Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Pháp Uyển Châu Lâm

Giới thiệu bộ "Pháp uyển châu lâm"

Pháp uyển châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc, Thị lang Lí Nghiễm viết tựa. Sách đã được ban Dịch thuật Pháp Âm chuyển sang tiếng Việt và xuất bản vào năm 2011, gồm bảy tập. Trải qua bảy năm lưu thông, năm nay theo nhu cầu của người đọc, ban Dịch thuật đã cho tái bản có sửa chữa và gom lại thành 5 tập với khổ lớn hơn.

 

Chương 35: Quyển 13 - Thiên thứ 6: Kính Phật - Thứ nhất: Phần Thuận Ý

PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

QUYỂN 13

Thiên thứ 6: KÍNH PHẬT

Gồm có 7 phần: Thuật ý, Niệm Phật, Quán Phật, Di-đà, Di-lặc, Phổ Hiền, Quán Âm.

Thứ nhất: PHẦN THUẬT Ý

Xét rằng:

Bậc Chí nhân đáp ứng thành tâm nên thể nhập vào thân xác. Quang minh sắc tướng, tỏa đức ở ơn trạch cam lồ; tranh tượng lưu hình, truyền bá lúc khuất vầng tuệ nhật. Thế nên, dẫu cách xa trên Thiên cung Đao-lợi, vẫn đem tôn nhan điêu khắc tại Chiên-đàn. Càng được vững bền giữa thế gian tăm tối, khiến chẳng ai quên được từ tâm thuở nào! Bởi vậy, từ Tây Vức phát nguyên, vua Ưu-điền trước nhất. Truyền bá sang Đông độ, Hán Minh đế khởi đầu. Từ đó trở đi, nghệ nhân noi dấu. Dựa vào pháp thể, đủ thứ trân kỳ. Vàng đá châu ngọc điểm trang; đất gỗ vẽ tô phong phú. Dốc lòng kiệt sức, phô hết tinh hoa. Xưa kia, Tăng đồ đời Tấn sáng tạo rất mực huy hoàng, vua chúa đời Tống đời Tề chế tác ngày càng mới lạ. Tuy nhiên, đa số đều chưa ghi chép lại, sợ đôi khi có thể mất nguồn. Nay tạm sao lục những điều đặc sắc để làm phép tắc và tuyên dương lợi ích vậy.

 

/72
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây