Tìm Kinh Sách
 
        Kinh Sách FULL

Pháp Uyển Châu Lâm

Giới thiệu bộ "Pháp uyển châu lâm"

Pháp uyển châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc, Thị lang Lí Nghiễm viết tựa. Sách đã được ban Dịch thuật Pháp Âm chuyển sang tiếng Việt và xuất bản vào năm 2011, gồm bảy tập. Trải qua bảy năm lưu thông, năm nay theo nhu cầu của người đọc, ban Dịch thuật đã cho tái bản có sửa chữa và gom lại thành 5 tập với khổ lớn hơn.

 

Chương 46: Quyển 17 - Thiên thứ 6: Kính Phật - Thứ sáu - Phần Phổ Hiền

PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

 

Thiên thứ 6: KÍNH PHẬT

Thứ sáu - PHẦN PHỔ HIỀN

Hiện nay, đang thời mạt pháp, ít người thực hành phép quán tưởng, nên kinh không ghi chép. Vì thế, tạm thuật lại chuyện linh nghiệm: 1. Thái hậu Lộ Chiêu đời Tống. 2. Sa-môn Thích Đạo Ôn đời Tống. 3. Sa-môn Thích Đạo Cảnh đời Tống. 4. Sa-môn Thích Phổ Minh đời Tống.

1. Năm Đại Minh thứ tư đời Tống, thái hậu Lộ Chiêu tạo tượng Bồ-tát Phổ Hiền ngồi xe quý do voi trắng kéo và tôn trí tại Thiền phòng Trung hưng, nhân đó, mở pháp hội giảng kinh ở chùa. Ngày mồng tám tháng mười năm ấy, thọ trai xong, hai trăm Tăng sĩ đến tham dự đều nghỉ ngơi. Bấy giờ, chùa chiền vừa cất, nhà vua rất quan tâm, mỗi tuần ngự gía đến sáu bận. Chư Tăng tịnh tu cần mẫn, ngự lâm quân canh gác nghiêm nhặt. Bấy giờ, chư Tăng an vị được một hồi, bỗng có một vị Tăng xuất hiện trên pháp tọa, dáng dấp thanh tú khác thường. Cử tọa giật mình, chăm chú nhìn theo. Trai chủ cùng vị Tăng ấy đàm đạo hằng trăm lời rồi không thấy nữa. Chư Tăng chứng kiến đều biết đó là thần nhân giáng hiện.

2. Chuyện này cũng là chuyện thứ nhất viết rõ lại, nên không dịch.

3. Sa-môn Thích Đạo Cảnh đời Tống, người Hảo Trĩ thuộc Phù phong, vốn họ Mã, học vấn uyên thâm, nổi tiếng từ nhỏ. Tháng chín năm Nguyên gia thứ hai, làm trai lễ giúp tín chủ tại Lạc dương, Đạo đời gồm khoảng bốn mươi người. Hôm ấy, được một tuần, đại chúng đang thọ ngọ trai, chợt có một người mặc quần ngắn, cưỡi ngựa vào trước trai đường rồi bước xuống lễ phật. Sa-môn cho là người bình thường, không đối xử đặc biệt. Xong xuôi, người ấy lên ngựa, ra roi vút đi và biến mất. Chỉ thấy ánh hào quang đỏ chói sáng láng đầy Trời, một lúc lâu mới tan đi. Tháng mười hai năm sau, Sa-môn lại làm trai lễ ở một tín chủ. Hôm sắp xong, có hai vị Sa-môn dáng dấp ăn mặc như người đời, đi thẳng vào lễ Phật. Đại chúng xem thường, không mấy kính nễ, hỏi thử: “Ở đâu?” Đáp rằng: “Tại đầu làng.” Trong hàng cư sĩ có Trương Đạo, biết là dị nhân, nên hết sức kính trọng. Hai vị Sa-môn ra khỏi cửa, đi chừng mười bước, chợt thấy một luồng bụi bay vút lên Trời. Nhìn lại, hai vị Samôn đã biến mất. Năm Nguyên gia thứ bảy, Sa-môn cùng các pháp lữ tham quan kinh thành. Bấy giờ, tư không Hà Thượng Chi mới cất Tinh xá Nam giản, Sa-môn đến đó tá túc. Nửa đêm bỗng thấy bốn người cưỡi xe mới đến tận phòng, có bốn viên truyền giáo theo hầu, gọi cửa chở đi. Sa-môn ngại ngùng đêm khuya, lòng rất nghi hoặc, chưa kịp nói gì, mắt hóa tối tăm, không hay đã bước lên xe. Nhấp nháy chạy đến cầu Thẩm sau quận, gặp vị Trưởng giả mặc áo kép áo đơn bằng vải hoa, ngồi trên sập, che cờ lớn, tán hình lọng hoa. Nghi vệ, người hầu đến mấy trăm, đều mặc áo vàng. Thấy Sa-môn, vị Trưởng giả giật mình, bảo: “Ta chỉ muốn biết vị Sa-môn thực hành phép niệm Phật Tam-muội ấy ở đâu, các ngươi dẫn đến đây làm gì?” Nói xong, lập tức sai đưa về. Vừa đến cổng Tinh xá, người đưa biến mất. Cổng vẫn đóng kín. Sa-môn gọi mãi, chư Tăng đều giật mình, mở cổng cho Sa-môn vào. Nhìn lại phòng của Sa-môn, cửa còn cài then như cũ. (3 chuyện trên rút từ Minh-tườngký)

4. Sa-môn Thích Phổ Minh ở chùa Định Lâm vùng Tề thượng, vốn họ Trương, người gốc Lâm vị. Xuất gia từ nhỏ, bẩm tính thanh cao, chuộng rau dưa áo vải, chuyên tâm hành trì lễ sám. Thường tụng các kinh Pháp-hoa và Duy-ma. Mỗi lần tụng niệm, thay pháp phục, sửa tọa cụ thật sạch sẽ. Đến phẩm Khuyến phát, chợt thấy đức Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng phía trước. Tụng kinh Duy-ma cũng nghe tiếng Thiên nhạc dìu dặt giữa lưng chừng không. Ngài giỏi niệm thần chú, cứu chữa ai nấy đều lành. Vợ của Vương Đạo Chân trong làng mắc bệnh, rước ngài đến niệm chú. Ngài vừa bước vào cửa, người vợ lập tức hôn mê. Giây lát, xuất hiện con vật giống loài chồn, mình lớn chừng vài thước, phóng ra khỏi lổ chó chui. Nhờ thế, người vợ hết bệnh. Ngài thường đi ngang miếu thờ Thủy thần, bọn đồng cốt bảo nhau: “Thủy thần gặp ngài đều bỏ chạy.” Ngài viên tịch giữa niên hiệu Hiếu kiến đời Tống, thọ được tám mươi lăm tuổi. (Chuyện trên rút từ Đường-cao-Tăng-truyện)

/72
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây