Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Pháp Uyển Châu Lâm

Giới thiệu bộ "Pháp uyển châu lâm"

Pháp uyển châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc, Thị lang Lí Nghiễm viết tựa. Sách đã được ban Dịch thuật Pháp Âm chuyển sang tiếng Việt và xuất bản vào năm 2011, gồm bảy tập. Trải qua bảy năm lưu thông, năm nay theo nhu cầu của người đọc, ban Dịch thuật đã cho tái bản có sửa chữa và gom lại thành 5 tập với khổ lớn hơn.

 

Chương 62: Quyển 20 - Thiên thứ 9: Trí Kính - Thứ Sáu: Phần Phu Toạ

PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Giảng giải: Pháp Sư Đạo Thế, Đời Đường
 

THIÊN THỨ CHÍN

TRÍ KÍNH

Thứ sáu: PHẦN PHU TỌA

Thuật rằng: Kính tìm trong kinh luật, không thấy ghi chép nghi thức tọa cụ, chỉ nói về cởi giày, lạy dưới chân mà thôi. Xét theo nhu cầu, cũng cần đến tọa cụ, nên luật Tứ-phần nói: “Để bảo vệ thân, áo và chiếu nằm mới chế ra tọa cu”. Rõ ràng công dụng của tọa cụ cốt để bảo vệ thân, áo và chiếu nằm. Hơn nữa, tọa cụ chỉ sử dụng khi ngồi, không trải ra khi lễ bái. Ngày xưa, khi sắp ngồi, đức Phật vẫn thường trải tọa cụ. Do đó, Tỳ-kheo nên tự trải tọa cụ khi ngồi, không để người khác trải giúp. Nay thấy chư Tăng Ấn Độ đến trước điện Phật hành lễ thì xăn quần, đặt gối sát đất, chắp tay và quỳ mọp, miệng tán thán danh hiệu đức Phật rồi đảnh lễ. Đây là nghi thức có truyền thống từ xưa, đầy vẽ cung kính đáng noi theo. Tăng ni của ta đến trước điện Phật đều sai thị giả trải tọa cụ. Như thế, chỉ Tăng kiêu mạn, chưa được chí kính. Hơn nữa, đến trước điện Phật đứng chờ người trải chiếu xong mới hành lễ. Điều này, cũng không nên làm. Lại có khi ngồi trên sập để hành lễ. Điều này, cũng rất bất kính. Vừa thấy quân vương liền phải hạ mình kính bái, không thể ngồi trên sập. Quân vương là bậc chí tôn của thế gian, còn tỏ hết lòng cung kính, không dám cao ngạo, huống hồ là đấng pháp vương, lại dám so đo? Trong đó, dẫu có chút kính cung, cũng mắc phải tội cao ngạo. Thế nên, kinh Tam-Thiên-uy nghi nói rằng: “Không được ngồi trên sập để hành lễ”.

/72
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây