này quan trọng “Lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp”. Hay nói cách khác trong tâm của chúng ta không thể có một niệm, không thể có một cái tướng.

Tướng là cái gì? Tâm tưởng chính là tướng. Bạn xem cái chữ “tưởng”, trên tâm có một cái tướng, đây là chấp trước. Chữ “tư”, trên tâm có ô cắt, cái chữ “điền” đó là ô cắt, đại biểu phân biệt. Tư là phân biệt, tưởng là chấp trước. Không thể tư, không thể tưởng, đem cái bạn tư, cái bạn tưởng thảy đều buông xả, cũng chính là nói đem cái ô cắt đó bỏ đi, đem cái tướng đó bỏ đi, còn lại là chân tâm, cái đó có, bên trên tâm đó là giả. Khó, vô cùng là khó! Không tưởng, muốn không nghĩ vẫn là đang nghĩ, thảy đều là vọng tưởng. Có tưởng, vô tưởng đều là vọng tưởng. Cái gì cũng không nghĩ, vô tưởng rồi, vô tưởng sai rồi, vô tưởng thì đi đến trời vô tưởng, là ngoại đạo, ở đó họ không nghĩ đến bất cất thứ gì, đó cũng là định, gọi là vô tưởng định. Trong định có cảnh giới, người tu định chính mình phải biết cảnh giới là huyễn tướng, nó sẽ xuất hiện, xuất hiện nhưng không chấp trước thì không hề gì, còn chấp trước thì sai rồi. Chấp trước cái gì? Vào cảnh giới của nó, ma cảnh. Không nên chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước thì không hề gì. Cảnh giới nhiều, nhưng không luận là cảnh giới gì, thảy đều không chấp trước, cảnh giới Phật cũng không chấp trước, thảy đều thông qua, vậy bạn mới vào được cảnh giới Phật. Cảnh giới Phật chính là tự tánh vốn có. Đoạn thứ 5 phía sau:

“Luận vân: Trang nghiêm Phật độ công đức thành tựu, trang nghiêm Phật công đức thành tựu, trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu, thử tam chủng thành tựu nguyện tâm trang nghiêm, ưng tri”[36]

Đây là “Vãng Sanh Luận” nói. Trên “Vãng sanh Luận” Bồ Tát Thiên Thân vì chúng ta giới thiệu thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ngài vãng sanh rồi, ngài quay lại nói với chúng ta, Ngài đem y chánh trang nghiêm của Thế Giới Cực Lạc nói cho chúng ta nghe, cái nói ra hoàn toàn tương ưng với trên “Kinh Vô Lượng Thọ” đã nói. Đây là thật, không phải là giả, Bồ Tát đã giảng giải tường tận tỉ mỉ cho chúng ta.

Sơ tổ Đại sư Huệ Viễn của chúng ta cũng thấy được, ngài chỉ nói với chúng ta ngài đã thấy được bốn lần, không có thành sách lưu lại cho chúng ta, nhưng nếu như ngài viết lại một thiên văn chương lưu lại cho chúng ta cũng sẽ giống như “Vãng Sanh Luận” của Bồ Tát Thiên Thân.

“Lượt thuyết nhập nhất pháp cú cố, nhất pháp cú giả, vị thanh tịnh cú, thanh tịnh cú giả, vị chân thật trí tuệ vô vi pháp thân cố”[37],

Trí tuệ chân thật, vô vi pháp thân” chính là thánh hiệu một câu A Di Đà Phật.

Thử luận, trực hiển Sự Lý vô ngại chi Nhất Chân pháp giới. Tức Sự nhi chân, đương tướng tức đạo.Cực Lạc thế giới chủng chủng y chánh trang nghiêm, nhất nhất giai thị chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân, nhất nhất tức thị thật tướng, cố vân bổn kinh dĩ thật tướng vi thể dã”[38].

Chúng ta xem nguyên văn chú giải của Niệm Lão:

“Thật tướng chi chỉ, như thượng thô minh”[39]:

Bên trên là nói một cách đại khái, để chúng ta có một khái niệm đối với thật tướng. Cái khái niệm này vô cùng quan trọng, vì nếu hiểu rõ thật tướng, thì lấy bỏ của chúng ta liền sẽ không có sai lầm. Chúng ta phải xả vọng tướng, chúng ta phải lấy thật tướng, vọng tướng là có tướng, thật tướng là vô tướng.

Thật tướng là cái gì? Trên đề kinh có 5 chữ “Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác”, đây là thật tướng. Trong tâm một trần không nhiễm là thanh tịnh; trong tâm không có cao thấp là bình đẳng. Tâm thanh tịnh sanh trí huệ, tâm bình đẳng sanh đại trí huệ. “Thanh tịnh, bình đẳng” chính là tự tánh, cũng chính là “nhất pháp cú” mà trên luận đã nói.“Thanh tịnh, bình đẳng, giác” là trí huệ chân thật, chính là vô vi pháp thân, cũng chính là đức hiệu của A Di Đà Phật.

“Chí ư bổn kinh thể tánh, hà đắc xưng vi thật tướng da?”[40]Bộ kinh này căn cứ đạo lý gì để nói ra? Căn cứ vào chân tướng sự thật.

“Hạ thân kỳ thuyết”[41]Phía sau nói rõ “Thế Thân Bồ Tát” (Thế Thân chính là Thiên Thân) vì chúng ta nói rõ ràng, nói tường tận trong “Vãng Sanh Luận”:

“Trang nghiêm Phật độ công đức thành tựu”: Đã nói 17 loại. Đây là y báo của Thế Giới Cực Lạc, có 17 loại công đức trang nghiêm thành tựu. Chánh báo thì sao?

“Trang nghiêm Phật công đức thành tựu”: Đã nói có 8 loại;

“Trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu”: Đã nói có 4 loại.

Cộng chánh báo có 12 loại, thêm vào 17 loại y báo trang nghiêm phía trước, tổng cộng là 29, 29 loại công đức trang nghiêm thành tựu. Ba loại này thành tựu.

“Nguyện tâm trang nghiêm, ứng tri”:

“Nguyện tâm” là 48 nguyện của A Di Đà Phật. Thế Giới Cực Lạc thù thắng không gì bằng, từ đâu mà ra? Từ 48 nguyện của A Di Đà Phật mà ra. 48 nguyện từ đâu mà ra? Pháp Tạng Tỳ Kheo 5 kiếp tu hành cảm được. Việc này phải nên biết (ứng tri), vì sao vậy? Tri (biết) ân thì liền sẽ báo ân, người không biết tri ân thì không biết báo ân.

Chúng ta muốn vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, Thế Giới Cực Lạc tốt đẹp như vậy từ đâu mà có? Pháp Tạng Tỳ Kheo 5 kiếp tu hành. Đây chính là lão sư của Ngài[42] bảo Ngài tham phỏng khảo sát. Ngài dùng thời gian 5 kiếp, đem tận hư không khắp pháp giới, tất cả cõi nước chư Phật, Ngài đều tham quan khảo sát qua, cái thế giới này tốt thì lấy, cái không tốt thì không lấy.

Chúng ta xem thấy trong “Nguyện thứ nhất”, ngài vào trong sáu cõi để tham quan, để thăm viếng, cảm thấy trong sáu cõi thì thiên (trời), nhân (người) còn tốt, nhưng địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A Tu La thì không tốt, ngài không lấy, nên thế Giới Cực Lạc có cõi Phàm thánh đồng cư. Chỉ có hai cõi phàm thánh đồng cư, trong đó cõi Phàm thánh đồng cư của chúng ta có sáu cõi, vậy thì có lấy, có xả, ba đường ác và A Tu La không tốt, không lấy. Chọn lựa của ngài chính là 48 nguyện, 48 nguyện là tổng kết 5 kiếp khảo sát, y theo tổng kết khảo sát mà tu hành, thành tựu được thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vì sao phải kiến tạo Thế Giới Cực Lạc? Vì tiếp dẫn tất cả chúng sanh khổ nạn của sáu cõi đến cái hoàn cảnh này để học tập, để một đời quyết định thành Phật. Ngài không phải vì chính mình, hoàn toàn vì chúng sanh, chính là một cái tâm nguyện như vậy, hy vọng tất cả chúng sanh sớm một ngày thành Phật.

Thế Giới Cực Lạc ngài cũng xem thấy rồi. Mười phương sát độ, mười pháp giới, sáu cõi, vọng tâm biến ra, không phải chân tâm, cái này ngài không lấy, đây chính là nói duyên khởi. Mười pháp giới, sáu cõi là duyên khởi, ngài không lấy. Ngài cần tánh khởi, tánh khởi tương ưng với tự tánh, duyên khởi tương ưng với A Lại Da. Tương ưng với A Lại Da là gì? A Lại Da khởi tâm động niệm, Mạt na chấp trước, Đệ lục ý thức phân biệt. Đây chính là ba cái gốc phiền não lớn, Vô minh từ đây đến, trần sa từ đây đến, kiến tư  từ đây ra?

Thế giới Tây Phương Cực Lạc không có A Lại Da, nhổ sạch đi ba cái gốc phiền não này rồi, cho nên vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc sẽ không còn khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, ba loại phiền não này không thể khởi hiện hành. Vậy cái thế giới này bạn có thể không đi sao? Cái thế giới này tu hành không có chướng ngại, thuận buồm xuôi gió, A Di Đà Phật là lão sư, lão sư tốt. Cho nên ba loại “nguyện tâm này trang nghiêm” phải nên biết.

“Lượt thuyết nhập nhất pháp cú”[43]. Đây là giản lượt nói.

“Nhất pháp cú giả, vị thanh tịnh cú, thanh tịnh cú giả, vị chân thật trí huệ vô vi pháp thân cố”[44]:

Chân thật trí huệ minh tâm, vô vi pháp thân kiến tánh. Trong Thiền tông có một câu “Minh tâm, kiến tánh”. “Minh tâm” là trí tuệ Bát Nhã hiện tiền, “Kiến tánh” là vô vi pháp thân hiện tiền. “Vô vi” mà “vô sở bất vi”. “Vô sở bất vi” là ý nghĩa gì? Năng sanh vạn pháp là “vô sở bất vi”, gặp được duyên thì vô sở bất vi, không có duyên thì vô vi.

Vô vi là chân tánh, hữu vi là thật ứng, chúng sanh có cảm, Phật Bồ Tát liền có ứng. Ứng ra cái thân gì? Ứng thân, hoá thân, gọi là ứng hoá thân. Ứng hoá thân thông mười pháp giới. Hay nói cách khác, chúng sanh trong sáu cõi mười pháp giới, có một tâm niệm cầu Phật, Phật biết được, lập tức liền ứng. Loại ứng này giống như tiến sĩ Giang Bổn Thắng (Masuru Emotos) - Nhật Bản thực nghiệm nước có loại cảm ứng đó, đạo lý gần giống như vậy. Chúng ta khởi tâm động niệm người khác không biết, nhưng nước biết được. Chúng ta đối diện với nước khởi ý niệm, không nói, người đứng bên cạnh đều không biết, nước biết được. Ta khởi lên niệm thiện, kết tinh nước vô cùng đẹp, ta khởi lên niệm ác, thì kết tinh nước vô cùng khó coi. Phải nên biết, nước không có khởi tâm động niệm, không có phân biệt, chấp trước, nên phản ứng của nó chính là cảm ứng, tự nhiên. Cái này chứng minh ý nghĩa vô cùng sâu, việc này chứng minh nói rõ với chúng ta, chúng ta ngay đời này ở thế gian này, thọ nhận kiết hung, họa phước, bần cùng, quí tiện, đều là từ trong ý niệm của chính mình sanh ra, không hề có liên quan đến cảnh giới bên ngoài.

Cho nên cổ thánh tiên hiền đã nói với chúng ta “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”[45]. Bạn gặp phải vấn đề, vấn đề không ở bên ngoài, quay đầu lại mà phản tỉnh, chắc chắn ở khởi tâm động niệm của chính mình, trong lời nói việc làm mà tìm ra nguyên nhân, nếu như là bất thiện thì cải đổi tăng cường việc thiện, bạn ngay đời này đời sống thanh tịnh tốt đẹp, sự nghiệp của bạn thuận buồm xuôi gió, nếu như gặp được pháp môn Tịnh Độ, bạn đời sau quyết định thành Phật.

Cái thực nghiệm của kết tinh nước này nói với chúng ta cái chân tướng sự thật này. Cái tin tức này phải nên phổ biến cho quần chúng rộng lớn, vì sao vậy? Ý thức của tập thể năng lượng vô cùng mạnh, có thể cải đổi hoàn cảnh vật chất của chúng ta, đó chính là chân thật tiêu tai giải nạn. Sóng thần, động đất, bão táp, có thể làm cho nó không xảy ra hay không? Đáp án là khẳng định có thể, chỉ cần biết được những tai nạn này là do tâm niệm này mà chiêu cảm ra, liền đem cái ý niệm này buông xả, không nên có nữa, thì tai nạn liền không còn.

Hồng thủy tràn bờ, nước biển dâng cao, sông hồ ngập tràn,   đều là do tham lam chiêu cảm, tâm tham ứng đối là thuỷ tai.

Sân hận ứng đối là hoả tai, làm nhiệt độ địa cầu dâng cao, khí hậu khác thường, núi lửa bùng phát. Khí hậu khác thường, ban ngày 40-50oC, ban đêm âm 40-50oC, buổi trưa quá nóng, ban đêm thì lạnh chết người. Người ở trong loại thời tiết này làm sao mà có thể sinh tồn? Việc này có quan hệ thế nào? Có quan hệ với tức giận, với sân hận, ngạo mạn, đố kỵ, có quan hệ với những thứ này. Nếu những ý niệm này không còn, loại tai nạn này cũng sẽ không xuất hiện;

Nạn gió, bão táp là ngu si; Ngạo mạn là động đất; Hoài nghi là sụt đất, núi lở. Chân thật những năm gần đây rất nhiều nơi, sụt đất núi lở diện tích lớn là do hoài nghi. Hoài nghi rất đáng sợ, hiện tại rất là phổ biến. Trước tiên là không tin tưởng chính mình, có mấy người có lòng tin đối với chính mình? Trong gia đình, cha con hoài nghi, chồng vợ hoài nghi, anh em hoài nghi; Trong xã hội giữa người với người đều có hoài nghi, đều không dám tin tưởng người. Xã hội làm sao biến thành ra như thế này? Ngày trước không có, không cần nói quá lâu, 40 năm trước tốt hơn hiện tại rất nhiều, tuy là có hoài nghi, nhưng không nghiêm trọng, nên không hề nghe nói núi lở, đất sụt. Mấy năm gần đây nhất, núi lở đất sụt nơi nào đều có.

Cho nên người chúng ta chỉ cần viễn ly, buông xả tham, sân, si, mạn, nghi, liền có thể hoá giải rất nhiều tai nạn trên địa cầu. Khu vực này của chúng ta diện tích không lớn, cư dân nơi đây buông xả tham, sân, si, mạn, nghi, khu vực nhỏ này liền không có tai nạn.

Cho nên người không thể không có đạo đức, không thể không nói “luân thường”. “Luân” là “Ngũ luân”, là quan hệ người với người[46], phải giảng rõ ràng, phải thông hiểu, mọi người đều tuân thủ, giữa người với người là một mảng hoà thuận.

Người có đức hạnh cơ bản để làm người chính là “Ngũ thường”[47]. “Thường” là vĩnh hằng bất biến, siêu việt thời không, ở trên toàn thế giới không luận nơi nào, đều hành được thông, đều được người hoan nghênh. “Thường” là vĩnh hằng bất biến, quá khứ ba ngàn năm hành được, sau ba ngàn năm ngày nay vẫn hành được thông, ba ngàn năm về sau nữa vẫn hành được thông. Cái đạo lý này là đạo lý chân thật, là chân lý, trải qua được khảo nghiệm chỉ có 5 chữ “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. 

“Nhân”: Người yêu người. Ba ngàn năm trước yêu người là đúng, ngày nay yêu người vẫn là đúng, ba ngàn năm sau yêu người vẫn là đúng, không hề sai;

“Nghĩa” là theo lý. Chúng ta thường nói hợp tình, hợp lý, hợp pháp đây gọi là nghĩa, không thể trái ngược tình, lý, pháp;

“Lễ” là lễ mạo. Lễ tiết, vô cùng quan trọng, giữa người và người, giữa người với thiên địa quỷ thần phải có trật tự, không thể đảo lộn. Lễ có tiết độ, không thể bất cập, cũng không thể vượt quá;

“Trí” là lý trí. Nói với chúng ta không thể dùng cảm tình mà làm việc, cảm tình mà làm thì sẽ đảo lộn, người phải có lý tánh. Chữ sau cùng là:

“Tín” dụng nói với chúng ta phải thủ tín, không thể vọng ngữ, càng không thể nói hai lời, không thêu dệt, không ác khẩu, đây chính là bốn đức của miệng.

Lại kéo dài ra “Tứ duy, Bát đức[48], ngàn năm vạn đời nó không hề thay đổi. Không phải như định luật của khoa học, người này phát hiện ra cho là chân lý, qua mười năm, hai mươi năm, người khác phát hiện bạn là sai lầm đem bạn lật đổ. Cho nên khoa học gia hiện tại không dám nói thứ họ phát hiện ra là chân lý, vĩnh hằng bất biến, họ không dám nói, nhưng những thứ cổ xưa của chúng ta là chân lý, vĩnh hằng bất biến, chúng ta không thể không biết. Chúng ta tiếp tục xem tiếp phía sau:

“Thử Luận”: Là “Vãng Sanh Luận”. “Vãng Sanh Luận” của Bồ Tát Thiên Thân,

“Trực hiển sự lý vô ngại chi nhất chân pháp giới”[49]: Cái nhân chân pháp giới này chính là chỉ Thế Giới Cực Lạc;

“Tức sự nhi chân, đương tướng tức đạo”[50]:

Thế Giới Cực Lạc không có thứ nào là không chân thật, không có thứ nào là hư vọng. Cái gì gọi là chân thật, cái gì gọi là hư vọng? Không sanh không diệt gọi là chân thật, vĩnh hằng bất biến gọi là chân thật; Có sanh có diệt là giả tướng, thường hay thay đổi là giả tướng, việc này ở Thế Giới Cực Lạc không có. Cho nên Thế Giới Cực Lạc:

Tức sự nhi chân, đương tướng tức đạo”[51]: “Đạo” chính là tự tánh, chính là thật tướng.

Thế Giới Cực Lạc chủng chủng y chánh trang nghiêm, nhất nhất giai thị chân thật trí tuệ vô vi pháp thân, nhất nhất tức thị thật tướng, cố vân bổn kinh dĩ thật tướng vi thể”[52].

Bởi vì mỗi câu mỗi chữ trên kinh này, đều là giới thiệu tình hình của Thế Giới Cực Lạc. Người, sự, vật của Thế Giới Cực Lạc đều là chân thật, cũng đều là không sanh không diệt, không thay, không đổi.

“Minh Cừ Am Đại sư viết: ‘Quỳnh lâm, ngọc chiểu, trực hiển ư tâm nguyên[53]

Đại Sư Cừ Am triều nhà Minh nói “Rừng quỳnh, ao ngọc, hiển hiện trực tiếp nguồn tâm”. Đây là nói hoàn cảnh vật chất: “Quỳnh lâm” là bảo thọ, là cây cối rừng rậm của Thế Giới Cực Lạc; “Ngọc chiểu” là bảo trì, là ao bảy báu; “Trực hiển ư tâm nguyên”: Từ đâu mà có? Tự tánh biến hiện ra. Hay nói cách khác, tướng tự tánh biến hiện ra gọi là pháp tướng, cùng pháp tánh là một thể. Thấy tướng chính là thấy tánh, thấy tánh chính là thấy tướng. Đây là y báo. Phía sau nói chánh báo:

“Thọ lượng, quang minh, toàn chương ư tự tánh”[54]:

“Tự tánh” (cùng “tâm nguyên” là một ý nghĩa) vô lượng thọ, vô lượng quang. Vô lượng thọ (“thọ lượng”) là phước đức, phước đức viên mãn; Vô lượng quang (“quang minh”) là trí tuệ, trí tuệ viên mãn. Vì sao vậy? Xứng tánh! Trí tuệ, phước đức từ đâu mà có? Là từ tự tánh lưu lộ ra. Tự tánh lưu lộ ra là chân thật, không phải giả. Tự tánh lưu lộ ra là vĩnh hằng bất biến. Trong tự tánh có vô lượng vô biên, trí tuệ vô tận, phước báo vô tận, không phải từ bên ngoài đến. Chúng ta mê mất đi tự tánh, trí tuệ phước báo hoàn toàn không còn. Vậy chúng ta muốn có trí tuệ, phước báo phải nhờ vào cái gì? Phải nhờ vào tu, mà phàm hễ tu được thì không phải tự tánh vốn có, nên nó có hạn cuộc, có phạm vi, mà còn có sanh diệt, có biến hoá, vô thường. Còn nếu từ tự tánh sanh thì là thường trụ.

Đại Sư U Khê nói trong “Viên Trung Sớ A Di Đà Kinh” (có ba chú giải lớn, thứ nhất là “Sớ Sao” của Đại Sư Liên Trì, thứ hai là “Yếu Giải” của Đại Sư Ngẫu Ích, thứ ba là “Viên Trung Sớ” của Đại Sư U Khê, đây là ba loại chú giải của “Kinh Di Đà”). Đại Sư U Khê ngài nói tương tự:

“Phù, quỳnh lâm, ngọc chiểu, thọ lượng, quang minh, cố nhất thiết chư pháp chi tướng dã, nhiên tắc trực hiển ư tâm nguyên, toàn chương ư tự tánh, cố hà tướng chi khả đắc tai! Thử chánh vô tướng bất tướng, tướng nhi vô tướng chi chánh thể[55].

Tức chỉ thật tướng, hiện tướng của Thế Giới Cực Lạc vô cùng kỳ diệu, hoàn toàn không giống với chúng ta ở đây, chúng ta đây là tâm hiện thức biến, còn Tây Phương Cực Lạc nơi đó tâm hiện, không có thức biến, toàn là chân thật,

“Vô tướng bất tướng, vô tướng vô bất tướng”[56]:

Tướng mà vô tướng, tánh tướng nhất như, tánh tướng không hai, cái cảnh giới này vô cùng tốt đẹp.

“Cái ngô nhân tâm tánh, lượng đồng pháp giới, linh minh đỗng triệt, trạm tịch thường hằng, thụ cùng tam tế, hoành biến thập phương. Cực Lạc quốc độ, phi tại tâm ngoại. Bách giới thiên như, giai ngã bổn cụ”[57]

“Cái ngô nhân tâm tánh, lượng đồng pháp giới”[58]: Sự việc này nhất định phải biết, là chân thật, không phải là giả;

“Linh minh đỗng triệt, trạm tịch thường hằng”:

Đây là hình dung tự tánh linh minh đỗng triệt. Hay nói cách khác không gì không biết, không gì không thể. Như tín đồ tôn giáo nước ngoài tán thán đối với Thượng đế “toàn tri toàn năng”. Ở trong Phật pháp, toàn tri toàn năng là chân thật không phải là giả, là ai vậy? Là tự tánh! Tự tánh của mỗi người là bình đẳng. Cho nên đại thừa giáo nói “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”. Chúng ta phải có thể thừa nhận điều này, không thể chối từ, Phật quá cao rồi, ta làm sao có thể sánh được, không dám sánh, Phật nói là lời thật, không có vọng ngữ, sự thật ngàn vạn lần chính xác. Từ chỗ nào mà nói vậy? Từ tự tánh của bạn, chính là tự tánh. Tự tánh là Phật. Tướng tuy nhiên không phải là Phật. Tánh là Phật tánh. Cho nên ở trong Quán Kinh Phật nói với chúng ta “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật”[59], tám chữ này là Tịnh Độ Tông lấy làm căn cứ để xây dựng lý luận pháp môn tông phái này. Căn cứ đạo lý gì vậy? Chính tám chữ này, chân tâm của chúng ta là Phật, chân thật là Phật.

Nhưng hiện tại vì sao không phải là Phật? Hiện tại chúng ta không có dùng chân tâm, dùng vọng tâm, tuy dùng vọng tâm, nhưng chân tâm không hề mất đi, chỉ là mê thôi, quay đầu lại dùng chân tâm, không dùng vọng tâm, thành Phật liền rất nhanh. Nghĩ lại xem chúng ta có bằng lòng dùng chân tâm hay không? Dùng chân tâm không có hư vọng. Nhưng hiện tại cái xã hội này người khác đều dùng vọng tâm đối với ta, ta dùng chân tâm đối với họ, chẳng phải ta chịu thiệt thòi lớn hay sao? Sợ chịu thiệt thòi không dám dùng chân tâm, sợ chịu thiệt thòi không dám thành Phật. Đây chính là tình huống ở ngay trước mắt chúng ta, nếu như làm cho rõ ràng, làm cho tường tận rồi, ta không sợ chịu thiệt thòi, ta không sợ bị lỗ, thì liền thành Phật.

Các vị xem qua cái đĩa của Lão hoà thượng Hải Hiền, chùa Phật Lai. L

/30
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây