Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Pháp Uyển Châu Lâm

Giới thiệu bộ "Pháp uyển châu lâm"

Pháp uyển châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc, Thị lang Lí Nghiễm viết tựa. Sách đã được ban Dịch thuật Pháp Âm chuyển sang tiếng Việt và xuất bản vào năm 2011, gồm bảy tập. Trải qua bảy năm lưu thông, năm nay theo nhu cầu của người đọc, ban Dịch thuật đã cho tái bản có sửa chữa và gom lại thành 5 tập với khổ lớn hơn.

 

Chương 50: Quyển 17 - Thiên thứ 7: Kính Pháp - Thứ tư: Phần Hưởng Phúc

Thứ tư: PHẦN HƯỞNG PHÚC

Như kinh Phổ Diệu nói: “Nếu có hiền nhân nào nghe kinh này, chắp tay quy y, sẽ từ bỏ tám điều lười biếng căn bản, tạo thành tám loại công đức: 1/ Tướng mạo đoan trang. 2/ Thể lực cường tráng. 3/ Gia quyến đông đúc.4 / Hùng biện bất tận.5 / Nhanh chống xuất gia. 6/ Đức hạnh thanh tịnh. 7/ Chứng định Tam-muội. 8/ Trí tuệ sáng suốt, hiểu thấu tất cả. Nếu có pháp sư nào trải tọa cụ tụng niệm kinh này, sẽ hưởng phước đức của tám loại Bảo tọa: 1/ Bảo tọa Trưởng giả. 2/ Bảo tọa Chuyển-luân-vương. 3/ Bảo tọa Đế-thích. 4/ Bảo tọa Trời Tự tại. 5/ Bảo tọa La-hán. 6/ Bảo tọa Bồ-tát. 7/ Bảo tọa Như lai. 8/ Bảo tọa Chuyển pháp luân cứu độ tất cả chúng sinh. Khi pháp sư giảng tụng kinh này, nếu có người nào cất tiếng ca tụng hay thay, sẽ hưởng tám đức hạnh thanh tịnh: 1/ Ngôn hành tương ứng, không mâu thuẩn nhau. 2/ Lời nói thành thật, không giả dối. 3/ Giữa đại chúng, tuyên dương Chấn đế không gian trá.4 / Lời nói gây tin tưởng, không bị gạt bỏ. 5/ Lời nói dịu dàng, không thô lổ. 6/ Tiếng nói trầm hòa như chim phụng hót. 7/ Thân tâm nhuần nhã, tiếng nói như âm hưởng của Phạm Thiên, tứ chúng nghe qua đều chấp nhận. 8/ Âm thanh như tiếng của đức Phật, hợp ý chúng sanh. Nếu sao chép kinh này, sẽ hưởng phước đức của tám Đại tạng: 1/ Ý tạng: không bỏ dở nửa chùng. 2/ Tâm tạng: hiểu thấu tất cả, phân biệt được các kinh điển. 3/ Vãng lai tạng: lý giải được tất cả các Pháp bảo của chư phật. 4/ Tổng trì tạng: nhớ được mọi điều đã nghe.5 / Biện tài tạng: thuyết pháp cho chúng sinh, tất cả đều hoan hỷ thọ trì. 6/ Thậm thâm Pháp tạng: bảo vệ Chánh pháp. 7/ Đạo ý Pháp tạng: chưa hề từ bỏ giáo lý của Tam bảo. 8/ Phụng hành Pháp tạng: thanh thản an vui thể hội và thực chủng Chánh pháp.”

Lại nữa, kinh Hoa-nghiêm nói: “Thiện nam tử! Giả sử có người lấy biển lớn làm mực, lấy núi chúa Tu-di làm bút, sao chép chỉ một phẩm, một pháp môn, một phương tiện của kinh này, dù biển lớn mực cạn, núi chúa bút mòn, nhưng ý nghiã trong một câu của một phương tiện vẫn còn vô tận.”

Lại nữa, luận Đại-thừa-trang-nghiêm nói: “Đối với giáo pháp Đại thừa, các Bồ-tát có mười hành động chân chính: 1/ Ghi chép. 2/ Cúng dường. 3/ Hoằng dương.4 / Nghe nhận. 5/ Đọc lên. 6/ Dạy dỗ. 7/ Tập tụng. 8/ Giải thuyết. 9/ Chọn lựa. 10/ tụ tập. Mười hành động chân chính này có thể phát sinh vô lượng công đức.”

Lại nữa, luân Trung-biên-phân-biệt nói: “tu tập Đại thừa có mười điều: 1/ Ghi chép. 2/ Cúng dường. 3/ Bố thí. 4/ Nếu người khác đọc tụng, phải chú ý lắng nghe. 5/ Tự đọc. 6/ Tự chọn lọc danh từ, câu văn và ý nghiã đúng với Chánh pháp. 7/ Diễn tả danh từ, câu văn và ý nghiã đúng với Chánh pháp. 8/ Chú tâm nghe tụng. 9/ Ở chổ tịch lặng, suy nghĩ đúng với Chánh pháp. 10/ Đã thâm nhập nghiã lý, đừng để thối thất.”

Lại nữa, kinh Bồ-tát-tạng nói: “Hơn nữa, Xá-lợi tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì kinh này, ân cần lắng nghe đọc tụng giảng giải, thậm chí truyền bá rộng rãi cho người khác, nên nhớ những người ấy lại hưởng được mười loại công đức Xưng tán lợi ích: 1/ Thành tựu trí tuệ mẫn tiệp. 2/ Thành tựu trí tuệ lưu loát. 3/ Thành tựu trí tuệ sắc sảo. 4/ Thành tựu trí tuệ nhạy bén. 5/ Thành tưụ trí tuệ bao la. 6/ Thành tựu trí tuệ thâm trầm. 7/ Thành tựu trí tuệ thông đạt. 8/ Thành tựu trí tuệ vô trước. 9/ Thường thấy tất cả chư Phật hiện ra trước mắt và đem lời kệ đẹp đẽ ca tụng chư Phật. 10/ Theo đúng Chánh pháp tham kiến chư Phật và nhờ giải đáp mọi nghi tình. Xá-lợi tử! Như thế gọi là mười loại công đức Xưng tán lợi ích. Hơn nữa, Xá-lợi tử! Các thiên nam tử, thiện nữ nhân thọ trì kinh này, đọc tụng giảng giải, thậm chí truyền bá rộng rãi cho mọi người, nên nhớ những người ấy lại hưởng thêm mười loại công đức Xưng tán lợi ích: 1/ Thường thích xa lánh các bạn xấu. 2/ Thường thích thân cận các đạo sư hiền thiện. 3/ Biết trì hoãn khốn ách của tà ma. 4/ Biết bẻ gãy trận thế của tà ma. 5/ Biết xua tan mọi phiền não. 6/ Thường trừ bỏ mọi tâm vọng động. 7/ Lìa bỏ mọi nẻo hướng về Đường ác. 8/ Quay về mọi nẻo hướng đến Đường an lạc. 9/ Diễn giảng mọi biện pháp vượt khỏi vòng sinh tử nhằm đạt cứu cánh thanh tịnh tịch diệt. 10/ Biết theo học mọi đường lối tu hành của hành Bồ-tát và biết phụng hành mọi lời giáo huấn của chư Phật. Như thế gọi là mười loại công đức Xưng tán lợi ích.”

Lại nữa, kinh Niết-bàn nói: “Pháp là mẹ của chư Phật. Chư Phật từ Pháp sinh ra, nên chư Phật ba đời đều cúng dường Pháp vậy.”

Lại nữa, kinh Độ-vô-cực-tập nói: “Ngày xưa, có vị Tỳ-kheo siêng năng giữ Pháp, rành rẽ tụng kinh Bát-nhã-Ba-la-mật. Mọi người đều rất thích nghe. Có em bé, tuổi mới lên bảy, chăn dê ngoài thành. Từ xa, thấy Tỳ-kheo tụng niệm, liền đến Tinh xá, lễ bái nghe kinh. Vừa đến chổ “sắc không”, lập tứ đốn ngộ. Hỏi lại Tỳ-kheo, không trả lời được. Em bé giải thích giúp cho Tỳ-kheo ý nghiã xưa nay ít nghe nói đến. Tỳkheo lấy làm lạ lùng về em bé có trí tuệ phi phàm ấy. Khi ra về, lùa dê đến núi, em bé bị cọp ăn thịt chết đi, sinh vào nhà vị Trưởng giả. Phu nhân mang thai, miệng liền biết đọc kinh Bát-nhã-Ba-la-mật từ sáng

đến tối, chẳng hề ngừng nghỉ. Gia đình Trưởng giả kinh ngạc, cho rằng phu nhân bị chứng quỷ ám. Có vị Tỳ-kheo đến nhà, nghe tiếng đọc kinh, lòng rất vui mừng, bảo rằng: “Phu nhân không bị qủy ám, đang đọc kinh Phật.” Phu nhân bước ra đảnh lễ Tỳ-kheo và thuyết pháp. Những chổ còn vướng nghi tình, chưa kịp hiểu, phu nhân đều giải thích thấu đáo giúp cho. Tỳ-kheo rất vui mừng. Đủ ngày đủ tháng, phu nhân sinh ra một em bé. Mới chào đời, đã chắp tay qùy xuống đọc kinh Bát-nhã-Bala-mật. Phu nhân sinh xong, bình thường như trước. Tỳ-kheo bảo rằng: “Đúng là đệ tử nhà Phật, phải nuôi dưỡng chu đáo. Khi trưởng thành, em bé sẽ làm đạo sư của tất cả mọi người. Chúng ta cũng sẽ đến xin thọ giáo.” Lên bảy tuổi, đạo đức đầy đủ, siêu việt thế gian, trí tuệ vô lượng. Trong kinh chổ nào thất thoát, đều san định lại. Mẹ con đến đâu, giáo hóa đến đó. Gia đình Trưởng giả lớn nhỏ năm trăm người đều theo học. Tám vạn bốn nghìn người cùng phát nguyện cầu Đạo Vô thượng. năm trăm vị Tỳ-kheo đến nghe thuyết pháp, cũng giải thoát phiền não, chuyên tâm theo học Đại thừa, chứng quả Pháp nhãn tịnh. Em bé đương thời, chính là ta đây. Vị Tỳ-kheo kia là đức Phật Ca-diếp.”

Lại nữa, kinh Xá-lợi-Phất-xử-thai nói: “Mẹ mang thai Xá-lợiphất, mẹ cũng được thông minh.” Cao-Tăng-truyện nói: “Mẹ mới mang thai La-thập, trở nên thông minh. Mỗi ngày tụng hằng nghìn bài kệ. Khi thai đã khá lớn, mỗi ngày tụng đến hai ngàn bài kệ. Trước chứng được quả Tu-đà-hoàn, sau chứng được quả Tư-đà-hàm.”

/72
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây