Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở.
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
(Tập 1)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không.
Thời gian: ngày 09 tháng 03 năm 2014
Địa điểm: giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.
(Đây là bộ khoa chú giảng lần thứ 4 khi ngài ở độ tuổi gần 90)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người, xin mời ngồi. Hôm nay là ngày 09 tháng 03 năm 2014, chúng ta bắt đầu học tập “Đại Kinh Khoa Chú” lần thứ 4. Mỗi lần học tập đều giúp cho chính chúng ta hướng nâng lên trên.
“Ngã tác phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác. Duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp” Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 12A-12B) Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không. Thời gian: ngày 23 tháng 03 năm 2014 Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong. Các vị pháp sư! Các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo. A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn, A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn, A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn. Mời Xem “Đại Kinh Khoa Chú”, tờ thứ 158, đếm xuống hàng thứ 3, xem từ trong chú giải: “Hựu, Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương vân: Kim ư thử giới, nhiếp niệm Phật nhân, quy ư Tịnh Độ”[1] “Cố, Tịnh Tu Tiệp Yếu Vân: Đại Thế Chí Bồ Tát, hiện cư thử giới, tác đại lợi lạc. Ư niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả, linh ly tam đồ, đắc vô thượng lực”[2] Thế Tôn trên “Kinh Lăng Nghiêm” vì chúng ta nêu ra thí dụ 25 viên thông (cũng xem đây là làm chứng chuyển) nói rõ “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, 25 viên thông này cho thấy phương pháp quá nhiều, không có hạn chế, bất cứ một pháp môn nào đều có thể thành vô thượng đạo, cho nên trên “Kinh Kim Cang” nói với chúng ta “Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”. Chân thật là không luận pháp môn nào đều có thể thành vô thượng đạo. Tuy nhiên, vì mỗi người căn tánh là không đồng nên mấu chốt vấn đề là ở bạn có thể nhiếp tâm được hay không. Nếu bạn hiểu được cái phương pháp nhiếp tâm này thì không luận bạn dùng phương pháp nào cũng đều được. Phía trước tôi đã nói qua với các vị, Lục tổ - Đại sư Huệ Năng, Ngài là dùng phương pháp chẻ củi, giã gạo mà ngài được tam muội, đại triệt đại ngộ. Trong kinh giáo Đại thừa, Phật thường nói được rất hay “lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp”, nhưng vấn đề là bạn có thể lìa tướng được hay không? Cũng trong kinh giáo, Phật vì chúng ta nói qua rất nhiều lần, “buông xả chấp trước liền chứng quả A La Hán”. Phật không phải chỉ nói điều này một lần, hai lần, mà là rất nhiều lần, không luận là bạn dùng phương pháp gì, chỉ cần bạn có thể đem chấp trước buông xả bạn liền chứng được A La Hán; Buông xả phân biệt bạn liền chứng Bồ Tát; Buông xả khởi tâm động niệm bạn liền thành Phật rồi. Đại sư Huệ Năng ở Hoàng Mai 8 tháng chẻ củi, giã gạo, ngài tu không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thanh tịnh bình đẳng giác liền hiện tiền, chính là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Chúng ta tỉ mỉ mà quán sát ở trong “Pháp bảo Đàn Kinh” thảy đều có thể xem thấy thanh tịnh bình đẳng giác của ngài, có thanh tịnh bình đẳng giác thì ngài liền khai ngộ. Ngũ tổ chứng minh cho ngài, giảng cho ngài nghe “Kinh Kim Cang”, đại khái giảng đến khoảng một phần năm quyển, đến“ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngài liền khai ngộ. Ngài liền nêu ra tâm đắc của mình với Ngũ tổ, báo cáo của ngài chỉ có 5 câu nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn tự thanh tịnh, Nào ngờ tự tánh, vốn không sanh diệt, Nào ngờ tự tánh, vốn tự đầy đủ, Nào ngờ tự tánh, vốn không dao động, Nào ngờ tự tánh, vốn năng sanh vạn pháp” Tốt nghiệp rồi! Ngũ tổ vừa nghe liền nói“được rồi, kinh không cần phải giảng nữa”. Ngũ tổ liền trao y bát cho ngài, ngài chính là tổ thứ sáu (Lục tổ) của thiền tông. Năm câu nói này của Lục tổ chính là luận văn tốt nghiệp, cái tốt nghiệp này là thành Phật. Bạn muốn hỏi ngài tu cái gì? Là chẻ củi, giã gạo 8 tháng. Bí quyết ở chỗ nào? Khi chẻ củi, giã gạo, ngài đem khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, thảy đều buông xả. Không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, vậy thì thành Phật rồi, chính là pháp thân đại sĩ. Cho nên pháp môn vô lượng vô biên, chẻ củi giã gạo cũng có thể thành vô thượng đạo. Thích Ca Mâu Ni Phật là thiền định mà khai ngộ. Ở trong thiền định Ngài thấy được sao sáng, đêm nhìn sao sáng, vào buổi tối, bỗng nhiên khai ngộ, nên không nhất định duyên phận gì. Do đây có thể biết chẻ củi, giã gạo cũng chính là thiền định, ngài dùng cái công phu này để tu thiền định, liền khai ngộ. Thiền định không phải xếp bằng quay vào vách, đó là thiền định rất sơ cấp, Đại sư Huệ Năng không có tu như vậy, Đại sư Huệ Năng là ở nhà bếp, chẻ củi, giã gạo mà đắc thiền định. Chúng ta lại quay đầu lại nhìn lão Hoà thượng Hải Hiền ở chùa Phật Lai. Ngài là trồng trọt, cũng giống như Đại sư Huệ Năng vậy, mỗi ngày ngài đều là làm việc như vậy, đó là tu thiền định. Dụng công là một câu A Di Đà Phật, câu Phật hiệu này chính là thượng thượng thiền. Người biết được điều này không nhiều, còn có một số người biết được thì lại không chịu làm. Ở mọi lúc, vào mọi nơi, ở ngay trong tất cả cảnh duyên đều đem tâm định ở nơi câu Phật hiệu A Di Đà Phật. Còn Đại sư Huệ Năng là đem tâm định ở nơi không khởi tâm, không động niệm. Việc này không phải người thông thường có thể làm được, bởi vì chỉ có định ở không khởi tâm không động niệm nhưng vẫn không hề rời khỏi sự, đó gọi là trải sự luyện tâm. Từ trên sự mà kiến tánh, cũng là nói tánh là “lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp”. Thành tựu này của lão Hoà thượng Hải Hiền thì thật cao, Ngài vãng sanh Thế Giới Cực Lạc thượng thượng phẩm vãng sanh. Thượng thượng phẩm là sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Đây là điều chúng ta cần phải học tập. Bồ tát Đại Thế Chí, Quán Thế Âm có duyên phận đặc biệt cùng với thế giới này của chúng ta. Hai vị Đại Bồ Tát này trụ ở thế giới Ta Bà thời gian rất lâu, các ngài là ở nơi đây tu hành, rồi vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, cho nên Ta Bà giống như quê hương của các ngài, duyên phận đặc biệt sâu, các Ngài cũng rất quan tâm đối với chúng sanh nơi này. Các ngài đến để làm gì? Trên kinh Phật nói cho chúng ta biết là các ngài giúp A Di Đà Phật tiếp dẫn người niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ. “Cố, Tịnh Tu Tiệp Yếu vân”[3]: Đây là trước tác của Lão cư sĩ Hạ Liên Cư nói về phương pháp tu Tịnh Độ. Ở đây nói Bồ Tát Đại Thế Chí thị hiện ở cái thế giới này[4] là để “Tác đại lợi lạc”[5]: “Lợi” là lợi ích, “lạc” là hoan hỉ, yêu thích; “Ư niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả, linh ly tam đồ, đắc vô thượng lực”[6]: “Vô thượng lực” là lực A Di Đà Phật oai thần bổn nguyện gia trì. Có được cái pháp môn này hoàn toàn phải cảm ân A Di Đà Phật, “Hựu A Di Đà kinh vân: Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thị kinh, thọ trì giả”[7]: Nghe được “Kinh A Di Đà”, “Kinh Vô Lượng Thọ”, gọi là “Đại A Di Đà Kinh”. Đem “Kinh A Di Đà” giảng tỉ mỉ thì đây chính là “Kinh Vô Lượng Thọ”. Người thiện căn sâu dầy xem thấy “Kinh A Di Đà” thì họ liền tin tưởng, họ liền ngưỡng vọng, họ thật tin, thật nguyện cầu sanh Thế Giới Cực Lạc. Người trung hạ căn tuy là nghe kinh A Di Đà này rồi, đọc kinh này rồi, nhưng nguyện cầu vãng sanh vẫn không thể phát ra được. Vậy thì phải làm sao? Đã có “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh Vô Lượng Thọ” nói được tường tận, nói được rõ ràng, nói được thấu đáo, sau khi nghe rồi tự nhiên liền sẽ phát tâm nguyện cầu vãng sanh. “Cập văn chư Phật danh giả”[8]: Việc này phía trước tôi đã nói qua với các vị “chư Phật danh” là danh hiệu chư Phật, chính là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là “chư Phật danh”. “Thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm”[9]: Cái lợi ích này vô lượng vô biên, “Hựu, niệm Phật chi nhân, hữu tứ thập lý quang minh chúc thân, ma bất năng phạm”[10]: Đây là A Di Đà Phật oai thần bổn nguyện gia trì. Bạn phải biết gia trì của Phật là bình đẳng với mọi chúng sanh, nhưng vấn đề là chính chúng ta có bằng lòng tiếp nhận hay không? Bạn thật tín, thật nguyện thì liền tiếp nhận. Nếu như chúng ta tiếp nhận rồi, nhưng vẫn là có hoài nghi và cùng với việc bạn nghiệp chướng tập khí rất nặng thì ma vẫn là có thể xâm phạm bạn. Còn như bạn có thể dũng mãnh tinh tấn, tâm không tạp niệm thì ma không thể xâm phạm bạn. Ma là từ vọng tưởng sanh, từ tạp niệm sanh, cho nên người niệm Phật nếu không có tạp niệm, không có vọng tưởng thì ma không thể xâm phạm bạn. “Do thượng khả kiến, niệm Phật chi nhân”[11]: Do những điều trên đây, có thể thấy người niệm Phật được A Di Đà Phật phái 25 vị Bồ Tát vào mọi lúc, mọi nơi “ủng hộ gia trì”. Nếu bạn chân thật phát nguyện, tuy nhiên bạn vẫn chưa có đi, thì Di Đà liền chiếu cố: “Hựu hữu Đại Thế Chí Bồ Tát đẳng, oai đức nhiếp thọ, phục vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm”[12] Trên kinh những lời nói này, danh từ, thuật ngữ, điển cố, nghĩa thú thậm thâm, trong tư liệu tham khảo đều có. Tham khảo tư liệu in ấn ra chúng ta cũng được kết pháp duyên rộng lớn. Bạn học tập “Kinh Vô Lượng Thọ” mà có quyển tư liệu tham khảo này thì thuận tiện nhiều rồi, tránh được chính mình đi tra từ điển. Niệm lão tra từ điển, tra tư liệu tham khảo, tất cả thảy đều đem nó tiết lục ra cho nên chúng ta học tập thuận tiện nhiều rồi. Mấy câu sau này của Niệm lão: “Cố, đắc viễn ly ma nạn, an ẩn tu trì, trượng tha lực cố, hoá hiểm vi di, xứng vi dị hành đạo”[13] Mấy câu nói này nói được rất hay, chân thật là đạo dễ hành. Tuy vậy nếu có người bảo: “Dĩ đàm tha lực vi trước tướng”[14]: Người học giáo, người học thiền, họ cho rằng đây là dính tướng. Nhưng Niệm lão nói với chúng ta: “Ưng tri tha lực, diệc thị tự tâm”[15]: Cái giải thích này là chân thật. Vì sao vậy? A Di Đà Phật từ nơi đâu đến? Là từ trong tự tánh chúng ta biến hiện ra, lìa khỏi tự tánh thì không thể được pháp nào. Cho nên Tịnh Tông nói “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”. A Di Đà Phật là tự tánh biến hiện, Thế Giới Cực Lạc cũng là tự tánh biến hiện, tự và tha là một không phải là hai, “tự, tha uyển nhiên”[16]. Từ trên sự mà xem thì dường như tự, tha là đối lập, nhưng từ trên tự tánh mà nhìn thì tự và tha là một không phải hai. Phía sau nói: “Nhân tha lực nhi hiển tự tâm, tùng hữu niệm dĩ nhập vô niệm”[17]: Phàm phu chúng ta chưa kiến tánh, Di Đà là tự tâm chúng ta biến hiện ra, 48 nguyện của A Di Đà Phật gia trì, hiển ra năng lực của tự tâm, từ hữu niệm để vào vô niệm. “Chánh thị bổn pháp thâm diệu xứ”[18]: “Bổn pháp” chính là nói phương pháp trì danh niệm Phật. Có niệm! Dính tướng rồi. Thế nhưng từ hữu niệm sẽ đến vô niệm, bạn đem khởi tâm động niệm của mình niệm mất hết đến khi Phật hiệu rõ ràng tường tận, thấu suốt phân minh, không có khởi tâm, không có động niệm. Đây là gì vậy? Đây gọi là lý trì. Bạn được “lý nhất tâm bất loạn” thì cùng “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh” của Thiền tông là đồng một giai cấp, là một không phải hai. Tông môn gọi là “minh tâm kiến tánh”, Tịnh Độ gọi là “lý nhất tâm bất loạn”, Giáo Hạ gọi là “đại khai viên giải” đều cùng là một. Danh từ không như nhau, nhưng cảnh giới hoàn toàn như nhau. Cho nên nếu bạn chân thật tường tận, giác ngộ, thông đạt rồi, thì có pháp nào không phải là Phật pháp, pháp pháp đều là Phật pháp. Vô niệm là Phật pháp, hữu niệm cũng là Phật pháp, hữu niệm cùng vô niệm là một, vào pháp môn không hai. “Thị cố, Di Đà Yếu Giải vân: “thử chi pháp môn, toàn tại liễu tha tức tự”[19]: “Liễu” là thấu hiểu. Cái pháp môn Tịnh Tông này là hoàn toàn thấu hiểu A Di Đà Phật chính là chính mình, là tự tánh chính mình biến hiện, cái thân này của chúng ta cũng là tự tánh biến hiện, lại xem qua tận hư không khắp pháp giới, vạn sự vạn vật, thảy đều là cái tự tánh này biến hiện. Thế Tôn trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta “Mười phương ba đời Phật, cùng đồng một pháp thân, một tâm, một trí tuệ, lực vô uý cũng như vậy”. Đây là cái ý gì vậy? Cả thảy vũ trụ khắp pháp giới cùng với ta có quan hệ gì? Là một thể, Phật pháp gọi đây là “luân lý”. Luân lý Trung Quốc nói 5 loại quan hệ (ngũ luân), chỗ này Phật pháp cao minh, 5 loại này là một thể. “Nhược huý ngôn tha Phật, tắc thị tha kiến vị vong”[20]: Đây là bạn vẫn có phân biệt, “Nhược thiên trọng tự Phật”[21]: Đây là bạn vẫn có chấp trước, “Khước thành ngã kiến điên đảo”[22]: Vậy thì bạn phải làm sao? Buông xả! Vì đây toàn là giả, giả danh. Ngay Lão Tử cũng nói “danh khả danh, phi thường danh, đạo khả đạo, phi thường đạo”. Đây là người Trung Quốc nói trước khi Phật pháp được truyền đến Trung Quốc, Lão Tử nói “thiên địa với ta cùng một gốc, vạn vật với ta cùng một thể”, đây cũng chính là cảnh giới Phật. Cho nên Phật ở chỗ nào? Chính là buông xả! Học Phật thì phải có thể vào được cảnh giới. Bồ Tát Mã Minh ở trên “Khởi Tín Luận” nói với chúng ta“bí quyết chính là không dính tướng”. Chúng ta nghe kinh không dính tướng lời nói, cũng không dính cái tướng danh tự (trong Phật giáo bao gồm tất cả những danh từ thuật ngữ gọi là danh tự), không thể chấp trước, chấp trước thì sai, cũng không dính tướng tâm duyên (không nên nghĩ cái chữ này ý nghĩa nó là gì, câu nói này ý nghĩa là gì, không nên nghĩ, vì sao vậy? Nó không có ý nghĩa). Việc này rất khó hiểu, vì đây là nói lời chân thật với bạn rất khó hiểu, còn nói lời giả dối với bạn thì bạn hiểu, nói lời chân thật bạn không hiểu. Cho nên học kinh giáo có bí quyết, đó là chỉ lo mà đọc, không nghĩ đến ý nghĩa của nó. “Kinh Vô Lượng Thọ” một ngày đọc 10 biến. Khi kinh đã thuộc rồi thì đọc một biến đại khái hết 40 phút, 2 giờ đồng hồ có thể đọc 3 biến, cho nên một ngày đọc 10 biến là hơn 6 giờ, đây là việc rất đơn giản. Khi không đọc kinh thì niệm A Di Đà Phật. Đọc kinh là tu định, nếu như bạn khởi tâm động niệm, cái câu này là ý gì, cái câu kia ý nghĩa gì, thì bạn không có định, huệ cũng không có. Vậy đó là gì? Đó là dùng phương pháp của thế gian đem kinh Phật xem thành một loại tri thức để đối đãi, đây là hoàn toàn sai rồi. Vậy đọc kinh phải như thế nào? Khi đọc thì qui củ ngay ngắn, thật thà trung thực, cung cung kính kính mà đọc. Không dính vào tướng văn tự, văn tự chỉ cần đọc không sai, không có đọc lộn xộn, không có đọc sót mất, thì được rồi; Cũng không nên dính vào tướng danh từ thuật ngữ; Cũng không dính vào tướng tâm duyên. Đây chính là bảo bạn cứ một mực mà đọc thì bạn sẽ được định, cái định này là niệm Phật tam muội. Sau khi được định vẫn cứ như vậy mà đọc, không nên đổi phương pháp, để cho định của bạn càng sâu hơn, sâu đến trình độ nhất định thì bạn bỗng nhiên đại ngộ, liền khai ngộ. Sau khi khai ngộ ý nghĩa trong kinh này thảy đều biết được, hoàn toàn thông đạt tường tận. Đây chính là phương pháp giáo học của Phật giáo, bí quyết giáo học. Cho nên có câu “sách đọc ngàn biến nghĩa kia tự thấy”, phải đọc ra được tự thấy. Tự thấy chính là chính mình không có thầy dạy, không cần phải có người khác giảng giải mà đều thông hiểu. Vậy có cần thầy giáo nữa hay không? Không cần! Chân thật là có loại duyên phận này. Bạn chính mình tìm một nơi hoàn cảnh thanh tịnh, chọn lấy một quyển kinh sách, rồi dùng loại phương pháp này, gạt bỏ hết ngoại duyên, chân thành cung kính, bạn đọc nó mười năm, khẳng định khai ngộ. Người xưa có thể khai ngộ, người hiện tại cũng có thể khai ngộ như vậy, có khi còn có thể nhanh hơn người xưa một chút. Vì sao vậy? Người xưa chướng duyên ít, còn hiện tại chướng duyên nhiều mà bạn có thể vẫn định lại được thì bạn mạnh hơn người xưa rồi. Người xưa bao nhiêu người sanh vào cái thời đại hiện tiền này sẽ không thể thành tựu. Vì sao vậy? Vì hoàn cảnh quấy nhiễu họ. Còn chúng ta ở hoàn cảnh hiện tại này mà có thể thành tựu thì công lực của chúng ta cao hơn người xưa rồi. Phương pháp quan trọng này, nhất định phải biết được giữ chặt không bỏ, thật làm. Đọc kinh là tu niệm Phật tam muội. Một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật là cầu sanh Tịnh Độ là nâng cao phẩm vị, chỉ có việc này là chân thật, còn các việc khác đều là giả, chúng ta phải thật làm. Chúng ta xem tiếp đoạn sau: “Ám hợp đạo diệu, xảo nhập vô sanh, phù vô niệm dữ vô sanh, viễn phi phàm phu chi sở năng”[23], Phàm phu làm sao có thể không có ý niệm, vì không có ý niệm thì thành Phật rồi. Phía sau nói: “Viên Giáo Bát Địa Bồ Tát, ly nhất thiết tâm ý thức phân biệt, thỉ danh chân đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn”[24]: “Vô sanh pháp nhẫn” này là người thế nào chứng đắc được? Là Bát địa Bồ Tát! Bồ Tát Bát Địa này là trong “Viên giáo” (“Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa” là Viên giáo) lìa hết thảy tâm ý thức[25] phân biệt. Tâm “đệ lục” ý thức không dùng, “Ý” là Mạt na thức là thức thứ bảy. “Phân biệt” của ý thức, “chấp trước” của Mạt Na, trồng xuống chủng tử của A Lại Da, cả ba loại này đều không dùng thì đây là cảnh giới gì? Vô sanh pháp nhẫn. “Nhẫn” là thừa nhận, là đồng ý, là chấp nhận. Chấp nhận việc gì? Chấp nhận rằng tận hư không khắp pháp giới tất cả pháp không sanh không diệt. Tất cả pháp vốn dĩ không sanh thì làm gì có diệt? Hiện tại chúng ta thấy tất cả pháp đều là có sanh có diệt. Còn Bồ Tát Bát Địa thấy tất cả pháp không sanh không diệt, đây không phải cảnh giới của chúng ta nên chúng ta nghe không hiểu lời nói này. Nhưng chân thật là không sanh, không diệt. Tôi làm đến ngày nay đã là hơn 60 năm rồi mới có được chút xíu khái niệm “không sanh không diệt” như thế này. Có bao nhiêu người làm cả một đời mà khái niệm này họ vẫn là không có cách nào có được, họ nghĩ không thông. Vì sao vậy? Vì “không thể nghĩ”, vừa nghĩ liền hỏng rồi. Nhưng “không thể nghĩ” cũng không hiểu. Đúng rồi! Vì bạn chưa vào được cái cảnh giới này, bạn chưa đến cái công phu của Bồ Tát Bát Địa. Bát địa này là thiền định, là đại định không phải tiểu định, Bồ tát bát địa này, họ xem thấy tất cả pháp không sanh không diệt. Vậy chúng ta làm sao có được cái khái niệm như vậy. Chúng ta xem báo cáo của khoa học, thấy có những nhà khoa học cận đại chuyên môn nghiên cứu vật chất xem nó là cái gì? Phương pháp họ đã dùng cùng Phật đã nói hoàn toàn giống nhau, chính là đem vật chất phân khai, xem rốt cuộc vật chất là cái gì? Trên Phật kinh đem vật chất nhỏ nhất gọi là “trần”, “vi trần”, đây là vật chất nhỏ nhất. Nhưng vi trần lại còn có thể phân, trên kinh Phật nói cách phân là một phần bảy. Bắt đầu từ vi trần thế nào? Từ “Ngưu mao trần”, lông trâu tương đối thô nên bắt đầu từ trên đầu nhọn cái lông trâu này có một hạt vi trần (giống như là dính ở trên đó, nó có lực hút, nó không rơi xuống), đem cái trần này phân thành bảy phần, một phần bảy này gọi là “Dương mao trần”; Lông dê mịn hơn nên đem Dương mao trần phân làm bảy phần, thì một phần bảy này gọi là “Thố mao trần”; Lông thỏ thì càng mịn, thố mao trần này lại phân thành một phần bảy gọi là “Thủy trần”. Thủy trần này mắt thịt chúng ta không thể nhìn thấy nhưng nếu để ở trong nước (nước có khe hở, việc này hiện tại chúng ta đều biết, chúng ta quan sát trong kính hiển vi thấy nước có khe hở) và hạt vi trần này đi lại trong khe hở của nước, đi tới đi lui không chướng ngại. Thủy trần này lại đem nó phân thành bảy phần, một phần bảy này gọi là “Kim trần”, mật độ này tương đối lớn, khít hơn so với nước, nhưng vẫn là có khe hở, hạt vi trần này rất dễ dàng đi thông qua, không chướng ngại (?). Một cái hiện tượng vật chất nhỏ như vậy, kim trần lại đem nó phân ra một phần bảy, trên kinh Phật gọi là “Vi trần”; Cái thứ này vẫn có thể phân, lại đem nó phân thành bảy phần, một phần bảy thì gọi là “Sắc tụ cực vi”, đại khái chính là người hiện tại gọi là “Hạt cơ bản”; Sắc tụ cực vi này lại vẫn có thể phân, lại phân thành một phần bảy gọi là “Cực vi chi vi”, cái này thì không thể phân nữa rồi, nếu phân nữa thì sao? Không còn! Hiện tượng vật chất không thấy rồi, liền không, cho nên nó cũng gọi là“Lân hư trần”, nó là hàng xóm của hư không, nếu phân nữa chính là hư không. Cái này cũng đã được khoa học gia tìm ra cách đây 80 năm. Vào 80 năm về trước, khoa học gia mới phát hiện ra nguyên tử. Vào lúc đó họ cho là nguyên tử là đơn vị vật chất nhỏ nhất, không thể phân nữa. Tuy nhiên, theo tiến bộ của máy móc khoa học, họ đã phá vỡ nguyên tử xem nó là cái gì, thì liền xem thấy bên trong hạt nguyên tử, xem thấy điện tử, xem thấy trung tử. Thì ra nguyên tử là do những thứ này tổ hợp thành mà không phải chỉ là đơn thuần hạt nguyên tử. Các khoa học gia lại đem những thứ này mỗi mỗi đều tách ra, hạt nguyên tử tách ra, rồi điện tử tách ra, trung tử tách ra, họ lại phát hiện hạt tử, có rất nhiều loại hạt không giống nhau, khoa học gọi là “hạt cơ bản”. Cái hạt này vẫn cứ là có thể phân, tách ra lại phát hiện, khoa học gọi là “hạt quắc”, có mấy mươi loại. Cái thứ này lại phân ra, phát hiện ra “vi trung tử”, chính là “cực vi chi vi” mà trên kinh Phật đã gọi. Cũng là không thể phân được nữa rồi, vì sao vậy? Nếu phân ra nữa thì không còn, không rồi. Không rồi thì phát hiện ra cái hiện tượng gì? Hiện tượng ý niệm sóng động, cái phát hiện này là thành tựu vô cùng khó được. Cho nên khoa học gia phải kết luận, trên thế giới căn bản không có cái thứ vật chất này, vật chất là giả không phải là thật. Vật chất là cái gì? Vật chất là huyễn tướng từ trên ý niệm sanh ra. Giống như nhà Phật đã nói “tướng do tâm sanh”, “sắc do tâm sanh”. Phật pháp gọi là “sắc”, gọi là “tướng”, chính là hiện tượng vật chất. Hiện tượng vật chất nhỏ nhất là vật chất cơ bản, nó từ đâu mà ra? Từ ý niệm mà ra. Cho nên trên kinh Phật nói “tướng do tâm sanh”, “cảnh tuỳ tâm chuyển” là tuỳ theo ý niệm của người đang chuyển. Mấy ngàn năm nay những lời nói này trên kinh Phật, không có người giảng được rõ ràng, không có người giảng được tường tận. Nhưng cho dù giảng được rõ ràng, giảng tường tận, cũng không có người tin tưởng. Khoa học gia ngày nay dùng khí cụ mới nhất quán sát chứng minh, những điều Phật đã nói trên Kinh này là chân thật, không phải là giả. Cho nên khoa học gia rất cảm khái mà nói“khoa học phát triển trong bốn trăm năm gần đây, sanh ra ngộ nhận nghiêm trọng”. Cái sai lầm này chính là “pháp nhị phân”, khoa học gia đem cái hiện tượng trong vũ trụ này phân thành hai là vật lý cùng tâm lý. Pháp nhị phân này là sai lầm, là ngộ nhận. Từ phát hiện hiện tại mới biết được tâm lý cùng vật lý không thể phân tách, nó là một không phải hai. Phân khai lại sanh ra rất nhiều khái niệm sai lầm, làm rất nhiều sự việc sai lầm. Cho nên khoa học mang đến cho chúng ta không phải là hạnh phúc viên mãn, mà tác dụng phụ so với chánh diện càng lớn, đây chính là sai lầm của “pháp nhị phân” mà hình thành. Khoa học gia hiện tại bội phục Phật pháp. Họ gần đây nhất mới phát hiện ra Thích Ca Mâu Ni Phật ba ngàn năm trước đã nói rõ ràng rồi, vậy mà mãi đến hiện tại họ mới chứng minh được những điều Phật nói là chân thật. Phật không cần dùng máy móc khoa học, vậy Phật làm sao biết được? Phật là từ ngay trong thiền định xem thấy được chân tướng sự thật, đây không phải là giả. Trên kinh Đại thừa thường nói “Bồ Tát Bát Địa trở lên” đều là thấy được rõ ràng, tường tận chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Công phu của Phật pháp là thiền định. Phật đem thiền định phân làm 52 giai cấp từ cạn đến sâu, 52 vị thứ Bồ Tát, từng vị từng vị sâu hơn, thấp nhất là Bồ Tát Sơ Tín Vị, 52 vị thứ là bắt đầu từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, thảy là 50 vị thứ. Bát địa là trong Thập Địa, là địa thứ tám trong mười địa này, tiếp theo là địa thứ chín, địa thứ mười. Tiếp tục hướng lên trên mà đi là tới Đẳng giác, Diệu giác. Diệu Giác chính là viên mãn thành Phật, đây là nói 52 vị thứ, đến đỉnh chính là Diệu Giác. Phật nói với chúng ta, ngài không phải một mình thấy được, mà từ người chứng được Bồ Tát Bát địa trở trên đều có thể thấy được, đây không phải là giả. Cái năng lực này không phải ngài một mình chuyên có, mà Phật nói với chúng ta, mỗi chúng ta đều có nhưng chúng ta cái năng lực này bị mất đi. Tại vì sao mất đi rồi? Ý niệm của bạn quá nhiều, ý niệm của bạn quá tạp, một ngày từ sớm đến tối rất nhiều vọng tưởng, rất nhiều tạp niệm nên làm cho năng lực này của bạn mất đi. Chỉ cần bạn đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông xả thì cái năng lực này liền hồi quy, tự tánh vốn định. Bạn xem Đại sư Huệ Năng nói câu thứ tư “Nào ngờ tự tánh, vốn không dao động”, nói rõ chân tâm là không động. Hiện tại tâm của chúng ta đang động, tâm can đang động, không động thì chết rồi, có phải thật đã chết hay không? Không phải, không động thì thành Phật rồi. Không động là gì vậy? Hồi quy tự tánh vốn định, thật thành Phật rồi. Thành Phật rồi thì cái nhục thân này không cần, cái nhục thân này là thân sanh diệt, là do A Lại Da biến hiện, đây là “tướng phần” của A Lại Da, còn chúng ta khởi tâm động niệm là “kiến phần” của A Lại Da, toàn là giả. Khoa học phát hiện mãi đến ngày nay vẫn còn chưa thoát khỏi cái giả tướng này, chân thật là họ chưa thấy được. Họ chẳng qua là mới thấy được “tam tế tướng của A Lại Da”[26]: Vật chất họ làm rõ ràng rồi, hiện tượng tâm lý họ vẫn chưa làm rõ ràng. Cụ thể, trong Tam tế tướng của A Lại Da, cái thứ nhất là nghiệp tướng, cái thứ hai là chuyển tướng, cái thứ ba là cảnh giới tướng. Cảnh giới tướng khoa học gia gọi là “vật chất” họ làm rõ ràng rồi; Ý niệm được phát hiện rồi, thế nhưng ý niệm là gì các khoa học gia không hề biết. Nhưng trên kinh Phật nói được rõ ràng ý niệm là từ “nghiệp tướng” biến hiện ra, “nghiệp tướng” khoa học gia có lẽ chính là nói “năng lượng”, nhưng họ vẫn chưa làm được cho rõ ràng. Trong Phật kinh Đại thừa có khoa học cao đẳng là khoa học cao nhất ở trong kinh điển Đại thừa, cho nên Bồ Tát Bát Địa lìa hết thảy tâm ý thức (tâm ý thức, tam tế tướng của A Lại Da[27]), họ không dùng cái thứ này rồi thì chân tâm liền hiện tiền. Cho nên: “Thỉ danh chân đắc vô sanh pháp nhẫn”[28]: Đây không phải là giả, họ chân thật đắc được. “Khả kiến thử nãi thánh giả chi sở nan”[29]: “Thánh giả” là Bồ Tát địa thượng, phải đến Bát địa mới thấy rõ ràng chân tướng của Vũ trụ nhân sanh, còn Bồ Tát Thất địa trở xuống vẫn không được, “Như Lai huyền tri, Mạt đại tội trược chúng sanh”[30]: Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ đến năm nay (2014) là 3041 năm nếu lấy theo ghi chép của tổ sư đại đức chúng ta, còn người nước ngoài nói là hơn 2500 năm. Chúng ta biết người xưa chúng ta, rất xem trọng lịch sử, bỏ ra rất nhiều công sức đối với việc khảo sát niên đại, nên việc tổ sư đại đức của chúng ta ghi chép cũng có thể tin tưởng. Thế nhưng người nước ngoài lại có cách nói này, nên chúng ta cũng tuỳ duyên, vì sựu việc này tuyệt nhiên không quan trọng lắm, mà quan trọng là khai ngộ, quan trọng là “nghĩa kia tự thấy”, cái này quan trọng. Nếu muốn khai ngộ, phương pháp chính là “Giới-Định-Huệ” tam học, trong đó “giới” là qui củ, bạn phải giữ qui củ, cái qui củ này bạn phải tin tưởng. Qui củ gì vậy? Đại qui củ là“một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, bạn có tin tưởng hay không? “Sách đọc ngàn biến, nghĩa kia tự thấy”, phải giữ cái đại qui củ này. Bạn quyết định không thể học quá nhiều, vì học quá nhiều thì bạn phân tâm, lực lượng của bạn không thể tập trung, bạn chỉ có thể học một thứ (tinh) không thể học rất nhiều thứ (tạp). Cái thứ này là cái gì? Cái thứ này là “tinh”. Ý kiến bạn đọc